Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 9

Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ và được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau như sử học, văn hóa, triết học, nhân chủng học… Hiện nay do nhu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trên TG và ở VN đã có khá nhiều người, nhiều ngành nghiên cứu và bàn về vấn đề dân tộc.

doc22 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX: VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH I. DÂN TỘC VÀ HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC. 1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc. a. Khái niệm dân tộc: Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ và được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau như sử học, văn hóa, triết học, nhân chủng học… Hiện nay do nhu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trên TG và ở VN đã có khá nhiều người, nhiều ngành nghiên cứu và bàn về vấn đề dân tộc. Dưới giác độ của môn CNXHKH chúng ta nghiên cứu dân tộc như là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, là kết quả sự biến đổi các cộng đồng người trong lịch sử . * Sự hình thành dân tộc: Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của nhiều hình thức cộng đồng người khác nhau trong lịch sử ( như thị tộc, bộ lạc, bộ tôc, dân tộc - tộc người) mà sự biến đổi của các hình thức cộng đồng người là sự thay đổi của PTSX quyết định. - Nói dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử ?, vì: Trước khi có dân tộc đã từng có nhiều hình thức cộng đồng người khác nhau. Các hình thức cộng đồng người tiền dân tộc này hình thành, tồn tại và biến đổi theo trình độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. + Từ bầy người nguyên thủy con người đã phát triển lên trình độ cao hơn, biết dùng công cụ bằng đá, cung tên … khi đó tổ chức xh đầu tiên và cũng là hình thức cộng đồng người đầu tiên ra đời đó là Thị tộc. Thị tộc hình thành trên cơ sở những mối liên hệ huyết thống, đông từ mấy chục người đến vài trăm người. Ăng ghen chỉ rõ: “ Thị tộc ( trong chừng mục những tài liệu cho phép chúng ta phán đoán) là một thiết chế chung cho tất cả các dân rã man, cho tận đến khi họ buớc vào thời đại văn minh và thậm chí còn sau hơn nữa” + Từ thị tộc phát triển thành bộ lạc đông tới hàng vạn người. Bộ lạc hình thành do những thị tộc có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau ( Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc gốc gọi là Bào tộc) có cùng lãnh thổ tương đối ổn định. + Từ bộ lạc phát triển lên bộ tộc là một bước ngoặt trong hình thức thay đổi cộng đồng người . Bộ tộc hình thành thoạt đầu từ sự liên kết nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc trên một vùng lãnh thổ nhất định. Các thành viên của bộ tộc có quan hệ cộng đồng ngôn ngữ. + Dân tộc do một hay thưòng là nhiều bộ tộc phát triển lên. Dân tộc là cộng đồng người thống nhất, ổn định và bền vững. - Tại sao nói sự biến đổi của PTSX quyết định sự biến đổi của các cộng đồng người? + Khi LLSX còn ở trình độ rất thấp, sự phân công xh lớn chưa diễn ra, chưa có sự trao đổi sản phẩm thường xuyên thì những mối liên hệ thân tộc - huyết thống là những yếu tố tự nhiên và cần thiết đối với việc củng cố và phát triển hình thức cộng đồng người, là cơ sở của thị tộc, bộ lạc. Với việc sử dụng công cụ bằng kim loại , LLSX phát triển lên trình độ mới dẫn tới sự phân công lao động lớn đầu tiên: đó là sự phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, nó thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng hơn nữa , chế độ tư hữu, sự bất bình đẳng về tài sản, sự phân chia giai cấp diễn ra trong lòng công xã nguyên thủy và nó lại thay đổi bằng chế độ có giai cấp. Cùng với sự thay đổi HTKT - XH nói trên diễn ra sự thay đổi hình thức cộng đồng người tương ứng bộ tộc thay thế cho thị tộc, bộ lạc. Đó là một quá trình lâu dài mang tính tự