Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 2

Tư tưởng XHCN ( tiếng Hi lạp là Idea – hình tượng ) là một hình thái, ý thức của con người phản ánh thế giới hiện thực. Bất cứ tư tưởng nào cũng do điều kiện vật chất, do chế độ xã hội quy định, và là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của chế độ xã hội nhất định. Từ khi xuất hiện chế độ tư hữu và đi liền với nó là sự phân chia xã hội thành giai cấp: - thống trị và bị trị - áp bức và bị áp bức Cũng từ đó trong ý thức bắt đầu xuất hiện và không ngừng phát triển các tư tưởng đối lập về lợi ích, về sự đấu tranh giữa các giai cấp. Ngay từ thời cổ đại bên cạnh những tư tưởng phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đã xuất hiện tư tưởng phản ánh, bảo vệ, thể hiện khát vọng của giai cấp bị trị.

doc28 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm tư tưởng XHCN Định nghĩa tư tưởng XHCN Tư tưởng XHCN ( tiếng Hi lạp là Idea – hình tượng ) là một hình thái, ý thức của con người phản ánh thế giới hiện thực. Bất cứ tư tưởng nào cũng do điều kiện vật chất, do chế độ xã hội quy định, và là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của chế độ xã hội nhất định. Từ khi xuất hiện chế độ tư hữu và đi liền với nó là sự phân chia xã hội thành giai cấp: - thống trị và bị trị - áp bức và bị áp bức Cũng từ đó trong ý thức bắt đầu xuất hiện và không ngừng phát triển các tư tưởng đối lập về lợi ích, về sự đấu tranh giữa các giai cấp. Ngay từ thời cổ đại bên cạnh những tư tưởng phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đã xuất hiện tư tưởng phản ánh, bảo vệ, thể hiện khát vọng của giai cấp bị trị. + Tư tưởng của giai cấp thống trị phản ánh, bảo vệ góp phần duy trì củng cố, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. + Tư tưởng của giai cấp bị trị phản ánh nhu cầu, mơ ước về một xã hội không có áp bức bất công, mọi người cùng lao động sống bình đẳng. Đặc biệt là những nhu cầu, mơ ước dần trở thành con đường, cách thức, phương pháp đấu tranh thực tiễn của nhân dân lao động. Như vậy: chúng ta có thể kết luận rằng xét cho cùng nếu không có những tư tưởng tiến bộ XHCN có căn cứ khoa học thì không thể dẫn dắt được các phong trào thực tiễn của nhân dân đấu tranh vì lợi ích của mình. Khái niệm tư tưởng XHCN: Tư tưởng XHCN là hệ thống những quan niệm phản ánh những nhu cầu, mơ ước của các giai cấp lao động, bị thống trị về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ xã hội, mà ở đó TLSX thuộc về toàn xã hội, không có áp bức và bóc lột, trên cơ sở đó mọi người đều bình đẳng về mọi mặt và đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh. Qua khái niệm trên thể hiện những nội dung sau đây: Sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị bóc lột Phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động hướng về một xã hội ấm no, công bằng. Phản ánh sự tìm tòi những mô hình, con đường, bước đi để xây dựng xã hội công bằng… đem lại hạnh phúc cho con người. Các biểu hiện cơ bản của tư tưởng XHCN Tư tưởng XHCN là các quan niệm về một chế độ xã hội mà mọi tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên, thuộc về toàn xã hội. Tư tưởng XHCN là tư tưởng về một chế độ xã hội mà ở đó mọi người ai cũng có việc làm và ai cũng lao động. Tư tưởng XHCN là những tư tưởng về một xã hội trong đó mọi người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mọi người đều có điều kiện cống hiến và phát triển toàn diện. 2. Phân loại các tư tưởng XHCN Các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN thường đưa ra hai tiêu chí phân loại các tư