Chương 1
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ CHÍNH ÂM, CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU
1.1. Rèn kĩ năng về chính âm, chính tả
1.1.1. Rèn kĩ năng về chính âm
1.1.1.1. Một số quan điểm về chính âm tiếng Việt
Hiểu theo nghĩa hẹp, chính âm là cách phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừa
nhận trong một ngôn ngữ, là hệ thống các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ đó.
Theo quan điểm của Nguyễn Lân (Tạp chí Văn Sử Địa - số 19, năm 1956): Tiếng Việt
phải lấy thanh điệu vùng đồng bằng Bắc Bộ làm chuẩn. Hệ thống phụ âm cuối lấy vùng đồng
bằng Bắc Bộ làm chuẩn. Trong hệ thống âm đầu, ba phụ âm quặt lưỡi phải phát âm giống
Trung Bộ, đồng thời phải giữ sự phân biệt giữa d và gi theo cách phát âm của Hà Tĩnh và
Quảng Bình.
Hồng Giao trong bài viết Vài ý kiến về tiếng Việt hiện thời (1957) chủ trương lấy âm Hà
Nội làm cơ sở và hoàn toàn theo hệ thống này. Cụ thể là không phân biệt ba phụ âm quặt lưỡi
với các phụ âm không quặt lưỡi tương ứng. Như vậy, theo Hồng Giao, hệ thống âm đầu của
tiếng Việt chỉ có 15 âm vị.
Hoàng Tuệ trong Giáo trình Việt ngữ, tập 1 cho rằng riêng về mặt ngữ âm tiếng Việt ở
Hà Nội chưa có giá trị cơ sở. Hệ thống ngữ âm của tiếng Việt phải có đủ ba âm uốn lưỡi chứ
không như Hà Nội chưa có ba âm này. Ông cũng thống nhất với Nguyễn Lân ở quan điểm là
cần có sự khu biệt giữa d và gi. Theo ông, tiếng Việt phải lấy vùng Vinh làm chuẩn khi phát
âm.
Hoàng Phê (1961) trong báo cáo của mình về vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ đã đề nghị
nên lấy âm Hà Nội làm cơ sở, bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi, bỏ sự phân biệt giữa d và
gi trong phát âm.
Các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung và Nguyễn Nguyên Trứ (1972) cũng cùng
một quan niệm với Hoàng Phê khi cho rằng hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt hiện
đại là hệ thống ngữ âm đã được cố định trên chữ viết với một sự điều chỉnh thích đáng cho
phù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay.
Nhìn chung, các ý kiến thảo luận về hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt hiện đại ở các tác
giả khác nhau cũng có phần khác nhau. Nhưng, điểm gặp nhau trong quan niệm của các tác2
giả là ở chỗ: thống nhất lấy phương ngữ Bắc làm phương ngữ cơ sở, trong đó lấy thổ âm của
người Hà Nội làm chuẩn nhưng được bổ sung bằng ưu điểm của các vùng phương ngữ khác.
Cụ thể là:
- Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh như trong thổ âm Hà Nội.
- Hệ thống phụ âm đầu được bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi có ở phương ngữ Trung
và coi sự phân biệt d/ gi chỉ có ở trên chữ viết chứ không phân biệt về thành phần âm vị, nghĩa
là trong hệ thống âm đầu tiếng Việt có hai con chữ d/ gi nhưng hai con chữ này chỉ dùng để
ghi một âm vị /z/.
- Hệ thống vần giống như giống như trên chữ viết.
Ở đây, có một điều quan trọng cần lưu ý là: chính âm trong tiếng Việt với nội dung cơ
bản như đã nói ở trên đã được nhân dân trên toàn quốc thừa nhận, nhưng nó lại không tồn tại
trong thực tế (mà chỉ tồn tại trong ý thức, trong đầu óc của đa số người nói tiếng Việt). Bên
cạnh đó, trong giới nghiên cứu tiếng Việt lại tồn tại quan niệm cho rằng “không cần thống
nhất giọng nói”, cần phải tôn trọng màu sắc địa phương trong giọng nói. Vì vậy, cần có một
quan niệm uyển chuyển và thực tế về vấn đề chính âm trong tiếng Việt, về hệ thống ngữ âm
chuẩn trong tiếng Việt.