phát. + Khi việc trao đổi sp dư thừa trong xh trở thành rộng rãi, nền kinh tế tự cấp, tự túc được thay thế bằng nền kinh tế hàng hóa tạo nên tiếng nói, đặc điểm văn hóa chung và một hình thức cộng đồng người bền vững hơn đó là dân tộc đã ra đời. - Sự hình thành cộng đồng dân tộc trên TG diễn ra không đều nhau: + Ở phương Tây: Sự hình thành dân tộc gắn liền với quá trình hình thành phát triển của CNTB. Theo Lênin: Ở các nước P.Tây chỉ khi CNTB ra đời, cộng đồng bộ tộc mới phát triển thành dân tộc. Bởi vì chỉ có trên cơ sở phát triển của LLSX nền kinh tế sản xuất hàng hóa tiền tệ mới có thể ra đời và làm xuất hiện thị trường dân tộc. Lúc đó hàng rào ngăn cách giữa các vùng, các bộ tộc lần lượt sụp đổ, tình trạng cát cứ địa phương bị phá vỡ và dân tộc xuất hiện hoặc trên cơ sở một bộ tộc hoặc là do sự hợp nhất nhiều bộ tộc. Loại hình dân tộc đó là do GCTS thống trị nên gọi là dân tộc TS. + Ở P. Đông: Do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã hình thành trước khi CNTB được xác lập. Ở P.Đông do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù đó là quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, chống lại thiên tai…nên cộng đồng dân tộc xuất hiện trước CNTB. Loại hình dân tộc này gọi là dân tộc tiền TB. Nó xuất hiện trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối cao nhưng lại dựa trên một cộng đồng kinh tế còn kém phát triển, còn ở trạng thái phân tán, lạc hậu. Ví dụ: Ở Việt Nam; quá trình hình thành dân tộc VN gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước . Nhiều nhà sử học đã nghiên cứu và khẳng định thế kỷ 11 ( thời nhà Lý) dân tộc VN đã được hình thành. Thời kỳ này dân tộc VN có tiếng nói chung là (tiếng Việt), có nền kinh tế chung là ( kinh tế nông nghiệp) .Thời Lý ngoài kinh tế địa chủ còn có kinh tế điền trang thái ấp, kinh tế của nông dân, kinh tế của thợ thủ công. Từ sự phát triển kinh tế đó đã dẫn tới sự giao lưu kinh tế chung. Sau chiếu rời đô của Lý Công Uẩn việc xây dựng đất nước đã bước vào quy mô lớn. Thăng Long là trung tâm kinh tế - chính trị. Năm 1070 dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên. Như vậy dân tộc Việt Nam hình thành và phát triển trong suốt chiều dài dựng nước. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định dân tộc VN hình thành từ thời Lý: “ Sông núi nước Nam vua nam ở Giành giành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Tuy nhiên mặc dù có sự phát triển không đồng đều giống nhau đó nhưng trên con đường phát triển của lịch sử từ CNTB lên CNXH loại hình dân tộc TS và dân tộc tiền TB sẽ trải qua sự cải biến sâu sắc để trở thành dân tộc XHCN trong đó GCCN sẽ đóng vai trò lãnh đạo, ND LĐ trở thành chủ thể tích cực quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh và sự tiến bộ của dân tộc. * Từ những phân tích trên chúng ta có thể đi đến tìm hiểu khái niệm dân tộc. Hiện nay khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa nhưng có 2 nghĩa được dùng phổ biến : - Một là, như theo quan điểm của Xtalin nêu trong tác phẩm: “CN Mác và vấn đề dân tộc” ; Dân tộc là cộng đồng người ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về cấu tạo tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hóa”. Như vậy dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có chung ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc., kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người và ở bộ lạc, bộ tộc, thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Ba na ở nước ta. - Hai là, khái niệm chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. với nghĩa này dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó ( quốc gia dân tộc). Ví dụ; dân tộc VNam, dân tộc Ân Độ Ở bài này chúng ta hiểu và đề cập các vấn đề liên quan trên cơ sở nghĩa thứ nhất của khái niệm dân tộc ( dân tộc – tộc người) . Song chúng ta vẫn phải đặt k/niệm dân tộc với nghĩa thứ nhất bên cạnh