Đề cương môn Triết học

Trong thời kỳ sơ khai của triết học, cùng với cuộc đấu tranh giữa quan điểm duy vật và duy tâm về bản thể luận, còn có cuộc đấu tranh giữa quan điểm biện chứng với quan điểm siêu hình về bản tính thế giới. 1. Hêraclít (540 - 475 TCN) coi bản nguyên của thế giới là lửa và khẳng định bản tính thế giới là "mọi thứ đều trôi qua". Tính đặc thù của tư tưởng này chính là ông thừa nhận sự thống nhất mâu thuẩn của vận động và đứng im, sinh thành và hiện hữu. ở Hêraclít vận động và đứng im là một sự thống nhất của các mặt đối lập, giống như đấu tranh và hài hoà, chúng không tồn tại thiếu nhau và thể hiện ra thông qua nhau. Ông vừa thừa nhận dòng sông luôn chảy. mặt triết họcời thường xuyên và liên tục biến đổi, vừa thừa nhận không có cái gì ổn định và bất biến hơn là dòng sông luôn chảy và mặt trời thường xuyên chiếu sáng. Nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im và tính xác định của dòng sông không loại trừ sự vận động (chảy) của nó. Hêraclít nói rõ hơn "khi biến đổi, nó đứng im" (nghỉ ngơi). Từ đó ta suy ra rằng chính Hêraclít là người nói về cái hài hoà trong đấu tranh, thống nhất trong phân đôi, bất biến trong biến đổi, đồng nhất trong khác biệt, vĩnh cửu trong nhất thời. Khái niệm triết học co bản của tư tưởng về bản tính thế giới của Hêraclít là Logos. Thuật ngữ này làm nên nội dung cốt lõi của phép biện chứng Hêraclít. Theo ông , trước hết Logos là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu. Thống nhất ở đây có nghĩa là sự đồng nhất của cái đa dạng, là sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Vốn là tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng, ông thường sử dụng tư tưởng này với tính kiê đinh và nhất quán. Ông phê phán các tiền bối như Hêxiốt, Pitago, Xênôphan không hiểu sự thống nhất. ông cho rằng ngày và đêm, thiện và ác không phải là một, đó là điều ai cũng hiểu. Nhưng ngày và đêm, thiện và ác, cũng như mội đối lập tạo nên một chỉnh thể thống nhất thì là điều ít ai hiểu. Đương nhêi dễ hiểu rằng các kiểu đối lập trên là nối tiếp nhau, tạo ra tính chu kỳ và tính lặp lại nhất định. Nhưng người ta, theo Hêraclít không hiểu được rằng bản thân tính chu kỳ và tính lặp lại đó được quy định bởi sự thống nhất, sự hoà hợp, sự hài hoà giữa các mặt đối lập, tức bởi "logos" phổ biến. Nói tới sự thống nhất của các mặt đối lập, Hêraclít chỉ muốn nói rằng các mặt đối lập giả định với nhau nhưng và không thể có được nếu thiếu nhau chứ không phải là sự trùng hợp tuyệt đối: chẳng hạn không thể biết quý sức khoẻ nếu không biết đối lập của nó là bệnh. Hêraclít nói rằng "Bệnh tật làm cho sức khoẻ trở nên quý giá, ngọt ngào". Thứ hai là quan hệ giữa Logos chủ quan và logos khách quan, tức là khả năng thống nhất giữa chúng. Hêraclít đã giải quyết vấn đề một cách khẳng định. Ông cho rằng tư duy vốn có sở mọi người và Logos thế giới con người (củ quan) có khả năng phù hợp với Logos thế giới (khách quan), mặc dù điều đó không diễn ra thường xuyên và hoàn toàn không phải ở mọi người. Khả năng ấy suy ra rằng việc nhận thức Logos của thế giới bên ngoài là có thể đựơc. Con đường đạt tới khả năng ấy the Hêraclít là bằng sự nỗ lực của bản thân và quan hệ với Logos thế giới bên ngoài. Đóng góp cơ bản của Hêraclít trong lịch sử phép biện chứng là cách trình bày đầu tiên