Trong nhà trường, vấn đề chính âm ngoài tính chất khoa học, chính trị còn có tính chất
nghiệp vụ. Hiện nay, hiện tượng phạm lỗi chính tả trong nhà trường và ngoài xã hội khá phổ
biến. Vì vậy, các kiến thức về ngữ âm có liên quan đến chính tả, trước hết là vấn đề chính âm
rất quan trọng. Nếu không nắm vững chính âm thì dễ viết sai chính tả, vì ảnh hưởng của lỗi
phát âm địa phương.
Những yêu cầu cụ thể của vấn đề chính âm là:
- Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh).
- Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng.
- Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu: tr/ ch, s/ x, l/ n, v/ d; các cặp phụ âm cuối n/t, ng/ c.
- Chú ý phân biệt các vần: âu/ iu, ây/ ay, iêu/ ươu, iu/ ưu.
91 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng Tiếng Việt thực hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BỌ MÔN NGÔN NGỮ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
MÃ HỌC PHẦN: VIU 121N
Thái Nguyên, năm 2018
1
Chương 1
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ CHÍNH ÂM, CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU
1.1. Rèn kĩ năng về chính âm, chính tả
1.1.1. Rèn kĩ năng về chính âm
1.1.1.1. Một số quan điểm về chính âm tiếng Việt
Hiểu theo nghĩa hẹp, chính âm là cách phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừa
nhận trong một ngôn ngữ, là hệ thống các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ đó.
Theo quan điểm của Nguyễn Lân (Tạp chí Văn Sử Địa - số 19, năm 1956): Tiếng Việt
phải lấy thanh điệu vùng đồng bằng Bắc Bộ làm chuẩn. Hệ thống phụ âm cuối lấy vùng đồng
bằng Bắc Bộ làm chuẩn. Trong hệ thống âm đầu, ba phụ âm quặt lưỡi phải phát âm giống
Trung Bộ, đồng thời phải giữ sự phân biệt giữa d và gi theo cách phát âm của Hà Tĩnh và
Quảng Bình.
Hồng Giao trong bài viết Vài ý kiến về tiếng Việt hiện thời (1957) chủ trương lấy âm Hà
Nội làm cơ sở và hoàn toàn theo hệ thống này. Cụ thể là không phân biệt ba phụ âm quặt lưỡi
với các phụ âm không quặt lưỡi tương ứng. Như vậy, theo Hồng Giao, hệ thống âm đầu của
tiếng Việt chỉ có 15 âm vị.
Hoàng Tuệ trong Giáo trình Việt ngữ, tập 1 cho rằng riêng về mặt ngữ âm tiếng Việt ở
Hà Nội chưa có giá trị cơ sở. Hệ thống ngữ âm của tiếng Việt phải có đủ ba âm uốn lưỡi chứ
không như Hà Nội chưa có ba âm này. Ông cũng thống nhất với Nguyễn Lân ở quan điểm là
cần có sự khu biệt giữa d và gi. Theo ông, tiếng Việt phải lấy vùng Vinh làm chuẩn khi phát
âm.
Hoàng Phê (1961) trong báo cáo của mình về vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ đã đề nghị
nên lấy âm Hà Nội làm cơ sở, bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi, bỏ sự phân biệt giữa d và
gi trong phát âm.
Các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung và Nguyễn Nguyên Trứ (1972) cũng cùng
một quan niệm với Hoàng Phê khi cho rằng hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt hiện
đại là hệ thống ngữ âm đã được cố định trên chữ viết với một sự điều chỉnh thích đáng cho
phù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay.