tưởng XHCN: Thứ nhất: Căn cứ vào quá trình lịch sử hình thành các tư tưởng XHCN gắn với các thời đại kinh tế- xã hội và các chế độ xã hội. Thứ hai: Căn cứ vào tính chất trình độ phát triển của các tư tưởng ấy Các nhà nghiên cứu tư tưởng XHCN theo quan điểm duy vật lịch sử thường tiến hành phân loại dựa trên sự kết hợp đúng mức 2 tiêu chí trên. a. Phân loại tư tưởng XHCN theo lịch đại Theo tiến trình lịch sử hay theo lịch đại, các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng thường chia tư tưởng XHCN thành các giai đoạn phát triển tương ứng với các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Theo cách này người ta chia thành: Tư tưởng XHCN cổ đại và trung đại Tư tưởng XHCN thời kỳ phục hưng Tư tưởng XHCN thời kỳ cận đại Tư tưởng XHCN thời kỳ hiện đại b.Phân loại tư tưởng XHCN theo trình độ phát triển Theo trình độ phát triển của tư tưởng XHCN, người ta phân thành: CNXH sơ khai CNXH không tưởng CNXH không tưởng – phê phán CNXHKH ( do Mác – Ăngghen sáng lập) c. Kết hợp tính lịch đại với trình độ phát triển để phân loại các tư tưởng XHCN: Dù sử dụng tiêu chí theo lịch đại hay theo trình độ phát triển của tri thức được tích lũy trong phân loại tư tưởng XHCN, các nhà nghiên cứu đều cho rằng không nên tuyệt đối hóa các tiêu chí được sử dụng để phân loại mà chỉ nên coi đó là tiêu chí chủ yếu, cơ bản nhất mà thôi. Như vậy khi phân loại để nghiên cứu: cần chú ý đến các cấp độ phát triển nội tại ( theo kiểu kế thừa, phủ định, phát triển ) của các tư tưởng ấy. Đây được coi là phương pháp phân loại đúng đắn nhất và là cơ sở để tiến hành khảo sát các tư tưởng XHCN II. LƯỢC KHẢO TƯ TƯỞNG XHCN TRƯỚC MÁC 1.Tư tưởng XHCN thời cổ đại Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lê, với sự thống trị của giai cấp chủ nô vào đời sống kinh tế. Kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, quan hệ hàng hóa tiền tệ xuất hiện, xã hội có sự phân chia thành kẻ giàu – người nghèo: + Giai cấp chủ nô, các tầng lớp chủ công tường thủ công, quý tộc, tăng lữ, con buôn, cho vay lãi…hợp thành lực lượng thống trị, áp bức xã hội. + Giai cấp nô lệ và tầng lớp lao động khác hợp thành lực lượng bị thống trị, bị áp bức. Như vậy cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột tất yếu xảy ra. - Ngay sau khi cộng đồng nguyên thủy tan rã. Chế độ nhà nước – giai cấp xuất hiện nên dẫn đến xuất hiện tư tưởng phản kháng chế độ áp bức bóc lột Ví dụ: Ở phương Đông chế độ ấy ra đời vào khoảng 4000 – 3000 năm trước công nguyên tại các khu vực như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại. Ở phương Đông những kim tự tháp Kê ốp Lơphêren ở Ai Cập; Vạn Lý trường Thành, Cung A Phòng, lăng tẩm Tần Thủy Hoàng ở T. Quốc… vừa là những tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại kì vĩ, vừa là những chứng tích hùng hồn nói lên tội ác tày trời của chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở phương Tây chế độ ấy ra đời muộn hơn vào khoảng các thế kỷ XI – IX .TCN mà tiêu biểu là cổ Hy Lạp, cổ La mã. Ở phương Tây, vào thế kỷ I trước công nguyên đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của dân nô lệ, nổi bật là cuộc khởi nghĩa do Xpáctacút làm thủ lĩnh, đã được Lênin đánh giá “… Xpác-ta-cút, gần hai nghìn năm về trước, là một trong những vị anh hùng lỗi lạc nhất của một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nô lệ” - Tư tưởng XHCN thời kỳ này là: muốn xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột để trở lại thời kỳ xa xưa nguyên thủy, nó thi vị hóa thời đại nguyên thủy - Những hình thức biểu hiện: Thông qua