Đê cương bài giảng phương pháp dạy học Sinh Học I

Mục tiêu: - Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học ở trường phổ thông (lớp 6, 7, 8, 9). - Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học các lớp 6, 7, 8, 9. - Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình.

pdf52 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đê cương bài giảng phương pháp dạy học Sinh Học I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐÊ CƢƠNG BÀI GIẢNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC I 2 PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC I (3 tín chỉ: 2 LT + 1 TH) * Mục tiêu: - Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học ở trường phổ thông (lớp 6, 7, 8, 9). - Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học các lớp 6, 7, 8, 9. - Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình. * Chuẩn bị: - Vật chất: Máy tính, máy chiếu; các phương tiện, mẫu vật, hóa chất thực hành phù hợp với các bài thực hành. - Người học: Tài liệu, các phương tiện, dụng cụ học tập. - Địa điểm: Giảng đường (giờ học lý thuyết); Phòng thí nghiệm (giờ học thực hành). * Phƣơng pháp dạy học: - Lý thuyết: Giáo viên (GV) giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên (SV) hoạt động theo nhóm (hoặc cá nhân) tùy theo nội dung học tập; SV nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao; GV tổ chức thảo luận, tổng kết vấn đề. - Thực hành: SV được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung thực hành ở nhà; Giờ lên lớp, 1 SV lên thực hành tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học, các SV khác đóng vai học sinh (HS) và tiến hành thực hành; GV nhận xét, rút kinh nghiệm và giao nhiệm vụ; SV hoàn thiện báo cáo thực hành và nhận nhiệm vụ mới. * Sản phẩm ngƣời học phải nộp: Báo cáo thực hành (3 - 4 trang). * Nội dung: 3 Chƣơng 1 DẠY HỌC THỰC VẬT HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU: - Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Thực vật học ở trường phổ thông. - Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Thực vật học. - Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình Thực vật học. NỘI DUNG (5 tiết LT + 2 tiết TH): 1.1. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.1.1. Vị trí dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông - Được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 6, mở đầu cho chương trình Sinh học ở trường phổ thông. - Thực vật là một trong những đối tượng sinh vật gần gũi với HS, dễ kiếm, dễ đưa vào lớp học, HS dễ sử dụng làm đối tượng để khám phá  là đối tượng nghiên cứu hiệu quả. Theo quan điểm tiến hóa- sinh thái, thực vật là đối tượng xuất hiện trước, là mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn. 1.1.2. Nhiệm vụ dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục - Chương trình trang bị cho HS có hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ thông, hiện đại và thực tiễn về cây xanh có hoa cùng một số nhóm thực vật và sinh vật khác. Đó là những kiến thức về: + Hình thái, cấu tạo cơ thể thực vật thông qua các đại diện điển hình trong mối quan hệ với môi trường sống. + Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của những thực vật có giá trị trong nền kinh tế đất nước. + Sự phát triển tiến hoá của giới thực vật. + Các khái niệm sơ bộ về phân loại và hệ thống phân loại. 4 Những kiến thức đó liên hệ với thực tiễn sản xuất của Việt Nam, nhất là với thực tiễn địa phương Giáo viên thường xuyên cập nhật những thông tin về thành tựu mới của khoa học và gắn vào nội dung bài giảng đảm bảo tính hiện đại của kiến thức. - Dạy học thực vật học cần phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, cần chú ý tăng cường thực hành. Quán triệt tinh thần trí dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp được thể hiện trong các nội dung sau: + Các khâu chủ yếu của quá trình trồng trọt, cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật nông- lâm nghiệp. + Bồi dưỡng một số kỹ năng thực hành sản xuất và sử dụng công cụ sản xuất thông thường và vừa sức. + Hướng những thực tập bộ môn vào thực tập sản xuất về một số nghề phổ biến có liên quan đến nông - lâm nghiệp ở địa phương như trồng hoa, trồng rau, trồng cây gây rừng,... 