A. NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc của nhà nước. ( 4 câu)
Câu 1: Nguyên nhân ra đời của nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu và bất biến. Nó xuất hiện một cách khách quan khi xã hội đạt đến một giai đoạn phát triển nào đó.
- Cơ sở kinh tế: lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự ra đời của chế độ công hữu:
+ Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt thành một ngành kinh tế đặc biệt.
+ Thủ nông nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
+ Nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ ra đời, thương mại phát triển, thương nhân xuất hiện.
- Cơ sở xã hội: những thay đổi về kinh tế làm biến đổi quan hệ xã hội
+ Sự phân hóa giàu nghèo
+ Mâu thuẫn xã hội xuất hiện và ngày càng gay gắt.
+ Sự thay đổi nghề nghiệp cũng như nhượng quyền sử dụng đất đai dẫn đến sự thay đổi chỗ ở, phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc → đòi hỏi phải có tổ chức mới dập tắt xung đột. Đây chính là nguyên nhân ra đời của nhà nước.
Câu 2: khái niệm nhà nước?
Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực hiện chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lí xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế hoặc:
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội
Câu 3: Các đặc điểm cơ bản của nhà nước?
32 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương lý luận nhà nước và pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương lý luận
nhà nước và pháp luật
NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc của nhà nước. ( 4 câu)
Câu 1: Nguyên nhân ra đời của nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu và bất biến. Nó xuất hiện một cách khách quan khi xã hội đạt đến một giai đoạn phát triển nào đó.
Cơ sở kinh tế: lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự ra đời của chế độ công hữu:
+ Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt thành một ngành kinh tế đặc biệt.
+ Thủ nông nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
+ Nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ ra đời, thương mại phát triển, thương nhân xuất hiện.
Cơ sở xã hội: những thay đổi về kinh tế làm biến đổi quan hệ xã hội
+ Sự phân hóa giàu nghèo
+ Mâu thuẫn xã hội xuất hiện và ngày càng gay gắt.
+ Sự thay đổi nghề nghiệp cũng như nhượng quyền sử dụng đất đai dẫn đến sự thay đổi chỗ ở, phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc → đòi hỏi phải có tổ chức mới dập tắt xung đột. Đây chính là nguyên nhân ra đời của nhà nước.
Câu 2: khái niệm nhà nước?
Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực hiện chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lí xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế hoặc:
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội
Câu 3: Các đặc điểm cơ bản của nhà nước?
Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt.
Quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng nhưng không đơn thuần là của xã hội nói chung mà là quyền lực của giai cấp thống trị (Quyền lực nhà nước không thuộc về mọi thành viên trong xã hội mà thuộc về giai cấp thống trị và phục vụ cho lợi ích của giai cấp đó). Để thực hiện quyền lực nhà nước thì phải có bộ máy cưỡng chế đặc biệt và lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý như quân đội, cảnh sát, nhà tù
Nhà nước quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Nhà nước quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hay giới tínhnhằm tổ chức bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ và thống nhất với sự phân công, phân cấp hợp lý.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước trong đối nội và đối ngoại. Nhà nước là tổ chức duy nhất được trao quyền và trách nhiệm về tuyên bố, thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nhà nước ban hành pháp luật và thiết lập mối quan hệ pháp lý với công dân, thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật.
Là đại diện bạo lực của giai cấp thống trị nên nhà nước ban hành ra pháp luật để tổ chức và quản lí xã hội. Với tư cách là người đại diện cho chính thức cho toàn xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện bằng tất cả sức mạnh và tiềm lực của mình → pháp luật mang tính bắt buộc chung đối với các chủ thể trong xã hội
Nhà nước có quyền phát hành tiền, trái phiếuvà có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước.
Thuế là các khoản bắt buộc phải nộp cho nhà nước, là nguồn thu chính để nuôi sống bộ máy nhà nước và để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội nên có độc quyền đặt ra và thu các loại thuế.
