Nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1951-1971) có nhiều biến đổi so với trước chiến tranh một trong những nhân tố quan trọng gây
nên những biến đổi đó là sự điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. Nhờ điều chỉnh kinh tế của
Nhà nước chủ nghĩa tư bản đã vượt qua được nguy cơ sụp đổ, góp phần tạo ra mấy thập
kỉ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ II (1951-1970). Vậy
nhờ đâu mà Nhà nước tư bản có vai trò kinh tế đó? Nó được tổ chức như thế nào và thể
hiện vào đời sống kinh tế xã hội ra sao? Những kinh nghiệm điều chỉnh kinh tế nào của
Nhà nước tư bản hiện đại có lợi ích đối với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam? Đó là những vấn đề không chỉ
quan tâm trong giới lí luận mà cả trong chính giới hiện nay.
12 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước ở các nước tư bản phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
bản chất, cơ chế hoạt động của Nhà nước
tư bản hiện đại trên cơ sở thực tiễn hoạt
động của ba trung tâm kinh tế tư bản
ngày nay là Nhật, Mỹ, Au
Lời mở đầu
Nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1951-
1971) có nhiều biến đổi so với trước chiến tranh một trong những nhân tố quan trọng gây
nên những biến đổi đó là sự điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. Nhờ điều chỉnh kinh tế của
Nhà nước chủ nghĩa tư bản đã vượt qua được nguy cơ sụp đổ, góp phần tạo ra mấy thập
kỉ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ II (1951-1970). Vậy
nhờ đâu mà Nhà nước tư bản có vai trò kinh tế đó? Nó được tổ chức như thế nào và thể
hiện vào đời sống kinh tế xã hội ra sao? Những kinh nghiệm điều chỉnh kinh tế nào của
Nhà nước tư bản hiện đại có lợi ích đối với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam? Đó là những vấn đề không chỉ
quan tâm trong giới lí luận mà cả trong chính giới hiện nay.
Giải đáp những vấn đề trên sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm bản chất của chủ nghĩa
tư bản hiện đại và ở những mức độ nhất định nó cũng giúp cho công tác quản lý thực
tiễn nền kinh tế của chúng ta.
Từ lâu, đặc biệt từ những năm 30 vai trò kinh tế của Nhà nước tư bản đã được
nhiều nhà khoa học lớn của giới lí luận tư sản nghiên cứu và xây dựng thành các phái lí
luận như: phái trọng cầu, trọng tiền, trọng cung, kì vọng hợp lí,... do J.Keynes,
M.Friedenan, Laffer, Thomas Sargent, William,... đại diện. Về điều chỉnh kinh tế của
Nhà nước tư bản hiện đại cũng được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh đặc biệt là trong
giới lí luận Xô Viết cũ.
ở Việt Nam, đề tài này cũng được đề cập trên những góc độ khác nhau của một số
nghiên cứu. Song đây vốn là vấn đề chỉ được giải quyết thoả đáng tương xứng với vị trí
của nó trong hệ thống lí luận về chủ nghĩa tư bản hiện đại ở nước ta.
Công trình này nhằm giới thiệu với bạn đọc một bức tranh toàn cảnh hơn, cố gắng
làm rõ bản chất, cơ chế hoạt động của Nhà nước tư bản hiện đại trên cơ sở thực tiễn hoạt
động của ba trung tâm kinh tế tư bản ngày nay là Nhật, Mỹ, Au.
A-/ Điều chỉnh kinh tế của nhà nước
ở các nước tư bản phát triển
I-/ Nhà nước điều chỉnh sự vận động của nền kinh tế là đòi hỏi khách quan trong giai
đoạn hiện đại của chủ nghĩa tư bản:
1-/ Một số tư tưởng kinh tế cơ bản về tính khách quan và vai trò điều chỉnh kinh tế
của Nhà nước tư bản hiện đại:
Do những đòi hỏi chính trị cấp bách cũng như do sự phát triển của sức sản xuất
chưa đặt ra, nên trong những trước tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin, người ta chỉ tìm thấy sự nhấn mạnh Nhà nước như một công cụ bóc lột giai cấp
bị thống trị song không phải vì thế mà vai trò kinh tế của Nhà nước tư bản không được
đề cập đến hoặc bị xem nhẹ trong lí luận của Maxit. Khi phân tích vai trò kinh tế của
Nhà nước F.Enggheng viết: “... xã hội đẻ ra những chức năng chung nhất định mà thiếu
chúng thì không thể được. Những người được chỉ định để thực hiện chức năng đó đã tạo
ra trong lòng xã hội một lĩnh vực phân công lao động mới đồng thời họ cũng là lợi ích
đặc biệt trong mối quan hệ với những người giao trách nhiệm cho họ và trở nên độc lập
hơn trong quan hệ đối với những người đó”.