1.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển Chương trình rèn luyện và phát triển cho HS những kỹ năng cơ bản sau đây: - Các kỹ năng nghiên cứu môn học (Kỹ năng Sinh học): + Kỹ năng quan sát, mô tả, nhận biết các cây thường gặp, kỹ năng xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan. + Kỹ năng thực hành sinh học: Sưu tầm, bảo quản vật mẫu, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, đặt và theo dõi thí nghiệm đơn giản. + Các kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc trồng một số cây phổ biến ở địa phương và các cơ sở khoa học kĩ thuật chăm sóc cây trồng. - Các kỹ năng học tập: kỹ năng tự học, biết sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo về Sinh học để hiểu sâu, mở rộng kiến thức, biết hệ thống hoá kiến thức dưới dạng sơ đồ, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề... - Các kỹ năng tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, rút ra kết luận khoa học. 1.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục 5 - Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng: Quan điểm duy vật biện chứng được thể hiện thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể thực vật, mối quan hệ gắn bó, thống nhất giữa thực vật với môi trường sống, sự thích nghi của sinh vật với các môi trường sống khác nhau. Đó là: Cơ thể thực vật và mọi hoạt động sống của chúng đều có cơ sở vật chất; Cơ thể thực vật là toàn bộ thống nhất; Cơ thể thực vật quan hệ khăng khít với môi trường; Giới thực vật có quá trình phát triển lịch sử; Con người có khả năng nhận thức được các quy luật chi phối sự hoạt động, tồn tại và phát triển của thực vật. - Giáo dục đạo đức: Bồi dưỡng HS ý thức trách nhiệm với quê hương; Rèn luyện những đức tính của người lao động mới, các đức tính của người làm công tác khoa học; Có ý thức đấu tranh, phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội. - Giáo dục môi trường, định hướng nghề nghiệp: Bảo vệ, chăm sóc và tích cực trồng cây; Vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất ở địa phương 1.2. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chƣơng trình Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.2.1. Cấu trúc chƣơng trình - Thực vật học nằm trong chương trình Sinh học 6. Chương trình Sinh học 6 gồm 70 tiết: 64 tiết lí thuyết và thực hành; 6 tiết ôn tập và kiểm tra. Chương trình Sinh học 6 gồm 3 phần: Mở đầu Sinh học; Đại cương về giới thực vật; Vi khuẩn, nấm, địa y. “Phần Thực vật” bắt đầu bằng “Đại cương về giới Thực vật”. Từ chương I đến chương VII nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của cơ thể Thực vật có hoa: Tế bào thực vật; Rễ; Thân; Lá; Sinh sản sinh dưỡng; Hoa và sinh sản hữu tính; Quả và hạt. Bài tổng kết về cây có hoa kết thúc toàn bộ kiến thức về cơ thể Thực vật. Chương VIII: Các nhóm Thực vật Chương IX: Vai trò của Thực vật - Cấu trúc theo hướng riêng lẻ về cấu tạo và chức năng sinh lí các bộ phận ở một cơ thể thực vật có hoa điển hình  nhận thức cái chung về sự sống của giới thực vật  nghiên cứu vào các nhóm phân loại theo trình tự tiến hoá. 6 Cấu trúc đó phù hợp với trình độ tư duy và lứa tuổi của học sinh, có ý nghĩa phù hợp với yêu cầu rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu cơ bản. Việc giảng dạy lí thuyết đã gắn với rèn luyện kỹ năng. Việc rèn luyện các kỹ năng qua môn Thực vật học được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: từ nhận biết dấu hiệu  phân tích, so sánh, tổng hợp  suy diễn. 1.2.2. Nội dung chƣơng trình Mở đầu Sinh học gồm 2 bài, mở đầu cho chương trình sinh học toàn cấp, học sinh bắt đầu làm quen với môn sinh học và thế giới sinh vật. Phần Đại cương về giới Thực vật được bắt đầu bằng 2 bài giới thiệu tổng quát về giới thực vật và một đại diện điển hình của thực vật là cây xanh có hoa. Tiếp theo từ chương I đến chương VII nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của cây có hoa từ cấp độ tế bào đến cấp độ cơ thể, cụ thể: + Chương I: Tìm hiểu Thực vật ở cấp độ tế bào, HS