Đề cương môn học Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: - Trong khối kiến thức và Khung chương trình nói chung, môn LSĐCSVN góp phần củng cố, bổ sung những vấn đề lý luận, thực tiễn về Đảng cầm quyền (thông qua quá trình ra đời và lãnh đạo của ĐCSVN đối với cách mạng nước ta qua hai thời kỳ: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa). - Những kiến thức lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; những thành tựu, hạn chế của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Từ đó góp phần cùng với các môn học khác rèn luyện kỹ năng, củng cố quan điểm, lập trường của học viên. - Môn học định hình những bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị thực tiễn để góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý của cán bộ ở cơ sở. - Môn học có 9 chuyên đề: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc (1930-1945). 2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1975). 3. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa (1954-1986). 4. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (từ năm 1986 đến nay). 5. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. 6. Phát huy sức đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng Việt Nam. 7. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong cách mạng Việt Nam. 8. Phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 9. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng – nhân tố hang đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

docx94 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn học Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM) HÀ NỘI, NĂM 2018 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: - Tổng số tiết quy chuẩn: 55 tiết (Lý thuyết: 45; Thảo luận: 10 tiết) - Yêu cầu đối với môn học: + Yêu cầu đối với người học: (+) Trước giờ lên lớp: Nghiên cứu đề cương môn học; tìm và đọc sách, tài liệu đã được giới thiệu trong đề cương môn học. (+) Trong giờ lên lớp: Nghe giảng, ghi chép, chuẩn bị ý kiến tham gia bài giảng, phát biểu ý kiến khi được phép, làm việc nhóm. (+) Sau giờ lên lớp: tự học, củng cố kiến thức, kỹ năng, thái độ, làm bài tập, ôn thi kết thúc học phần theo yêu cầu môn học. + Yêu cầu đối với giảng viên: (+) Trước giờ lên lớp: chuẩn bị đề cương, kế hoạch bài giảng, tài liệu học tập, các công cụ hỗ trợ dạy - học, giao nhiệm vụ cho học viên. (+) Trong giờ lên lớp: Giảng dạy đúng đề cương, kế hoạch bài giảng; chú trọng phát triển kỹ năng, định hướng thái độ tư tưởng của học viên; ứng dựng phương pháp giảng dạy tích cực sao cho phù hợp và hiệu quả; kiểm tra việc học viên thực hiện yêu cầu của giảng viên nhằm phục vụ tốt hoạt động dạy - học. + Sau giờ lên lớp: Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng bài giảng, lưu ý đến ý kiến phản hồi của học viên, của đồng nghiệp để từng bước điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả. - Khoa giảng dạy: Khoa Lịch sử Đảng. - Số điện thoại: 0243.854.0218 - Email người điều hành: thanhhuyenlsd@gmail.com 2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: - Trong khối kiến thức và Khung chương trình nói chung, môn LSĐCSVN góp phần củng cố, bổ sung những vấn đề lý luận, thực tiễn về Đảng cầm quyền (thông qua quá trình ra đời và lãnh đạo của ĐCSVN đối với cách mạng nước ta qua hai thời kỳ: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa). - Những kiến thức lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; những thành tựu, hạn chế của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Từ đó góp phần cùng với các môn học khác rèn luyện kỹ năng, củng cố quan điểm, lập trường của học viên. - Môn học định hình những bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị thực tiễn để góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý của cán bộ ở cơ sở. - Môn học có 9 chuyên đề: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc (1930-1945). 2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1975). 3. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa (1954-1986). 4. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (từ năm 1986 đến nay). 5. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. 6. Phát huy sức đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng Việt Nam. 7. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong cách mạng Việt Nam. 8. Phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 9. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng – nhân tố hang đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 3. Mục tiêu môn học + Về tri thức: (+) Cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; quá trình Đảng đề ra chủ trương và lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng XHCN ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay. (+) Đánh giá những thành tựu và hạn chế của cách mạng Việt Nam trong tiến trình cách mạng từ năm 1930 đến nay; tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của ĐCSVN trong lãnh đạo việc vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. (+) Rút ra những bài học kinh nghiệm của ĐCSVN trong quá trình lãnh đạo cách mạng - vận dụng những kinh nghiệm lịch sử trong nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng, phẩm chất của đội ng lãnh đạo quản lý. (+) Dự báo những thời cơ, thách thức của quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới hiện nay. + Về kỹ năng: (+) Thông qua nghiên cứu quá trình lịch sử và các sự kiện lịch sử của ĐCSVN, phát triển kỹ năng khái quát và tổng hợp cho học viên về những vấn đề lý luận và thực tiễn diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại. (+) Từ quá trình giảng dạy lịch sử, đặc biệt là coi trọng phương pháp lịch sử cụ thể, phát triển cho người học kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng cần phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể mới đảm bảo được tính khách quan, toàn diện... (+) Phát triển kỹ năng vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử của ĐCSVN vào thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý... + Về tư tưởng: (+) Giữ vững lập trường quan điểm, trung thành với đường lối của Đảng; hăng hái, nhiệt tình và có trách nhiệm trong tham gia chỉ đạo thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới hiện nay. (+) Tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng đồng thời cũng thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, thách thức của Đảng trong quá trình chỉ đạo cách mạng gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể của từng thời kỳ. (+) Trên cơ sở kiến thức lịch sử được trang bị, học viên tham gia vào cuộc đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch hòng bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín và phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay. PHẦN II: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ 1 I. Bài giảng/Chuyên đề 1 1. Tên chuyên đề: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và lãnh đạo đấu tranh giành độc lập (1930-1945) 2. Số tiết lên lớp: o5 tiết. 3. Mục tiêu: chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên: - Về kiến thức: + Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; quy luật sự ra đời của ĐCSVN là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 nhân tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước + Nội dung, giá trị Cương lĩnh Chính trị đầu tiên đối với lịch sử quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng của Đảng. + Quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam thời kỳ 1930-1945. + Trang bị cho học viên những tri thức để đánh giá về tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của ĐCSVN trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam thời kỳ 1930-1945. - Về kỹ năng: thông qua bài giảng học viên được rèn các kỹ năng sau + Kỹ năng quan sát, đánh giá, tổng kết thực tiễn; dự báo lựa chọn phương án hiện thực hóa nhiệm vụ cách mạng cho phù hợp với yêu cầu lịch sử của từng thời kỳ (Thông qua phân tích về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc; phân tích về quá trình Đảng ta đấu tranh để tìm tòi con đường giải phóng dân tộc phù hợp với điều kiện lịch sử của VN - Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng...)) + Kỹ năng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với cán bộ, đảng viên và nhân dân (Thông qua phân tích nội dung, phương pháp giảng dạy của Lớp học Chính trị đặc biệt (1925-1927). + Xử lý tình huống chính trị nảy sinh (quá trình hợp nhất các tổ chức cộng sản (so với quan điểm của Quốc tế Cộng sản). + Kỹ năng vận động, phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia cách mạng (thông qua phân tích về sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc và thế hệ các chiến sĩ cộng sản đầu tiên trong truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và yêu nước; Tổ chức khởi nghĩa từng phần thành công ở các tỉnh thành miền núi, tiền đề cho Tổng khởi nghĩa). + Kỹ năng ra quyết định quản lý trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể (thông qua phân tích nội dung, giá trị của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Thông qua phân tích về nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo chớp thời cơ thành công, lãnh đạo quần chúng đồng loạt nổi dậy trong Cách mạng tháng Tám năm 1945) + Kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn đảng, đặc biệt là trong đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Đảng (Thông qua nghiên cứu nội dung, giá trị tác phẩm “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đặc biệt là nguyên tắc “tự chỉ trích Bônsêvic”) - Về thái độ/tư tưởng: + Học viên nhận diện rõ tính tất yếu, khách quan của việc lựa chọn gắn độc lập dân tộc với cách mạng vô sản và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên đối với xu hướng vận động của cách mạng nước ta hiện nay về gắn độc lập dân tộc với CNXH và sự lãnh đạo của Đảng. + Nhận diện rõ tính quy luật sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm nâng cao tính tư tưởng trong quyết tâm tham gia vào xây dựng, chỉnh đốn đảng của Đảng hiện nay. + Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quần chúng, xây dựng khối liên minh công - nông - trí, nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể xã hội trong cách mạng... + Học viên được củng cố kiến thức, niềm tin để có thể tham gia đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, xuyên tạc về vai trò của Đảng trong lãnh đạo đấu tranh giành độc lập thời kỳ 1930-1945 và giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: + Học viên có thể phân tích, đánh giá tính tất yếu, khách quan về sự ra đời của ĐCSVN. + Học viên có thể phân tích, đánh giá được những nét độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc với quá trình tìm đường