Nhìn chung, các ý kiến thảo luận về hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt hiện đại ở các tác
giả khác nhau cũng có phần khác nhau. Nhưng, điểm gặp nhau trong quan niệm của các tác
2
giả là ở chỗ: thống nhất lấy phương ngữ Bắc làm phương ngữ cơ sở, trong đó lấy thổ âm của
người Hà Nội làm chuẩn nhưng được bổ sung bằng ưu điểm của các vùng phương ngữ khác.
Cụ thể là:
- Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh như trong thổ âm Hà Nội.
- Hệ thống phụ âm đầu được bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi có ở phương ngữ Trung
và coi sự phân biệt d/ gi chỉ có ở trên chữ viết chứ không phân biệt về thành phần âm vị, nghĩa
là trong hệ thống âm đầu tiếng Việt có hai con chữ d/ gi nhưng hai con chữ này chỉ dùng để
ghi một âm vị /z/.
- Hệ thống vần giống như giống như trên chữ viết.
Ở đây, có một điều quan trọng cần lưu ý là: chính âm trong tiếng Việt với nội dung cơ
bản như đã nói ở trên đã được nhân dân trên toàn quốc thừa nhận, nhưng nó lại không tồn tại
trong thực tế (mà chỉ tồn tại trong ý thức, trong đầu óc của đa số người nói tiếng Việt). Bên
cạnh đó, trong giới nghiên cứu tiếng Việt lại tồn tại quan niệm cho rằng “không cần thống
nhất giọng nói”, cần phải tôn trọng màu sắc địa phương trong giọng nói. Vì vậy, cần có một
quan niệm uyển chuyển và thực tế về vấn đề chính âm trong tiếng Việt, về hệ thống ngữ âm
chuẩn trong tiếng Việt.
Trong nhà trường, vấn đề chính âm ngoài tính chất khoa học, chính trị còn có tính chất
nghiệp vụ. Hiện nay, hiện tượng phạm lỗi chính tả trong nhà trường và ngoài xã hội khá phổ
biến. Vì vậy, các kiến thức về ngữ âm có liên quan đến chính tả, trước hết là vấn đề chính âm
rất quan trọng. Nếu không nắm vững chính âm thì dễ viết sai chính tả, vì ảnh hưởng của lỗi
phát âm địa phương.
Những yêu cầu cụ thể của vấn đề chính âm là:
- Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh).
- Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng.
- Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu: tr/ ch, s/ x, l/ n, v/ d; các cặp phụ âm cuối n/t, ng/ c...
- Chú ý phân biệt các vần: âu/ iu, ây/ ay, iêu/ ươu, iu/ ưu...
1.1.1.2. Các bài tập luyện kĩ năng chính âm
a. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu
* Luyện phát âm các phụ âm đầu d, gi, r
- da dẻ, da diết, dành dụm, dan díu, dào dạt
- gia ân, gia đình, gian khó, gian nan, giàn giụa, giản dị
3
- ra bộ, ra oai, ra rìa, rả rích, rã rượi, rõ ràng, rì rầm
- dao rựa, giẻ rách, gieo rắc, ranh giới, rau dưa, ruột già, rước dâu
* Luyện phát âm các phụ âm đầu ch, tr
- cha con, chai lọ, chai sạn, chán chê, chán nản, chanh chua, chao chát, chân thực, chóng
vánh, chung thủy
- tra cứu, kiểm tra, tra tấn, trao đổi, tranh chấp, trân trọng, trìu mến, trừu tượng
- trau chuốt, trôi chảy, trốn chạy, trực chiến, trượt chân, truân chuyên, trúc chẻ ngói tan
* Luyện phát âm các phụ âm đầu b, v (dành cho SV dân tộc Mường)
- ba bề bốn bên, bạc bẽo, bận rộn, biện bạch, bóng bảy, bung bét