Quan phân tích của Angghen ta có thể rút ra những tư tưởng sau:
Một là, Nhà nước sinh ra nhằm thực hiện những chức năng xã hội chung nhưng
khi tồn tại là một lực lượng chính trị mới, nó không chỉ có được lợi ích đặc biệt mà còn
có tính độc lập tương đối trong quan hệ với các lực lượng xã hội, người đã giao phó
trách nhiệm cho nó.
Hai là, nhờ tính độc lập tương đối này mà Nhà nước có khả năng tác động trở lại
quá trình sản xuất xã hội. Đây không phải là sự tác động một chiều mà là sự tác động
qua lại, một bên là lực lượng chính trị chủ động, đại diện cho xã hội và bên kia là các
quá trình kinh tế khách quan.
Nhà nước sinh ra nhằm thực hiện những chức năng xã hội chung, thì một trong
những chức năng là làm “một nhạc trưởng” đứng ra điều hành phối hợp không phải một
khâu, một quá trình sản xuất đơn lẻ mà là cả quá trình sản xuất xã hội. Nhà nước muốn
tác động vào sự vận động của nền kinh tế một cách có hiệu quả, đặc biệt khi các điều
kiện tái sản xuất xã hội đang xấu đi thì Chính phủ phải hoạch định các chính sách của
mình nhằm vào giải quyết các mục tiêu kinh tế, xã hội dài hạn mà đối tượng thuộc về
phía cung trên thị trường. Nếu Nhà nước chỉ tác động vào một vài nhân tố có tính cục
bộ nhất thời thì không mang lại hiệu quả mong muốn. Do vậy muốn cho nền kinh tế
phát triển ổn định phải tác động vào các nhân tố mang lại hiệu quả lâu dài mà phần lớn
nhân tố đó thuộc về yếu tố cung. Có ba yếu tố cơ bản tạo ra sự tăng trưởng ổn định lâu
dài: lao động, nguồn vốn và tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Theo các trường phái lí thuyết sau Keynes về việc Nhà nước phải can thiệp sâu vào
quá trình vận động của nền kinh tế. Song M.Friedina cho rằng “Sự vận động của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa có mối quan hệ tương hỗ với sự vận động của khối lượng tiền tệ trong
lưu thông... Các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản lượng, công ăn việc làm và giá cả,...
chủ yếu chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh khối lượng tiền tệ trong lưu thông của Nhà
nước, tức là nó ảnh hưởng tới chính sách chủ yếu trong mô hình điều chỉnh kinh tế của
Nhà nước”.
Theo lí thuyết kỳ vọng hợp lí thì các chính sách kinh tế được nhiều Nhà nước
hoạch định và thực hiện trong thời kỳ trước đây đều dựa hoàn toàn vào một hướng lí
thuyết như: trọng cung, trọng cầu, trọng tiền đều rất cực đoan không phù hợp với sự vận
động của nền kinh tế do đó nó bị thất bại. Các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh
tế thị trường luôn gặp rủi ro biến động họ cần Nhà nước ngoài mục tiêu thông tin cho
các chủ thể kinh tế của mình cũng cần phải nắm được ý kiến của các nhà kinh doanh và
nguyện vọng kinh tế của nhân dân để đề ra các quyết sách kịp thời. Điều chỉnh kinh tế
bằng Nhà nước hiện nay là phục hồi và tôn trọng các nguyên tắc tự điều tiết của thị
trường, xu hướng hiện nay Nhà nước trực tiếp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn nhờ
đó mà thúc đẩy sự chín muồi các chức năng kinh tế của Nhà nước.