nghĩa thứ 2 và trong mối liên hệ với nghĩa thứ 2 để hiểu một cách đầy đủ và tạo tiền đề để hiểu thấu đáo các vấn đề liên quan đến các vấn đề dân tộc. Từ cách hiểu trên ta có thể đi đến định nghĩa k/niệm dân tộc: - Định nghĩa k/niệm dân tộc: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định , có chung các mối liên hệ về kinh tế, có chung ngôn ngữ, một nền văn hóa. b. Những đặc trưng cơ bản của dân tộc. K/niệm dân tộc cho thấy các đặc trưng chủ yếu của dân tộc: - Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc cho cộng đồng dân tộc. - Cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước Ví dụ: dân tộc kinh ở đồng bằng dọc các con song, dân tộc Gia lai ở Gia lai – Kom tum, dân tộc Cơ ho ở Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận… - Có ngôn ngữ riêng hoặc có chữ viết riêng (theo nghĩa dân tộc - tộc người) Ví dụ: Nước ta tiếng việt mang nghĩa quốc gia – dân tộc; hiện nay trên TG có khoảng 2000 dân tộc song có tới 4000 ngôn ngữ khác nhau. - Có nét tâm lý riêng Biểu hiện đó là sự kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc ( quốc gia dân tộc) Ví dụ: dân tộc Kinh có áo dài, dân tộc thái có múa sạp. - Lưu ý: hiểu k/n và các đặc trưng của dân tộc như trên cần thấy rằng k/n dân tộc và khái niệm quốc gia dân tộc gắn bó với nhau chặt chẽ. Điều khẳng định có căn cứ ở chỗ dân tộc ra đời trong những quốc gia nhất định và thông thường thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia, chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Điều đó làm cho k/n dân tộc khác với k/n sắc tộc, chủng tộc, thường chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể phân lọai cộng đồng người. 2. Hai xu hướng của sự phát triển các dân tộc và biểu hiện của hai xu hướng khách quan đó trong thời đại ngày nay. Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của CNTB, Lênin đã phát hiện ra 2 xu hướng khách quan của phong trào dân tộc. “ Trong quá trình phát triển của CNTB, có 2 xu hướng lịch sử của vấn đề dân tộc: xu hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của đời sống dân tộc và của các phong trào dân tộc, của cuộc đấu tranh chống lại áp bức dân tộc, của việc thiết lập các quốc gia dân tộc. xu hướng thứ 2 là việc phát triển và tăng cường các quan hệ dân tộc, việc xóa bỏ những hàng rào ngăn cách các dân tộc và việc thiết lập sự thống nhất quốc tế của TB, của đời sống kinh tế nói chung, của chính trị, của khoa học… Cả 2 xu hướng đó là quy luật phổ biến của CNTB, xu hướng thứ nhất chiếm ưu thế trong lúc CNTB mới bắt đầu phát triển, xu hướng thứ hai là đặc trưng cho CNTB đã già cỗi và sắp chuyển thành XH – XHCN”. Cụ thể; - Xu hướng thứ nhất: ( còn gọi là xu hướng ly tâm) Do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc độc lập. Trong thực tế xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. xu hướng này phát huy tác động nôit bật trong gia đoạn đầu của CNTB và vẫn còn tác động trong giai đoạn ĐQCN. Nghiên cứu trở lại lịch sử của CNTB trong giai đoạn đầu của nó xóa bỏ chế độ cát cứ phong kiến, hình thành quốc gia dân tộc độc lập thống nhất có chính phủ, có hiến pháp, một thị trường phục vụ cho sự phát triển của CNTB. Kết quả là những quốc gia dân tộc mới ra đời là những quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau. Nhưng đến một thời kỳ lịch sử nhất định khi mà sự trưởng thành của ý thức dân tộc - tộc người, sự thức tỉnh đầy đủ về quyền sống , quyền dân tộc tự quyết của mình mà các cộng đồng muốn tách khỏi nhau để hình thành các dân tộc độc lập biểu hiện của xu hướng này là phong trào đấu tranh. Ví dụ: Phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Châu Á, Phi, Mỹ la tinh đầu thế kỷ 20 Ở Châu Á như phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở VN, Lào, Cămpuchia trên bán đảo Đông Dương là thuộc địa của TDP, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, T.Quốc. Tóm