Vấn đề tôn giáo chúng ta đã được nghiên cứu trong môn Triết học, nhưng nếu Triết học Mác – Lênin nghiên cứu vấn đề tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức XH nói chung thì CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo như một trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong CNXH, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, trước hết là lĩnh vực chính trị, tinh thần… Như vậy, CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo chủ yếu dưới góc độ chính trị - xh, trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác – Lênin.
19 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG X: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CNXH
I. BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO
1. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo
Vấn đề tôn giáo chúng ta đã được nghiên cứu trong môn Triết học, nhưng nếu Triết học Mác – Lênin nghiên cứu vấn đề tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức XH nói chung thì CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo như một trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong CNXH, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, trước hết là lĩnh vực chính trị, tinh thần… Như vậy, CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo chủ yếu dưới góc độ chính trị - xh, trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác – Lênin.
a. Bản chất của tôn giáo
- Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
Như chúng ta đã biết ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh của XH, phản ánh tồn tại XH trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trong hình thái ý thức XH có nhiều loại như : quan điểm, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, triết học…Tôn giáo chỉ là một bộ phận ( một yếu tố) trong hình thái ý thức XH. Nhưng khác với các hình thái ý thức XH khác, tôn giáo là sự phản ánh xuyên tạc hiện thực khách quan ( tức phản ánh sai lệch, không chính xác thế giới khách quan).
Chẳng hạn khi giải thích nguồn gốc của thế giới thì Đạo Kitô cho rằng: Thiên chúa là đấng sáng tao ra vũ trụ, trời đất, muôn vật, trong đó có con người… Sự giải thích như trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, người ta đã chứng minh rằng TG mà chúng ta đang sống là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên và con người chỉ là một bộ phận, là sản phẩm hoàn thiện nhất của sự phát triển của tự nhiên.
Do vậy trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăng ghen viết: “ Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”
- Ở đây khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo, chúng ta cần thấy sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối:
+ Tín ngưỡng là khái niệm rộng hơn tôn giáo. Ở đây chỉ đề cập đến một dạng tín ngưỡng – đó là tín ngưỡng tôn giáo ( gọi tắt là tôn giáo)
Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một đối tượng nhất định nào đó. Tuy nhiên, không phải mọi niềm tin và sự ngưỡng mộ đều được coi là tín ngưỡng, mà chỉ có những niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người hướng vào lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế và coi lực lượng ấy có khả năng chi phối, thậm chí quyết định số phận con người mới được coi là tín ngưỡng. Như vậy tín ngưỡng là sự tôn thờ, tin theo thần thánh, phản ánh nhu cầu tâm linh khác nhau của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc.
+ Tôn giáo là một trong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo.Tóm lại, tôn giáo thường có giáo lý giáo luật, lế nghi và các tổ chức tôn giáo.
+ Điều khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ:
Tôn giáo có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội chặt chẽ, còn tín ngưỡng mang tập tục thiêng liêng ( ví dụ: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc…) xuất phát từ niềm tin của con người nhưng không nhất thiết phải trở thành giáo lý, giáo luật, tổ chức.
Tôn giáo mang tính cộng đồng XH, tác động đến cả cộng đồng, có khi ảnh hưởng đến cả dân tộc, cả một quốc gia, thậm chí nhiều nước ( Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo…); còn tín ngưỡng không mang tính cộng đồng không ảnh hưởng lớn về XH.
- Mê tín dị đoan:
+ Mê tín là sự tin theo một cách mù quáng vào cái thần bí, thần thánh, ma quỷ, số mệnh.
+ Dị đoan là điều quái lạ, huyễn hoặc do tin vào sự nhảm nhí, không có cơ sở khoa học.
Mê tín, dị đoan đều là niềm tin của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí một cách mê muội, mú quáng, với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa. Mê tín, dị đoan thường dẫn đến hậu quả xấu ảnh hưởng đến đời sống XH, làm suy đồi lối sống, đạo đức của con người ( như bói toán, lên đồng, gọi hồn…)
Hiện tượng mê tín, dị đoan thường đan xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân thì đồng thời phải loại bỏ dần mê tín, dị đoan nhằm lành mạnh hóa đời sống XH.
Tuy nhiên bên cạnh mặt tiêu cực thì tôn giáo còn chứa một số nhân tố có giá trị về văn hóa, đạo đức phù hợp với XH nên nó vẫn còn điều kiện để tồn tại.