- va chạm, và cơm, vạc dầu, viện cớ, vung vãi, vướng víu
- ba hồn bảy vía, bán vặt, bao vây, bấu víu, bước nhảy vọt, bênh vực, báo cáo viên
* Luyện phát âm các phụ âm đầu l, n
- la hét, la liếm, lai lịch, la cà, lai rai, luyên thuyên, lóng ngóng, lủng lẳng, lao xao, luẩn quẩn
- cây na, này nọ, nơi ở, nơi nơi, nóng nảy, nôn nao, núng nính, nức nở
- láng nền, leo núi, lên nước, nai lưng, nản lòng, năng lực, nén lòng, niêm luật, nín lặng, nỗi
lòng
* Luyện phát âm các phụ âm đầu l, r (dành cho SV dân tộc Tày)
- lê la, lã chã, lạng lách, lan man, loạng choạng, lung tung
- ra vào, rã rời, rơi rụng, rung rinh, run rẩy, rộng ràng
- ra lệnh, rắn lục, rên la, rét lộc, rộng lớn, rủ lòng thương, rượu lậu
b. Luyện phát âm đúng các tiếng có nguyên âm đôi iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua)
* Luyện phát âm phân biệt iê với i và ê
bia miệng, da diết, điền viên, mái hiên, hiền triết, liên miên, luyên thuyên, khuyết điểm, nghiên
cứu, chuyên quyền
* Luyện phát âm phân biệt uô với u và ô
lá bùa, con cua, cái cuốc, bó đuốc, vào hùa, khua chiêng, gió lùa, mua bán, mong muốn, suôn
sẻ, xua đuổi, tuổi tác, vuông tròn
* Luyện phát âm phân biệt ươ với ư và ơ
bừa bãi, bươn chải, ương bướng, cưa kéo, cương thường, hạt cườm, chườm đá, hứa hẹn, lườm
nguýt, đo lường, mưa phùn, mương máng, nương nhờ, phố phường, bừa phứa, vướng víu,
xướng danh
c. Luyện phát âm các tiếng có vần khó trong từ, cụm từ
chếnh choáng, choang choác, đểnh đoảng, đùng đoàng, khuỷu tay, khúc khuỷu, khứu giác,
chim khướu, kì diệu, rượu chè, lưu danh muôn thuở, lưu cữu, ngoắt ngoéo, ngoằn ngoèo,
quềnh quàng, quều quào, quờ quạng, trìu mến, trừu tượng
4
d. Luyện phát âm đúng các thanh điệu
- ca cẩm, dóng dả, lã chã, hàng mã, thắm thiết, ngúng nguẩy, sáng sủa
- cằn nhằn, cạu nhạu, liếm láp, lãi lờ, điềm đạm, đẹp đẽ, nặng nề, rùng rợn
1.1.2. Rèn luyện kĩ năng về chính tả
1.1.2.1. Khái niệm "chính tả"
Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống các quy
tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ; cách dùng các dấu câu, lối viết hoa. [Từ điển giải thích
thuật ngữ ngôn ngữ học, tr.47]
Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học. Về nguyên tắc chung, giữa cách đọc (phát
âm) và cách viết (viết chính tả) phải thống nhất với nhau. Song trên thực tế, sự biểu hiện của
mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng. Cụ thể, chính tả tiếng Việt không dựa
hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào. Cách phát âm thực tế
của một phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm cho nên không thể thực hiện
phương châm “nghe như thế nào, viết như thế ấy” được. Ví dụ không thể viết là bo vang, Ba
Vi... như cách phát âm của phương ngữ vùng Sơn Tây; suy nghỉ, sạch sẻ... ở vùng Thanh Hóa;
bắc bẻ, Buông Mê Thuộc... trong phương ngữ Nam Bộ. Đây chính là một trong những nguyên
nhân lớn dẫn đến tình trạng viết sai chính tả của người sử dụng tiếng Việt.
