Thuật ngữ HTKT-XH được C. Mác sử dụng lần đầu tiên khi viết lời tựa cho tác phẩm: “ Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859). Đến năm 1867 khi bộ “Tư bản” ra đời thì quan niệm về HTKT-XH đã được trình bày rõ ràng cả về mặt khái niệm và nội dung.
Về khái niệm HTKT-XH, thực chất chúng ta đã được hiểu trong chương trình Triết học ( phần CNDVLS).
- HTKT-XH là một khái niệm của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một KT3 tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
28 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 7103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI:
XÃ HỘI - XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
1. Khái niệm HTKT-XHCSCN
Thuật ngữ HTKT-XH được C. Mác sử dụng lần đầu tiên khi viết lời tựa cho tác phẩm: “ Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859). Đến năm 1867 khi bộ “Tư bản” ra đời thì quan niệm về HTKT-XH đã được trình bày rõ ràng cả về mặt khái niệm và nội dung.
Về khái niệm HTKT-XH, thực chất chúng ta đã được hiểu trong chương trình Triết học ( phần CNDVLS).
- HTKT-XH là một khái niệm của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một KT3 tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Như vậy khái niệm HTKT-XH đề cập đến 3 mặt:
+ LLSX ở một trình độ nhất định
+ Những QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
+ KT3 được xây dựng trên cơ sở QHSX đó
Vậy xã hội loài người đã và đang trải qua những HTKT-XH nào?
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng quá trình phát triển của các HTKT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên, xã hội loài người đã và đang trải qua 5 HTKT-XH: CSNT, CHNL, PK, TBCN và đang bước vào xây dựng HTKT-XHCSCN.
Trên cơ sở khái niệm chung về HTKT-XH của CN Mác, qua các quan niệm của Mác, Ăngghen, Lênin chúng ta có được khái niệm cụ thể hơn về HTKT-XHCSCN và thấy được sự khác biệt về chất giữa HTKT-XH CSCN với các HTKT-XH khác đã tồn tại trong lịch sử.
- HTKT-XHCSCN là chế độ phát triển cao nhất hiện nay, là chế độ xã hội có QHSX dựa trên sở hữu công cộng về TLSX, thích ứng với LLSX ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của CNTB, trên cơ sở đó có KT3 tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao.
Trên đây là những nội dung của khái niệm HTKT-XHCSCN , chúng ta sẽ được phân tích và làm sáng tỏ ở phần II: Những đặc trưng cơ bản của XHXHCN.
2. Các điều kiện cơ bản của sự ra đời HTKT-XHCSCN.
Trên cơ sở khảo sát, phân tích tỉ mỉ HTKT-XHTBCN có những căn cứ khoa học. Thấy được những mâu thuẫn, những hạn chế, tiêu cực của XHTB, C.Mác đã dự báo khoa học về sự ra đời tất yếu của HTKT-XHCSCN . Chính Lênin đã đánh giá công lao dự báo khoa học của C.Mác về HTKT-XHCSCN giống như một nhà tự nhiên học… coi “vấn đề tiến hóa của một giống sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của nó và định được rõ rệt hướng của những biến đổi của nó”
Nói cách khác : Chính nhìn thấy những mâu thuẫn không thể khắc phục được trong lòng XHTBCN cho nên C. Mác nhìn thấy sự phủ định HTKT-XHTBCN là một tất yếu lịch sử.
Những điều kiện cơ bản của sự ra đời HTKT-XHCSCN.
- Một là, sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, đặc biệt là nền công nghiệp hiện đại đã làm cho trình độ phát triển của LLSX ngày càng mang tính chất xã hội hóa, dẫn tới sự mâu thuẫn ngày càng cao với QHSX TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu. Đây là nguyên nhân kinh tế cho sự ra đời của HTKT-XHCSCN.
