Đề án Phân tích quá trình lựa chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất và thị trường tiêu thụ của Yamaha-Motor vài một số giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất xe máy

Trong những năm gần đây tình hình chính trị - xã hội Việt Nam tiếp tục ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh. Với việc triển khai các luật mới, thủ tục đầu tư được đơn giản hóa, thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng và minh bạch. Nhờ đó, hoạt động đầu tư nước ngoài đã gia tăng đáng kể và năm 2007 vốn đăng ký đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Được đánh giá là địa điêm sản xuất hấp dẫn nhất Châu Á, Việt Nam là lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn mở rộng quy mô sản xuất. Thị trường xe máy Việt Nam được đánh giá là luôn sôi động và đầy tiềm năng, đây là nguyên nhân khiến cho các “ông lớn” sản xuất xe máy tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Đây là một đề tài khá mới mẻ và có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Qua đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm quý báu khi muốn vươn ra thị trường nước ngoài, mặt khác đòi hỏi Việt Nam cần phải biết khai thác tối đa những lợi thế của mình nhằm thu hút mạnh mẽ hơn vốn đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho 1 sinh viên chuyên ngành kinh doanh quốc tế như em trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Đề án được thực hiện nhằm đánh giá sức hấp dẫn của thị trường xe máy nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung, từ đó đưa ra một số giải pháp cho ngành công nghiệp xe máy trong nước cũng như các chính sách cần thực hiện nhằm tiếp tục thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là tập đoàn Yamaha-motor Việt Nam. Đề án nghiên cứu về sức hấp dẫn của Việt Nam cũng như tiềm năng của thị trường xe máy trong nước, thời gian nghiên cứu từ khi Yamaha-motor đặt chân đến Việt Nam(1999) đến khi tập đoàn này quyết định xây dựng dựng nhà máy sản xuất xe máy thứ 2 của mình tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội.(06/2007). Phương pháp nghiên cứu : thu thập số liệu từ các tạp chí, trên mạng để nghiên cứu, đánh giá sau đó dùng các lí luận, phương pháp để phân tích, luận giải Với mục đích và phương pháp nghiên cứu như trên em chia đề án làm 3 chương : Chương I : Yamaha motor đầu tư vào Việt Nam. Chương II : Phân tích quá trình lựa chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất và thị trường tiêu thụ của Yamaha-motor. Chương III : Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất xe máy.

pdf22 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích quá trình lựa chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất và thị trường tiêu thụ của Yamaha-Motor vài một số giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phân tích quá trình lựa chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất và thị trường tiêu thụ của Yamaha-motor LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây tình hình chính trị - xã hội Việt Nam tiếp tục ổn định, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh. Với việc triển khai các luật mới, thủ tục đầu tư được đơn giản hóa, thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng và minh bạch. Nhờ đó, hoạt động đầu tư nước ngoài đã gia tăng đáng kể và năm 2007 vốn đăng ký đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Được đánh giá là địa điêm sản xuất hấp dẫn nhất Châu Á, Việt Nam là lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn mở rộng quy mô sản xuất. Thị trường xe máy Việt Nam được đánh giá là luôn sôi động và đầy tiềm năng, đây là nguyên nhân khiến cho các “ông lớn” sản xuất xe máy tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Đây là một đề tài khá mới mẻ và có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Qua đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm quý báu khi muốn vươn ra thị trường nước ngoài, mặt khác đòi hỏi Việt Nam cần phải biết khai thác tối đa những lợi thế của mình nhằm thu hút mạnh mẽ hơn vốn đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho 1 sinh viên chuyên ngành kinh doanh quốc tế như em trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Đề án được thực hiện nhằm đánh giá sức hấp dẫn của thị trường xe máy nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung, từ đó đưa ra một số giải pháp cho ngành công nghiệp xe máy trong nước cũng như các chính sách cần thực hiện nhằm tiếp tục thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là tập đoàn Yamaha-motor Việt Nam. Đề án nghiên cứu về sức hấp dẫn của Việt Nam cũng như tiềm năng của thị trường xe máy trong nước, thời gian nghiên cứu từ khi Yamaha-motor đặt chân đến Việt Nam(1999) đến khi tập đoàn này quyết định xây dựng dựng nhà máy sản xuất xe máy thứ 2 của mình tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội.(06/2007). Phương pháp nghiên cứu : thu thập số liệu từ các tạp chí, trên mạng để nghiên cứu, đánh giá sau đó dùng các lí luận, phương pháp để phân tích, luận giải Với mục đích và phương pháp nghiên cứu như trên em chia đề án làm 3 chương : Chương I : Yamaha motor đầu tư vào Việt Nam. Chương II : Phân tích quá trình lựa chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất và thị trường tiêu thụ của Yamaha-motor. Chương III : Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất xe máy. Chương I : Yamaha-motor đầu tư vào Việt Nam. 1. Lịch sử của Yamaha-motor. Tập đoàn Yamaha motor ra đời vào năm 1953,chủ tịch đầu tiên của tập đoàn là ông Genichi Kwakami. Genichi Kawakami sinh năm 1912, là con trai cả của ông Kaichi Kawakami, chủ tịch công ty Nippon Gakki (tập đoàn Yamaha Corporation ngày nay). Sau khi gia nhập Nippon Gakki vào năm 1937, ông nhanh chóng tiến bộ, đạt được vị trí Giám đốc nhà máy Tenryu Factory của tập đoàn (chuyên sản xuất nhạc cụ), và trở thành Chủ tịch Tập đoàn vào năm 1950 khi mới 38 tuổi. Vào năm 1953, Genichi bắt đầu nghiên cứu, tận dụng các động cơ cánh quạt máy bay được sử dụng từ Thế chiến thứ II. Ông khám phá và thử nghiệm sản xuất nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu, phụ tùng ô tô, xe scooter và ... xe gắn máy .Chưa đầy 10 tháng sau, vào tháng 8 năm 1954, sản phẩm đầu tiên được ra đời. Đó là chiếc xe gắn máy YA-1, được làm nguội bằng không khí, 2 thì, xylanh đơn 125cc. Chiếc xe chính là sự khởi nguồn cho quá trình sáng tạo và sự cống hiến không mệt mỏi của Yamaha Motor. Với niềm tin vào con đường mới này, tháng 1 năm 1955, Công ty Yamaha Motor Co., Ltd., được thành lập, tách khỏi Yamaha Corporation. Năm 1956, chiếc xe YC1, xylanh đơn 175cc, 2 thì được chế tạo. Năm 1957, chiếc xe YD1, 250cc, 2 thì được sản xuất. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, Yamaha Motor bắt đầu khuếch trương hoạt động của mình trên toàn cầu. Năm 1966, thành lập công ty liên doanh đầu tiên tại Thái Lan có tên là Siam Yamaha Co., Ltd.,. Năm 1968, thành lập Yamaha Motor Europe N.V. tại Hà Lan. Tiếp đó là Mê-hi-cô, Bra-xin... Trong những năm tiếp theo, Yamaha tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động của mình, và vẫn luôn luôn phát triển cho tới ngày nay, với sự đa dạng sản phẩm ngày càng tăng lên bao gồm: xe gắn máy trượt tuyết, động cơ xe đua, máy phát điện, xe scooter, thuyền cá nhân, v.v... , mang lại những giá trị mới cho cuộc sống của mọi người. 2. Yamaha motor chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất. Công ty Yamaha motor Việt Nam thành lập ngày 01/04/1999, có văn phòng chính và nhà máy tại xãTrung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là công ty liên doanh giữa 3 công ty là Công ty Yamaha motor (Nhật Bản), Công ty lâm nghiệp và nhà máy cờ đỏ (Việt Nam), Công ty công nghiệp Hongleon Industries Berhad (Malaysia) với vốn pháp định ban đầu là 24.250.000 USD. Năm 2006 Yamaha motor dự kiến tăng vốn đầu tư thêm 43 triệu USD với năng lực sản xuất tăng từ 320 nghìn xe máy lên 700 nghìn xe/năm.