Một ngôn ngữ văn hóa không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả có thống nhất
thì giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước
cũng như giữa các thế hệ với nhau. Vì vậy, việc rèn luyện viết đúng chính tả là một việc làm
hết sức có ý nghĩa không chỉ với học sinh, sinh viên - những người còn đang đi học - mà còn
có ý nghĩa với tất cả mọi người.
1.1.2.2. Quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài
Viết hoa, viết phiên âm tiếng nước ngoài không phải vấn đề lớn nhưng khá phức tạp.
Đáng tiếc là kể từ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) công bố “Một số quy định về chính
tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” (11/1980) cho đến nay, ở nước ta, vẫn chưa có
một văn bản pháp quy nào quy định về chuẩn chính tả nói chung và quy tắc viết hoa, viết
phiên âm tiếng nước ngoài nói riêng. Vì vậy, văn bản quy định về chính tả do Bộ GD & ĐT
ban hành từ năm 1980 vẫn được xem là cơ sở quan trọng để thống nhất chính tả trong cả nước.
[Tham khảo tài liệu học tập bắt buộc [1] tr.238 - 241, phần Phụ lục]
a. Quy tắc viết hoa
Về cơ bản, viết hoa có hai loại: viết hoa theo quy tắc ngữ pháp và viết hoa tu từ.
Viết hoa theo quy tắc ngữ pháp
Theo quy tắc ngữ pháp, trước hết các chữ cái đứng đầu câu, đầu tên chương, bài, mục...
đều phải viết hoa. Mỗi khi xuống dòng, chữ cái đứng đầu dòng cũng cần được viết hoa.
5
Ví dụ:
Một con lạc đà thò đầu vào cái lu bằng sành, nó bị mắc cứng, không thể nào rút đầu ra
được. Mọi người lo lắng, hỏi một vị trưởng lão, được ông bày cách:
- Lấy dao chém đầu con lạc đà là xong ngay.
Người chủ con lạc đà làm theo lời bậc cao niên dày kinh nghiệm. Đầu con lạc đà lìa
khỏi cổ nhưng vẫn mắc trong lu. Cuối cùng người ta đành phải đập chiếc lu để lấy đầu lạc
đà.
Lạc đà chết và chiếc lu cũng vỡ tan.
(Truyện ngụ ngôn Ấn Độ)
Cũng theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, các tên riêng đều phải viết hoa. Cụ thể:
- Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam: chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết được viết hoa. Ví
dụ: Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Trần Hưng Đạo, Tố Như, Đội Cấn...
- Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài: chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận của tên được
viết hoa và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. Ví dụ: I - u - ri Ga - ga
- rin, Vla - đi - mia I - lich Lê - nin, Ê - vơ - ret, Béc - lin, Xanh Pê - téc - bua... Những tên
người, tên địa lí Việt Nam phiên âm từ tiếng dân tộc thiểu số có các bộ phận cấu thành gồm
nhiều âm tiết thì cũng viết hoa theo nguyên tắc trên. Ví dụ: Ê - đê, Ba - na, Y - rơ - pao...
- Đối với tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức: chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm
tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên được viết hoa. Ví dụ: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải
Phòng, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
Lưu ý: Các từ chỉ phương hướng (đông, tây, nam, bắc) chỉ viết hoa khi dùng trong tên
riêng địa lí. Ví dụ: bờ biển phía nam của khu vực Đông Nam Á, miền tây của Tây Đức...
Ngoài ra, còn có quy định viết hoa cho các trường hợp khác như: tên các năm âm lịch,
tên các tiết và tết, từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử, tên gọi một số
thời kì lịch sử, tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật học, các niên
đại địa chất, tên gọi các tôn giáo, giáo phái, tên chức vụ,... Ví dụ: năm Quý Tị, tiết Lập thu,
tết Nguyên Đán, thời kì Phục Hưng, họ Dâu tằm, chi Tôm he, kỉ Phấn trắng, đạo Thiên chúa,...