2-/ Những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự chín muồi các chức năng kinh tế vĩ mô:
Một là, nguyên lí khoa học và kinh nghiệm sản xuất được vật hoá trên tư liệu lao
động, đối tượng lao động, nó làm cho bộ phận năng động nhất của lực lượng sản xuất là
công cụ và người lao động thay đổi về chất lượng. Sự nghiệp to lớn này vượt khả năng
của một nhà tư bản thậm chí một tập đoàn tư bản vì phát triển khoa học - kỹ thuật và đào
tạo đội ngũ cán bộ có tri thức, kỹ thuật cao xã hội phải đầu tư rất lớn chỉ có Nhà nước -
người nắm trong tay tiềm lực kinh tế lớn của xã hội lại được giải phóng khỏi mục tiêu lợi
nhuận trước mắt để hoạt động cho mục tiêu chung của toàn bộ giai cấp tư sản và sự bảo
tồn và phát triển chủ nghĩa tư bản vì thế Nhà nước tăng cường đầu tư vào các ngành kinh
tế giữ vị trí then chốt quyết định sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai là: Sự ra đời của công nghiệp mới có kỹ thuật hiện đại và nhu cầu cải tạo các
ngành truyền thống đòi hỏi quy mô tích luỹ tư bản lớn. Quá trình phân công lao động đã
vượt phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, xã hội hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế làm
nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị vượt khỏi tầm điều chỉnh của tư
bản tư nhân đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra giải quyết, ví dụ việc điều chỉnh tỷ giá hối
đoái giữa các đồng tiền, điều chỉnh dòng đầu tư tư bản, điều chỉnh các quan hệ thương
mại,... Thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội này đã làm nảy sinh thêm
những chức năng kinh tế mới của Nhà nước tư bản hiện đại.
Ba là, sự phát triển mạnh mẽ của cải cách khoa học-kỹ thuật làm thay đổi căn bản
cơ cấu kinh tế quốc dân, sự biến đổi đó thể hiện một cách toàn diện ở các mặt: cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu đầu tư,... đặt ra nhu cầu điều chỉnh trên quy mô tổng thể vượt sức
của tập đoàn tư bản tài chính nên Nhà nước phải can thiệp vào sự vận động của nền
kinh tế, sự can thiệp ở đây không thể là can thiệp bên ngoài quá trình sản xuất mà Nhà
nước phải tác động vào tất cả các yếu tố, các khâu và cùng biến mình thành nhân tố chủ
động trong cơ chế vận động của tái sản xuất.
Sở dĩ Nhà nước tư bản có khả năng điều chỉnh được sự vận động của nền kinh tế
là do tính xã hội và tính độc lập tương đối vốn có của nó. Vai trò của Nhà nước được
thể hiện ở toàn bộ nền kinh tế quốc dân, sự vạch đường hướng phát triển và điều chỉnh
sự vận động của nền kinh tế theo định hướng đó, sự hoạt động điều chỉnh kinh tế của
Nhà nước tư bản thành một trong những điều kiện cơ bản, quan trọng để nền sản xuất
phát triển.
II-/ Điều chỉnh kinh tế của Nhà nước ở các nước tư bản phát triển:
Nền kinh tế của các nước tư bản phát triển (trừ Mỹ) sau chiến tranh thế giới thứ
hai đều bị tàn phá nặng nề. Nhiệm vụ phục hồi kinh tế sau chiến tranh là nhiệm vụ cực
kì khó khăn đòi hỏi phải có sự tập trung nguồn lực cao độ mà không một tập đoàn tư
bản nào có thể gánh vác được chỉ có Nhà nước người đại diện không chỉ cho toàn bộ
giai cấp tư sản mà cho xã hội mới có thể đứng ra điều chỉnh, tổ chức, phục hồi lại nền
kinh tế của đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ này các giải pháp, chính sách của Nhà
nước dài hạn như: kế hoạch hoá, chương trình hoá nền kinh tế,...