Câu 4, 5, 6: Bản chất của nhà nước?
Khái niệm: Bản chất của nhà nước là tổng hợp các thuộc tính cơ bản nhất, chung nhất, vốn có của nhà nước phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
Bản chất của nhà nước:
Bản chất nhà nước do yếu tố cơ sở kinh tế và yếu tố cơ sở xã hội quyết định.
Cơ sở kinh tế của nhà nước là các quan hệ xã hội hợp thành chế độ kinh tế dựa trên chế độ sở hữu nhất định. Tính chất của chế độ sở hữu quyết định bản chất kinh tế của nhà nước. Trong các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp và nhà nước, giai cấp nào làm chủ tư liệu sản xuất thì nắm quyền điều hành về kinh tế và chính trị.
Cơ sở xã hội của nhà nước là các lực lượng xã hội trực tiếp tạo dựng và hậu thuẫn cho nhà nước, sử dụng nhà nước để phục vụ cho lợi ích của mình. Giai cấp nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động là các giai cấp hợp thành cơ sở xã hội của các kiểu nhà nước tương ứng.
Bản chất nhà nước được biểu hiện thành tính giai cấp và tính xã hội.
Tính giai cấp:
Nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, thực hiện củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội về các mặt kinh tế, chính trị và tư tưởng.
+ Về kinh tế: Nhà nước thống trị về kinh tế, giai cấp nào nắm tư liệu sản xuất thì chính là giai cấp thống trị.
+ Về chính trị: Nhà nước trấn áp sự phản kháng chống đối của các lực lượng xã hội khác. Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ trong tay lực lượng cầm quyền bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp này.
+ Về tư tưởng: Thông qua nhà nước, lực lượng cầm quyền có thể quản lý và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở văn hóa, giáo dục để tác động lên đời sống tinh thần của toàn xã hội, tạo ra sự phục tùng tự giác của các giai cấp khác đối với quyền thống trị của mình.
Tính xã hội:
Nhà nước là sản phẩm của xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nào đó. Là bộ máy để quản lý, điều hành xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung cho cả cộng đồng vì sự phát triển chung của xã hội.
+ Nhà nước đóng vai trò trung gian nhằm duy trì lợi ích của các giai cấp, tầng lớp.. nhằm bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng.
+ Nhà nước có nhiều hoạt động vì lợi ích cộng đồng như xây dựng phát triển giáo dục, y tế..
+ Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế để điều tiết nền kinh tế, đầu tư phát triển khoa học công nghệ..
+ Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện những chính sách xã hội để tạo ra và bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ trật tự chung trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Nhà nước là công cụ để giữ gìn và phát triển những tài sản văn hóa tinh thần chung của xã hội, những phong tục
Câu 7: Cơ quan nhà nước (định nghĩa, đặc điểm, phân loại)?
Định nghĩa: Cơ quan nhà nước là khái niệm dùng để chỉ một người hoặc một nhóm người được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
Đặc điểm:
Cơ quan nhà nước có thể gồm một người hoặc một nhóm người. Ví dụ nguyên thủ quốc gia là cơ quan gồm một người như CTN, song cũng có thể là một nhóm người như Hội đồng nhà nước trước đây.
Trình tự thành lập và cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định. Trình tự thành lập đó có thể là cha truyền con nối, bầu cử, bổ nhiệm, cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước có thể gồm nhiều bộ phận khác nhau nhưng trình tự thành lập và cơ cấu tổ chức đó đều được quy định trong pháp luật. Toàn bộ quá trình tổ chức đó đều phải đúng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện thẩm quyền của mình. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước gồm: ban hành những văn bản pháp luật nhất định; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện những văn bản pháp luật đã ban hành và đã có hiệu lực pháp lí; có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản đó, đồng thời có thể sửa đổi bổ sung hoặc thay thế những văn bản đó.