cứu nước, truyền bá CN Mác - Lênin vào VN. + Học viên có thể phân tích, đánh giá về nội dung, giá trị của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng. . + Rút ra quy luật sự ra đời của ĐCSVN - vận dụng sáng tạo trong xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay + Phân tích, đánh giá được quá trình đấu tranh tư duy, định hình con đường giải phóng dân tộc phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930-1945. + Những kinh nghiệm của Đảng trong vận động, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân; trong kết hợp sức mạnh dân tộc với sự mạnh thời đại - Chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là lựa chọn tất yếu, khách quan của lịch sử VN. - Phân tích được những nét độc đáo, sáng tạo của NAQ trong quá trình tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập ĐCSVN. - Chứng minh được quy luật sự ra đời của ĐCSVN là sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 nhân tố: Chủ nghĩa Mác - Leenin, phong trào công nhân và phóng trào yêu nước. - Phân tích làm rõ những sáng tạo điển hình của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc thời kỳ (1930-1945). - Vận dụng những kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc (1930-1945) vào thực tiễn hiện nay. Thi vấn đáp, thi tự luận - Về kỹ năng: + Học viên có kỹ năng đánh giá sát tình hình, dự báo chiến lược, lựa chọn phương án hiện thực hóa nhiệm vụ cách mạng hiện nay. + Kỹ năng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của học viên được nâng lên. + Tăng cường kỹ năng xử lý tình huống chính trị nảy sinh. + Kỹ năng ra quyết định quản lý đúng đắn đảm bảo nguyên tắc: vận dụng sáng tạo lý luận cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của cơ quan, đơn vị + Kỹ năng phân tích tình hình thực tiễn để hoạch định đường lối, chính sách, các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn ngành, địa phương. + Kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn đảng, đặc biệt là trong đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Đảng. - Về thái độ/Tư tưởng: + Học viên nhận diện rõ tính tất yếu, khách quan của việc thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, của việc lựa chọn con ðýờng ðộc lập dân tộc gắn liền với CNXH... + Được củng cố niềm tin về xu hướng vận động của cách mạng nước ta và sự lãnh đạo của Đảng hiện nay của học viên được nâng cao. + Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc được nâng lên. + Học viên có thể nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác quần chúng, xây dựng khối liên minh công - nông, nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể xã hội trong cách mạng... + Học viên có kiến thức và bản lĩnh trong đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, xuyên tạc về vai trò của Đảng trong lãnh đạo cách mạng 1930-1945 và giá trị của Cách mạng Tháng Tám. 5. Nội dung chi tiết và quá trình tổ chức dạy học: Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP...... 1. Bối cảnh lịch sử và yêu cầu bức thiết về giải phóng dân tộc - Bối cảnh lịch sử -Cuộc khủng hoảng về phong trào giải phóng dân tộc 2. Đặc điểm sự ra đời của Đảng * Nguyễn Ái Quốc với quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản - Chuẩn bị về tư tưởng - Chuẩn bị về chính trị - Chuẩn bị về tổ chức * Đặc điểm sự ra đời của Đảng -Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba nhân tố * Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - sáng tạo về tổ chức và đường lối - Hội nghị hợp nhất - sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về xây dựng tổ chức. - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. * Ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thuyết trình. - Tự học: Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu XX - Pháp vấn, thảo luận: Tại sao phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX diễn ra rất mạnh mẽ nhưng đều thất bại? - Pháp vấn, thảo luận:.Những sáng tạo điển hình của Nguyễn Ái Quốc với quá trình vận động thành lập Đảng? *Câu hỏi trước giờ lên lớp: Câu hỏi khởi động: 1. Các đồng chí có hiêu biết gì về quá trình vận động thành lập ĐCSVN và thời kỳ 1930-1945. 2. Các đồng chí có mong muốn gì khi nghiên cứu chuyên đề này? *Câu hỏi trong giờ lên lớp: * Câu hỏi phần I: 1. Tại sao phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam không lựa chọn cách mạng dân chủ tư sản? 2. Tại sao nói: quy luật mang tính đặc thù của quá trình vận động thành lập ĐCSVN là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 nhân tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước? 3. Những giá trị lịch sử của Cương lĩnh đâù tiên với quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng của Đảng hơn 8 thân niên qua? II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1930-1939) 1. Lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931. - Bối cảnh lịch sử. - Sự điều chỉnh đường lối (Hội nghị Trung ương tháng 10-1930). - Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh. 2. Đấu tranh khôi phục phong trào và tổ chức Đảng (1932-1935) - Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) 3.Lãnh đạo phong trào cách mạng 1936-1939 - Bối cảnh lịch sử - Nhận thức mới của Đảng trong giải quyết các nhiệm vụ chiến lược - Những phong trào đấu tranh tiêu biểu - Tự nghiên cứu về cao trào 1930-1931 - Thảo luận: Tại sao phong trào Xô viết Nghệ tĩnh lại rơi vào tình trạng “tả khuynh”? - Tự nghiên cứu: các phong trào đấu tranh giai đoạn 1936-1939. - Pháp vấn. thảo luận: Những đóng góp mới của phong trào 1936-1939 về phương thức tổ chức quần chúng đấu tranh? 