- Về phương diện thế giới quan:
TGq duy vật Mác - xít và TGq tôn giáo là đối lập nhau. Tuy vậy trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường Mác – xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lai, chúng ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Sự khác nhau giữa CNXH hiện thực và “thiên đường” mà các tôn giáo thường hướng tới là ở chỗ, trong quan niệm tôn giáo “thiên đường” không phải là hiện thực XH mà là ở “thế giới bên kia”, “thượng giới”. Còn những người cộng sản chủ trương và hướng con người vào XH văn minh, hạnh phúc ngay ở thế giới hiện thực.
Tóm lại: Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xh nhất điịnh. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng XH phản ánh sự bất lực của con người trước tự nhiên và XH.
b. Nguồn gốc của tôn giáo
Tôn giáo ra đời tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của tôn giáo. Tuy nhiên, trong các nguồn gốc của tôn giáo, cần chú ý tới các nguồn gốc cơ bản sau:
* Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo
- Do trong xh CSNT, trình độ phát triển của LLSX còn thấp kém
Trong XH CSNT, LLSX còn hết sức thấp kém, con người chưa giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thế giới có ảnh hưởng đến đời sống của họ như mưa, gió, bão lụt, sấm sét. Ngay cả những giấc mơ, họ cũng không giải thích do đâu mà có… điều đó làm cho con người luôn cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên bao la đầy bí ẩn, con người đành thờ phụng, cầu khẩn và monh chờ được sự che chở của thần linh, thượng đế. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo. Chính vì vậy Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo sinh ra trong thời đại hết sức nguyên thủy, từ những biểu tượng hết sức sai lầm nguyên thủy của con người về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài bao quanh họ”
- Chế độ tư hữu xuất hiện cũng là nguồn gốc để hình thành tôn giáo. Bởi vì khi xuất hiện chế độ tư hữu, xh phân chia thành giai cấp, giai cấp thống trị XH đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để áp bức và bóc lột nhân dân lao động, đời sống của quần chúng ngày càng trở nên khốn khổ, họ phải chịu tác động của các yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi… không giải thích rõ ràng và tường tận của những nỗi bất hạnh đó, một lần nữa con người lại bị động, bất lực trước những lực lượng tự phát nảy sinh trong XH, người ta lại hi vọng, ảo tưởng vào cuộc sống tốt đẹp hơn ở TG bên kia.
Như vậy, sự yếu kém cuat trình độ phát triển của LLSX, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, thất vọng, bất lực trước những bất công XH là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
* Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
- Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, XH và bản thân mình là có giới hạn. Khoa học có nhiệm vụ từng bước khám phá những điều chưa biết. Song khoảng cách giữa biết và chưa biết luôn tồn tại, điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế.
Nhận thức của con người là một quá trình vô tận, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã ngày càng giúp cho con người khám phá TG. Song ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể thì khoảng cách giữa cái “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, điều gì khoa học chưa giải thích được thì điều đó được giải thích một cách hư ảo qua các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được KH chứng minh nhưng do trình độ của dân trí thấp nên vẫn là mảnh đất cho tôn giáo tồn tại và phát triển.
Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn TG khách quan, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng khái quát hóa, trừu tượng hóa đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức, càng có khả năng xa rời hiện thực và bị phản ánh sai lệch hiện thực. Sự nhận thưc bị tuyệt đối hóa, cường điệu hóa của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.
* Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “ sự sợ hãi sinh ra thần linh”. Các nhà kinh điển của CNM –Ln, đặc biệt là V.Lênin tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của TB …, sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong…, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đai.
Nhưng không chỉ từ sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và XH đưa con người đến nhờ cậy và tin tưởng vào thần linh, mà ngay cả những tình cảm tâm lý tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng… trong mối quan hệ giữa con ngưới với tự nhiên và con người với con người nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng tôn giáo.
Ví dụ: Đạo thờ Đức Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo), Đạo mẫu ( thờ bà chúa Liễu hạnh)…
Như vậy khi nói đến nguồn gốc tâm lý của tôn giáo thực chất là nói đến sự đền bù hư ảo, sự xoa dịu những nỗi đau trần thế… “ Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” – tức là một mặt nó đầu độc nhân dân, mặt khác nó xoa dịu nỗi đau, bù đắp những mất mát trong cuộc sống của con người.
Tóm lại:
Tín ngưỡng tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi chống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ, lỡ vận. Vì vậy, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn tin theo nó.
2. Tính chất của tôn giáo
a. Tính lịch sử của tôn giáo.
- Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, nó ra đời và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đến một giai đoạn phát triển nhất định của XH khi con người đạt đến mức độ trưởng thành cao và điều kiện sinh hoạt vật chất dồi dào thì tôn giáo không còn lý do để tồn tại.