Chúng ta thấy rằng: trước đây XHTBCN hình thành trong lòng XHPK ở Châu Âu từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 và được xác lập với tính cách là một HTKT-XH đầy đủ khi cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành. Chính sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của CNTB đối với chế độ PK, đồng thời sự phát triển hơn nữa của nền sản xuất ấy lại làm nảy sinh mâu thuẫn giữa LLSX xã hội hóa ngày càng cao với chế độ sở hữu tư nhân TBCN. Lịch sử xã hội loài người chỉ có thể tiếp tục phát triển khi mâu thuẫn cơ bản trong XHTB được giải quyết, giải phóng LLSX ra khỏi sự kìm hãm của QHSX lỗi thời, thiết lập QHSX mới phù hợp với tính chất xã hội hóa của LLSX – tức phải thiết lập được QHSX dựa trên chế độ công hữu . Đó là nguyên nhân kinh tế cho sự ra đời HTKT-XHCSCN.
Vậy thế nào là LLSX có trình độ xã hội hóa ?
Đối lập với xã hội hóa là tư nhân hóa. Trong PTSX PK thì do trình độ của LLSX còn thấp, công cụ lao động thô sơ, sản phẩm làm ra mang tính chất cá thể
Ví dụ: Để sản xuất ra 1 m2 vải, thì người nông dân trước tiên phải trồng bông, sau khi bông được thu hoạch, người ta mới làm thành sợi, sợi được dệt thành vải. Tất cả các công đoạn đó phần lớn được thực hiện do cá nhân người nông dân làm hoặc do gia đình người nông dân làm. Chính vì vậy 1 m2 vải làm ra mang tính cá nhân.
Còn trong XHTBCN với sự xuất hiện của nền đại công nghiệp thì LLSX đã mang tính chất xã hội hóa ( tức sản phẩm làm ra mang tính chất xã hội) . Bởi trong XHTBCN quá trình sản xuất, máy móc cưỡng bức quá trình sản xuất ra sản phẩm, do sự chuyên môn hóa mỗi người chỉ sản xuất ra một bộ phận của sản phẩm. Cuối cùng tổng hợp các lao động bộ phận đó mới tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Ví dụ: Để sản xuất ra một chiếc áo thì trong nền sản xuất TBCN, do sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa nên mỗi người chỉ làm một công đoạn trong chiếc áo như người cắt vải, người may cổ áo… Để khi có một chiếc áo hoàn chỉnh nó là công của nhiều người – tức mang tính chất xã hội.
Như vậy sản phẩm làm ra mang tính chất xã hội trong khi QHSX TBCN lại dựa trên chế độ chiếm hữu TNTBCN về TLSX, ông chủ tư sản ( tức kẻ sở hữu TLSX) quyết định số lượng, giá cả, và tiền công của công nhân. Đây là mâu thuẫn không thể điều hòa được đòi hởi phải phá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời tạo điều kiện cho LLSX phát triển.
Ngày nay sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, nó không chỉ dừng lại sự phân công trong nội bộ từng xí nghiệp, hay một hoặc nhiều ngành mà sự phân công lao động đã mang tính chất quốc tế
Ví dụ: Để sản xuất ra một chiếc máy bay Booinh có tới trên 60 công ty của trên 30 quốc gia hợp tác sản xuất.
- Hai là, trong XHTB mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX biểu hiện thành mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Để giải quyết mâu thuẫn đó giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải tiến hành cuộc đấu tranh để lật đổ giai cấp tư sản và xóa bỏ sự thống trị của chúng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong XHTBCN, GCCN là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, còn GCTS đại diện cho QHSX lỗi thời, đây là mâu thuẫn không thể điều hòa được. Muốn giải phóng LLSX ra khỏi sự kìm hãm của QHSX lỗi thời, giải phóng GCCN và nhân dân lao động thì GCCN và nhân dân lao động phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại GCTS từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác. Và muốn giành thắng lợi và để lãnh đạo phong trào đấu tranh của mình thì GCCN phải tổ chức ra lực lượng tiên phong của mình tức ĐCS. Chỉ khi ĐCS ra đời , với đường lối cách mạng đúng đắn, thấm nhuần học thuyết cách mạng của CN Mác- Lenin thì cuộc đấu tranh của GCCN và nhân dân lao động mới đi đúng hướng và giành thắng lợi được.