4. Những kinh nghiệm lịch sử cần rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh? III. LÃNH ĐẠO CAO TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1939-1945) 1. Lãnh đạo chuẩn bị thực lực mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (9-1939 - 8-1945) - Bối cảnh lịch sử - Sự phát triển đường lối. - Lãnh đạo phong trào đấu tranh. 2. Lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thắng lợi, thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Những chuyển biến của tình hình - Quyết định của Đảng - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám -Thuyết trình, Pháp vấn: Tại sao Hội nghị Trung ương lân thứ tám (5-1941) là sự hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược của các mạng Việt Nam? 5. Tại sao Cách mạng Tháng Tám là đỉnh cao nghệ thuật chớp thời cơ. 6. Những tố chất, kỹ năng gì cần có ở người lãnh đạo trong tạo thời cơ và chớp thời cơ cho cách mạng? *Câu hỏi, bài tập sau giờ lên lớp: 1. Tại sao nói: sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn tất yếu, khách quan của lịch sử Việt Nam? 2. Có quan điểm cho rằng: Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng ăn may, bằng những kiến thức lịch sử đã được trang bị, đồng chí hãy đấu tranh với những quan điểm nêu trên. 6. Tài liệu học tập 1. Tài liệu bắt buộc: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị , Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận Chính trị, H, 2018. 2. Tài liệu tham khảo: - Học viện Chính trị Khu vực I, Khoa Lịch sử Đảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, H, 2016. - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Na m, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. - PGS, TS Phạm Xanh: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào Việt Nam (1921-1930), Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2001. - Lê Mậu Hãn: Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2010. 7. Yêu cầu với học viên : - Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Làm bài tập. - Chuẩn bị nội dung tự học. - Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp. - Đọc tài liệu theo hướng dẫn. - Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận. ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ 2 1. Tên chuyên đề: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc (1945 - 1975) 2. Số tiết lên lớp: 5 tiết 3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên: Mục tiêu: Chuyên đề cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: .+ Phân tích bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế sau Cách Mạng tháng Tám và tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc và chính quyền cách mạng. + Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo đấu tranh bảo vệ chính quyền giai đoạn 1945 - 1946. + Phân tích về quá trình hình thành, phát triển của đường lối Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và Kháng chiến chống Mỹ , cứu nước (1954-1975). + Tinh thần chủ động, sang tạo của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc (1945-1975). + Rút ra những tổng kết, đánh giá thành tựu, hạn chế; kinh nghiệm trong lãnh đạo kháng chiến (1945-1975). - Về kỹ năng: + Trang bị cho học viên năng lực đánh giá tình hình nhằm nhận diện thời cơ, thách thức, hạn chế rủi ro và khả năng ra quyết định trong tình huống cấp bách (thông qua phân tích bối cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" của Việt Nam sau năm 1945, Chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc", xác định kẻ thù chính, nhiệm vụ cách mạng; quyết định mở đầu toàn quốc kháng chiến 19-12-1946; những hạn chế trong quyết định tổng tấn công nổi dạy Tết Mậu than 1968; Những thành công trong tổng tấn công nổi dạy giải phóng miền Nam. chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử)) + Rèn luyện cho học viên tư duy phản biện chính sách (thông qua việc khái quát hóa về quá trình Đảng lãnh đạo cũng như đánh giá thành tựu, hạn chế, của quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp; quyết định lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Tổng tấn công và nổi dạy Tết Mậu Thân 1968). + Xây dựng kế hoạch đảm bảo mục tiêu chiến lược, phù hợp với yêu cầu cụ thể tình hình từng giai đoạn (Nghệ thuật “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong giai đoạn 1945-1946); Thông qua phân tích về sự chủ động trong chống lại kế hoạch Nava và chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đưa Pháp vào thế bị động; Đàm phán tại Hội nghj Pari). + Tổ chức thực hiện, vận động, tập hợp quần chúng (Những biện pháp nhằm chống giặc đói, chống giặc dốt và vận động mở các loại quỹ trong giai đoạn 1945-1946; huy động sức mạnh chiến tranh nhân dân trong kháng chiến.. ). + Ra quyết định đúng, kịp thời (Quyết định mở đầu, kết thúc cuộc kháng chiến chủ động, sáng tạo và linh hoạt, quyết định dừng đấu tranh vũ trang sau Điện Biên Phủ và đàm phán Gionevơ; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử) - Về tư tưởng: + Tăng cường, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. + Giúp học viên tin tưởng, tự hào về sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) + Nhận thức rõ tầm quan trọng của t
Tài liệu liên quan