Phầnthứnhất: Thếgiớiquanvàphươngpháp
luậntriếthọccủachủnghĩamác-Lênin
phần thứhai: họcthuyếtkinhtếcủachủ
nghĩamác–lêninvềphươngthứcsảnxuấttư
bảnchủnghĩa
phầnthứba:lýluậncủachủnghĩamác–lênin
vềchủnghĩaxãhội
243 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương bài giảng
những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - lênin
GV: Th.S Đỗ Thị Trang
Hệ: Đại học chính quy
Số tín chỉ: 05
Số tiết lý thuyết: 53
số tiết thảo luận: 22
học phần: những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa
Mác - lênin
Phần thứ nhất: Thế giới quan và phương pháp
luận triết học của chủ nghĩa mác - Lênin
phần thứ hai: học thuyết kinh tế của chủ
nghĩa mác – lênin về phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa
phần thứ ba: lý luận của chủ nghĩa mác – lênin
về chủ nghĩa xã hội
tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin - Bộ Giáo Dục và Đào tạo - Nxb Chính trị Quốc gia -
Hà Nội - 2009
2. Giáo trình Triết học Mác - Lênin - Bộ Giáo Dục và Đào tạo -
Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2006
3. Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin - Bộ Giáo Dục và
Đào tạo - Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2006
4. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bộ Giáo Dục và Đào
tạo - Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2006.
Phần thứ nhất
Thế giới quan và phương pháp luận
triết học của chủ nghĩa mác - Lênin
Chương mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
chương i: chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chương ii: phép biện chứng duy vật
Chương iii: chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chương mở đầu
Nhập môn những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin
I. Khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận cấu thành
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm, học
thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ănghen và V.I.Lênin; là sự
kế thừa và phát triển những giá trị lịch sử tư tưởng nhân
loại, trên cơ sử thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự
nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao
động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương
pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin
- Triết học Mác - Lênin
- Kinh tế chính trị học Mác - Lênin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin
a. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp làm
cho PTXS TBCN được củng cố vững chắc.
- Những mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ
rệt: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
- Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách
quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học.
* Tiền đề lý luận
- Triết học cổ điển Đức (Hêghen, Phoi ơ bách...)
- Kinh tế chính trị học (A. Xmit, Đ. Ricacđô...)
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (Xanhximông, Saclơ, Phuriê...)
* Tiền đề khoa học tự nhiên
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
- Học thuyết tế bào (Svannơ và Sơlâyđen - những năm 30
của thế kỷ XIX)
- Học thuyết tiến hoá của Đácuyn
b. C.Mác và Ph.Ănghen với quá trình hình thành và phát triển
chủ nghĩa Mác (1842 - 1895)
1842
-
1848
- Góp phần phê phán triết học pháp quyền
Hêghen(1843)
- Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844
- Gia đình thần thánh (1844-1845)
- Luận cương về Phoiơbắc (1845)
- Hệ tưởng Đức (1845)
- Sự khốn cùng của triết học (1847)
- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848)
Mác và Ăng ghen
chuyển từ CNDT sang
CNDV, từ DCCM
sang CNCS (1843)
Mác và Ăngghen
đề xuất các nguyên lý
của CNDVLS
1849
-
1895
- Bộ "Tư bản" (tập I, xb năm 1867) của Mác
- “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875)
- “Chống Đuy-rinh” (1878) .
-"Biện chứng của tự nhiên " (1873-1883)
-“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu,
của Nhà nước” (1884)
- “Lútvich Phoi -ơ-bắc và sự cáo chung của
triết học cổ điển Đức” (1886)
Mác và Ăng ghen
bổ xung, phát triển
CNDVBC và
CNDVLS
d. Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
- Tháng 3/1873 Công xã Pari - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên
trong lịch sử được thành lập.
- Tháng 8/1903 Đảng Bônsêvích Nga được thành lập theo tư tưởng chủ
nghĩa Mác. Năm 1917 đẫ làm nên CM Tháng 10 vĩ đại.
- Năm 1919 Quốc tế cộng sản được thành lập.
- Năm 1922 Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết ra đời đánh dấu sự liên
minh của giai cấp vô sản 12 quốc gia. Năm 1940 LIên Xô đã gồm 15
nước hợp thành.