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời với tiềm lực kinh
tế chính trị quân sự hùng mạnh có ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển. Nó tạo
ra một đối thủ nặng cân của chủ nghĩa tư bản, vấn đề này vượt ra khỏi một quốc gia tư
bản, đòi hỏi các Nhà nước tư bản phải liên kết với nhau để thực hiện được nhiệm vụ đó,
đòi hỏi phải tăng cường vai trò của Nhà nước đặc biệt trong nền kinh tế đẩy mạnh
nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Trong báo cáo kinh tế của
tổng thống Mỹ 1963 đã vạch ra ba nhiệm vụ chiến lược là: 1) Đẩy mạnh tiến bộ kỹ
thuật; phát triển nghiên cứu khoa học; 2) Tăng chỉ tiêu giáo dục; 3) Đào tạo nhân tài kỹ
thuật trên phạm vi cả nước.
Ví dụ: Nhà nước tư bản hiện đại ngày càng can thiệp sâu vào hoạt động của các
công ty tư bản tư nhân, thông qua hình thức tài trợ, cho vay, mua cổ phần; đơn đặt hàng
của Nhà nước và quốc hữu hoá. Nhờ tăng cường quốc hữu hoá mà khu vực kinh tế Nhà
nước thuộc các nước phát triển tăng đáng kể. Từ 50-70 các xí nghiệp Nhà nước chiếm
tỷ trọng đáng kể không kể khu vực sản xuất hàng quân sự các xí nghiệp ở Mỹ chiếm
13%, Nhật Bản 22%,...
Hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước tư bản hiện đại đã được hình thành có
khả năng can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống, nó có thể hoàn thành tất cả nhiệm vụ
ngắn hạn và dài hạn, từ đó điều chỉnh kinh tế của Nhà nước trở thành một bộ phận cấu
thành hữu cơ. Trong toàn bộ cơ chế tái sản xuất song nó không xoá bỏ được các điều
kiện mà trong đó các quy luật vốn có của chủ nghĩa tư bản hoạt động tức là sự can thiệp
của Nhà nước vào kinh tế vẫn chịu sự ức chế của các quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B-/ Hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước
ở các nước tư bản phát triển
Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản hiện đại với mức sản xuất phát triển cao của xã
hội được thực hiện qua hoạt động của hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. Hệ
thống này được hình thành trên cơ sở kết hợp của cơ chế Nhà nước với cơ chế thị
trường và cơ chế độc quyền tư nhân. Hệ thống điều chỉnh kinh tế được giới thiệu ở đây
như một tổng thể của những thiết chế và thể chế kinh tế của Nhà nước đó là Bộ máy
kinh tế của Nhà nước được tổ chức chặt chẽ với hệ thống chính sách, công cụ có khả
năng thực hiện chức năng điều chỉnh đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế xã
hội.
1-/ Nhiệm vụ của hệ thống điều chỉnh kinh tế Nhà nước ở các nước tư bản phát triển:
Điều chỉnh sự vận động của quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhà nước phải
sử dụng các nguồn lực hoạt động của mình như ngân khố tài nguyên thông qua hệ thống
tín dụng, ngân hàng, tài chính.
Điều tiết chính là việc Nhà nước áp đặt những quy chế của mình nhằm hướng dẫn,
hạn chế, thay đổi hành vi kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh phù hợp với
những hoạt động chung trong vận động tổng thể của nền kinh tế theo những mục tiêu
của Nhà nước đã vạch ra.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1950-1971) Nhà nước tư bản hiện đại không chỉ là
người thúc đẩy và điều tiết sự vận động của nền kinh tế mà còn là một chủ sở hữu lớn, tính các
hình thức sở hữu Nhà nước đưa vào hoạt động thì sở hữu Nhà nước trong các nước tư bản phát
triển chiếm khoảng 15 đến 34% tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của nền sản xuất do đó
việc quản lí của Nhà nước đối với khu vực này cũng là một công cụ được Nhà nước vận dụng
để điều tiết nền kinh tế.
Qua những phân tích nhiệm vụ điều chỉnh kinh tế của Nhà nước ở trên ta thấy, kết
cấu của hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước tư bản đặc quyền hiện đại là một hệ
thống điều tiết, thiết chế tổ chức thuộc bộ máy Nhà nước cùng với nó là hệ thống các
công cụ giải pháp kinh tế được thể chế hoá thành các chính sách kinh tế của Nhà nước.
2-/ Bộ máy điều chỉnh kinh tế của Nhà nước ở các nước tư bản phát triển:
Hoạt động điều chỉnh của Nhà nước thông qua một hệ thống tổ chức Nhà nước
những tổ chức này được chia làm hai loại.
