Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 4

Trước khi đi vào tìm hiểu CMXHCN chúng ta cần nhắc lại khái niệm cách mạng xã hội. CMXH chúng ta đã được nghiên cứu ở chưng trình Triết học và ở chương trình triết học thì CMXH cũng được hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: CMXH là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế HTKTXH lỗi thời bằng HTKTXH cao hơn. Theo nghĩa hẹp: CMXH là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

doc20 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I. CMXHCN, VÀ TÍNH TÂT YẾU CỦA NÓ. 1. Quan niệm về CMXHCN. Trước khi đi vào tìm hiểu CMXHCN chúng ta cần nhắc lại khái niệm cách mạng xã hội. CMXH chúng ta đã được nghiên cứu ở chưng trình Triết học và ở chương trình triết học thì CMXH cũng được hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: CMXH là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế HTKTXH lỗi thời bằng HTKTXH cao hơn. Theo nghĩa hẹp: CMXH là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Như vậy khái niệm CMXH vừa trình bày ở trên dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì vấn đề giành chính quyền vẫn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CMXH. Bởi vì, chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới xác lập được nền chuyên chính của chính mình, tiến tới đảm bảo được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lịch sử đã diễn ra các cuộc CMXH: CMQCPK, CMTS, CMVS(CMXHCN). CMXHCN là một cuộc cách mạng nhằm thay đổi chế độ cũ, nhất là chế độ TBCN bằng chế độ XHCN. Trong cuộc CM đó GCCN là người lãnh đạo và cùng với quần chúng ND LĐ khác xây dựng một xh công bằng dân chủ, văn minh CMXHCN được hiểu theo 2 nghĩa sau: - Theo nghĩa hẹp: CMXHCN là cuộc CM chính trị, kết thúc bằng việc GCCN cùng với NDLĐ giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản - Nhà nước của GCCN và quần chúng nhân dân lao động. Như vậy CMXHCN theo nghĩa hẹp bao gồm: + Là một cuộc CM chính trị + Kết thúc khi GCCN giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - Theo nghĩa rộng: CMXHCN là một quá trình cải biến CM toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng…để xây dựng thành công CNXH và cuối cùng là CNCS. Như vậy theo nghĩa rộng cuộc CMXHCN bao gồm cả việc giành chính quyền về tay GCCN, NDLĐ và cả quá trình GCCN cùng với quần chúng NDLĐ tiến hành cải tạo xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tới khi xây dựng thành công CNXH thì cuộc CM này mới kết thúc. 2. Nguyên nhân của CMXHCN. CNM-Ln cho rằng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc CMXH là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội, khi LLSX không ngừng phát triển mâu thuẫn với QHSX đã lỗi thời, QHSX cũ kìm hãm sự phát triển của LLSX:, thì tất yếu phải thay thế QHSX lỗi thời bằng QHSX tiến bộ hơn. C.M và Ă đã chỉ rõ: “ Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc CMXH” Cũng như các cuộc CMXH đã từng diễn ra trong lịch sử CMXHCN là kết quả tất yếu của sự phát triển các mâu thuẫn và là con đường giải quyết mâu thuẫn trong lòng XHTB. - Mâu thuẫn giữa LLSX đã đạt đến trình độ xh hóa cao với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN cề TLSX. C.Mác viết: “ Sự tập trung TLSX và xã hội hóa lao động đạt tới cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ TBCN của chúng nữa… nền SX TBCN lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của quá trình tự nhiên” Dưới CNTB, nhất là từ khi máy hơi nước ra đời, LLSX ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao mâu thuẫn với QHSX mang tính chất TN TBCN về TLSX. Mâu thuẫn trên thường xuyên biểu hiện ra ngày càng gay gắt và trở thành mâu thuẫn cơ bản của chế độ TBCN. Từ đó sinh ra tình trạng vô chính phủ trong sản xuất, dẫn đến khủng hoảng, sản xuất thừa, nạn thất nghiệp. - Biểu hiện về mặt xh là mâu thuẫn giữa GCTS và GCVS. Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ dẫn đến khủng hoảng thừa, một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Dưới CNTB, GCCN bán sức lao động để sống, do vậy một khi sản xuất đình trệ làm cho công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại các nhà tư sản và GCTS. Để khắc phục tình trạng trên GCTS đã tổ chức ra các Xanh đi ca, Tờ rớt, Công xóc xi om và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi. - Mặc dù mâu thuẫn LLSX và QHSX TBCN ngày càng gay gắt, nhưng quy luật xh không tự nó xảy ra mà phải thông qua hoạt động của con người. Như vậy là những mâu thuẫn nêu trên phát triển đến mức gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết. CMXHCN muỗn nổ ra , GCCN phải nhận thức được SMLS của mình, thực hiện việc tuyên truyền vận động nhân dân lật đổ chính quyền nhà nước của GCTS giành chính quyền, giành lấy dân chủ. Lưu ý: Cuộc CMXHCN do chỗ có nguyên nhân sâu xa từ nhu cầu giải phóng LLSX TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX , cho nên chừng nào QHSX TBCN còn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc CMXHCN vẫn còn nguyên vẹn. Kể từ sau khi mất địa vị thống trị độc tôn trên thế giới bởi sự ra đời của Liên Xô cùng nhiều nước XHCN khác, tiếp đó lại mất chỗ đứng trực tiếp ở “ chân sau” bởi sự tan rã của hệ thống thuộc địa, sự bắt đầu suy thoái của hệ thống TBCN đã là hiện thực khách quan. Tuy vậy, hiện nay CNTB vẫn còn khả năng tự điều chỉnh để làm dịu đi những mâu thuẫn nội tại và còn được dựa vào nguồn của cải đồ sộ bóc lột trong mấy thập kỷ qua để tiếp tục làm giàu, tiếp tục đưa vào cơ thể những kích thích tố giúp nó tạm thời vượt qua những cơn khủng hoảng. Nhưng mọi biện pháp và GCTS thực hiện đều có tính chất tạm thời bởi vì trong khi đem lại lợi ích cho GCTS, những biện pháp đó là sự chối bỏ những yêu cầu căn bản nhất cho sự giải phóng LLSX khỏi QHSX lỗi thời, là sự đi ngược xu hướng chủ đạo của tiến bộ xh nhằm giải phóng những người lao động. Mâu thuẫn vẫn còn tồn tại trong CNTB và mỗi nước phát triển của nó càng làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó. 3. Những điều kiện của cuộc CMXHCN Cuộc CMXHCN muốn nổ ra phải có 2 điều kiện: Khách quan và chủ quan: a.Điều kiện khách quan của cuộc CMXHCH - Điều kiện kinh tế - xh trong PTSX TBCN đã đưa tới mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa GCVS và GCTS. Trước đây sự chiến thắng của chế độ TB đối với chế độ PK đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại . Gạt bỏ QHSX PK lỗi thời đang kìm hãm sự phát triển của LLSX. Chế độ TB sau một thế kỷ đã tạo ra những LLSX nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia gộp lại ( C.Mác- Ph.Ă Trong TP “TNCĐCS”. M-Ă cũng phân tích rõ rằng sự phát triển của LLSX trong chế độ TBCN, cũng lại đi đến một tình trạng quá lớn trở thành quá mạnh với quan hệ sở hữu TBCN, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của nó. Do vậy việc xóa bỏ QHSX TBCN là đòi hỏi trực tiếp của LLSX. Chúng ta cũng biết rằng cuộc CMXHCN là phương thức thực hiện sự chuyển biến từ chế độ TBCN sang chế độ XHCN. Dưới chế độ TBCN nền sản xuất ngày càng phát triển, những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung hình thành ngày càng nhiều, cùng với nó quy luật canh tranh theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, càng đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xh, hình thành những khu công nghiệp, những tập đoàn tư bản ngày càng lớn. Sự phát triển của LLSX đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng. Nhưng để thắng trong cạnh tranh GCTS phải ra sức tìm những biện pháp hữu hiệu để bóc lột công nhân. Trong thời kỳ CNTB ở Phương Tây phát triển trung bình 1 ngày công nhân phải làm 12 tiếng. Điều đó giúp cho công nhân dễ dàng nhận thấy rằng họ là đồ vật, là tài sản của GCTS và công nhân trở thành kẻ thù GCTS. GCTS với lòng tham vô đáy, với khát vọng giàu có và quyền lực, đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng, CNTB đã trở thành CNĐQ, điều đó làm xuất hiện các mâu thuẫn: - Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa xuất hiện thêm những mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với CNĐQ, mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Trước những mâu thuẫn gay gắt đó tạo ra điều kiện khách quan nhằm giải quyết mâu thuẫn trên bằng cuộc CMXHCN nhằm xóa bỏ ách áp bức của GCTS, xóa bỏ QHSX tư nhân TBCN về TLSX, thiết lập QHSX và chế độ XHCN. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của LLSX, với những thành tựu ngày càng to lớn của cuộc CMKHCN, càng tạo điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, mở rộng tình đoàn kết giữa các dân tộc. Sự phát triển liên tục của khoa học và công nghệ sẽ được đảm bảo trong tiến trình CMXHCN và là điều kiện cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng đó nhằm xác lập một chế độ xh tiến bộ hơn chế độ TBCN. Trong đó khoa học- kỹ thuật, công nghệ thực sự phục vụ cho tiến bộ của loài người. b. Điều kiện chủ quan của cuộc CMXHCN. Điều kiện khách quan xuất hiện nhưng thiếu điều kiện chủ quan thì cuộc cách mạng XHCN cũng không thể nổ ra - Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết đinh nhất là sự trưởng thành của GCCN, đặc biệt khi nó đã có Đảng tiên phong của mình. GCCN là bộ phận quan trọng của LLSX mang tính chất xh hóa, bị QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX kìm hãm. Do vậy những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại GCTS đã nổ ra ngay từ khi CNTB ra đời, theo quy luật có áp bức có đấu tranh. Quy mô các cuộc đấu tranh của GCCN chống GCTS ngày càng mở rộng. Nhưng chỉ khi nào GCCN nhận thức được rằng chỉ có xóa bỏ chế độ làm thuê, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xh bằng một cuộc cách mạng triệt để họ mới được giải phóng thật sự. GGCN phải nhận thức được SMLS của mình “ việc giải phóng GCCN phải là sự nghiệp của bản thân GCCN” Trong CNTB không chỉ có GCCN bị áp bức bóc lột, mà những giai cấp, những tầng lớp ND LĐ khác như: thợ thủ công, nông dân, những người buôn bán nhỏ và kể cả đa số tri thức cũng bị bóc lột GCTS dùng những biện pháp chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp nông dân làm cho người nong dân mất ruộng. Hàng hóa sản xuất ra bằng máy móc, giá thành rẻ, chất lượng tốt làm cho người thợ thủ công thất bại trong cạnh tranh họ mất việc làm khiến họ càng căm ghét chế độ TBCN. Các em biết rằng, dưới CNTB, GCCN có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người thợ thủ công…Do đó GCCN có khả năng tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác vào cuộc đấu tranh chống GCTS. Thực tế cuộc đấu tranh của GCCN với sự soi sáng lí luận của CNM-Ln giúp GCCN nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng cho mình một chính đảng thực sự CM, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân , huy động họ vào cuộc đấu tranh, thì GCCN mới thực hiện được SMLS của mình là xóa bỏ CNTB, xây dựng chế độ xh mới. - ĐCS là điều kiện chủ quan tất yếu của cuộc CMXHCN Vì: + ĐCS được trang bị lí luận khoa học của CNM-Ln giúp GCCN nhận thức được tính tất yếu của sự nghiệp giải phóng, hiểu được SMLS của mình + ĐCS có khả năng tập hợp và lãnh đạo lực lượng CM + ĐCS có chiến lược, sách lược đấu tranh phù hợp với từng giai đoạn CM + ĐCS có khả năng đưa GCCN đến đích cuối cùng bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, tiết kiệm xương máu nhiều nhất. Ngày nay đứng trước âm mưu thâm độc và sự chống phá quyết liệt của các thế lực. Đảng CM của GCCN phải rèn luyện GCCN có bản lĩnh chính trị, phải tự gột rửa những ảnh hưởng tư tưởng tư sản, phong kiến, khắc phục tính vị kỷ cá nhân, tư tưởng cục bộ địa phương, bản vị mới có khả năng đập tan những âm mưu thâm độc và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù. 4. Tiến trình của CMXHCN CMXHCN là một tiến trình bao gồm 2 giai đoạn: * Giai đoạn thứ nhất: là giai đoạn giành chính quyền và trở thành giai cấp thống trị Vì vậy Lênin đã chỉ rõ: “giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM” Đập tan bộ máy nhà nước của GCTS, thiết lập chính quyền của GCCN và ND LĐ trở thành mục tiêu trực tiếp của lực lượng CM dưới sự lãnh đạo của GCCN và ND LĐ. Muốn thực hiện điều đó cần có tình thế và thời cơ CM. - Tình thế CM: + Khi giai cấp thống trị không thể tiếp tục thống trị như trước được nữa + Giai cấp bị trị không thể tiếp tục sống như trước nữa + Giai cấp lãnh đạo CM đã đủ năng lực lanhc đạo CM Để CM nổ ra và giành thắng lợi phải có thời cơ CM: - Thời cơ CM: + Ở trong nước: Giai cấp