Bởi vậy trong tác phẩm : “ Tuyên ngôn của ĐCS” Mác-Ăng đã khẳng định: giai cấp tư sản không những đã rèn ra thứ vũ khí để giết mình mà nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí đó – đó là gc Vô sản- GCCN hiện đại. Do vậy sự sụp đổ của GCTS và sự thắng lợi của gc VS là tất yếu như nhau”
- Ba là, cùng với những thành tựu to lớn về nhiều mặt, nhưng do bản chất và mục đích của chế độ TBCN, trong các thế kỷ phát triển của nó cũng đồng thời tạo ra bao nhiêu tai họa cho GCCN, NDLĐ và cho cả nhân loại, môi trường thiên nhiên…Chế độ xh TBCN không phải là một xh “tuyệt đỉnh, vĩnh hằng” mà cần phải được thay thế bằng một xh tốt đẹp hơn đó là HTKT-XHCSCN.
Các em biết rằng CNTB đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, của sản xuất đó là điều không ai có thể phủ nhận được. Nhưng bản chất của nền sx TBCN thì từ trước cho tới nay vẫn không hề thay đổi đó là bóc lột giá trị thặng dư và áp bức bóc lột tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Mặc dù trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển, gc tư sản đã thực hiện một số điều chỉnh để xoa dịu mâu thuẫn đối kháng trong XHTB ( đó là mt giữa gc TS và gc VS) . Nhưng tất cả tình hình ấy không làm thay đổi một sự thật là toàn bộ TLSX cơ bản nhất, quyết định nhất đối với nền sản xuất TBCN vẫn nằm trong tay gc TS và GCCN về cơ bản vẫn không có TLSX.
Ở đầu thế kỷ 21, có học giả phương Tây đã phân tích CNTB là một “cỗ máy sáng tạo và hủy hoại”, cỗ máy ấy sáng tạo càng nhiều, thì hủy hoại càng lớn
Những hậu quả của nền sản xuất tư bản tạo ra như ô nhiễm môi trường, chiến tranh hủy diệt… đặc biệt là tình trạng phân hóa giàu nghèo, theo thống kê “ 1% dân số gồm những người giàu nhất, 15 năm trước chiếm 27% tổng số tài sản của xh, thì hiện nay cũng với dân số đó họ đã chiếm tới 36% tổng số tài sản của xh. Trong khi đó 80% số người nghèo nhất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé 20% tổng sản phảm xh. Một nước mỹ giáu có nhưng để cho hàng triệu người không có nhà ở…
Trong làn sóng thứ 3 của Alvin Toffer được viết trong cuốn “ Sự đảo lộn trật tự thế giới về địa chính trị” tác giả cũng nêu cho chúng ta thấy một bức tranh về sự phân cực 2 đầu trong các nước TBCN. Nếu năm 1980 lương của 1 công nhân so với 1 cán bộ quản lý 1/40, 1990 là 1/90/ thì đến 1996 là 1/149 .
Tóm lại:
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy rằng XHTB không thể là một xh tốt đẹp bởi trong lòng nó chứa đựng những MT đối kháng không thể điều hòa được, do vậy loài người phải hướng tới một xh tốt đẹp hơn, xh ko có áp bức bóc lột, mọi người đều được giải phóng, đều được tự do phát triển… đó chính là xh xhcn.
Tuy nhiên để cho XH-XHCN ra đời thì không thể bằng con đường cải lương hòa bình mà phải thông qua cuộc cách mạng XHCN để thực hiện việc xóa bỏ chế độ TBCN thiết lập chế độ XHCN. Mọi con đường cải lương hòa bình đều không thể thực hiện được vì giai cấp tư sản không bao giờ từ bỏ địa vị thống trị của mình, do vậy phải dùng bạo lực cách mạng để chiến thắng bạo lực phản cách mạng.
Do vậy : Cách mạng XHCN là một quá trình từng bước tạo lập cơ sở cho sự ra đời và phát triển của HTKT-XHCSCN.
b. Những tiền đề cơ bản của sự ra đời HTKT-XHCSCN tù các nước TBCN trung bình và các nước chưa qua TBCN.
Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, có một số nước “bỏ qua” một hoặc vài HTKT-XH để tiến lên HTKT-XH cao hơn.