Một là, cơ quan hành pháp của Chính phủ: làm chức năng hành chính và điều
chỉnh kinh tế ở tầm tổng thể.
Hai là, cơ quan điều tiết kinh tế do luật định: chúng chuyên kiểm tra, uốn nắn,...
Để hiểu rõ hơn các hình thức tổ chức, chức năng và mối quan hệ giữa chúng ta xem
khái quát từng nhóm trong thực tiễn ở một số nước tư bản.
Các cơ quan quản lý kinh tế truyền thống của Chính phủ:
Tham gia vào hoạt động điều chỉnh kinh tế của bộ máy Nhà nước dưới quyền chỉ đạo
của tổng thống hoặc thủ tướng là các bộ trưởng và hệ thống tổ chức của họ. Các nhân viên
làm việc trong các bộ là các công chức chuyên nghiệp và các cơ quan chức năng cấp dưới
được lựa chọn có chức năng nghiệp vụ cao.
Hệ thống các bộ trong kết cấu Nhà nước được tổ chức theo chức năng ngành thực
tế như Bộ nông nghiệp, Bộ công nghiệp,... bộ phận này điều chỉnh kinh tế thuộc phạm
vi đảm trách. Đối với các khu vực sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước dưới bộ
đảm nhiệm chức năng điều hành sản xuất. Để đảm bảo có một cơ cấu tổ chức thích hợp
và có hiệu quả, Nhà nước tư bản còn tổ chức ra bộ máy điều tiết kinh tế theo luật định.
Các cơ quan điều tiết kinh tế theo luật định:
Là hệ thống tổ chức hành pháp mang nặng tính giám sát, kiểm soát,... của các chủ
thể sản xuất kinh doanh, cơ quan này được quốc hội trao quyền lực nhất định dựa vào
các đạo luật do đó các cơ quan này chịu sự hướng dẫn của Chính phủ thông qua bộ
trưởng. Nhờ sự quản lí của Quốc hội và Chính phủ nên hoạt động của các cơ quan này
có tính tự chủ lớn hơn các cơ quan hành pháp chung soạn thảo ra các văn quy chế mới
để bổ sung hoặc uốn nắn các quy chế hiện hành, thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh
tế sai lệch của chủ thể sản xuất kinh doanh hỗ trợ chúng hoạt động sản xuất, luật định
còn lập ra các cơ quan điều tiết để hỗ trợ Chính phủ trong các khâu then chốt như vạch
kế hoạch,... những cơ quan này được thành lập với nhiệm kỳ ngắn. Những quyết định
của nó đòi hỏi phải phê duyệt thông qua Chính phủ.
Mô hình kết cấu bộ máy điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Mỹ và Nhật:
Tại Mỹ số nhân viên trong bộ máy hành pháp liên bang từ 2,9 triệu người 1959
tăng lên 2,7 triệu người năm 1979, ở địa phương tăng từ 6,1-12,9 triệu.
ở Nhật cũng tương tự. Theo thống kê 1-7/1970 số nhân viên làm việc trong 6 bộ:
Tài chính, thương mại quốc tế, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, giao thông vận tải
và cục lập kế hoạch kinh tế là 255.261 người. Số người này được phân chia và hoạt
động theo nguyên tắc đã trình bày ở trên.
3-/ Hệ thống các phương tiện và các công cụ điều chỉnh kinh tế của Nhà nước ở các
nước tư bản phát triển:
a. Khu vực sản xuất thuộc sở hữu của Nhà nước: là đối tượng điều chỉnh kinh tế
có vai trò thúc đẩy sự vận động của nền kinh tế vì mục đích duy trì phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, Nhà nước có thể thu hẹp hoặc mở rộng khu vực sản xuất của
mình để nâng đỡ và hỗ trợ kinh doanh tư nhân.
