Câu 1. Quy hoạch xây dựng là gì? Phân tích quy hoạch xây dựng đô thị?(Tr 23)
Trả lời:
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh
Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng. Bao gồm:
+ Quy hoạch xây dựng chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải đảm bảo xây dựng tổng mặt bằng sự dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch, phân khu chức năng đô thị, mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị, bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị.
+ Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình.
6 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn học Luật học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG LUẬT (15/06/2011)
Câu 1. Quy hoạch xây dựng là gì? Phân tích quy hoạch xây dựng đô thị?(Tr 23)
Trả lời:
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh
Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng. Bao gồm:
+ Quy hoạch xây dựng chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải đảm bảo xây dựng tổng mặt bằng sự dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch, phân khu chức năng đô thị, mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị, bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị.
+ Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải đảm bảo xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng, các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị. Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập qui hoạc chi tiết.
Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các biện pháp bảo đảm cảnh quan môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan.
Đối với các quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải tạo các công tình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch chung khu vực xây dựng.
Câu 2. Phân tích trình tự thủ tục lập dự án đầu tư
Trả lời:
Trình tự thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
1. Giai đoạn chuẩn bị, bao gồm:
a. Nội dung của công tác chuẩn bị:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư
- Tiến hành thăm dò thị trường, nhu cầu tiêu thụ, xem xét về nguồn vốn
- Lập dự án đầu tư, gửi hồ sơ đến các cấp có thẩm quyền
b. Lập dự án đầu tư.
Theo quy chế quản lý đầu tư kèm theo Nghị định số 52/1999 của Chính phủ thì:
+ Đối với các dự án nhóm A chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Trường hợp dự án được quốc hội và chính phủ quyết định thì chỉ cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Đối với dự án nhóm B chủ đầu tu nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nếu có yêu cầu phải lập nghiên cứu tiền khả thi thì yêu cầu văn bản.
+ Dự án nhóm C có mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
c. Thẩm định dự án đầu tư.
+ Dự án đầu tư xây dựn công trình trước khi quyết định đầu tư phải tiến hành thẩm định theo pháp luật.
d. Quyết định đầu tư.
+ Thủ tướng chính phủ quyết định đối với dự án đầu tư xây dựng các công trình quan trọng sau khi được quốc hội thông qua chủ trương. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định đối với các dự án đầu tư còn lại.
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
+ Xin giao đất hoặc cho thuê đất
+ Xin giấy phép xây dựng đối với các công trình yêu cầu có giấy phép xây dựng
+ Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng
+ Mua sắm thiết bị công nghệ
+ Thực hiện khảo sát thiết kế
+Thẩm định phê duyệt thiết kế
+ Tiến hành thi công
3. Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác.
+ Nghiệm thu và bàn giao công trình
+ Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình
+ Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng
+ Bảo hành công trình
+ Quyết toán vốn.
Câu 3. Phân tích các điều kiện đối với cá nhân và tổ chức thực hiện hoạt động khảo sát thiết kế
Trả lời:(tr62)
1. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng.
- Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng.
- Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
- Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Các cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
- Máy móc thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
- Phòng thí nghiệm thực hiện nhiệm vụ khảo sát phải đủ tiêu chuẩn xây dựng theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.
2. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế xây dựng công trình
a. Tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình.
+ Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
b. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng.
+ Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng công trình
+ Đối với thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nằm trong các khu di tích, văn hóa thì phải do một tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế hoặc năng lực hành nghề thiết kế.
Câu 4. Phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức lựa chọn nhà thầu
Trả lời.
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.
1. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Theo quy định của pháp luật hiện nay tùy theo tính chất, quy mô, nguồn vốn xây dựng thì có các hình thức lựa chọn nhà thầu là:
* Đấu thầu rộng rãi:
- Được áp dụng để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
- Bên mời thầu thông báo rỗng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện và thời gian tham gia dự thầu.
- Bên mời thầu chỉ được tham gia khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng và năng lực hành nghề xây dựng phù hợp
- Bên mời thầu phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng kết quả trúng thầu và giá thầu.
* Đấu thầu hạn chế:
- Được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động và năng lực hành nghề được mời tham dự thầu.