những câu chuyện dân gian, thần thoại và sau đó thể hiện trong giáo lí của đạo Cơ Đốc Như vậy: Trong xã hội cổ đại người ta chưa thể có những điều kiện và khả năng vươn tới một tương lai tốt đẹp theo mơ ước chủ quan của mình và cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra triền miên giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ được kết thúc bằng sự tiêu vong của cả hai giai cấp ấy. 2.Tư tưởng XHCN từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIII a. Điều kiện kinh tế xã hội và hoàn cảnh lịch sử: Từ khoảng thế kỷ XV – thế kỷ XVIII, nhân loại có những bước tiến dài trong đời sống kinh tế - xã hội. Các công trường thủ công có tính chất chuyên môn hóa dần dần hình thành thay thế cho tính chất theo kiểu phường hội. Sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn và kèm theo đó là sự xung đột giai cấp cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. - Điều kiện kinh tế: Các công trường thủ công hình thành đã thay thế cho tính chất hợp tác theo kiểu phường hội, sự phát triển của nền công nghiệp lớn, sự mở mang thuộc địa, thị trường TBCN - Điều kiện xã hội: Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành và phát triển nhanh, giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị, CNTB dần dần thay thế chế độ phong kiến ở phần lớn các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Những điều kiện và tiền đề ấy đã làm tư tưởng XHCN phát triển sang một thời kỳ mới, trình độ mới, qua lao động và đóng góp của nhiều nhà tư tưởng vĩ đại. b. Các đại biểu xuất sắc và các tư tưởng XHCN chủ yếu: - Tư tưởng XHCN thế kỷ XVI- XVII * Tô mát Morơ : ( 1478 – 1535). - Tiểu sử: Sinh ra trong một gia đình luật sư ở Luân Đôn, khi còn nhỏ được học hành đầy đủ, ở ông có tinh thần tự học, tự rèn luyện, tự giáo dục. Nhờ vậy mà ông đã trở thành một trong những người có học vấn và là bạn thân của nhiều nhà bác học có tư tưởng nhân đạo. Chính bản thân ông là một nhà văn xuất sắc của phong trào văn hóa phục hưng. Gia đình ông sống rất hòa thuận đối xử với nhau một cách bình đẳng, năm 1504 khi ông 26 tuổi ông trúng cử vào nghị viện và hoạt động ngoại giao. Đến năm 1529 ông trở thành tể tướng ( thủ tướng), mặc dù có chức tước cao nhưng ông không hám danh lợi mà luôn quan tâm, lo lắng đến người khác. Ông muốn dùng hình ảnh của mình để tác động đến nhà vua nhằm thực hiện chính sách nhân đạo. Mặc dù biết Hăng ri XVIII là ông vua tàn ác ( đã từng xủ tử 72.000 người). Những tư tưởng của ông không những không được thực hiện mà còn trở thành người đối lập với nhà vua . Ông đã bị bắt, bị tù đày tra tấn và lãnh án tử hình năm 1535. - Tác phẩm chủ yếu của Tô mát Morơ để đời sau biết đến ông như 1 nhà tư tưởng XHCN xuất sắc nhất là cuốn: “Không tưởng” ( Utopie) viết về cuộc sống của người dân trên đảo Utopie ( chưa tồn tại ở đâu cả)= + Hình thức của tác phẩm này dưới dạng một tác phẩm văn học. - Tư tưởng cơ bản nhất và có tính chất chủ đạo trong tác phẩm là ông cho rằng: nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạ xã hội, của áp bức và bất công trong lòng xã hội tư bản là chế độ tư hữu. Điều đó biểu hiện: + Ông tả một cách tài tình tình trạng phân hóa giàu nghèo, những áp bức bất công trong XHTB ngay khi mới hình thành . + Phân tích một cách sâu sắc sự khốn cùng của người nông dân do quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy mang lại Từ tư tưởng cơ bản đó mà ông có quan niệm đống góp vào tư tưởng XHCN là : Muốn xóa bỏ bất công, áp bức, xóa bỏ tình trạng phân hóa giàu nghèo, cần xóa bỏ chế độ tư hữu. Như vậy: với những