Viết hoa theo quy tắc tu từ
Viết hoa theo quy tắc tu từ để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với người hay sự vật
nhất định hoặc nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó của tác giả.
Ví dụ: Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sớm tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
6
Người đi rừng núi trông theo bóng người.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Hoặc tên gọi các phần thưởng, danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng, Nhà giáo Nhân dân,
b. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài
Trong các văn bản khoa học, chúng ta thường gặp các tên riêng nước ngoài và các thuật
ngữ quốc tế. Có ba cách để xử lí các từ ngữ này tùy thuộc vào các loại hình văn bản mà chúng
xuất hiện. Cụ thể:
- Cách viết nguyên dạng được dùng trong các sách báo, tạp chí chuyên môn, trong các
tiểu luận, luận văn, luận án. Ví dụ: John Lyons, Z. S. Harris, cognitive linguistics...
- Cách chuyển tự (chuyển từ các chữ cái tiếng nước ngoài thành chữ cái tiếng Việt) cũng
được dùng trong các văn bản chuyên môn. Khi chuyển tự, ta viết liền cả từ, không có gạch
nối giữa các âm tiết và cũng không đánh dấu thanh. Ví dụ: aspirin, lipit, gluco...
- Cách phiên âm được dùng trong sách báo phổ cập. Khi phiên âm, cần viết rời từng âm tiết,
giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối, các âm tiết không đánh dấu thanh. Ví dụ:
Na - pô - lê - ông Bô - na - pac, Vla - đi - mia I - lich Lê – nin, ...
1.1.2.3. Các lỗi thông thường về chính tả
a. Các lỗi do vi phạm các quy định trong hệ thống chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ là thứ chữ ghi âm vị. Về nguyên tắc, một âm vị được thể hiện bằng một
hình thức chữ viết và ngược lại, một hình thức chữ viết là sự thể hiện của một âm vị. Trên
thực tế, chữ Quốc ngữ không đảm bảo được nguyên tắc này. Chỗ hạn chế đó được khắc phục
bằng các quy định bổ sung. Nếu viết không đúng theo những quy định này là mắc lỗi chính
tả. Ví dụ: viết kung, kàng kua, gi, nge dảng, muô, cươ... [Tìm hiểu thêm quy định thể hiện
trên chữ viết của âm /k/ (c, k, q), /ŋ/(ng, ngh), /ɣ/ (g, gh), /z/ (d, g, gi), /-u-/ (u, o), /-u/ (u, o),
/ie/ (iê, yê, ia, ya), /uo/ (uô, ua), /ɯɤ/ (ươ, ưa), /i/ (i, y)...]
Ngoài ra, người dùng sẽ mắc lỗi chính tả nếu đánh dấu thanh sai vị trí trong âm tiết. Ví
dụ: ý kíên, quỷên sách, mựơn... Tất cả các dấu thanh đều phải đánh đúng chữ cái ghi âm chính
(ở trên hoặc dưới). Ví dụ: toàn, toán, toản, toãn, toạn... Khi âm chính là nguyên âm đôi thì
dấu thanh đánh ở chữ cái thứ nhất nếu âm tiết không có âm cuối. Ví dụ: mía, lúa, nữa... Nếu
có âm cuối thì dấu thanh đánh ở chữ cái thứ hai. Ví dụ: muốn, hưởng, luyện, ...
b. Các lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
Tiếng địa phương trong tiếng Việt có sự phát âm không đúng với chuẩn mực âm thanh
ở các vị trí: âm đầu, âm cuối, thanh điệu và có thể ở cả âm đệm, âm chính. Tình hình đó dẫn
đến chỗ trong thực tế thường xảy ra lỗi chính tả ở các vị trí tương ứng trong âm tiết. Sau đây
là những lỗi phổ biến cùng với những cơ sở và biện pháp rèn luyện, sửa chữa.