thống trị tỏ ra hoang mang cực độ, nội bộ mâu thuẫn, xâu xé lẫn nhau do sự lớn mạnh của phong trào CM, phong trào đấu tranh của quàn chúng nhân dân lao động. Lực lượng CM đã sẵn sàng hành động cho cuộc quyết chiến để giành chính quyền. + Ở bên ngoài: là sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho CM bùng nổ và giành thắng lợi. Với bản chất hiếu chiến, những thế lực đế quốc TBCN sẵn sàng dùng bạo lực phản CM để đàn áp phong trào CM của quần chúng nhân dân lao động. Do vậy trong hoàn cảnh đó cuộc CMXHCN chỉ có thể giành thắng lợi, giành được chính quyền “bằng cách dùng bạo lực lật đổ GCTS’ C. Mác cho rằng “bạo lực là bà đỡ cho mọi xh cũ đang thai nghén một xh mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xh dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức thức cứng đờ và chết” Phân tích đặc điểm nhà nước tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, V.Lê nin đi đến kết luận về tính tất yếu phổ biến của CM bạo lực “ nhà nước TS bị thay thế bởi nhà nước VS không thể bằng con đường “tiêu vong” được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc CM bạo lực thôi” Bạo lực CM được hiểu dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang kết hợp với bãi công chính trị của quần chúng Bạo lực CM cũng có thể được tiến hành bằng cuộc đấu tranh chính trị một cách hòa bình của quần chúng nhân dân lao động, những lực lượng CM đi đầu là GCCN dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Con đường đấu tranh hòa bình đó phải phát triển đến mức đủ áp lực buộc GCTS phải giao chính quyền nhà nước cho GCCN và ND LĐ Phương pháp đấu tranh này đỡ tốn xương máu, đỡ gây tổn thất cho quần chúng nhân dân lao động, rất quý và hiếm. Thực tế cho đến nay chưa có một nước XHCN nào giành được chính quyền bằng con đường trên . Tuy nhiên các nhà kinh điển của CNM-Ln vẫn dự báo khả năng trên và cho rằng, chỉ khi tương quan so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho phía CM thì khả năng trên mới có thể xảy ra. * Giai đoạn thứ 2: là giai đoạn tiến hành cuộc CM trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh như: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xh. Quá trình cải tạo xh cũ xây dựng xh mới trên các lĩnh vực của đời sống xh đòi hỏi GCCN và quần chúng ND LĐ phải biết xóa bỏ những cái gì là bảo thủ, lạc hậu, phản nhân văn, đồng thời phải biết tiếp thu những cái gì là tiến bộ, nhân văn mà nhân loại đã tạo ra và phải biết quý trọng, kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc. Quá trình tổ chức xây dựng xh mới là một nhiệm vụ rất mới mẻ, do đó rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Một mặt cần phải khắc phục những tàn dư, những thói quen tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào trong hàng triệu quần chúng nhân dân lao động, mặt khác phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại vừa thâm độc, vừa nham hiểm của những thế lực phản động, hiếu chiến. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CUỘC CMXHCN 1. Mục tiêu của cuộc CMXHCN. Cuộc CM DCTS với khẩu hiệu tự do, hòa bình, bác ái đã tập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp quý tộc, phong kiến. Nhưng sau mấy thập kỷ tồn tại và phát triển, CNTB không thực hiện được đầy đủ điều mà GCTS hứa hẹn trong buổi đầu của cuộc CMTS là: tự do-hòa bình – bác ái Không những thế hậu quả mà nó đem lại là tình trạng những người lao động bị áp bức bóc lột nặng nề, sự phân hóa giai cấp sâu sắc, sự xung đột giai cấp và xung đột dân tộc không ngừng gay gắt. Trong XHTBCN, người lao động mất quyền chi phối TLSX, sản phẩm do họ làm ra bị những kẻ áp bức họ chiếm đoạt và sử dụng để tiếp tục bóc lột họ. Những quan hệ xh gắn bó giữa người với người và với cộng đồng bị biến dạng do tình trạng chiến tranh phổ biến và xung đột xh liên miên, không có lối thoát, tôn giáo bị các thế lực chính trị lợi dụng nhằm kết hợp thần quyền với thế quyền để áp bức những người lao động. Chính vì vậy các nhà sáng lập ra CNXHKH đã khẳng định mục tiêu của CMXHCN là: giải phóng con người, giải phóng xh là mục tiêu của GCCN, của CMXHCN. Cho nên CNXH mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. CMXHCN được các nhà sáng lập ra CNXHKH đề cập trên lập trường chủ nghĩa nhân đạo triệt để nhằm giải phóng con người. Chủ nghĩa nhân đạo đó là sự phát triển ở mức hoàn chỉnh những ước mơ tốt đẹp đó mà con người đã ấp ủ từ lâu và đã được các nhà XHCN trước Mác diễn đạt trong nhiều văn phẩm yêu sách và cương lĩnh, mặc dù còn mang nặng tính không tưởng. CNXH không chỉ dừng lại ở ý thức mà từng bước thực hiện việc giải phóng con người “ trên thực tế biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do” tạo nên một thể liên hiệp “ trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Khi chúng ta nói mục tiêu là cái đích cần đạt tới, do vậy những mục tiêu khả thi nêu trên từng bước biến thành hiện thực thông qua quá trình lao động nhiệt tình của quàn chúng ND LĐ, thông qua những biện pháp tổ chức xh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh, của nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Tóm lại: Nếu như ở trên chúng ta đã xem xét tiến trình của cuộc CMXHCN được tiến hành qua 2 giai đoạn thì ở đay tương ứng với 2 giai đoạn đó thì mục tiêu của cuộc CMXHCN cũng được thể hiện qua 2 gia đoạn: - Mục tiêu giai đoạn thứ nhất (trước mắt): giành chính quyền về tay GCCN và ND LĐ - Mục tiêu giai đoạn thứ 2 (lâu dài): xóa bỏ chế độ người bóc lột người trên phạm vi thế giới dem lại đời sống ấm no cho toàn dân Như vậy khi tình trạng người bóc lột người bị xóa bỏ thì tình trạng dân tộc này áp bức dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ, và khi đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, và quan hệ giữa các dân tộc là hợp tác cùng nhau phát triển. 2. Nội dung của cuộc CMXHCN. Cuộc CMXHCN là một cuộc CM toàn diện, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh. - Trên lĩnh vực chính trị: Đưa quần chúng ND LĐ từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị áp bức bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xh. Muốn thực hiện được những nội dung nêu trên, GCCN cùng với ND LĐ dưới sự lãnh đạo của ĐCS cần thực hiện những nhiệm vụ sau: + Đập tan bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước CCVS + Nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt cho quần chúng ND LĐ + Tạo điều kiện cho người dân tham gia công việc quản lý xh Thực hiện dân chủ là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình CMXHCN, dân chủ trong Đảng, dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đảm bảo cho người dân tham gia vào công việc quản lý của nhà nước. Quá trình thực hiện dân chủ là một quá trình đấu tranh lâu dài đầy khó khăn, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và tập thể. Bởi vì dân chủ là cái gốc để đi đến khẳng định bản chất của nhà nước XHCN. - Trên lĩnh vực kinh tế: Phát triển kinh tế, nâng cao NSLĐ, cải thiện đời sống nhân dân: + Thay đổi vị trí lao động đối với TLSX + Phát triển LLSX, nâng cao NSLĐ + Thực hiện hình thức phân phối theo lao động Nếu như các cuộc CM trước đây kết thúc bằng việc chuyển chính quyền từ tay giai cấp bóc lột này sang tay giai cấp bóc lột khác, thì cuộc CMXHCN giành được chính quyền mới chỉ là bước đầu. Bởi vì nhiệm vụ trọng tâm của cuộc CMXHCN là phải phát triển kinh tế , không ngừng nâng cao NSLĐ, cải thiện đời sống củ nhân dân. Mặt khác dưới CNXH tìm mọi cách phát huy tính tích cực xh, khả năng sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao NSLĐ, làm cho nền kinh tế XHCN ngày càng phát triển, góp phần chiến thắng CNTB. Dưới CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động, do vậy NSLĐ, hiệu quả công tác là thước đo đánh giá sự đóng góp của mỗi người cho xh. NSLĐ, hiêu suất công tác – biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước, ý thức giai cấp, ý thức dân tộc của mỗi người trong xh. - Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: + Xóa bỏ văn hóa và các tàn tích tư tưởng cũ + Xây dựng nền văn hóa mới XHCN. Trong tác phẩm “ TNCĐCS” (1848) C.Mác và Ph.Ă đã chỉ ra “ CMCSCN là sự đoạt tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ” Chúng ta thấy rằng trong các xh trước đây, giai cấp bóc lột nắm TLSX
Tài liệu liên quan