Tôn giáo là một phạm trù lịch sử tức là nó có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Không phải là khi con người xuất hiện thì tôn giáo cũng xuất hiện. Những người nguyên thủy đã từng sống hàng triệu năm không có tôn giáo. Các ngành khoa học lịch sử, khảo cổ đã chứng minh rằng, trong một thời gian dài, con người sống không có tôn giáo và tôn giáo mới xuất hiện khi hình thành nười tinh khôn – tức là tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy, trừu tượng hóa của con người đạt tới mức độ nhất định và nó sẽ mất đi khi nguồn gốc nảy sinh tôn giáo không còn nữa.
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, là một hình thái ý thức XH, nên trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao trong điều kiện hiện nay tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển.
b. Tính quần chúng của tôn giáo
- Tôn giáo phản ánh nhu cầu giải phóng và nhu cầu hạnh phúc có ý nghĩa giáo dục nhân văn đối với một bộ phận nhân dân và nó đã thâm nhập vào một bộ phận nhân dân ấy qua nhiều thế hệ và biến thành đức tin, lối sống của họ.
Tính chất quần chúng của tôn giáo không chỉ thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số TG ( theo Niên giám Đại Bách Khoa của Anh ( 1991) công bố, tín đồ các loại tôn giáo chiếm 4/5 dân số TG) , mà tôn giáo còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động, dù tôn giáo hướng con người vào hạnh phúc hư ảo ở TG bên kia – thế giới không có thật, song nó luôn phản ánh khát vọng của con người vào một TG tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái. Tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện nên nó còn được nhiều người trong XH tin theo.
c. Tính chính trị của tôn giáo
- Tôn giáo thường bị các giai cấp thống trị lợi dụng, sử dụng như một công cụ để áp bức về mặt tinh thần đối với quần chúng nhân dân.
Trong XH CSNT, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân mình và thế giới xung quanh. Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi XH phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp. Khi đó, quần chúng nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột lấy tôn giáo để gửi gắm những khát vọng của họ về tự do, hạnh phúc. Điều đó thể hiện thái độ phản kháng tiêu cực của quần chúng đối với giai cấp thống trị. Chính sự phản kháng tiêu cực của quần chúng đưa họ đến niềm tin tôn giáo. Thấy dược điều đó, giai cấp thống trị phản động đã sử dụng tôn giáo để mê hoặc, uy hiếp, ru ngủ quần chúng nhân dân bằng các thứ giáo lý được cho là của thần thánh nhưng thực chất là do giai cấp thống trị đặt ra để áp bức, nô dịch nhân dân. Do vây, cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị phản động lợi dụng tôn giáo không tách rời cuộc đấu tranh vì hạnh phúc thực sự của nhân dân.
Những cuộc chính trị tôn giáo đã và đang xảy ra trên TG, thực chất vẫn là xuất phát từ những lợi ích vật chất của những lực lượng XH khác nhau. Chỉ có trong CNXH, các tôn giáo mới được bình đẳng trước pháp luật và GCCN không sử dụng bất kỳ một tôn giáo nào như một công cụ để duy trì vai trò thống trị của mình, sự liên minh giữa thế quyền và thần quyền của nhà nước bóc lột trước đây bị loại bỏ. Tự do tín ngưỡng được Đảng và Nhà nước XHCN coi trọng, coi như là biểu hiện của dân chủ trên lĩnh vực văn háo tư tưởng.
II. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG XH – XHCN
1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong XH – XHCN.
Trước đây, nhiều quan điểm cho rằng, khi khoa học và kinh tế phát triển cao thì tôn giáo sẽ tàn lụi. Nhưng một thực tế đang đặt ra hiện nay là ngay cả những nước phát triển theo chế độ XHCN thì tín ngưỡng tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển. Suy cho cùng cũng là do vẫn còn có cơ sở cho sự nảy sinh và tồn tại của tôn giáo với những điều kiện cụ thể mới. Ngoài những nguồn gốc chung nêu trên, cần chú ý tới một số nguyên nhân cho sự tồn tại và phát triển của tôn giáo dưới CNXH.
* Nguyên nhân nhận thức:
- Trong quá trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN, trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao, nhiều hiện tượng tự nhiên và XH đến nay khoa học chưa giải thích hết được.
Chúng ta thấy rằng, mặc dù chưa có thời kỳ lịch sử nào mà loài người đạt được thành tựu lớn lao về KH – CN như hiện nay, với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh học… đã giúp cho con người có thêm những điều kiện để nhận thức TG và làm chủ TG. Song, trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể, khoảng cách giữa cái “biết” và cái “chưa biết” vẫn tồn tại. Hơn nữa, hiện thực khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú vẫn đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại KH chưa thể làm rõ được như bệnh tật hiểm nghèo, ô nhiễm môi trường… cùng những sức mạnh tự phát của tự nhiên mà con người chưa thể chế ngự được như động đất, sóng thần… Điều gì KH chưa giải thích được thì được tôn giáo giải thích thay, làm cho một bộ phận nhân dân có tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào thần thánh, nó chưa thể gạt ra khỏi ý thức của con người trong XH, trong đó có nhân dân các nước XHCN.