7
Lỗi về âm đầu
Người vùng Bắc Bộ thường mắc lỗi viết sai âm đầu do phát âm lẫn lộn các cặp âm đầu
sau đây:
* N và L
Để sửa lỗi và rèn luyện viết đúng những âm đầu này, có thể căn cứ vào một số quy tắc
sau:
- L đứng trước âm đệm còn N thì không (trừ noãn): loa, loan, loét, luật, lụy, ...
- Trong các từ láy vần, chỉ có L đứng ở âm đầu của tiếng thứ nhất còn N thì không: lò
dò, liên miên, linh tinh, loắt choắt, long đong, lụng thụng...
- Cũng trong các từ láy vần, nếu xét tiếng thứ hai, thì N chỉ có thể xuất hiện khi âm đầu
của tiếng thứ nhất là GI hoặc tiếng thứ nhất không có âm đầu: gieo neo, gian nan, áy náy, ảo
não... Ngược lại L xuất hiện với nhiều âm đầu khác của tiếng thứ nhất: bảng lảng, cheo leo,
khéo léo...
- Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu bằng NH thì viết âm đầu là L: nhỡ - lỡ, nhầm - lầm,
nhố nhăng - lố lăng, nhem nhuốc - lem luốc, nhanh - lanh...
[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.249 - 251]
* TR và CH
Căn cứ để rèn luyện và sửa chữa là:
- Trong từ láy vần, trừ vài từ viết là TR (trót lọt, trọc lóc, trụi lủi...), còn lại đầu viết là
CH phối hợp với các âm đầu khác: CH - B (chơi bời, chành bành...), CH - L (cheo leo, chói
lói...), L - CH (lau chau, lã chã...), CH - M (chếch mếch, chểnh mảng...), CH - R (chộn rộn,
chàng ràng...), CH - V (choáng váng, chênh vênh, chờn vờn, chạy vạy...).
- Các từ Hán Việt mang dấu nặng hoặc dấu huyền đều viết với TR: trịnh trọng, giá trị,
truyền thống, trường hợp, phong trào, trừng trị...
- Về nghĩa, các từ chỉ người trong gia đình viết là CH: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng...
Các từ chỉ đồ dùng trong nhà cũng thường viết với CH: chổi, chum, chén, chiếu, chăn, chảo,
chậu, chai, chày... (trừ tráp)
- Các từ đồng nghĩa với GI thì đều bắt đầu bằng TR: tranh - gianh, trai - giai, trăng -
giăng, tro - gio, trời - giời, trả - giả...
[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.251 - 253]
* S và X
- Trong từ láy vần, chỉ có âm đầu X, không có âm đầu S: lòa xòa, loăn xoăn, liêu xiêu,
lao xao, xích mích, xo ro...(ngoại lệ: cục súc, sáng láng, lụp sụp (cũng viết lụp xụp))
8
- Đi với các vần oa, oă, oe, uê là âm đầu X, chứ không phải là S: xuề xòa, xoen xoét,
xoay xở, xoắn xuýt... (ngoại lệ: soát trong kiểm soát, soạn trong soạn bài, soán trong soán
đoạt, suýt soát, sột soạt, sờ soạng)
- Tên các thức ăn và đồ dùng nấu nướng thường viết với X: xôi, xáo, xúc xích, lạp xường,
phở xào, cái xanh, xiên nướng...
[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.253 - 255]
* R, D và GI
- Chỉ có D mới đi trước các vần có âm đệm (oa, oă, uâ, uê, uy) còn R và GI thì không:
dọa, doanh, duyên, duệ, doãn, duyệt, duy... (ngoại lệ: dây cu - roa)
- Các âm Hán Việt không viết với R, âm nào mang thanh ngã hoặc nặng thì viết với D
(duyệt, dũng, duệ...), âm nào mang thanh hỏi hoặc sắc thì viết với GI (giáo, giảo, giả...)
- Từ tượng thanh, tượng hình bắt đầu bằng R: rào rào, rì rầm, run rẩy, róc rách, ra rả,
réo rắt, rủng rỉnh...