- Chiến tranh thế giới thứ II(1939 - 1945): Liên Xô không những bảo vệ
được mình mà còn giải phóng các nước Đông Âu khỏi sự xâm lược của
phát xít Đức. Hệ thống XHCN được thiết lập: Anbani, Balan, Bungari,
Cuba, CHDC Đức, Hungara, Nam Tư, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc,
CHDC nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam
- Tháng 12/199, CNXH hện thức ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều
Đảng Cộng Sản ở Tây Âu từ bỏ mục tiêu CNXH.
Những người cộng sản phải tỉnh táo bổ sung và phát triển chủ
nghĩa Mác một cách khoa học.
c. V.I.Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
trong điều kiện lịch sử mới
-"Những "người bạn dân" là thế nào, họ
đấu tranh chống những người dân chủ xã
hội ra sao?" (1894)
- "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán" (1909),
- "Bút ký triết học" (1914-1916),
- Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng
của chủ nghĩa tư bản (1916)
- "Nhà nước và cách mạng" (1917)
- "Chính sách kinh tế mới”, (1921)
- “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật
chiến đấu”(1922)
-Làm phong phú những phạm
trù của CNDVBC bằng nội
dung mới
-Nghiên cứu toàn bộ nhận
thức luận
-Tiếp tục nghiên cứu những
vấn đề căn bản của CNDVLS
-Tư tưởng về Đảng kiểu
mới, về phát triển kinh tế,
xây dựng CNXH,...
II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập,
nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lênin
1. Đối tượng và phạm vi học tập, nghiên cứu
- Đối tượng: Những quan điểm và học thuyết của C.Mác, Ph.Ănghen
và V.I.Lênin
- Phạm vi: Những quan điểm, học thuyết cơ bản nhất thuộc ba bộ
phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
2. Mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu
a. Mục đích của việc học tập, nghiên cứu
- Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng
sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của TTHCN và Đường lối
cách mạng của ĐCSVN.
- Giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của đảng
- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên.
- Phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thời đại.
- Phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó, tránh bệnh
kinh viện, giáo điều trong học tập, nghiên cứu và vận dụng các
nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu mỗi nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ
phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành
khác, đồng thời cũng cần nhận thức các nguyên lý đó trong tiến
trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
b. Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
Chương i
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
I. chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
1. Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa duy vật với
chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của
triết học
* Ăngghen nói: " Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc
biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn
tại". Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định
được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác
của triết học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế
giới quan của các nhà triết học
Vấn đề cơ bản của triết học
Giữa vật chất và ý thức cái nào
có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào?
Con người có khả năng nhận thức
được thế giới hay không?
CNDV
(VC có trước, YT có sau,
VC quyết định YT,
YT chỉ là sự phản ánh
của thế giới vật chất
vào đầu óc con ngườ).
"Bất khả tri":
phủ nhận
khả năng
nhận thức
của con người
"Hoài nghi luận":
luôn luôn
hoài nghi
mọi học
thuyết
CNDT
(YT có trước, VC có sau,
YT quyết định VC)
CNDV
chất
phác
thô sơ,
trực quan,
cảm tính
CNDV
siêu
hình
CNDV
biện
chứng
CNDT
chủ
quan
CNDT
khách
quan
II. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý
thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Vật chất
a. Phạm trù vật chất
* Khái quát quan niệm của CNDV trước Mác về vật chất
- Thời Cổ đại: Các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với
những dạng cụ thể của nó (nước, lửa, không khí, nguyên tử)
- Thời Cận đại:
Các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất với khối lượng, trọng
lượng, vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc
vận động nằm ngoài vật chất, vẫn coi nguyên tử là nhỏ nhất, không thể phân
chia được, khối lượng là bất biến. Trên cơ sở phân chia thế giới thành từng đối
tượng, từng lĩnh vực riêng biệt, họ đã đồng nhất vật chất với từng lĩnh vực, từng
đối tượng đó.
* Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất
- Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
+ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những phát minh mới trong khoa
học tự nhiên xuất hiện:
Năm 1897 Tômsơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện
tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử.
Năm 1901 Kaufman chứng minh được khối lượng của điện tử thay
đổi theo tốc độ vận động của điện tử.
+ Những phát minh này đã:
Bác bỏ quan điểm siêu hình về vật chất
Khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật rơi vào cuộc khủng
hoảng.