Mỗi cơ quan thực hiện một chức năng riêng theo quy định của pháp luật.Ví dụ: Chức năng của Quốc hội là lập hiến, lập pháp, thảo luận và quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, chức năng của Tòa án là xét sử những vụ án hình sự và các vụ tranh chấp trong xã hội.
Người đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan nhà nước phải là công dân.
tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Câu 8: Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác trong xã hội có giai cấp?
Tiêu chí
so sánh
Nhà nước
Các tổ chức khác
Định nghĩa
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Các tổ chức khác là những tổ chức tự nguyện của một nhóm người có chung mục đích, chính kiến, lứa tuổi, nghề nghiệp, được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo một mục đích nhất định và bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong tổ chức mình.
Đặc điểm
- Nhà nước là tổ chức quyền lực công của quốc gia vì quyền lực nhà nước là công khai, mọi tổ chức, cá nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đều biết và đều phải phục tùng.
- Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Các tổ chức khác cũng có quyền lực nhưng quyền lực này hòa nhập với hội viên.
- Không có bộ máy riêng để thực thi quyền lực như nhà nước.
Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ.
Tổ chức và quản lí thành viên của mình theo giới tính, lứa tuổi, chính kiến
Nhà nước đại diện cho xã hội thực hiện chủ quyền quốc gia, có quyền quyết định tối cao trong đối nội và đối ngoại.
Chỉ có quyền quyết định những vấn đề liên quan tới nội bộ tổ chức hoặc đại diện cho tổ chức trong mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác.
Nhà nước ban hành ra pháp luật và quản lí xã hội bằng pháp luật.
Ban hành ra các điều lệ tổ chức, chỉ có tính bắt buộc đối với các thành viên trong tổ chức đó.
Nhà nước có quyền phát hành tiền, công trái.. quy định và thực hiện thu các loại thuế theo quy định của pháp luật để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước.
Thu lệ phí để đảm bảo sinh hoạt và tổ chức các hoạt động khác.
Câu 9: Khái niệm chức năng của nhà nước các hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước?
Định nghĩa: Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện bản chất, vai trò xã hội của nhà nước.
Chức năng của nhà nước do bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài của nhà nước quyết định.
Phân biệt chức năng với nhiệm vụ: Nhiệm vụ là những công việc mà nhà nước phải làm
Phân loại:
Căn cứ và phạm vi hướng tác động theo không gian lãnh thổ: chức năng đối nội, chức năng đối ngoại.
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động của nhà nước: chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp, chức năng quốc phòng.
Căn cứ theo mục đích hoạt động của nhà nước: chức năng tổ chức và quản lí, chức năng bảo vệ
Hình thức thực hiện:
Xây dựng pháp luật.
Tổ chức thực hiện pháp luật.
Bảo vệ pháp luật.
Phương pháp thực hiện:
Cưỡng chế
Thuyết phục
Câu 10, 11, 12: Hình thức nhà nước (định nghĩa, phân loại)?
Định nghĩa: Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gồm ba yếu tố hợp thành là : hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
Phân loại:
Hình thức chính thể: là cách tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau, giữa các cơ quan đó với người dân trong xã hội.
Hình thức chính thể của nhà nước gồm hai dạng cơ bản: quân chủ và cộng hòa
Chính thể quân chủ:
+ Khái niệm: Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hoặc một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc hoàng đế lên ngôi theo nguyên tắc thế tập.
+ Phân loại:
Chính thể quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): người đứng đầu có quyền lực vô hạn.
Chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến): người đứng đầu chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh đó còn có các cơ quan quyền lực khác.
Chính thể cộng hòa:
+ Khái niệm: Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực nhà nước thuộc về một hoặc một số cơ quan do dân bầu trong nhiệm kì nhất định
+ Phân loại:
Chính thể cộng hòa dân chủ: quyền tham gia bầu cử để thành lập ra các cơ quan quyền lực nhà nước thuộc nhân dân.