* Nguyên nhân tâm lý:
Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân qua các thế hệ đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống.
Trong mối quan hệ giữa tồn tại XH và ý thức XH thì ý thức XH thường bảo thủ hơn so với tồn tại XH, trong đó tôn giáo là một trong những hình thái ý thức XH bảo thủ nhất. Do đã tồn tại lâu dài trong lịch sử nhân loại, tín ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Điều đó cho thấy, mặc dù có nhiều biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội dưới CNXH thì tín ngưỡng, tôn giáo vẫn tồn tại.
* Nguyên nhân chính trị - xã hội:
Một mặt, trong các nguyên tắc tôn giáo có những điểm còn phù hợp với CNXH, với đường lối chính sách của Nhà nước XHCN. Đó là mặt giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Mặt khác, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá CNXH.
Trong công cuộc xây dựng CNXH, đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của một quốc gia dân tộc. Dưới CNXH, các tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi với tồn tại XH, theo xu hướng “đồng hành với dân tộc”, thực hiện sống “ tốt đời đẹp đạo”, “ sống phúc âm giữa lòng dân tộc”… Nhà nước XHCN tạo mọi điều kiện để đồng bào các tôn giáo tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động thực tiễn để xây dựng đất nước, đem lại ấm no cho chính họ và cho đất nước. Từ đó giúp cho họ hiểu rằng , niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập với chủ nghĩa nhân đạo XHCN.
Tôn giáo luôn là một vấn đề nhạy cảm và các thế lực thù địch luôn sử dụng tôn giáo như là một công cụ hữu hiệu để can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, đặc biệt là chống phá các nước XHCN.
Chẳng hạn hàng năm, Uỷ ban tự do tôn giáo của Mỹ thường đưa ra những bản điều tra về tình hình tự do tôn giáo ở các nước, trong đó chúng chĩa mũi nhọn vào các nước XHCN còn lại. Những bản báo cáo đó đều có nội dung xuyên tác tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo với những ác ý và âm mưu chính trị, họ xuyên tạc một số chính sách ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, chống mê tín dị đoạn của chúng ta. Thậm chí vu khống trắng trợn Nhà nước ta đàn áp các tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Họ kích động mâu thuẫn và xung đột giữa các tôn giáo, điều khiển, giật dây cho bọn phản động trong và ngoài nước gây ra những vụ bạo động tôn giáo gây mất ổn định về an ninh chính trị.
Ví dụ: Vấn đề Tây Nguyên ở nước ta trong những năm vừa qua, các thế lực trong nước được sự giúp đỡ của bọn đế quốc đã kích động đồng bào Tây Nguyên gây ra các vụ biểu tình, bạo động đòi thành lập nhà nước Đề ga tự trị và lấy đạo tin lành làm quốc giáo. Những hiện tượng lợi dụng tôn giáo đó ró ràng là phản động cần phải nghiêm trị.
* Nguyên nhân kinh tế:
Trong CNXH, nhất là giai đoạn đầu của TKQĐ, còn nhiều thành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích khác nhau nên vẫn còn sự bất bình đẳng về kinh tế, văn hóa, xã hội… Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa thật cao, thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Do đó họ vẫn có tâm lý nhờ cậy, cầu mong vào lực lượng siêu nhiên.
Trong các nước XHCN, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của TKQĐ lên CNXH như ở nước ta, do xuất phát điểm thấp, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính vì sự tồn tại của nền kinh tế thị trường nên tất yếu không thể có sự bình đẳng hoàn toàn về kinh tế, chính trị, văn hóa… giữa các giai tầng trong XH, thậm chí trong xã hội vẫn còn hiện tượng người bóc lột người. Con người thường chịu tác động của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, chẳng hạn, có người giàu lên một cách bất ngờ do may mắn trong làm ăn buôn bán, hoặc có những người không may mắn trong làm ăn thì bị phá sản một cách nhanh chóng, hoặc hôm nay là người giàu có, ngày mai đã trở thành kẻ trắng tay. Điều đó tác động tới tâm lý con người, họ thụ động cầu mong và tin tưởng vào các lực lượng siêu nhiên, không ít người chán nản cho rằng số phận đã được sắp đặt bởi Chúa, từ đó bi quan, không muốn tham gia vào hoạt động xã hội.
* Nguyên nhân văn hóa:- Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống.
Sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa tinh thần cho một bộ phận nhân dân, nhất là nó có một số đóng góp về giáo dục ý thức cho cộng đồng như