Chủ nghĩa duy tâm tuyên bố, vật chất đã tiêu tan, vật chất đã biến
mất.
Sự phát triển của khoa học và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy
tâm đòi hỏi các nhà duy vật phải có quan điểm đúng hơn về vật chất.
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:
“Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. (Chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán - 1908)
V.I.Lênin (1870- 1924)
+ Phương pháp định nghĩa: Phương pháp đối lập giữa vật chất và ý
thức.
+ Vật chất là một phạm trù triết học nghĩa là vật chất ở đây được quan
niệm dưới góc độ triết học, dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn,
vô tận, không sinh ra, không mất đi. Các dạng vật chất mà các khoa
học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để
chuyển hoá thành cái khác. Do vậy, không thể đồng nhất vật chất
với những dạng cụ thể của vật chất (vật thể).
+ Vật chất chỉ thực tại khách quan: Thực tại khách quan là toàn bộ
hiện thực tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con
người
+ Vật chất được coi là thực tại khách quan với hai thuộc tính: Đem lại
cho con người trong cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh.
Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm
những nội dung cơ bản sau:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và
không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con
người có nhận thức được hay chưa nhận thức được.
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián
tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con
người.
+ Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật
chất.
ý nghĩ hay giá trị khoa học của định nghĩa:
+ Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin giải quyết một cách triệt để nội
dung vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng,
bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm.
+ Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ thuyết “Không thể biết”,
đã khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ
nghĩa duy vật trước Mác về vật chất.
+ Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa định hướng đối với
khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức
mới của vật thể trong thế giới.
+ Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cho phép xác định cái gì là vật
chất trong lĩnh vực xã hội, giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để
giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội; trên
cơ sở đó, có thể tìm ra các phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy
xã hội phát triển
b. Phương thức tồn tại của vật chất:
* Vận động:
* Không gian và thời gian:
c. Tính thống nhất vật chất của thế giới
2. ý thức
Nguồn gốc của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc xã hội
Bộ não
người
Giới tự
nhiên
Lao
động
Ngôn
ngữ
b. Bản chất của ý thức:
* ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
c. Kết cấu của ý thức
- Theo chiều ngang: ý thức bao gồm các yếu tố như tri
thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý trí... trong đó tri thức
là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
- Theo chiều dọc: ý thức bao gồm: tự ý thức, tiềm thức,
vô thức.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Vai trò của vật chất với ý thức:
- Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức.
- Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức
- Vật chất là phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt
động thực tiễn.
b. Vai trò của ý thức với vật chất:
- ý thức trang bị cho con người những tri thức về thế giới vật chất.
- ý thức giúp con người hiện thực hoá mục tiêu.
- ý thức giúp con người xác định được vị trí của mình trong thế giới,
thông qua hoạt động thực tiễn con người cải tạo thế giới đồng thời
cải tạo luôn cả chính bản thân mình.
c. ý nghĩa phương pháp luận
- Phải tôn trong tính khách quan, nhận thức và
hành động theo quy luật khách quan
- Phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai
trò của tri thức khoa học và cách mạng trong hoạt động
thực tiễn
- Cần thấy được tính thống nhất biện chứng giữa
tôn trong khách quan và phát huy năng động chủ quan
trong hoạt động thực tiễn
Chương ii
phép biện chứng duy vật
I. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a. Phép biện chứng
* Sự đối lập giữa hai quan điểm biện chứng và siêu hình trong
việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Quan điểm siêu hình Quan điểm biện chứng
Nhận thức đối tượng ở trạng thái
cô lập, tách rời
Nhận thức đối tượng ở trong các
mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng
nhau, ràng buộc nhau.
Nhận thức đối tượng ở trạng thái
tĩnh
Nhận thức đối tượng ở trạng thái
vận động, biến đổi, khuynh
hướng chung của mọi sự vật hiện
tượng là phát triển.
Ăngghen đã định nghĩa: " Phép
biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa
học về những quy luật phổ biến của sự
vận động và sự phát triển của tự nhiên,
của xã hội loài người và của tư duy"
*Khái niệm phép biện chứng
b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
* Phép biện chứng chất phác thời cổ đại:
Hêraclít (520 - 460 TCN)
- “Lửa” là bản nguyên của thế
giới.