về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông đã cố thể hiện bản chất mâu thuẫn của các sự vật trong ogos" chủ quan và chỉ ra sự thống nhất biện chứng của nhận thức và biện chứng của thế giới. Đối lập với biện chứng của Hêraclít là phép biện chứng "phủ định" của trường phái Êlê, với chủ trương vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt vong với hai đại biểu lớn là Páctêmít (khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V TCN) và Dênôn (khoảng 490 - 430 TCN). Vấn đề lớn trong triết học Páctêmít là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tư duy, vận động và đứng im. Cuộc tranh luận giữa Hêraclít với Páctêmít là cuộc tranh luận giữa một người xem sự vật trong vận động với một người xem sự vật trong trạng thái yên tĩnh. Tư tưởng triết học của Páctêmít thể hiện ở ba luận điểm: coi vận động, biến đổi là hư ảo, bác bỏ quan điểm không gian rỗng thuần tuý; coi tồn tại và tư duy đồng nhất với nhau vừa như quá trình, vừa như kết quả. Tư duy là tư duy chỉ khi nào có vật thể, và vật thể là vật thể hiện hữu chỉ khi nào ta tư duy được với tính cách nó có như một hiện thể đặc trưng coi thế giới không có sinh thành, xuất hiện và diệt vong. Dênôn đã cụ thể hoá và phát triển nguyên lý "vạn vật đồng nhất thể" và vạn vật bất biến bằng phương pháp trưng dẫn chứng lý và nghịch lý. Ông đã đặt ra quan hệ giữa vận động và đứng im, giữa liên tục và gián đoạn, giữa hữu hạn và vô hạn, song ông chưa có điều kiện để bàn tới tính biện chứng theo cách nhìn hiện đại về các mối quan hệ ấy. Mặt tích cực của nhà biện chứng theo nghĩa cũ này là các nghịch lý (aporia) của ông thực sự kích thích tư duy, khuyến khích tinh thần hoài nghi, tranh luận đi tới chân lý. Vào thời cực thịnh của triết học, tư tưởng biện chứng được thể hiện trong tư tưởng của Xôcrát (469 - 399 TCN). Ông trình bày quan điểm của mình chỉ bằng lời nói, dưới hình thức hội hoạ hay tranh luận, theo phương pháp đặc biệt, đặc trưng cho ông; đó là phương pháp Xocrát, phương pháp này có bốn bước. + Mỉa mai là thủ pháp phản biện bằng cách nêu hàng lạot câu hỏi có tính chất mỉa mai nhằm dồn người đối thoại vào thế mâu thuẫn, thừa nhận những khiếm khuyết trong lập luận của mình, từ đó thừa nhận chân lý. + Đỡ đẻ với nghĩa là người thầy, người dẫn dắt không bỏ mặc người đang đối thoại với mình (học trò chẳng hạn) ở tình trạng không lối thoát mà chủ động nêu ra những vấn đề mới, giúp họ đạt tới chân lý. Việc đó giống như bác sĩ giúp người mẹ sinh ra đứa con. + Quy nạp là quá trình đi phân tích những hành vi riêng lẻ đến khái quát để nắm bắt bản chất con người và đời sống xã hội. + Xác định Hay định nghĩa là bước cuối cùng của tiếp cận chân lý: gọi đúng tên sự vật, chỉ ra đúng bản chất của nó, xác định đúng những chuẩn mực hành vi đạo đức, tiến tới xây dựng một khoa học về cái thiện phổ quát, giúp con người sống hạnh phúc, hợp lý trí.