b. Tài chính Nhà nước: là phương tiện cơ bản nằm trong tay Nhà nước 30-40% thu
nhập quốc dân nắm trong tay nên nó điều chỉnh kinh tế thông qua các chức năng tạo nguồn
thu cho ngân sách, phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua thuế và tài trợ Nhà nước,
Nhà nước tư bản phát triển đã đảo ngược nguyên tắc: chi luôn vượt thu, chi không phụ
thuộc vào thu mà phụ thuộc vào yêu cầu điều chỉnh kinh tế xã hội, điều đó cho thấy Nhà
nước tư bản sử dụng tài chính không đơn lẻ mà kết hợp các công cụ khác như tiền tệ - tín
dụng, lãi suất,...
c. Tiền tệ tín dụng: tiền tệ tín dụng và hệ thống ngân hàng là hệ thần kinh của nền
kinh tế: ta biết rằng quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế có mối quan hệ
tương hỗ với sự vận động của nền kinh tế theo định hướng mình, Nhà nước có thể chủ
động điều chỉnh khối lượng tiền lưu động thông qua công cụ phát hành và thay đổi tỷ
suất.
d. Các công cụ hành pháp: Nhà nước ra các văn bản hành chính để tổ chức hướng
dẫn thi hành các đạo luật kinh tế như: luật đầu tư,... khi cần thiết Nhà nước ra sắc lệnh
đình chỉ sản xuất hay lưu thông một số mặt hàng nào đó. Đặc trưng của hệ thống công
cụ này là áp đặt, cưỡng bức buộc các chủ thể kinh tế phải thi hành.
e. Các công cụ kỹ thuật: hệ thống công cụ máy móc thu thập thông tin kinh tế,
phân tích các tình huống, xử lí các thông tin truyền tin kinh tế. Nhờ hệ thống công cụ
này mà hiệu lực của Nhà nước được nâng cao.
Toàn bộ công cụ điều chỉnh kinh tế của Nhà nước trên đã tạo thành một kết cấu
hữu cơ trong hệ thống điều chỉnh kinh tế. Song bộ máy và công cụ điều chỉnh kinh tế
chỉ phản ánh mặt thiết chế tổ chức trong hệ thống điều chỉnh kinh tế. Để hoàn thiện hơn
hệ thống này chúng ta cần nghiên cứu nó dưới hình thái thể chế hoá thành đường lối,
chính sách.
4-/ Hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước tư bản hiện đại:
Chính sách kinh tế là hình thức thể chế hoá các công cụ kinh tế theo những mục
tiêu kinh tế, chính trị xã hội nhất định của Nhà nước, chính sách tiền tệ của Nhà nước là
việc Nhà nước vận dụng tổng hợp các công cụ kinh tế như lãi suất, phát hành thuế và
các công cụ hành chính như ra văn bản hướng dẫn, ra sắc lệnh thi hành,... Nhiệm vụ
điều chỉnh kinh tế Nhà nước tư sản là tác động vào sự vận động của toàn bộ nền kinh tế
vào quá trình tái sản xuất xã hội. Do đó chính sách kinh tế mà nó sử dụng là một hệ
thống bao gồm các chính sách được vận dụng ở tất cả các lĩnh vực cụ thể.
Kết luận
Như vậy sau chiến tranh thế giới thứ II (1951-1970) Nhà nước tư bản chủ nghĩa có
những chính sách điều chỉnh kinh tế rất phong phú chính sự điều chỉnh này giúp cho chủ
nghĩa tư bản phát triển nhanh mạnh lực lượng sản xuất, ổn định tương đối về tình hình chính
trị. Phát triển nhanh và ổn định về kinh tế.
Ưu điểm chủ yếu của hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước tư bản là ở chỗ, nó
cho phép quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở mức độ nhất định đã thích ứng được với
sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất.
Hệ thống điều chỉnh có tính phức tạp, tinh vi hoạt động nhanh nhạy. Trọng tâm của
nó là cơ chế Nhà nước tư bản hoàn thiện bằng cách dung nạp những nhân tố tích cực của cơ
chế thị trường mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn.
Tuy nhiên dù bộ máy hoạt động có tinh sảo đến mấy thì việc điều chỉnh kinh tế
của Nhà nước cũng chỉ phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất
và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế. Nó không thể xoá bỏ được những mâu thuẫn
vốn có của chủ nghĩa tư bản. Sự điều chỉnh này bị hạn chế bởi các mâu thuẫn thuộc bản
chất của chủ nghĩa tư bản.
Sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình tái sản xuất xã h