Chính thể cộng hòa quý tộc: quyền nêu trên chỉ dành cho tầng lớp quý tộc.
Hình thức cấu trúc: là cách tổ chức nhà nước thành các cơ quan theo đơn vị hành chính lãnh thổ, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau, giữa TW với địa phương.
Hình thức cấu trúc gồm: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và nhà nước liên minh.
Nhà nước đơn nhất: là hình thức cấu trúc nhà nước trong đó chỉ tồn tại một chủ quyền quốc gia duy nhất, một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ TW đến địa phương. VD: Việt Nam, Lào...
Nhà nước liên bang: là hình thức cấu trúc nhà nước trong đó có hai hay nhiều nhà nước thành viên, có hai hệ thống cơ quan quản lý: một hệ thống chung cho toàn liên bang, một hệ thống cho mỗi quốc gia thành viên. VD: Nga, Mỹ...
Nhà nước liên minh: là hình thức cấu trúc nhà nước trong đó có sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhắm thực hiện một số mục đích nhất định.
Chế độ chính trị: là tổng thể những phương pháp, cách thức, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Phương pháp dân chủ: được thể hiện dưới nhiều hình thức: dân chủ thực sự >< dân chủ gián tiếp.
Dân chủ XHCN là dân chủ thực sự, rộng rãi >< Dân chủ tư sản là dân chủ giả hiệu, hạn chế.
Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, phát triển cao sẽ trở thành các phương pháp tàn bạo quân phiệt và phát xít.
Câu 13. Khái niệm pháp luật ( định nghĩa, các đặc điểm cơ bản của pháp luật).
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật có tính quyền lực nhà nước.
Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện: pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước. Khi được ban hành nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước, có tác động tới tất cả mọi người. Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật mà không có ở các quy phạm xã hội khác.
Pháp luật có tính bắt buộc chung.
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, không trừu tượng. Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà NN quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, vượt quá điều đó sẽ vi phạm pháp luật.
Pháp luật có tính ý chí.
Pháp luật bao giờ cũng thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Ý chí đó thể hiện mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật, dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào cuộc sống.
Pháp luật có tính xã hội.
Ngòai phản ánh lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật cũng phản ánh lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Pháp luật chỉ có khả năng mô hình hóa những nhu cầu xã hội khách quan đã mang tính điển hình, phổ biến và thông qua đó phát triển theo hướng đã được nhà nước xác định.
Pháp luật có tính hệ thống, có tính xác định về mặt hình thức.
Câu 14: Bản chất của pháp luật?
Khái niệm: Bản chất của pháp luật là những thuộc tính tất yếu, tương đối ổn định bên trong của pháp luật, quy định sự tồn tại và phát triển của pháp luật.
Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội: Pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị nên mang tính giai cấp; mặt khác, pháp luật do nhà nước ban hành, nhà nước là đại diện cho xã hội nên pháp luật mang tính xã hội để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.
+ Tính giai cấp: pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Thông qua nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa, hợp pháp hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; pháp luật là công cụ bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị
+ Tính xã hội: pháp luật thể hiện ý chí chung của toàn xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội
Câu 15: Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế?
Định nghĩa: Pháp luật + Kinh tế?
Kinh tế là tổng thể những hoạt động của con người trong lao động sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa và sản phẩm làm ra.
Cơ sở mối quan hệ: Pháp luật và kinh tế là hai hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng!
Mối quan hệ:
Ảnh hưởng của kinh tế đối với pháp luật?
+ Chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật, mọi sự thay đổi của chế độ kinh tế sớm hay muộn đều dẫn tới sự thay đổi pháp luật.
+ Cơ sở kinh tế quyết định nội dung của pháp luật.
Ảnh hưởng của pháp luật đối với kinh tế?
+ Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của kinh tế và tác động đến sự phát triển của nó:
Khi pháp luật phản ánh đúng, nhanh nhẹn, kịp thời trình độ phát triển của nền kinh tế → thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại.