tư tưởng cơ bản này ông đã được xếp vào một trong các nhà tư tưởng công sản vĩ đại nhất thế kỷ XVI. * Tômađô Campanenla : ( 1568 – 1639). - Nước Italia cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII: + Về kinh tế: Sau một thời kì phồn thịnh vào loại bậc nhất nhất Châu Âu, đến cuối thế kỉ XVI nền kinh tế Italia tụt lại phía sau và trở lên lạc hậu, hoạt động thương mại xa sút, những người thị dân rút tiền ra cho vay lấy lãi và về nông thôn mua đất và trở thành chủ đất, Thực chất của nền kinh tế kém phát triển là do ảnh hưởng của phát kiến địa lí. + Về chính trị: Italia là một đất nước bị chia cắt, là mảnh đất cho sự rằng xé của các thế lực phong kiến Châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo … Những cuộc phát kiến làm cho đất nước tàn phá, nhân dân đói khổ vào bậc nhất Châu Âu lúc bấy giờ. + Về văn hóa: Italia lúc bấy giờ là quê hương của văn hóa phục hưng, mặc dù sống trong những năm đầy rẫy những biến động nhưng nhờ tiếp thu những thành tựu văn hóa tinh thần, văn hóa phục hưng nên các nhà bác học Ý đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Họ kết hợp tinh thần chống phong kiến + giáo hội với phẩm chất cao quý của mình, các nhà bác học Ý đã trở thành những con người tiêu biểu của thời đại như Brunô, Galilê, Lêona, Tô ma đô Campanenla, là nhà văn nhà triết học, nhà tư tưởng XHCN nổi tiếng. - Tiểu sử: Tômađô campanenla sinh ra trong một gia đình thợ giày ở một thị trấn miền nam nước Ý. Lúc nhỏ ông được gia đình tạo điều kiện cho ăn học, ông rất thông minh và học rất giỏi. Mới 14 tuổi ông đã nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, chính trị, xã hội. Tác phẩm nổi tiếng “ Triết học dựa trên sự cảm giác” của ông xuất bản khi ông mới 23 tuổi Tác phẩm này nó thể hiện lập trường triết học của ông, nó đối lập và chống lại triết học kinh viện, chống lại triết học truyền thống cơ đốc giáo và giáo hội. Tuy vậy triết học của ông vẫn còn mang tính chất duy tâm, chủ quan, tôn giáo . Ông là người đầu tiên nói “ Tôi suy nghĩ tôi tồn tại” . Ông coi đó là định đề cơ bản của quá trình nhận thức, tác phẩm ra đời ông bị bắt cầm tù. Sau khi ra tù ông cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống Tây Ban Nha và ông bị bắt lần 2 vào năm 1598 và bị kết án tù trung thân. Nhưng sau 27 năm thì ông được tha, sau khi ông ra tù ông lại tiếp tục đấu tranh và chỉ 1 tháng sau lại bị bắt và bị tù thêm 2 năm nữa . Trong thời gian ở tù ông đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách ông viết nhiều tác phẩm truyền ra ngoài nhằm khích lệ nhân dân lao động và người yêu công lý đấu tranh vì một xã hội tốt đẹp. Trong số các tác phẩm đó có tác phẩm nổi tiếng là “Thành phố mặt trời” . Sau khi ra đời ông sống trong cảnh bần hàn bệnh tật, ông sống lưu vong ở Pháp và mất năm 1639. - Tác phẩm “Thành phố mặt trời”: Đây là tác phẩm tấp trung mang tính chất CNCS không tưởng của Campanenla. Tác phẩm được thực hiện dưới hình thức văn chương viễn tưởng, dưới hình thức kể chuyện đối thoại và hư cấu đó là câu chuyện của một anh thủy thủ Giê mơđi trong quá trình anh ta đi thám hiểm và lạc vào một hòn đảo nhỏ, ở đó có một xã hội, một cộng đồng người sống với nhau rất lí tưởng mà chưa ở đâu, có anh ta gọi đó là thành phố mặt trời và có thể kể lại cho tác giả nghe. Thông qua sự mô tả các mặt của đời sống xã hội của một xã hội ở thành phố mặt trời, người đọc có thể so sánh với đầy rẫy bất công trong xã hội đương thời ở Ý, đó là thói đạo đức giả, sự rối trá nhưng ở Thành phố mặt trời thì không có. + Về sở hữu: xh Thành phố mặt trời lấy chế