doc28 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Câu 1: Thông qua một số triết gia tiêu biểu của khuynh hướng duy vật anh (chị) hãy làm rõ những tư tưởng biện chứng của thiết học Hy Lạp la mã cổ đại. Câu 2: Tại sao nói mối quan hệ giữa đức tin và lý tính là vấn đề trung tâm của triết học Tây Âu thời trung cổ Câu 3: Bằng những kiến thức triết học anh (chị) hãy làm rõ đặc điểm triết học thời kỳ phục hưng ở Tây Âu. Câu 4: Anh (chị) hãy làm rõ vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận là một trong những trọng tâm của thiết học Tây Âu thời cận đại. Câu 5: Từ lập trường triết học duy vật biện chứng anh (chị) hãy đánh giá về chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoi-ơ-bắc. Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày triết lý của Phật giáo về thế giới và con người. Câu 7: Triết học Trung Hoa cổ đại: + Khổng tử + Lão Tử + Pháp Gia Câu 8. Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin và ở nước ta hiện nay Câu 9. Thống nhất nguyên tắc giữa lý luận và thực tiển trong triết học Mác - Lênin (nhận định của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin) Câu 10. Chủ nghĩa duy vật Mác - Lênin cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học Câu 1: Thông qua một số triết gia tiêu biểu của khuynh hướng duy vật anh (chị) hãy làm rõ những tư tưởng biện chứng của triết học Hy lạp - La Mã cổ đại. Đất nước Hy lạp ở vào vị trí rất thuận lợi về tầi nguyên, khí hậu, đất đai, đặc biệt có đường biên giới biển bao quanh do vậy rất thuận lợi trong việc bang giao với các nước khác (tiếp nhận, thừa kế những tri thức, tài nguyên của các nước khác). Quan hệ Hàng - Tiền là quan hệ đượ hình thành sớm nhất ở Hy lạp, là nội lực kinh tế để yểm trợ cho sự lớn mạnh của giai cấp chủ nô. Hy lạp là nước đầu tiên thực hiện chế độ liên bang. Hy lạp là đất nước của sử thi, thần thoại (1/3 kho sử thi của thế giới). Hy lạp còn là đất nước của tôn giáo, do đó sinh hoạt tôn giáo là một bộ phạn quan trọng hình thành nên các tri thức về tôn giáo (trở thành một bộ phận trong triết học đầu tiên). Tư tưởng biện chứng trong triết học của một số triết gia khuynh hướng duy vật Hy lạp - La mã cổ đại. Trong thời kỳ sơ khai của triết học, cùng với cuộc đấu tranh giữa quan điểm duy vật và duy tâm về bản thể luận, còn có cuộc đấu tranh giữa quan điểm biện chứng với quan điểm siêu hình về bản tính thế giới. 1. Hêraclít (540 - 475 TCN) coi bản nguyên của thế giới là lửa và khẳng định bản tính thế giới là "mọi thứ đều trôi qua". Tính đặc thù của tư tưởng này chính là ông thừa nhận sự thống nhất mâu thuẩn của vận động và đứng im, sinh thành và hiện hữu. ở Hêraclít vận động và đứng im là một sự thống nhất của các mặt đối lập, giống như đấu tranh và hài hoà, chúng không tồn tại thiếu nhau và thể hiện ra thông qua nhau. Ông vừa thừa nhận dòng sông luôn chảy. mặt triết họcời thường xuyên và liên tục biến đổi, vừa thừa nhận không có cái gì ổn định và bất biến hơn là dòng sông luôn chảy và mặt trời thường xuyên chiếu sáng. Nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im và tính xác định của dòng sông không loại trừ sự vận động (chảy) của nó. Hêraclít nói rõ hơn "khi biến đổi, nó đứng im" (nghỉ ngơi). Từ đó ta suy ra rằng chính Hêraclít là người nói về cái hài hoà trong đấu tranh, thống nhất trong phân đôi, bất biến trong biến đổi, đồng nhất trong khác biệt, vĩnh cửu trong nhất thời. Khái niệm triết học co bản của tư tưởng về bản tính thế giới của Hêraclít là Logos. Thuật ngữ này làm nên nội dung cốt lõi của phép biện chứng Hêraclít. Theo ông , trước hết Logos là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu. Thống nhất ở đây có nghĩa là sự đồng nhất của cái đa dạng, là sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Vốn là tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng, ông