Câu 16: Quan hệ giữa pháp luật với chính trị?
Định nghĩa:
+ Pháp luật:
+ Chính trị: là mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng xã hội thông qua nhà nước. hoặc chính trị là việc tham gia vào các công việc nhà nước, chỉ đạo nhà nước, xác định những hình thức, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của nhà nước, xác định những cơ cấu tổ chức, quản lí nhà nước, đấu tranh giữa các đảng phái chính trị là biểu hiện của những lợi ích căn bản của các giai cấp và quan hệ giữa các giai cấp.
Cơ sở mối quan hệ: hai hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng
Mối quan hệ:
Ảnh hưởng của chính trị tới pháp luật
Ảnh hưởng của pháp luật tới chính trị
Câu 17: Quan hệ giữa pháp luật với nhà nước?
Định nghĩa: pháp luật + nhà nước.
Cơ sở mối quan hệ: hai hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng
Mối quan hệ:
Ảnh hưởng của nhà nước đối với pháp luật
Ảnh hưởng của pháp luật đối với nhà nước
văn bản quy phạm pháp luật xác định, sử dụng ngôn từ rõ ràng, được thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Quy phạm pháp luật có tính hệ thống: Các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống. mối quan hệ và ràng buộc giữa các quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật được sử dụng nhiều lần đến khi hết hiệu lực nghĩa là được áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện hoàn cảnh đã được xác định.
Câu 24: Bản chất của nhà nước tư sản?
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, được đặc trưng bởi chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Hiện nay, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những đổi mới đáng kể, thành phần kinh tế đã dạng hơn với nhiều loại hình sở hữu. Những thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng ngày càng rộng rãi làm tăng năng xuất và hiệu quả lao động
Cơ sở xã hội: XH tư sản gồm hai giai cấp chính là tư sản và vô sản có mâu thuẫn đối kháng không thể giải quyết được; ngoài ra còn có các tầng lớp khác như tiểu thương, trí thức, hộ thươngTuy nhiên, về bản chất nhà nước tư sản chỉ đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Bản chất nhà nước tư sản thể hiện thông qua các giai đoạn phát triển của nó.
Giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do (từ khi ra đời tới năm 1871)
Là giai đoạn hình thành và phát triển hình thức tư hữu tư sản đối với các tư liệu sản xuất.
Về mặt chính trị: giai đoạn này đặc trưng bởi việc xác định các thể chế dân chủ, các tổ chức và đoàn thể tiến bộ.
Về kinh tế: Nhà nước chưa can thiệp sâu vào đời sống nền kinh tế - xã hội, nền kinh tế TBCN vẫn tự điều tiết bằng quy luật tự do cạnh tranh và quy luật giá trị.
Giai đoạn chủ nghĩa tư bản lũng loạn (1871 đến 1950)
Về chính trị - xã hội: Đây là giai đoạn mà nhà nước tư sản thể hiện rõ bản chất xấu xa, tàn bạo của mình.
Trong giai đoạn phát triển đế quốc, nhà nước tư sản có những thay đối nhất định với những đặc trưng cơ bản sau:
+ Nhà nước can thiệp sâu vào đời sống kinh tế - xã hội.
+ Nhà nước bị các nhóm tư bản độc quyền có thế lực chi phối.
+ Nhà nước đàn áp dã man các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và những người lao động khác, chiến tranh thế giới đẩy loài người trước thảm họa diệt chủng.
Giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại (1950, rõ nhất là từ 1970 trở lại đây)
Đặc trưng của giai đoạn này là có sự dung hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền với sức mạnh của nhà nước.
Tính xã hội được thể hiện rộng rãi và rõ rệt hơn các giai đoạn trước, nền kinh tế có sự điều tiết, đời sống nhân dân được chăm lo hơn
Xuất hiện mâu thuẫn mới, mâu thuẫn giữa lợi ích của các công ty xuyên quốc gia với lợi ích của các quốc gia c