độ công hữu về TLSX làm cơ sở + Về tổ chức quản lý sản xuất: trong xã hội đó thực hiện nguyên tắc chung đó là tất cả mọi người đều lao động + Ông coi trọng áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm giảm nhẹ cường độ lao động của con người. Vì vầy mà người dân ở đây chỉ lao động 4 h/ngày . thời gian còn lại để nghiên cứu khoa học, để nghỉ ngơi, để vui chơi giải trí, phát triển trí tuệ. + Hình thức lao động: đó là lao động tập thể trong các công xã + Về phân phối: Ông chủ trương phân phối một cách bình quân theo nhu cầu Ở lĩnh vực này đậm nét tính chất không tưởng, xuất phát từ chỗ ông cho rằng tất cả của cải đều là của chung, do đó phân phối do một người phụ trách, phân phối đừng để ai quá giàu và đừng để ai quá nghèo, họ chỉ nhận được những gì họ cần, những nhu cầu đều được lấy từ kho chung vì thế sẽ có không ai quá giàu vì ở đây không có gì là của riêng và không ai quá nghèo vì thứ họ cần đều được xã hội đáp ứng . Theo ông nếu để cho giàu quá hoặc nghèo quá thì sinh ra tội lỗi . Nếu giàu quá sinh ra kiêu căng, nếu nghèo quá dẫn đến tội lỗi . Thực chất quan điểm phân phối của ông là chủ nghĩa bình quân. + Về xã hội: xh ở Thành phố mặt trời là một xã hội bình đẳng, thương yêu nhau và sống tự do Như trên thì xã hội ở thành phố mặt trời như một cơ cấu của nhà nước cộng hòa, đứng đầu nhà nước là ông mặt trời, ông mặt trời có quyền quyết định tối cao đời sống xã hội. Dưới ông mặt trời có 3 trợ lí tối cao đó là: Trợ lí sức mạnh Trợ lí trí tuệ Trợ lí về tình yêu Như vậy với những quan điểm nêu treencungx giống như Tômát Morơ, Campanenla là nhà XHCN không tưởng, ông để lại nhiều tư tưởng, quan niệm đặc sắc, những tư tưởng đó xét cho cùng vì sự nghiệp giải phóng con người và mặc dù còn rất nhiều hạn chế, tư tưởng của ông còn mang tính chất không tưởng nhưng với những gì mà ông nêu ra ông cũng xứng đáng được xếp vào một trong những tiền bối của CNXH, CNCS không tưởng. * Giêdắcdơ Uynxtenli: (1609 – 1652). - Đầu thế kỷ XVII CNTB không chỉ phát triển ở thành thị mà nó còn thâm nhập phát triển mạnh mẽ ở nông thôn. Nền kinh tế TBCN phát triển làm cho giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành với thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, nó không thỏa mãn với cương vị xh hiện có của nó, nó đòi được tham gia quản lí nhà nước , nó đòi có chính quyền. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Anh. - Cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra năm 1640 nhưng nó phải trải qua 2 cuộc nội chiến mới giàng được thắng lợi: Cuộc nội chiến thứ nhất: ( 1642-1646) Cuộc nội chiến thứ 2: (1648 -1649) Dưới áp bức của quần chúng lao động thì nghị viện của nước Anh đưa Sáclơ ra xử tử và nền cộng hòa xác lập . Nhưng đó chỉ là nền cộng hòa của giai cấp tư sản nó không thực sự đem lại sự cải thiện đời sống nhân dân. Trái lại chiến tranh và nội chiến là cho người nông dân và thợ thủ công lâm vào tình trạng đói khổ, họ bị bần cùng hóa từ đó nảy sinh1 phái “Đào đất” do Uynxtenli lãnh đạo Công cụ duy nhất của họ là có cái mai. Phái này chủ trương khôi phục chế độ công hữu về đất đai, không dùng bạo lực xâm phạm của ai mà chỉ cấy cày trên đất hoang, theo họ nếu tất cả người nghèo đều làm như thế thì sâu này tất cả mọi người có ruộng đất cũng sẽ bỏ quyền tư hữu đất đai của mình Điều này phản ánh tâm trạng của người nông dân đang bị phá sản. - Tiểu sử: Uynxtenli sinh 1609 trong một gia đình làm nghề kinh doanh tơ lụa, lúc nhỏ không được học hành đầy đủ, ông chủ yếu tự học. Ông có tham gia vào công ty buôn bán quần áo ở Luân Đôn