Ví dụ: - như nướcNga, Ba Lan, Đức từ nguyên thủy “bỏ qua chế độ nô lệ” lên chế độ phong kiến
- Mỹ “bỏ qua chế độ phong kiến” từ chế độ nô lệ lên thẳng CNTB …
CN Mác- Lênin cho rằng, sự thật đó cũng nằm trong quy luật chung của lịch sử và trong thời đại ngày nay nó tiếp tục diễn ra. Sễ có những nước TBCN chủ nghĩa mới ở trình độ trung bình và có những nước chưa qua CNTB cũng có thể nổ ra làm cuộc cách mạng XHCN thành công và bước vào TKQĐ lên CNXH. Theo Lênin đó là loại “đặc biệt” và loại “đặc biệt của đặc biệt”. Muốn làm cho những nước này làm cuộc cách mạng XHCN thành công cần phải có những điều kiện cơ bản sau đây.
- Một là, nhân loại đã chuyển sang “giai đoạn cuối cùng của CNTB” tức CNĐQ đi xâm lược, đô hộ, bóc lột , áp bức và khai thác thuộc địa … do đó xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại mới như mt giữa GCTS và GCCN, mt giữa CNĐQ xâm lược với các quốc gia dân tộc bị xâm lược đô hộ, mt giữa các nước tư bản- đế quốc với nhau, ở các nước nông nghiệp vẫn còn mt giữa địa chủ và nông dân, tư sản và nông dân. Những mâu thuẫn này là tiền đề cho sự nổ ra của cuộc cách mạng XH
- Hai là, có sự tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, có hệ tư tưởng GCCN ( CN M-Ln) , đặc biệt là những luận điểm về CNĐQ và các dân tộc bị áp bức… làm thức tỉnh nhiều dân tộc dấy lên phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc. Muốn giành thắng lợi tất yếu phải hình thành các ĐCS, lấy CN M-Ln làm hệ tư tưởng để lãnh đạo các dân tộc giành lại quyền độc lập, tự do và đi theo con đường XHCN.
Điều này thể hiện rất rõ trong CM Việt nam, khi chưa có lí luận dẫn đường của CN M-Ln và sự lãnh đạo của ĐCS thì phong trào CMVN mặc dù nổ ra rất mạnh mẽ song đều lần lượt thất bại, cách mạng Việt nam đứng trước giai đoạn khủng hoảng về đường lối lãnh đạo. Trong bối cảnh đó NGUYỄN TẤT THÀNH ra đi tìm đường cứu nước, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, người đã đến với CN M-Ln, tìm thấy được con đường cứu nước đúng đắn đó là độc lập dân tộc gắn liến với CNXH, từ đó người tiếp tục truyền bá CN M-Ln vào trong nước. Khi HCM với tư cách là ủy viên quốc tế cộng sản, người đã có rất nhiều cống hiến về lí luận và thực tiễn trong những vấn đề này, chẳng những có ý nghĩa đối với Việt Nam mà còn đối với hàng trăm nước bị nô lệ, phụ thuộc CNĐQ . Trong những cống hiến đó có vấn đề khái quát về các nhân tố hình thành Đảng Mác- Lênin, theo người ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN M-Ln với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, người đưa ra tư tưởng nổi tiếng thế giới mang tính quy luật là: “ muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường CMVS”, “ Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Qua nghiên cứu khoa học và kiểm nghiệm thực tiễn, các nhà sáng lập CN M-Ln cũng phê phán 2 xu hướng:
+ Thứ nhất, cứ để cho các nước trải qua CNTB phát triển đầy đủ rồi “tự nó” sẽ chuyển hóa thành CNCS, không cần đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội.
Đây là quan điểm, tư tưởng cơ hội, hữu khuynh chỉ biết thụ động ngồi chờ, phủ nhận bạo lực cách mạng dẫn đến thất bại cho phong trào cm
+ Thứ hai, bằng ý muốn chủ quan, giản đơn duy ý chí muốn có ngay CMXHCN và CNXH, CNCS, bất chấp những quy luật và điều kiện khách quan, chủ quan.