* Chỉ định thầu trong hoạt động xây dựng:
- Người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định thầu một tổ chức hay cá nhân có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện công trình với giá hợp lý trong các trường hợp như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm, công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm. Các công trình có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của chính phủ. Tu bổ, tôn tạo, phụ hồi các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa,
- Cá nhân, tổ chức được chỉ định thầu phải có đầy đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có tài chính lành mạnh, minh bạch.
* Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
- Được thực hiện đối với các công trình như:
+ Trụ sở các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên
+ Các công trình văn hoác, thể thao, và các công trình công cộng có quy mô lớn
+ Các công trình khác có kiến trúc đặc thù.
2. Phương thức lựa chọn nhà thầu: Bao gồm các phương thức như:
* Đấu thầu một túi hồ sơ:
Khi dự thầu theo phương thức này thì nhà thầu chỉ cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu trong một túi hồ sơ chung.
* Đấu thầu hai túi hồ sơ:
- Phương thức này áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, theo đó nhà thầu phải nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.
- Túi hồ sơ về kỹ thuật được xem xét trước để đánh giá và xếp hạng, nếu được xếp hạng nhất về kỹ thuật thì sẽ được xem xét túi hồ sơ về tài chính.
- Trong trường hợp nhà thầu không đáp ứng được các điều kiện về tài chính và các điều kiện của hợp đồng thì bên mời thầu phải xin ý kiến của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
* Đấu thầu hai giai đoạn:
- Phương thức này áp dụng cho các dự án lớp, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật, hoặc dự án chìa khóa trao tay.
- Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể đối với từng nhà thầu nhằm thống nhất các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật.
- Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia giai đoạn một nộp đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn thiện về mặt tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện về hợp đồng, giá bỏ thầu.
Câu 5. Phân tích các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng, soạn thảo một hợp đồng tư vấn, khảo sát, thiết kế trong hợp đồng xây dựng.
Trả lời:
* Điều khoản chủ yếu trong hợp đồng xây dựng
Điều khoản chủ yếu trong hợp đồng xây dựng là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, nếu thiếu thì hợp đồng được tuyên bố là vô hiệu. Các khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
1. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc:
+ Tuỳ theo từng sản phẩm của hợp đồng xây dựng, phải quy định rõ nội dung khối lượng công việc chủ yếu và những tiêu chuẩn áp dụng phải thực hiện.
2. Thời gian và tiến độ thực hiện.
Hợp đồng phải ghi rõ: thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành bàn giao sản phẩm của hợp đồng; tiến độ thực hiện từng hạng mục, từng công việc phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Trường hợp Bên giao thầu ký nhiều hợp đồng với Bên nhận thầu để thực hiện các công việc xây dựng thì tiến độ của các hợp đồng phải phối hợp để thực hiện được tổng tiến độ của dự án. Các bên của hợp đồng phải thiết lập phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để ghi rõ yêu cầu về tiến độ đối với từng loại công việc phải thực hiện.
3. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao:
4. Giá cả và phương thức thanh toán:
- Giá hợp đồng là giá được thoả thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo nội dung của hợp đồng.
- Căn cứ giá hợp đồng và các thoả thuận trong hợp đồng, trên cơ sở khối lượng thực hiện, hai bên có thể thanh toán theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng. Có thể thanh toán hợp đồng theo phương thức chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.
5. Thời hạn bảo hành:
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
*** Soạn thảo một hợp đồng tư vấn khảo sát thiết kế (tự nghĩ)
Câu 6. Điều kiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng (Tr74)
Trả lời:
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng công trình, trừ một số công trình xây dựng không cần giấy phép theo quy định.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc cấp giấy phép xây dựng phải tuân theo các điều kiện, thủ tục:
Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt
Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, thiết kế đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh, bảo đảm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật
Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, cacsc công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sự dụng ở các công trình liền kề xung quanh
Khi xây dựng, cải tạo cac đường phố phải xây dựng hệ thống tuynen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị
Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng thiết kế tầng hầm.
Đối với công trình xây dựng tạm, việc cấp giấy phép xây dựng phải tuân theo quy định tại khoản 3 điều 62 và khoản 2 điều 63 của luật xây dựng.