lại: Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của CNTB khiến cho có sự ra đời của hang loạt các nước độc lập. - Xu hướng thứ hai: ( còn gọi là xu hướng hướng tâm) Các dân tộc ở từng quốc gia thậm chí các dân tộc ở từng quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này phát huy trong giai đoạn ĐQCN. Chính sự phát triển của LLSX, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa, của những mục đích chính trị trong XH TBCN đã làm xuất hiện nhu cầu phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và mối liên hệ quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc ở quốc gia này với quốca gia khác. Ví dụ: Vào những năm 90 của thế kỷ 20 như thực tế đã chứng minh, xu hướng tập đoàn hóa ở các khu vực trên TG tăng lên rõ rệt không chỉ do tác động của lợi ích kinh tế ( các dân tộc, quốc gia dân tộc trong khu vực muốn dựa vào nhau để vượt qua những khó khăn trước mắt, để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh… như OPEC - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, ASEAN, EU…) Do sự thúc đẩy của các lợi ích chính trị ( các dân tộc quốc gia này muốn tìm ở mối liên minh khu vực một chỗ dựa mong đối phó với sức ép của một số nước mạnh nào đó bên ngoài khu vực như OAU - tổ chức thống nhất Châu Phi ( cả kinh tế, chính trị). Ngày nay cùng với xu hướng tập đoàn hóa, toàn cầu hóa, xu hướng thứ 2 ngày càng bộc lộ rõ khi không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được những vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố, bệnh tật, nghèo đói đe dọa vũ khí hạt nhân… Đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xích lại gần nhau để giải quyết. II. NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA ĐCS. Cương lĩnh dân tộc của Lênin được thông qua tại Hội nghị BCH Đảng công nhân dân chủ XH Nga họp từ ngày 8 – 14/10/1913. Từ đó nội dung các quan điểm của Lênin nêu ra cũng là những nội dung cơ bản bao trùm của cương lĩnh về vấn đề dân tộc của CNM –Ln. Nó được coi là cơ sở lý luận và là kim chỉ nam để các ĐCS và công nhân quốc tế vận dụng và giải quyết các vấn đề và quan hệ dân tộc trong tình hình cụ thể của từng quốc gia, khu vực. Vậy Lênin đã dựa trên những cơ sở nào để đề ra cương lĩnh dân tộc ? - Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của cương lĩnh dân tộc: + Cơ sở lý luận: Dựa vào quan điểm Mác xít về vấn đề dân tộc, mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, những lí luận và 2 xu hướng của phong trào dân tộc. + Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm của phong trào CMTG trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Trước đại chiến TG lần thứ nhất, vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc đã diễn ra hết sức phức tạp cho việc giải quyết vì hơn 70% dân cư TG là dân cư ở các nước thuộc địa và phụ thuộc . Đồng thời ngay chính ở nước Nga, vấn đề dân tộc cũng được đòi hỏi giải quyết cấp bách vì hiện tại nước Nga là nhà tù của trên 100 dân tộc và chế độ này lại dùng chính sách đại Nga để đồng hóa các dân tộc. Từ những đòi hỏi của phong trào dân tộc, phong trào CMTG và phong trào CM ở nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 như đã nói ở trên. Lênin đã tổng kết những kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và soạn thảo ra cương lĩnh dân tộc này. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên Lênin đã khái quát CLDT với nội dung như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc”. 