Đây là biểu hiện “ tả khuynh” làm kéo lùi lịch sử vì nó làm tổn hai cho sự nghiệp cách mạng của GCCN và NDLĐ . Nhưng chúng ta đã biết CMXHCN nổ ra cần phải có tình thế và thời cơ cách mạng… muốn xây dựng CNXH cần phải căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan…
3. Các giai đoạn phát triển của HTKT-XHCSCN.
Sự hình thành và phát triển của HTKT-XHCSCN là một quá trình biện chứng, trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao, phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản để hợp thành xã hội, trong đó xét đến cùng yếu tố quyết định là trình độ phát triển của LLSX và QHSX.
CN M-Ln đã có những luận điểm khoa học về phân kỳ các giai đoạn phát triển trong quá trình hình thành và hoàn thiện HTKT-XH CSCN. Có thể nêu khái quát luận điểm cơ bản đó như sau:
a. Tư tưởng của Mác- Ăngghen
* Một là, hình thái kinh tế xã hội CSCN phát triển qua 2 giai đoạn:
giai đoạn đầu - CNXH (Đây là gđ mà CNCS vừa thoát thai từ xh TBCN)
giai đoạn cao – CNCS (Đây là gđ mà CNCS phát triển trên cơ sở của chính nó)
* Hai là, giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia.
Gi÷a x· héi Tư b¶n vµ x· héi Céng s¶n lµ mét thêi kú qu¸ ®é tõ x· héi nä sang x· héi kia. ThÝch øng víi thêi kú ®ã lµ mét thêi kú qu¸ ®é vÒ chÝnh trÞ trong ®ã nhµ nước kh«ng ph¶i c¸i g× kh¸c h¬n lµ chuyªn chÝnh v« s¶n (C. M¸c: Phª ph¸n cư¬ng lÜnh G«ta).
Như vậy dự kiến phân kỳ HTKT-XH CSCN được M-Ă trình bày tập trung trong tác phẩm “ Tuyên ngôn của ĐCS”, “Phê phán cương lĩnh GÔ TA”, “Chống ĐUY RINH”, là những tác phẩm điển hình của CNXHKH.
Trong 3 tác phẩm này M-Ă đã phác họa những nét cơ bản của mô hình CNXH và CNCS. Nhưng các ông chỉ ra rằng việc tạo dựng một xã hội tương lai theo một khuôn mẫu sẵn có là điều không thể làm được, không thể nêu ra một cách chi tiết những gì chưa xảy ra.
Điều đó cho thấy M-Ă mới chỉ phác họa những nét cơ bản của xh tương lai, chứ không mô tả tỉ mỉ, chi tiết những gì chưa có, bởi nếu làm như vậy sẽ rơi vào không tưởng.
Sơ đồ biểu diễn quan điểm phân kỳ của Mác- Ăngghen
b. Tư tưởng của Lênin
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác- Ăngghen về HTKT-XH CSCN . Lênin quan niệm hay Lênin diễn đạt hình tượng của Mác- Ăngghen
Những cơn đau đẻ kéo dài (từ TKQĐ)
Giai đoạn đầu của XHCSCN
Giai đoạn cao của XHCSCN
Lênin nhấn mạnh: cần phải có một TKQĐ từ CNTB lên CNXH. TKQĐ bắt đầu từ khi chính quyền thuộc về gccn và nhân dân lao động mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, do ĐCS lãnh đạo.
Sơ đồ biểu diễn quan điểm phân kỳ của Lênin
Để phân biệt 2 giai đoạn của HTKT-XHCSCN phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội, trước tiên là sự phát triển của LLSX. Chính vì vậy C. Mác đã coi 2 giai đoạn của HTKT-XH như những nấc thang trưởng thành về kihn tế của HTKT-XHCSCN. Do vậy ở giai đoạn CNXH mới thực hiện nguyên tắc phân phối “ làm theo năng lực hưởng theo lao động”, còn ở giai đoạn CNCS thực hiện nguyên tắc phân phối “ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” . Chúng ta có thể so sánh 2 giai đoạn này trong từng lĩnh vực cụ thể để thấy rõ sự khác nhau và giống nhau của nó.