Đồng thời công ty cũng có kế hoạch mở rộng nhà xưởng sản xuất từ 10 ha lên 15 ha nhằm tăng tỷ trọng sản xuất tại nhà máy, chủ động công nghệ sản xuất, giảm nhập khẩu, nâng cao năng lực chuyên môn của nhân lực... Sau gần 10 năm đầu tư nhà máy sản xuất tại Sóc Sơn (Hà Nội), cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất đặc biệt là dây chuyền sản xuất các loại xe máy mang nhãn hiệu Yamaha; Công ty Yamaha Motor Việt Nam thu hút hơn 2000 lao động, chủ yếu là lao động địa phương; tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 70%, nộp ngân sách hơn 41,4 triệu USD. Ngày 29/06/2007 Yamaha Việt Nam đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe máy thứ 2 của mình tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội. Có tổng số vốn đầu tư hơn 43 triệu USD, dự kiến nhà máy này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2008. Nhà máy mới này có tổng diện tích 15ha, với tổng vốn đầu tư 43.065.000 USD, thuộc dự án mở rộng của Công ty Yamaha Motor Việt Nam. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2008 và khi đi vào hoạt động sẽ nâng công suất sản xuất xe máy của Yamaha Việt Nam lên 1,5 triệu xe/năm (nhà máy hiện nay của Yamaha tại Trung Giã - Sóc Sơn ( Hà Nội ) có công suất tối đa đạt 700.000 xe. Công ty Yamaha Motor Việt Nam quyết định mở rộng qui mô sản xuất đầu tư xây dựng thêm nhà máy số 2 tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội cũng nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm ra thị trường đúng hạn và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng ngày một tăng. Yamaha Việt Nam cho biết năm 2007 họ dự kiến bán được 500.000 xe máy. Trong 6 tháng đầu năm 2007, lượng xe tiêu thụ của họ đạt 250.000 xe. Công ty Yamaha Motor Việt Nam quyết định mở rộng qui mô sản xuất đầu tư xây dựng thêm nhà máy số 2 tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội cũng nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm ra thị trường đúng hạn và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng ngày một tăng. Theo ông Đinh Quang Tuấn - Giám đốc bán hàng và Marketing Công ty Yamaha Motor Việt Nam thì thị trường xe tay ga tại Việt Nam rất tiềm năng. Hiện nay xe tay ga mới chiếm khoảng 17% thị phần và nó còn phát triển rất mạnh. Xu hướng chuyển sang sử dụng xe tay ga ngày càng tăng. Chỉ tính riêng Yamaha Motor Việt Nam, nếu tháng 01/2007 các loại xe tay ga bán ra chiếm khoảng 20% tổng số xe thì tới tháng 06/2007 đã chiếm tới 30% trong tổng số xe. Chương II : Phân tích quá trình lựa chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất và thị trường tieu thụ của Yamaha motor. 1. Tại sao Yamaha-motor lại chọn Viêt Nam làm địa điểm sản xuất và thị trường tiêu thụ. 1.1. Việt Nam là địa điểm sản xuất hấp dẫn Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là địa điểm sản xuất tốt nhất Châu Á, bằng chứng là việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh mẽ vào Việt Nam. Thống kê mới nhất từ Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam. Tổng số vốn FDI đã lên đến hơn 8 tỷ USD. Nhiều dự án khổng lồ đang chuẩn bị khởi công trong thời gian tới.Theo thống kê, trong tháng 8, cả nước có 97 lượt dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 733 triệu USD. Như vậy, tổng số dự án được cấp phép trong 8 tháng qua là 814 dự án với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD, tăng 16% về số dự án và tăng 64,6% về vốn so với cùng kỳ năm trước.Bên cạnh đó, trong tháng 8 cũng đã có 51 lượt dự án FDI tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 118 triệu USD, đưa tổng số lượt dự án tăng vốn trong 8 tháng lên 247 lượt dự án, với tổng số vốn tăng thêm đạt 1,22 tỷ USD, giảm 39,6% về số dự án và 25,5% về vốn so với cùng kỳ.Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, trong 8 tháng qua, cả nước đã thu hút thêm 8,324 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong các nước đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc hiện đứng đầu với 238 dự án và 1,7 tỷ USD; Singapore đứng thứ 2 với 50 dự án và 1,33 tỷ USD; British Virgin Islands đứng thứ 3 với 30 dự án và 861 triệu USD; Đài Loan đứng thứ 4 với 134 dự án và 600 triệu USD; Ấn Độ đứng thứ 5 với 2 dự án và 527,3 triệu USD.Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy số dự án tăng ít nhưng quy mô dự án tăng mạnh đã đẩy số vốn vào Việt Nam tăng cao. Hiện nay, có khoảng 50 dự án với tổng vốn đăng ký dự kiến lên đến 50 tỷ USD đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Nhiều năm liên tục, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định. GDP tăng bình quân trên 7% năm, riêng năm 2006 là 8,2% đứng thứ hai ở châu Á và dự kiến năm 2007 là 8,5%. Việt Nam cũng đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay đã có gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 8.000 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD, riêng năm 2006 Việt Nam đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 50% so với 2005. Tám tháng đầu năm 2007, con số này là 8,3 tỉ USD và dự kiến có thể đạt tới 13-14 tỉ USD vào cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm liên tục trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tương đương trên 60% GDP của cả nước. - Chi phí nhân công thấp So với nhiều nước láng giềng châu Á, Việt Nam có chi phí lao động tương đối rẻ. Công nhân nhà máy có mức lương trung bình là 200 USD/tháng trong khi những nhà quản lý chủ chốt và những kỹ sư có thâm niên được trả 1.500 USD/tháng. Việt Nam áp dụng 48 giờ làm việc mỗi tuần và chương trình phúc lợi xã hội theo quy định của chính phủ chiếm khoảng 25% chi phí lương. Trong khi đó, Trung Quốc yêu cầu 40 giờ lao động mỗi tuần và chi phí xã hội chiếm 50-60% lương của công nhân. Tại Việt Nam, lần đầu tiên sau 7 năm mức lương tối thiếu tại doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên. Tuy nhiên, với mức trung bình là 155,75 USD, lương công nhân Việt Nam vẫn nằm trong mức thấp. Với tốc độ tăng 16%, thấp hơn mức trung bình trong khu vực là 28%, vì thế chi phí nhân công rẻ vẫn là 1 điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.Một cuộc khảo sát được JETRO (Tổ chức ngoại thương Nhật Bản) thực hiện vào tháng 11/2006 cho thấy, lương trung bình tháng chi 1 công nhân bình thường trong khoảng 87-198 USD tại Hà Nội và 122-216 USD tại TPHCM, con số này thấp hơn nhiều so với lương trung bình 164 USD tại Thái Lan và 134-446 USD tại Quảng Đông. Hầu hết, các nhà đầu tư Nhật Bản đều cho rằng, chi phí đầu tư tại Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, đặc biệt là về lao động . Với mức trung bình là 155,75 USD/người/tháng, tốc độ tăng 16%, thấp hơn mức trung bình trong khu vực là 28%, lương công nhân tại Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh. Lực lượng lao động Việt Nam được giáo dục tốt ,ham học hỏi và có thái độ làm việc tích cực. Độ tuổi trung bình của một thợ máy là 24 tuổi, số lao động biết và thông thạo tiếng Anh ngày càng tăng. - Chính sách ưu đãi về thuế Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam còn chậm hơn Trung Quốc 10-12 năm. Tuy nhiên, những chính sách hiện nay của Việt Nam lại là sự đúc kết giá trị các bài học từ mô hình Trung Quốc hiện đại. Việt Nam đã áp dụng một chương trình ưu đãi thuế thu nhập rất linh hoạt. Ví dụ như miễn thuế bốn năm kể từ năm đầu tiên có lãi; tính thuế thu nhập bằng 50% mức thuế thông thường trong vòng 7 năm. Mức thuế thông thường có thể là 10%, 15%, 20% tuỳ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, phân loại đầu tư và vị trí địa lý. Trong khi đó, mức thuế chung cho doanh nghiệp là 28%. Khi một công ty lựa chọn địa điểm đầu tư, thì hàng loạt khu đất, các chính sách thuế ưu đãi và điều kiện để được hưởng ưu đãi được giới thiệu. Ở đây có cả những chương trình miễn thuế cho một số loại hàng hoá nhập khẩu. Ông Charlie Blocker, Giám đốc điều hành Gannon Pacific Group cho biết : “Ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam là một trong những chính sách thuế tốt nhất châu Á. Các công ty đều công nhận tầm ảnh hưởng lớn của những khuyến khích tài chính này tới nguồn thu nhập của họ’’. - Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng khi gặp làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển cân bằng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp điện nước, dịch vụ cảng biển và viễn thông. Các khoản cho vay và tài trợ song phương vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam với số lượng lớn. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại diễn đàn doanh nghiệp vừa tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 10 nǎm qua, kể từ nǎm 1990, hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhờ có sự tài trợ của nhiều quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh đó chính sách mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cấp một số lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng. Trong hai năm nay, Việt Nam đã đầu tư khoảng 10% GDP vào cơ sở hạ tầng. Đến năm 2012, Việt Nam sẽ hoàn thành hệ thống cảng nước sâu và vận tải biển - một mốc phát triển đem lại cho đất nước lợi thế cạnh tranh to lớn và cho phép Việt Nam dành những hỗ trợ lớn hơn với các nhà đầu tư, tạo điều kiện xuất khẩu thuận lợi hơn sang ASEAN, Trung Quốc và Bắc Mỹ. - Môi trường pháp lí Nhằm những thủ tục pháp luật phù hợp với cam kết gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ và ban hành các đạo luật bảo vệ riêng đối với nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục được cải thiện, tạo một khuôn khổ hợp pháp và minh bạch với các hoạt động đầu tư.Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua nhiều luật mới nhằm tạo ra sự đồng bộ về khung luật pháp cho các nhà đầu tư như: Luật Chứng khoán, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, bộ luật Lao động sửa đổi… Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sau khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí… Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Việt Nam đã dần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu hội nhập và tạo ra một môi trường pháp lí bình đẳng thông thoáng và minh bạch cho đầu tư.Đặc biệt, việc ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư cùng các bộ luật quan trọng khác đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. - Tình hình chính trị - xã hội ổn định Công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam được tiến hành từ năm 1986 đến nay đã mang lại nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã trở thành một đất nước có chế độ chính trị-xã hội ổn định với nền dân chủ đang phát triển tốt đẹp và ngày càng được tăng cường, nhân dân Việt Nam vui mừng về thành tựu của đất nước, tin tưởng vào đường lối và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Đời sống các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hoà bình và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế quốc tế trên tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực và xây dựng của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. Trên thực tế, Việt Nam đang có quan hệ chính trị tốt với tất cả các nước và có quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế cùng các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam là thành viên tích cực của các tổ chức APEC, ASEAN, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế khác. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm nay và là nước duy nhất được các nước Châu Á tiến cử làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008-2009. Đây là sự công nhận thành tựu đổi mới cũng như sự tin tưởng vào Việt Nam của Cộng đồng quốc tế. Các yếu tố thu hút đầu tư ở ASEAN/Ấn Độ tốt hơn (+%) hoặc kém hơn (-%) so với Trung Quốc Đơn vị: % Tiêu chí so sánh Tổng cộng (ASEAN/Ấn Độ) Việt Nam Ổn định chính trị xã hội + 48,0 + 73,8 Khả năng giao tiếp của nhân viên + 43,6 + 20,3 Quy định đầu tư minh bạch + 37,6 + 6,9 Hệ thống thuế + 28,8 + 7,0 Cơ sở hạ tầng + 1,8 - 74,6 Quản lý lao động + 31,3 + 48,3 Trình độ cán bộ nghiên cứu và kỹ sư - 10,1 - 20,7 Công nghiệp phụ trợ - 31,1 - 85,2 Biến động tỷ giá - 3,4 + 28,1 Thủ tục hải quan + 29,9 - 7,0 Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ (IPR) + 23,9 - 6,9 Thị trường xe máy Việt Nam là 1 thị trường đầy tiềm năng Có thể khẳng định được xe máy vẫn là một phương tiện giao thông thuận tiện nhất hiện nay và khoảng 10 năm nữa. Đó là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất, bởi VN hiện đang là một trong những quốc
Tài liệu liên quan