thường sử dụng tư tưởng này với tính kiê đinh và nhất quán. Ông phê phán các tiền bối như Hêxiốt, Pitago, Xênôphan… không hiểu sự thống nhất. ông cho rằng ngày và đêm, thiện và ác không phải là một, đó là điều ai cũng hiểu. Nhưng ngày và đêm, thiện và ác, cũng như mội đối lập tạo nên một chỉnh thể thống nhất thì là điều ít ai hiểu. Đương nhêi dễ hiểu rằng các kiểu đối lập trên là nối tiếp nhau, tạo ra tính chu kỳ và tính lặp lại nhất định. Nhưng người ta, theo Hêraclít không hiểu được rằng bản thân tính chu kỳ và tính lặp lại đó được quy định bởi sự thống nhất, sự hoà hợp, sự hài hoà giữa các mặt đối lập, tức bởi "logos" phổ biến. Nói tới sự thống nhất của các mặt đối lập, Hêraclít chỉ muốn nói rằng các mặt đối lập giả định với nhau nhưng và không thể có được nếu thiếu nhau chứ không phải là sự trùng hợp tuyệt đối: chẳng hạn không thể biết quý sức khoẻ nếu không biết đối lập của nó là bệnh. Hêraclít nói rằng "Bệnh tật làm cho sức khoẻ trở nên quý giá, ngọt ngào". Thứ hai là quan hệ giữa Logos chủ quan và logos khách quan, tức là khả năng thống nhất giữa chúng. Hêraclít đã giải quyết vấn đề một cách khẳng định. Ông cho rằng tư duy vốn có sở mọi người và Logos thế giới con người (củ quan) có khả năng phù hợp với Logos thế giới (khách quan), mặc dù điều đó không diễn ra thường xuyên và hoàn toàn không phải ở mọi người. Khả năng ấy suy ra rằng việc nhận thức Logos của thế giới bên ngoài là có thể đựơc. Con đường đạt tới khả năng ấy the Hêraclít là bằng sự nỗ lực của bản thân và quan hệ với Logos thế giới bên ngoài. Đóng góp cơ bản của Hêraclít trong lịch sử phép biện chứng là cách trình bày đầu tiên về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông đã cố thể hiện bản chất mâu thuẫn của các sự vật trong ogos" chủ quan và chỉ ra sự thống nhất biện chứng của nhận thức và biện chứng của thế giới. Đối lập với biện chứng của Hêraclít là phép biện chứng "phủ định" của trường phái Êlê, với chủ trương vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt vong với hai đại biểu lớn là Páctêmít (khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V TCN) và Dênôn (khoảng 490 - 430 TCN). Vấn đề lớn trong triết học Páctêmít là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tư duy, vận động và đứng im. Cuộc tranh luận giữa Hêraclít với Páctêmít là cuộc tranh luận giữa một người xem sự vật trong vận động với một người xem sự vật trong trạng thái yên tĩnh. Tư tưởng triết học của Páctêmít thể hiện ở ba luận điểm: coi vận động, biến đổi là hư ảo, bác bỏ quan điểm không gian rỗng thuần tuý; coi tồn tại và tư duy đồng nhất với nhau vừa như quá trình, vừa như kết quả. Tư duy là tư duy chỉ khi nào có vật thể, và vật thể là vật thể hiện hữu chỉ khi nào ta tư duy được với tính cách nó có như một hiện thể đặc trưng coi thế giới không có sinh thành, xuất hiện và diệt vong. Dênôn đã cụ thể hoá và phát triển nguyên lý "vạn vật đồng nhất thể" và vạn vật bất biến bằng phương pháp trưng dẫn chứng lý và nghịch lý. Ông đã đặt ra quan hệ giữa vận động và đứng im, giữa liên tục và gián đoạn, giữa hữu hạn và vô hạn, song ông chưa có điều kiện để bàn tới tính biện chứng theo cách nhìn hiện đại về các mối quan hệ ấy. Mặt tích cực của nhà biện chứng theo nghĩa cũ này là các nghịch lý (aporia) của ông thực sự kích thích tư