- Quy luật khách quan của vũ trụ
"logos“
- Thừa nhận sự liên hệ, biến đổi,
chuyển hóa của sự vật, sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập là động
“Chúng ta không thể tắm hai
lần trên cùng một dòng sông”
*Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:
Khởi nguyên của thế giới là "ý
niệm tuyệt đối" hay "tinh thần
thế giới“, tồn tại vĩnh viễn.
Là người đầu tiên trình bày toàn
bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư
duy dưới dạng một quá trình,
tuân theo những quy luật, thấy
được sự vận động, biến đổi,
phát triển không ngừng
Trình bày các phạm trù, các quy
luật cơ bản của phép biện
chứng
Gioóc Vinhem
Phridrich Hêghen
(1770 - 1831)
*Phép biện chứng duy vật:
C.Mác và Ph.Ănghen sáng lập và V.I.Lênin là
người phát triển.
Cấu trúc của phép biện chứng duy vật gồm:
Hai nguyên lý
Ba quy luật
Sáu cặp phạm trù
2. Phép biện chứng duy vật
PBCDV là môn khoa học về những quy luật phổ biến
của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội
loài người và của tư duy.
Đặc trưng cơ bản và vai trò:
+ PBCDV của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biện
chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy
vật khoa học.
+ PBCDV của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự thống nhất
giữa nội dung thế giới quan DVBC và phương pháp
BCDV, do đó, nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới
mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.
II. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
- Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định,
sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện
tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong
thế giới.
- Các tính chất của mối liên hệ
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến:
+ Tính đa dạng, phong phú.
- ý nghĩa phương pháp luận:
+ Phải có quan điểm toàn diện
+ Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể:
2. Nguyên lý về sự phát triển
- Khái niệm về sự phát triển:
Sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá
trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
- Các tính chất của sự phát triển
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính đa dạng
- ý nghĩa phương pháp luận:
Quan điểm phát triển:
a. Khái niệm
b. Mối quan hệ
biện chứng
c. ý nghĩa
phương pháp luận
1. Cái chung và cái riêng
2. Nguyên nhân và kết quả
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
4. Bản chất và hiện tượng
5. Nội dung - hình thức
6. Khả năng và hiện thực
III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
IV. các quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật
1. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại.
a. Khái niệm chất, lượng
* Khái niệm chất: chất, thuộc tính, chất và thuộc tính
* Khái niệm lượng: lượng, chất và lượng
b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
* Chất và lượng luôn cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng, giữa
chúng luôn có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát
triển của sự vật hiện tượng.
* Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất
của nó:
- Độ
- Điểm nút
- Bước nhảy
* Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự
vật. Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển của sự vật
* Các hình thức cơ bản của bước nhảy
- Bước nhảy đột biến - Bước nhảy dần dần
- Bước nhảy toàn bộ - Bước nhảy cục bộ
Mọi sự vật đều có sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần về
lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về
chất của sự vật thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời tác động trở lại
sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục làm cho sự vật
không ngừng phát triển, biến đổi. Quy luật lượng chất vạch ra cách
thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
c. ý nghĩa phương pháp luận
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu
thuẫn
* Khái niệm
- Mặt đối lập
- Mâu thuẫn biện chứng
Chỉ có hai mặt đối lập cùng nằm trong một sự vật hiện
tượng hay cùng một quá trình và có sự tác động ngang
nhau, đồng thời với nhau mới làm thành mâu thuẫn biện
chứng.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập
- Đấu tranh của các mặt đối lập
- Sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập
* Tính chất của mâu thuẫn: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa
dạng
b. Quá trình vận động của mâu thuẫn
MT chính là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.
Khác nhau
(trái ngược)
Đối lập Mâu thuẫn
Sự
vận động,
phát triển
của sự vật,
hiện tượng
Tính ổn định Sự thống nhất
áMâu
thuẫn
được
giải quyết
Tính thay đổi Sự đấu tranh
Đồng nhất
(Sự thống
nhất)
Chuyển hoá
Đấu tranh
- Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng,
giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu
phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật.
+ Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát
triển của từng mâu thuẫn, xem xét vị trí, vai trò, mối quan hệ lẫn
nhau của các mâu thuẫn.
- Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết,
không được điều hoà mâu thuẫn.
+ Một mặt: phải chống thái độ chủ quan nóng vội, mặt khác: phải
tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều
kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi.
- Các mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết mâu
thuẫn khác nh