nhưng do chiến tranh và nội chiến đã làm cho nền kinh tế Anh suy thoái . Ông trở về nông thôn lãnh đạo phái đào đất, ông viết nhiều tác phẩm để tuyên truyền cho nhân dân lao động, nó có ý nghĩa như chương trình hành động của phái đào đất. Một số tác phẩm như: “ Luật công bằng” (1649); “ Ngọn cờ do những người chủ trương bình đẳng chân chính đứng lên”; “ Món quà năm mới gửi nghị viện và quân đội” Trong các tác phẩm của mình, Uynxtenli đã luận chứng cho các yêu sách của phái “đào đất” mà ông là một lãnh tụ của phong trào này. - Tư tưởng toát lên từ những yêu sách đó là bình đẳng, bình đẳng về mọi phương diện, cả trong kinh tế - xã hội, cả trong chính trị - Tác phẩm tiêu biểu chất là “ Luật tự do” đây có thể coi là cương lĩnh cải tạo triệt để bằng cách thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, xây dựng chế độ cộng hòa, trong đó ruộng đất và sản phẩm lao động làm ra là tài sản chung của toàn xã hội. - Tư tưởng XHCN không tưởng thế kỷ XVIII. Nhân loại trong thế kỷ XVIII được chúng kiến sự phát triển với tốc độ nhanh hơn của CNTB ở Châu Âu và Bắc Mỹ Các tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội cho sự xác lập hoàn toàn địa vị thống trị của giai cấp tư sản dần được chín muồi . Nền quân chủ chuyên chế đi vào thời kỳ suy tàn thay vào đó là chính thể cộng hòa tư sản được thiết lập ở Hà Lan , Anh, Pháp, Hoa Kỳ… Cũng giống như cuộc cách mạng tư sản Anh, cách mạng tư sản Pháp diễn ra gay go, dai dẳng giữa các tập đoàn quý tộc, bảo thủ với bộ phận tư sản mới trong các lĩnh vực công nghiệp. Sự áp bức bóc lột trong kinh tế cộng thêm chính trị, nội chiến đã làm gia tăng thêm tính chất gay gắt của những mâu thuẫn và xung đột giai cấp. Các phong trào phản kháng của nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị diễn ra mạnh mẽ. Từ trong cuộc chiến tranh ấy đã xuất hiện nhiều nhà lí luận XHCN . Trong số đó phải kể đến các nhà tư tưởng XHCN Pháp: Giăng Mêliê; Gabriendow Mably, Giắccơ Ba Bớp. * Giăng Mêliê: ( 1664 – 1729). - Tiểu sử: Ông sinh ra trong một gia đình thợ dệt tỉnh Săm pa nhơ ( Pháp) lúc nhỏ theo học trường dòng, sau đó làm mục sư ở nông thôn năm 23 tuổi. Chính hoàn cảnh lịch sử ấy đã khiến ông đứng về phía người dân nghèo . Ông được chúng kiến những gì bất công xảy ra xung quanh ông khiến ông hoài nghi tất cả. Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của Lugrét là một nhà triết học duy vật cổ đại ở Hy lạp và Đề cát tơ. Cho nên ở một mức độ nào đó Mêliê là người duy vật và vô thần. Về chính trị ông đứng về phía người dân nghèo để chống chế độ chúa đất. -Tác phẩm tiêu biểu của ông là cuốn luận văn “Những di chúc của tôi” Trong tác phẩm này nổi lên 2 nội dung quan trọng có tính chất XHCN: + Thứ nhất là, Theo G. Mêliê, nguyên nhân của bất bình đẳng không phải tự nhiên có, mà do chính con người tạo ra và có thể bị xóa bỏ. + Thứ hai là, khác với nhiều nhà tư tưởng đương thời, ông cho rằng, người nông dân có thể tự giải phóng thông qua con đường đấu tranh cách mạng, lật đổ ngai vang của chế độ phong kiến. * Grắccơ Ba Bớp: (1760 – 1797). - Cuộc cách mạng tư sản pháp 1789 đưa các bộ phận tư sản khác nhau lên cầm quyền, nền chuyên chính Gia Cô Banh đã được thành lập. Trong xã hội đã diễn ra một sự phân bố lực lượng mạnh mẽ. Nhiều nhà tư tưởng tiểu tư sản trước đây có khuynh hướng XHCN nay chuyển sang tham gia vào cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến. Giai cấp vô sản đã xuất hiện thành một lực lượng và bắt đầu có nhu cầu tách khỏi quần chúng nghèo khổ mà từ đó đã sinh ra. Đại biểu sâu sắc v
Tài liệu liên quan