duy, khuyến khích tinh thần hoài nghi, tranh luận đi tới chân lý. Vào thời cực thịnh của triết học, tư tưởng biện chứng được thể hiện trong tư tưởng của Xôcrát (469 - 399 TCN). Ông trình bày quan điểm của mình chỉ bằng lời nói, dưới hình thức hội hoạ hay tranh luận, theo phương pháp đặc biệt, đặc trưng cho ông; đó là phương pháp Xocrát, phương pháp này có bốn bước. + Mỉa mai là thủ pháp phản biện bằng cách nêu hàng lạot câu hỏi có tính chất mỉa mai nhằm dồn người đối thoại vào thế mâu thuẫn, thừa nhận những khiếm khuyết trong lập luận của mình, từ đó thừa nhận chân lý. + Đỡ đẻ với nghĩa là người thầy, người dẫn dắt không bỏ mặc người đang đối thoại với mình (học trò chẳng hạn) ở tình trạng không lối thoát mà chủ động nêu ra những vấn đề mới, giúp họ đạt tới chân lý. Việc đó giống như bác sĩ giúp người mẹ sinh ra đứa con. + Quy nạp là quá trình đi phân tích những hành vi riêng lẻ đến khái quát để nắm bắt bản chất con người và đời sống xã hội. + Xác định Hay định nghĩa là bước cuối cùng của tiếp cận chân lý: gọi đúng tên sự vật, chỉ ra đúng bản chất của nó, xác định đúng những chuẩn mực hành vi đạo đức, tiến tới xây dựng một khoa học về cái thiện phổ quát, giúp con người sống hạnh phúc, hợp lý trí. Tư tưởng biện chứng của triết học duy vật cổ đại Hy lạp - La mã ra đời sớm nhất trong lịch sử, được đánh giá cao và được nhiều nhà triết học sau này tiếp thu, phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng ở giai đoạn nay là "phép biện chứng khách quan tự phát" có nghĩa là khi phát triển các yếu tố của phép biện chứng trên thực tế, các nhà triết học Hy lạp về chủ quan đã không ý thức được nó, đã không tự giác xây dựng thành hệ thống. Khi phản ánh tính chất biện chứng tự hiên xã hội và tư duy, phép biện chứng tự phát đó đã tồn tại dưới hai hình thức: phép biện chứng khẳng định và phép biện chứng phủ định… Câu 5: Từ lập trường triết học duy vật Anh (Chị) hãy đánh giá về CNDV chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoi-ơ-Bắc. Lút-vích Phơ Bách (28/7/1804 - 1872) nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, một trong những bậc tiền bối của triết học Mác. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình luật sư nổi tiếng, theo học ở trường đại học tổng hợp Béclin, tham gia phái Hêghen trẻ về sau ông tách khỏi phái Hêghen trẻ và trở thành người phê phán Hêghen và bắt đầu xây dựng học thuyết duy vật. Các tác phẩm triết học lớn của ông là: "Phê phán triết học Hêghen" năm 1839, "Bàn về sự chết" năm 1840, "Bản chất của đạo thiên chúa" năm 1841, "Đề cương cho sự cải cách triết học " năm 1842, "những nguyên lí cơ bản của triết học tương lai" năm 1843, "Bản chất của tôn giáo" năm 1845. Trong đó nổi bật nhất là triết học duy vật nhân bản, tức học thuyết về con người, ở đó Phơ - Bách đã hoàn thành lập luận cho những quan điểm duy vật của ông, và đánh một đòn quan trọng vào triết học duy tâm của Hêghen, vào chủ nghĩa duy tâm nói chung, những tác phẩm của ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chủ nghĩa vô thần và trong quá trình đấu tranh phê phán tôn giáo. Phơ Bách dẫn câu nói nổi tiếng của Gơ-tơ: "Ai có khoa học… người đó không cần tôn giáo". Trong học thuyết của mình mặc dù có vai trò rất to lớn đối với nền triết học nhân loại và trong cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái của tôn