1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc (kể cả bộ tộc và chủng tộc) và là mục tiêu phấn đấu đầu tiên của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Theo Lê nin quyền bình đẳng dân tộc được xuất phát từ quyền bình đẳng giữa người và người, quyền con người, quyền công dân không tách khỏi quyền bình đẳng dân tộc. - Các dân tộc ( không phân biệt có đông hay ít người, đa số hay thiểu số) đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau. Không một dân tộc nào giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ… trong quan hệ xh cũng như trong quan hệ quốc tế. Chẳng hạn trong phạm vi quốc gia dân tộc VNam: gồm 54 dân tộc an hem trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, còn 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số, người Kinh có mặt bằng dân trí cao hơn, kinh tế phát triển hơn, ngôn ngữ được xác định là quốc ngữ. Nhưng 54 dân tộc trên lãnh thổ VNam phải có quyền ngang nhau trên mọi phương diện và có nghĩa vụ ngang nhau đối với quốc gia . Dân tộc Kinh không phải là dân tộc đứng trên các dân tộc khác. Mà ở VNam mọi công dân không phân biệt dân tộc đều được bình đẳng trước pháp luật…Văn hóa truyền thống, ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực. - Trong một quốc gia có nhiều dân tộc thì quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xh, trong đó việc phấn đấu khắc phực sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản. Chẳng hạn quyền bình đẳng dân tộc ở quốc gia đa dân tộc như VNam được P.Luật bảo vệ thể hiện ở chỗ: Hpháp VNam năm 1992 K. định Đ5: “ Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, gìn giữ bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”. Quyền bình đẳng ở dân tộc VN được P.Luật bảo vệ như đã đề cập song điều quan trọng hơn là quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở VNam được thể hiện sinh động trong thực tiễn bằng những chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước: Chính sách dân tộc và miền núi, Chương trình giao đất giao rừng, Chương trình 135, Chính sách định canh định cư đối với dân tộc thiểu số… những chính sách trên nhằm rút ngắn khoảng cách giữa dân tộc thiểu số với dân tộc kinh, giữa miền núi và miền xuôi. ( thực hiện khẩu hiệu “cho cần câu hơn cho xâu cá”) - Trên phạm vi các quốc gia dân tộc: Cuộc đấu tranh cho sự sự bình đẳng giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, CN dân tộc Sô vanh, CN phát xít mới; gắn liền với đấu tranh xây dựng một trất tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột của các nước TB phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế. Như vậy thì trên phạm vi các quốc gia dân tộc quyền bình đẳng dân tộc thể hiện ở việc tôn trọng quyền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ… của các quốc gia dân tộc khác. Quyền bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc được thể hiện trên tất cả các lính vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… CN Sô vanh: là hình thức cực đoan của CN dân tộc, đề cao dân tộc mình, coi thường miệt thị các dân tộc khác. CN Sô vanh nước lớn: là hình thức CN Sô vanh ở nước lớn, tự coi dân tộc mình là đứng trên các dân tộc. CN Phát xít: là trào lưu chính trị biểu hiện quyền lợi của những tập đoàn phản động nhất trong giai cấp tư sản ĐQCN, thi hành chính sách bạo lực cực đoan, chống cộng sản, thủ tiêu dân chủ, phân biệt chủng tộc, xâm lược các nước khác. Chính vì vậy những người Mác xít phải đấu tranh một cách không khoan nhượng chống lại CN dân tộc dưới mọi màu sắc. Lênin nói: “ CN Mác không thể điều hòa với CN dân tộc dù CN dân tộc “công bằng”, “thuần khiết”, tinh vi và văn minh đến đâu đi nữa” Cùng với việc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, CN dân tộc Sô vanh, CN phát xít mới… Chúng ta còn phải đấu tranh nhằm lật lại trất tự kinh tế thế giới mới. Bởi vì hiện nay những nước lớn nắm trong tay phần lớn của cải như Mỹ, Tâu Âu, Nhật Bản và khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng xa hơn. Các nước phát triển bóc lột các nước đang phát triển hiện nay là: giá cả về nông sản thì rẻ, trong khi những mặt hàng công nghệ thì rất cao, hàng hóa của các nước chậm phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển chủ yếu là hàng thô mới qua sơ chế, sản phẩm nông sản thì giá rẻ. Còn hàng hóa của các nước phát triển xuất khẩu sang do có hà
Tài liệu liên quan