Sự khác nhau;
GIAI ĐOẠN ĐẦU (cnxh) GIAI ĐOẠN CAO (cncs)
*. Về kinh tế
-Còn tồn tại nhiều hình thức sở -Chỉ còn tồn tại 1 hình thức trong đó sở hữu nhà nước và sở là sở hữu toàn dân
tập thể giữ vai trò nền tảng
- Lao động là yêu cầu đối với mọi - Lao động là nhu cầu thiết
người, thực hiện ng tắc p2: làm theo của cuộc sống, thực ng. tắc
năng lực hưởng theo lao động làm theo n.lực hưởng n.cầu
*. Về chính trị
- Còn tồn tại nhà nước, đó là N2 pháp - Nhà nước tự tiêu vong
quyền XHCN, N2 của dân, do dân và
vì dân.
*. Xã hội
- Còn sự phân chia giai cấp, còn tồn - Xã hội không còn tồn tại g/c
Tại nhiều g/c khác nhau, nhưng liên
minh C-N-T làm nền tảng.
Sự giống nhau:
Cả 2 giai đoạn tuy có khác nhau về nhiều lĩnh vực k. tế, ch.trị, xã hội xong đều nằm trong HTKT-XHCSCN, chúng đều tồn tại và phát triển trên cơ sở chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu . Và cả ở 2 giai đoạn xã hội đều tạo điều kiện để phát huy năng lực của con người và thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Ý nghĩa của sự phân biệt giữa 2 giai đoạn:
Sự phân biệt giữa 2 giai đoạn trên có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn đầu (xhxhcn) nhất là trong TKQĐ lên CNXH, khi mà của cải vật chất của xh chưa thật dồi dào, trình độ tự giác của con người trong lao động và hưởng thụ chưa cao, nếu vội vàng xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, áp dụng ng.tắc phân phối CSCN sẽ làm cho nền kinh tế xã hội lâm vào khủng hoảng , trì trệ.
Điều này thể hiện rất rõ ở nước ta (trước đổi mới 1986). Sau khi đất nước thống nhất (1975) cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, xuất phát từ ý muốn chủ quan muốn đốt cháy giai đoạn để có ngay CNXH, Đảng và Nhà nước ta đã vội vàng xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần chỉ phát triển 2 thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể , hơn nữa chúng ta lại duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp quá lâu. Do không xuất phát từ tình hình thực tế đất nước ( đi lên CNXH từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu) . Do những sai lầm đó mà nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn đó lâm vào khủng hoảng trầm trọng…Trước tình hình đó ĐHĐ lần 6 (1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Lưa ý: sự phân biệt ranh giới giữa 2 giai đoạn của HTKT-XHCSCN có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Kinh nghiệm cho thấy trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo thực tiễn không nên lẫn lộn sự khác nhau giữa 2 giai đoạn đó, không nên dùng ý chí đơn thuần hay nhiệt tình cách mạng để đốt cháy giai đoạn, làm như vậy là làm trái quy luật khách quan và tất yếu dẫn đến thất bại.
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA XH – XHCN
Trong quá trìh xây dựng học thuyết của mình , các nhà kinh điển của CNM –Ln đã phác thảo ra một số nét của xh tương lai. Đồng thời dựa trên thực tiễn xây dựng CNXH và tổng kết lí luận, phát triển lí luận của ĐCSVN. Chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của XH – XHCN như sau:
1. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CNXH ( hay xh xhcn) LÀ NỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
Nếu như công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất – kỹ thuật của các xh tiền TBCN thì nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất của CNTB.
XH – XHCN nảy sinh với tính cách là phủ định biện chứng CNTB, thì cơ sở vật chất của CNXH nhất thiết phải là trình độ cao của nó – đó là một nền đại công nghiệp phát triển và ngày càng hoàn thiện. Tính hoàn thiện của nó đó là giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu xh hóa ngày càng tăng của LLSX với chế độ chiếm hữu TN TBCN.
Ví dụ: ở nước TBCN đã phát triển cao, có LLSX phát triển hiện đại ( G7) nếu CMXHCN nổ ra thì GCVS ở đó chủ yếu chỉ phải trải qua một cuộc cách mạng chính trị thành công ( bởi LLSX đã phát triển r