giáo. Đặc biệt triết học nhân bản của ông góp phần quan trong trong việc khẳng định về nguồn gốc, bản tính của con người, tu vậy thiếu sót của ông trong học thuyết nhân bản đó là khong thừa nhận mặt xã hội của con người. Theo đánh giá của Mác, Phơ bách là nhà triết học duy vật khá triệt để trong tự nhiên, sông vẫn là nhà triết học siêu hình. Ông cho rằng giới tự nhiên tồn tại khách quan và nó là cái nôi của loài người, tự nhiên thống nhất ở tính vật chất, tự nhiên phong phú, đa dạng nhưng cũng chỉ là biểu hiện của vật chất . Tính nhân bản trong triết học nhân bản của Phơ Bách. Sở dĩ được gọi là triết học nhân bản bởi vì: ông cho rằng triết học của ông xuất phát từ con người và lấy con người làm trung tâm. Con người trong triết học Phơ Bách là con người bằng xương bằng thịt, nó tồn tại trong không gian và thời gian, nó có năng lực tư duy và óc quan sát, mục đích của ông là chống lại duy tâm và tôn giáo, vì con người của chủ nghĩa duy tâm là con người tinh thần, con người của tôn giáo là con người khinh chê thân xác, coi thân xác là sự bẩn thỉu. Con người trong triết học của ông là con người thống nhất giữa cơ thể với tư duy, trong đó cơ thể là nền tảng của tư duy. Như vậy ông đã đem quan điểm duy vật của mình vào giải quyết con người, không chỉ vậy ông còn giải quyết vấn đề tư duy con người do đâu mà có, ông khẳng định tư duy của con người có được là do con người có một cơ quan tổ chức vật chất cao đó là bộ óc. Tuy nhiên quan điểm duy vật này không phải là duy vật biện chứng mà nó đứng trên quan điểm sinh học vì ông ta khẳng định rằng trung tâm của triết học, vấn đề cơ bản của triết học là nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nghành sinh học. Con người trong triết học của Phoi-ơ-bắc còn có bản tính cộng đồng (duy vật trực quan) ở đây ông đã loé lên một quan điểm, đó là hoàn cảnh sống và điều kiện sống ảnh hưởng đến tư duy của con người. (điều này sau này được Mác phát triển thành tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội). Ông nói: "kẻ ở trong lều tranh sẽ suy nghĩ khác kẻ ở trong lâu đài, ở trong cung điện", ông đã thấy được nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến tư duy con người: "đói nghèo trong thân xác thì nghèo nàn trong trí óc" Phơ bách cho rằng con người có 3 đặc trưng, đó là: lí tính ; ý chí ; tình cảm. Như vậy thì con người trong quan điểm của ông đã thiếu đi mặt rất quan trọng, mặt tạo nên tính người - mà sau này Mác đã chỉ ra đó là mặt xã hội của con người. Ông còn cho rằng con người còn có bản tính túng thiếu (điều này hết sức vô lí). Như vậy ông đã xem con người với tư cách là một cá thể người chứ không phải là một con người xã hội. Tuy vậy chúng ta cũng phải thấy những điểm cần lưu tâm đó là: mặc dù con người của Phoi - ơ - bắc chỉ là một sinh vật hữu tình, đau khổ và túng thiếu, mặc dù nó là sản phẩm của tự nhiên tồn tại một cách thụ động nhưng nó vẫn biểu hiện một khía cạnh nào đó của thực tế xã hội lúc bấy giờ đó là nó thể hiện nguyện vọng của giai cấp Tư sản Đức lúc bấy giờ là muốn đấu tranh để giải phóng con người với tư cách là cá nhân thoát ra khỏi những ràng buộc của phong kiến do vậy ở khía cạnh xã hội con người của ông phản ánh nguyện vọng của giai cấp Tư sản. Con người trong triết học của Phơ bách là con người phi lịch sử, phi giai cấp đứng trên các quan