- Có những cặp từ đồng nghĩa có các âm đầu phối hợp thành cặp L - R: lấp - rấp, lỗ -
rỗ, lắp - ráp... hoặc cặp S - R: siết - riết, sáng - rạng, sắp - rắp...
[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.255 - 256]
Lỗi về vần
* ƯU và IU
Vần ƯU chỉ có ở một số từ (bưu điện, lưu trữ, lưu trú, hưu trí, lựu đạn, cứu, cừu, cửu,
sưu, tửu, tựu...) còn lại là vần IU.
* ƯƠU và IÊU
Vần ƯƠU chỉ có ở một vài từ (rượu, hươu, ốc bươu, con khướu, bướu cổ, bươu đầu)
còn lại là vần IÊU.
* ƯƠI và ƯI
Vần ƯI chỉ có ở vài từ (chửi, gửi, ngửi, khung cửi) còn lại là vần ƯƠI.
* UÔI và UI
- Trong các từ láy âm không có vần UÔI, chỉ có vần UI. Vì vậy, khi viết các từ này đều
phải viết với vần UI: lầm lũi, nhẵn nhụi, đen đủi, ngậm ngùi, hắt hủi...
- Những từ đơn mang vần UI thường có nghĩa như sau:
+ Chỉ hành động hướng xuống dưới: chui, cúi, dụi, chúi...
+ Chỉ hành động đẩy tới: ủi, dũi, xui, xúi, chũi, dùi...
+ Chỉ hành động rút lui: lủi, lùi, lui, lụi, vùi...
Lỗi về thanh điệu
Một số vùng địa phương không phát âm đủ sáu thanh của tiếng Việt mà lẫn lộn một số
thanh với nhau, tiêu biểu là lẫn thanh ngã và thanh hỏi.
9
Việc rèn luyện viết đúng và sửa chữa lỗi khi viết hai thanh này có thể dựa vào hai quy
tắc sau đây:
- Ở các từ láy âm, thanh của hai tiếng phải cùng nhóm: nhóm bổng (hỏi, sắc, không)
hoặc nhóm trầm (huyền, ngã, nặng). Vì vậy, khi một tiếng trong từ láy âm đã rõ ràng mang
thanh sắc hoặc thanh không thì tiếng kia cần viết với thanh hỏi. Ví dụ: sắc sảo, ngớ ngẩn, ngổ
ngáo, xỏ xiên, vất vả, đen đủi,...
Còn khi một tiếng trong từ láy âm đã rõ ràng mang thanh huyền hoặc thanh nặng thì
tiếng kia cần viết với thanh ngã. Ví dụ: đẹp đẽ, mạnh mẽ, buồn bã, nhãn nhã, lặng lẽ, tầm tã,
trễ tràng, dỗ dành,...
Một số ngoại lệ: ngoan ngoãn, khe khẽ, lam lũ,...
- Trong các từ Hán Việt, các tiếng bắt đầu bằng một trong các phụ âm M, N, NH, V, L,
D, NG (cách nhớ: MÌNH NÊN NHỚ VIẾT LÀ DẤU NGÃ) đều mang dấu ngã chứ không
mang dấu hỏi. Ví dụ: mĩ lệ, mãn nguyện, nỗ lực, thanh nhã, vĩnh viễn, lữ thứ, dũng cảm, bản
ngã, ngưỡng mộ...
[Tham khảo thêm tài liệu học tập bắt buộc [1], tr.244 - 247]
Lỗi do biến thể tùy tiện
Hiện nay, trong nhà trường phổ thông xuất hiện hiện tượng ngôn ngữ bị các em biến thể
một cách tùy tiện, không có căn cứ nào cả. Trong quá trình viết, các em dần biến đổi và quy
ước với nhau. Thói quen này dẫn đến tình trạng viết sai chính tả đến mức trầm trọ