được tìm hiểu phương tiện và phương pháp nghiên cứu thực vật, cấu tạo tế bào tThực vật và sự sinh trưởng, sinh sản của tế bào. + Chương II  chương VII: Nghiên cứu thực vật có hoa ở cấp cơ quan và cơ thể: Hình thái cấu tạo và chức năng của các cơ quan- cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản; các hình thức sinh sản của thực vật có hoa. + Chương VIII: Kiến thức thực vật được nâng lên ở cấp độ giới - tìm hiểu về những đặc điểm chung của các nhóm thực vật, vị trí của chúng trong hệ thống sinh giới. Trên cơ sở đó phác hoạ sơ lược quá trình phát triển của giới thực vật, nguồn gốc của cây trồng. + Chương IX: Kết thúc phần thực vật - nghiên cứu về vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống của con người, các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của Thực vật. Phần Vi khuẩn, Nấm, Địa y trình bày trong 1 chương về đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và vai trò của một số nhóm sinh vật khác trong sản xuất và đời sống của con người. Những kiến thức sâu hơn về các nhóm sinh vật này, học sinh sẽ được học ở các lớp tiếp theo. 1.2.3. Các thành phần kiến thức cơ bản của chƣơng trình 7 Chương trình bao gồm một hệ thống các khái niệm chuyên khoa về Hình thái học, Giải phẫu học, Sinh lí học, Phân loại học, Sinh thái học thực vật. Các nhóm khái niệm này làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh học đại cương (khái niệm dinh dưỡng, trao đổi chất, khái niệm thống nhất của cơ thể, khái niệm tiến hóa). Khái niệm Hình thái học Thực vật: Bao gồm những kiến thức về hình dạng ngoài, màu sắc của tế bào thực vật, của các bộ phận, cơ quan như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Các khái niệm này cần được hình thành trong mối liên hệ với môi trường sống của các bộ phận của cây để giúp học sinh thấy rõ tính thống nhất giữa cơ thể với môi trường. Các khái niệm này thường được hình thành và phát triển trong phạm vi một bài ở từng chương. Khái niệm Giải phẫu học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về cấu tạo của tế bào, mô, cấu tạo của các bộ phận và cơ quan của cây. Các khái niệm Giải phẫu học là cơ sở để xây dựng các khái niệm Sinh lí học nên phải gắn kiến thức cấu tạo với kiến thức sinh lí. Các khái niệm này không chỉ được hình thành trong một chương mà còn được củng cố trong nhiều chương khác nhau. Khái niệm Sinh lí học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về dinh dưỡng, hô hấp, sự thoát hơi nước, sự tạo thành chất hữu cơ, sự vận chuyển các chất dinh dưỡng,... Các khái niệm này được hình thành và phát triển qua nhiều chương. Khái niệm Sinh thái học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về tập hợp các nhân tố sinh thái- chương trình này chủ yếu tìm hiểu vai trò của các nhân tố vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước,... Trên cơ sở nắm vững vai trò của các nhân tố môi trường đối với các chức năng khác nhau của cây mà hiểu được tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. 1.3. Phƣơng pháp dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.3.1. Đặc điểm dạy học Thực vật học - Đáp ứng yêu cầu giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động quan sát, tìm tòi, tổ chức thí nghiệm, đồng thời rèn luyện các kỹ năng của bộ môn. - Việc chuẩn bị các mẫu tươi sống để giảng dạy là dễ dàng, nhiều nội dung học tập có thể được tổ chức thực hiện ngoài trời. 8 - Tập cho học sinh làm quen với các phương pháp đặc thù của bộ môn như quan sát, thực nghiệm và nâng cao dần các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. - Chú ý nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn Việt Nam và địa phương; cần chú ý ưu tiên các phương pháp trực quan và thực hành, ưu tiên hình thức trao đổi nhóm hoặc hỏi đáp. 1.3.2. Các phƣơng pháp giảng dạy đặc thù của môn học: Giáo trình 1.3.3. Dạy học các kiến thức trong chƣơng trình Từ các ví dụ được phân tích dưới đây, SV xác định đặc điểm, yêu cầu, phương pháp dạy học, hình thức dạy học các kiến thức của chương trình. 1.3.3.1. Phương pháp dạy học kiến thức Hình thái học Thực vật Ví dụ: Dạy hoc “Biến dạng của lá” (Bài 25) - Mục tiêu: Phân biệt được các dạng lá biến dạng. Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng. - PPDH: Thực hành + Trực quan - Chuẩn bị: mỗi HS chuẩn bị một trong các loại mẫu vật theo bảng GV chuẩn bị vật thật hoặc tranh ảnh (đối với những vật mẫu không kiếm được: cây bèo đất, cây nắp ấm, lá cây đậu Hà Lan,...); chuẩn bị sẵn bảng liệt kê các loại lá biến dạng (dùng phiếu học tập hoặc chuẩn bị bảng ra giấy A0 với những miếng bìa ghi đặc điểm của lá biến dạng để tổ chức HS chơi trò ghép nối). Bảng. Đặc điểm của lá biến dạng Tên mẫu vật Đặc điểm hình thái chủ yếu của lá biến dạng Chức năng chủ yếu của lá biến dạng Tên lá biến dạng Xương rồng Lá đậu Hà Lan Lá cây mây Củ giềng Củ hành Cây bèo đất Cây nắp ấm - Hoạt động dạy học: + Phân nhóm: mỗi nhóm nên từ 4 – 6 HS có đủ các mẫu vật. 9 + Tổ chức quan sát mẫu vật và tranh vẽ. Các nhóm thảo luận các đặc điểm của lá: tìm thông tin về đặc điểm của từng loại lá, điền vào bảng. + Báo cáo kết quả: hoàn thành vào bảng to của GV bằng cách trả lời hoặc cài miếng bìa vào bảng. Các nhóm nhận xét kết quả làm việc của nhóm bạn. + Tổng kết: hoàn thiện bảng. GV cần chú ý hướng dẫn HS liên hệ đặc điểm hình thái thực vật với môi trường sống trong mối liên hệ với chức phận. Chẳng hạn một số loại xương rồng sống ở những nơi khô hạn thiếu nước, lá của chúng biến thành gai có tác dụng giảm sự thoát hơi nước, giúp cây có thể thích nghi và tồn tại trong điều kiện khô hạn. Khái niệm về các loại lá biến dạng được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các kiến thức về hình thái của lá, đặc điểm nhận dạng của nó. Khi HS tự mình phát hiện ra những loại biến dạng lá khác nhau, lòng ham mê khám phá những hiện tượng mới lạ ở các em sẽ được kích thích, vì vậy sẽ bồi dưỡng ở các em lòng yêu thiên nhiên và yêu bộ môn sinh học hơn. 1.3.3.2. Phương pháp dạy học kiến thức Giải phẫu học Thực vật Ví dụ: Dạy học “Cấu tạo trong của thân non” (Bài 15) - Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo trong của thân non; So sánh được đặc điểm cấu tạo của thân non với cấu tạo của rễ (miền lông hút); Trình bày được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. - PPDH: Trực quan - Chuẩn bị: GV chuẩn bị tiêu bản cấu tạo hiển vi của thân non, tranh vẽ H15.1, H10.1, bảng cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non HS ôn lại bài 10- cấu tạo miền hút của rễ - Cách tiến hành: GV kiểm tra bài cũ về cấu tạo của miền lông hút bằng cách yêu cầu HS chỉ trên tranh H10.1 các bộ phận của miền lông hút và nêu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của rễ ở phần miền lông hút. - Nếu có điều kiện, GV tổ chức HS quan sát tiêu bản hiển vi, đọc bảng xác định các bộ phận của thân non, cấu tạo từng bộ phận, hoàn thiện bảng trong vở bài tập để thấy rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thân non phù hợp với chức năng. 10 - GV treo tranh H15.1 lên bảng, HS quan sát tranh, đọc kĩ phần chú thích để nhận biết các bộ phận của thân non. Một HS chỉ và nêu tên các bộ phận đó. - GV treo bảng cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non, hướng dẫn HS hoàn thiện phần để trống trong bảng. Gọi HS đọc bảng, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV bổ sung, hoàn thiện bảng. - GV treo 2 tranh H15.1 và H10.1, phân nhóm HS, các nhóm cùng quan sát tranh, thảo luận về điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo của thân non và của rễ (miền hút). Sau đó GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, hoàn thiện: + Giống nhau: Phần vỏ của thân non và miền hút của rễ đều có biểu bì và thịt vỏ; Phần trụ giữa đều có các bó mạch (gồm mạch gỗ và mạch rây) và ruột. + Khác nhau: Phần vỏ của miền hút còn có lông hút, còn của thân non không có; Ở trụ giữa miền hút của rễ, mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ, còn của thân non mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong. 1.3.3.3. Phương pháp dạy học kiến thức Sinh lí học Thực vật Ví dụ: Dạy học “Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng” (Bài 21) - Mục tiêu: Nêu được các bước tiến hành thí nghiệm và xác định được chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. - PPDH: Thực hành - Cách tiến hành: GV chiếu hình 21.1. Thí nghiệm 1, HS quan sát hình và nêu các bước tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ. GV tổ chức thảo luận: Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì? Phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được tinh bột? Tại sao em biết? Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì? Qua thảo luận, HS nêu được lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. 1.3.3.4. Phương pháp dạy học kiến thức Phân loại học Thực vật Ví dụ: Dạy học “Hạt kín- đặc điểm của thực vật Hạt kín” (Bài 41) 11 - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo của thực vật Hạt kín, nêu được điểm khác về cấu tạo của thực vật Hạt kín so với Hạt trần, khái quát được đặc điểm của thực vật Hạt kín. - PPDH: Thực hành - Cách tiến hành: GV phân nhóm, mỗi nhóm đã chuẩn bị những cây thuộc ngành Hạt kín mà GV yêu cầu từ buổi học trước. HS quan sát cây của nhóm mình chuẩn bị, ghi những đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản. GV thảo luận các đặc điểm cấu tạo đó, chú ý đặc điểm ở hoa, các lá noãn khép kín thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt (do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín. Vậy thực vật Hạt kín có những đặc điểm nào khác với Hạt trần? Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín là gì? 1.4. Tổ chức và sử dụng thí nghiệm Thực vật học SV thực hành tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Thực vật học. Ở loại bài nghiên cứu tài liệu mới trong chương trình Thực vật học, có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Tuy nhiên, phương pháp thực hành có vai trò rất quan trọng. Trong chương trình Thực vật học, ngoài 2 bài thực hành riêng thì các bài lí thuyết dạy bằng phương pháp thực hành là phổ biến. Để thực hiện bài giảng hiệu quả, cần có sự chuẩn bị mẫu vật và các phương tiện trực quan chu đáo. Các bước để tiến hành bài lên lớp lí thuyết bằng phương pháp thực hành có thể thực hiện theo quy trình sau: - GV nêu vấn đề, mục đích và yêu cầu của hoạt động quan sát, thí nghiệm. - Hướng dẫn kĩ năng quan sát, kĩ năng tiến hành thí nghiệm. - Học sinh làm thí nghiệm và trao đổi trong nhóm học tập, ghi chép kết quả vào phiếu học tập. - Thảo luận trước lớp, phát biểu nhận thức theo định hướng của giáo viên. - Giáo viên tóm tắt những nội dung kiến thức chính. Thí dụ: Tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học “Vận chuyển các chất trong thân”. 12 CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 1. Trình bày vị trí, nhiệm vụ của chương trình Thực vật học ở trường THCS. 2. Phân tích cấu trúc nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Thực vật học ở trường THCS. 3. Nêu đặc điểm dạy học và các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Thực vật học ở trường THCS. 4. Phân tích đặc điểm của các phương pháp dạy học các loại kiến thức Hình thái học, Giải phẫu học, Sinh lí học trong chương trình Thực vật học ở trường THCS. Mỗi loại kiến thức nêu ví dụ minh hoạ. 5. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản và xác định mục tiêu dạy học của một bài khoá Thực vật học. Chƣơng 2 DẠY HỌC ĐỘNG VẬT HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU: - Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Động vật học ở trường phổ thông. - Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình. - Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình. NỘI DUNG (5 tiết LT + 2 tiết TH): 2.1. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Động vật học ở trƣờng phổ thông 2.1.1. Vị trí dạy học Động vật học ở trƣờng phổ thông - Được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 7, sau khi HS đã được tìm hiểu Thực vật học trong chương trình Sinh học 6, trước dạy học Cơ thể người- Vệ sinh trong chương trình Sinh học 8. - Môn Động vật học ở lớp 7 nối tiếp chương trình môn Thực vật học ở lớp 6 để góp phần hoàn thiện những hiểu biết về sinh giới và tạo thuận lợi cho sự tiếp thu 13 kiến thức môn học Cơ thể người ở lớp 8, môn Di truyền học, Sinh
Tài liệu liên quan