hệ xã hội, vì vậy đó là con người không hiện thực và con người kiểu như vậy thì không cần đến Phoi-ơ-bắc giải quyết, mà chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật trước đó đã giải quyết, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật Pháp. Như vậy nếu CNDV ở Phoi-ơ-bắc là một bước tiến lên của CNDV thì Phoi-ơ-bắc lại tiếp tục "say rượu" (duy tâm) trong lịch sử và xã hội. Qua đó có thể khẳng định rằng vấn đề con người trong Phoi-ơ-bắc vẫn là vấn đề bỏ ngõ, mang tính duy tâm rộng mở. Con người trong Phoi-ơ-bắc là con người không hoạt động thực tiễn vì vậy lí luận của ông chỉ là lí luận suông. Do không hiểu rõ bản chất của con người một cách khoa học, Phoi-ơ-bắc đã lấy tình yêu thương của con người làm bản chất của con người và xem đó là động lực để gắn kết con người lại với nhau. cuối cùng ông ta đã tạo ra một tôn giáo mới đó là "tôn giáo tình yêu" ở đó mọi người được tôn trọng nhau, thay nhau làm "Chúa" của nhau. Phoi-ơ-bắc là nhà triết học duy vật sog trong triết học của ông đã không áp dụng một cách đến cùng chủ nghĩa duy vật. Nhìn chung các quan điểm củ ông về con người cũng có nhiều điểm hợp lí nhất định: Thứ nhất nó thể hiện quan điểm duy vật khi khẳng định con người cũng như xã hội loài người là sản phẩm của tự nhiên. Thứ hai, ông đề cao tính cá thể của mỗi người. điều này thể hiện nguyện vọng của giai cấp Tư sản Đức lúc bấy giờ muốn đấu tranh đòi giải phóng nhân cách cá nhân con người khỏi mọi hệ thống giáo lí, trật tự xã hội hà khắc của nước Đức phong kiến quý tộc. Tuy nhiên hạn chế của Phơ bách là ở chổ ông không nhận thấy được bản chất xã hội của con người, cũng như vai trò hoạt động của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới, mực dù đôi khi ông có nhắc đến sự hoạt động của con người, tuy vậy con người trong triết học của ông là con người phi lịch sử, phi giai cấp, phi dân tộc và vì thế cực kì trừu tượng chứ không cụ thể. Ông phê phán tôn giáo nhưng thực tế ông chỉ phê phán thiên chúa giáo mà thôi, còn tôn giáo nói chung, theo ông vẫn cần thiết đối với đời sống con người. Tóm lại CNDV của Phoi-ơ-bắc chưa thật sự là duy vật đó là triết lí của một nhà duy vật nhưng duy tam trong giải quyết con người. Vì vậy trong quan điểm về lịch sử, xã hội con người trong triết học của ông được xếp đồng hàng với các nhà duy tâm và ông là nhà triết học tiêu biểu nhất trong quan niệm, đánh giá về duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội. Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày triết lý của Phật giáo về thế giới và con người. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, với khoảng 350 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các nước ĐNA. Ra đời vào giữa thế kỷ VI TCN ở vùng bắc Ấn Độ (nay thuộc Nepal). Người sáng lập ra đạo phật là Si-đa-ta, sau khi thành phật ông có tên là Thích-ca- mâu-ni. Kinh điển phật giáo hiện nay rất đồ sộ, gồm ba bộ phận gọi là Tam Tạng, gồm: Tạng kinh (ghi lại những thuyết pháp của Thích-ca-mâu-ni), Tạng luật (ghi lại giáo điều, giới luật), Tạng luận (là những tác phẩm bình chú giải thích về kinh phật). Tư tưởng chính học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích-ca-mâu-ni. - Về thế giới quan: khác với đạo Bàlamôn, quan điểm luân hồi của đạo phật không phải là một vòng luẫn quẩn mà thoát ra khỏi cái vòng đó, trở thành giác ngộ ở cõi nát bàn. Phật giáo không thừa nhận có đấng sáng tạo, nghĩa là thế giới chúng ta kể thế giới vật chất và tinh thần không do ai sáng tạo ra hết, các sự vật hiện tượng chỉ là sự kết hợp của vật chất và danh. Nó được thể hiện ở các quan điểm chính sau đây: + Duyên khởi: vạn vật đều do nhân duyên mà có. Nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện. Duyên giúp cho nhân biến thành quả. Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Duyên khởi từ tâm mà ra, tâm là cội nguồn của vạn vật. Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần tối cao nào tạo ra thế giới. Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường. + Vô ngã: không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng. Trong thế giới, vạn vật và con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc như đất, nước, lửa, gió và danh, tức tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức chứ không có đại ngã và tiểu ngã. + Vô thường: không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả.Trong thế giới, sự xuất hiện của vạn vật là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh, khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi. Điều này có nghĩa là vạn vật luôn nằm trong chu trình sinh - trụ - dị - diệt, chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo, vô cùng theo luật nhân quả. Như vậy, thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác. Thế giới quan chỉ là điều kiện, còn triết lý Phật giáo nằm trong Nhân sinh quan. - Về nhân sinh quan: là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy, được trình bày trong thuyết Tứ diệu đế (bốn chân lý tuyệt diệu, linh thiêng) với bốn bộ phận là: khổ đế, nhân đế, diệt đế và đạo đế. Nhân sinh quan đầy tính nhân bản, duy tâm chủ quan, không tưởng và thần bí. Triết lý của Phật giáo là cái khổ và mục đích của Phật giáo là giải khổ. Cái quan trọng của đạo phật là giải thích được vì sao con người ta khổ. Theo đạo Phật người ta khổ vì không nhận thức được biến hóa hợp hợp tan tan ở trong vũ trụ. Tóm lại do không biết được rằng mọi cái đều vô thường nên nghĩ rằng mọi cái là thường, từ đó nãy sinh ra lòng tham, lòng khát, nên phải tìm cách để thỏa mãn. Chính ham muốn đó đã dẫn con người khỗ từ kiếp này sang kiếp khác, gọi là luân hồi, và kết quả của kiếp trước là nguyên nhân của kiếp sau gọi là nghiệp báo. Nếu không tin, không hướng thiện…ngày càng sa vào vòng tội lỗi thì nghiệp báo càng khốc liệt. Để giải thoát con người khỏi kiếp nạn trầm luân đó thì đạo Phật đã đưa ra Tứ diệu đế, để làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân, con đường giải thoát khỏi khổ. + Khổ đế: là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian. Theo Phật có 8 nỗi khổ là sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, sở cầu bất đắt, oán tăng hội và ngũ uẩn. + Tập đế: là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ khi không thoát ra khỏi dòng sông luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam, ngu dốt và si mê, được gọi là Tam độc (tham, sân, si) gây ra. Nhân đế còn được diễn giải trong thuyết Thập nhị nhân duyên gồm vô minh, hành, thức, danh - sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử. Trong 12 nguyên nhân trên, vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh. + Diệt đế: là lý luận về khả năng ti