Quản lí và khai thác biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu nửa đầu thế kỉ XIX

Tóm tắt Vùng biển đảo Bà Rịa - Vũng Tàu là một khu vực phát triển rất năng động, từ đầu thế kỷ XIX tàu thuyền nước ngoài ra vào bán buôn nhộn nhịp, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách bảo vệ chủ quyền, gắn chặt với việc phát triển các ngành kinh tế biển như xây dựng đồn bót, pháo đài, tăng cường quân số, khí giới, tuần tra ở những khu vực xung yếu, trên dọc tuyến biển Bà Rịa – Vũng Tàu và Côn Đảo. Bằng phương pháp lịch sử, bài viết dựng lại bức tranh lịch sử khá sinh động quá trình quản lí, bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu trong nửa đầu thế kỉ XIX.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí và khai thác biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu nửa đầu thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015 26 Quản lí và khai thác biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu nửa đầu thế kỉ XIX Management and exploitation of Ba Ria – Vung Tau islands in the early XIX century TS. Phạm Ngọc Trâm Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM Ph.D. Pham Ngoc Tram University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City Tóm tắt Vùng biển đảo Bà Rịa - Vũng Tàu là một khu vực phát triển rất năng động, từ đầu thế kỷ XIX tàu thuyền nước ngoài ra vào bán buôn nhộn nhịp, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách bảo vệ chủ quyền, gắn chặt với việc phát triển các ngành kinh tế biển như xây dựng đồn bót, pháo đài, tăng cường quân số, khí giới, tuần tra ở những khu vực xung yếu, trên dọc tuyến biển Bà Rịa – Vũng Tàu và Côn Đảo. Bằng phương pháp lịch sử, bài viết dựng lại bức tranh lịch sử khá sinh động quá trình quản lí, bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu trong nửa đầu thế kỉ XIX. Từ khóa: Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn Đảo, biển đảo Việt Nam, quản lí và khai thác biển đảo, chủ quyền biển đảo Abstract Coastal islands Ba Ria - Vung Tau is an actively developing area. In the early nineteenth century, foreign vessels arrived here to buy and sell goods; the Nguyen court had implemented many policies to protect territorial sovereignty tied to the development of economic sectors such as building commercial ports, fortress, strengthening troops, patrolling in the critical areas, offshore and onshore the Ba Ria, Vung Tau and Con Dao. By historical method, this article reconstructs the process of managing and protecting territorial sovereignty and developing sea economy of Ba Ria - Vung Tau in the first half of the nineteenth century. Keywords: Ba Ria - Vung Tau, Con Dao, Vietnam Sea Island, management and exploitation of the sea and islands, maritime sovereignty 1. Đặt vấn đề Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km, diện tích vùng thềm lục địa 100.000 km 2 và có tuyến biên giới biển, đảo gồm 82 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, 2 thành phố... là nơi có tiềm năng lớn của đất nước với các mỏ dầu thuộc bồn trũng Cửu Long, Nam Côn Sơn ở thềm lục địa; và nhiều tiềm năng về hải sản, du lịch, vận tải biển. Vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu được người Việt khai phá từ thế kỉ XVII, là một 27 địa bàn phát triển rất năng động, tàu thuyền nước ngoài ra vào, bán buôn nhộn nhịp. Đầu thế kỉ XIX Trịnh Hoài Đức đã phác họa hình ảnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay: “Bà Rịa ấy là nơi địa đầu giới trấn Biên Hòa là đất danh tiếng cho nên các phủ miền Bắc có ngạn ngữ rằng Cơm Nai Rịa, Cá Rí Rang, là vì lấy Đồng Nai, Bà Rịa làm đầu Đất ấy dựa lưng vào núi, mặt nhìn ra biển, rừng rậm tre dài, ở trên có trường tuần để với gọi những người Man, Mạch (dân tộc ít người) đến đổi chác, ở dưới có cửa bến, để xét hỏi ghe thuyền, trạm thủy, trạm bộ giao tiếp nhau”[2; tr.31]. Chính do vị thế quan trọng của Bà Rịa – Vũng Tàu, nên từ đầu thế kỉ XIX triều Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách quản lí và khai thác biển đảo nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo phía Nam của đất nước, đồng thời thực hiện tốt việc khai thác kinh tế biển, ổn định đời sống cộng đồng cư dân ven biển. 2. Những chính sách và hoạt động quản lí vùng biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu nửa đầu thế kỉ XIX Từ thế kỉ XVII vùng đất Đông Nam Bộ, bao gồm cả Bà Rịa – Vũng Tàu đã được chính quyền phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Nơi đây là vùng đất địa đầu Nam bộ, nơi tiếp nhận và trung chuyển lưu dân từ các nơi khác nhau đến khai hoang và lập nghiệp. Từ năm 1832 dưới thời vua Minh Mệnh, trên địa bàn Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh (Lục tỉnh), vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay thuộc tỉnh Biên Hòa. Nhận xét về vị thế trọng yếu của Bà Rịa – Vũng Tàu vào đầu thế kỉ XIX tác phẩm Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu đã viết rất hay: “Đây là khu vực có nhiều cửa quan hiểm yếu, về phía núi có trường tuần – vừa là trạm kiểm soát, vừa là nơi trao đổi hàng hóa với các dân tộc thiểu số – về phía biển có cửa bến để xét hỏi ghe thuyền ra vào. Đầu đời Gia Long, con đường thiên lý Bắc – Nam từ Gia Định đến Phú Xuân chạy ngang qua huyện Phước An đã thông suốt, tạo nên một sự giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi giữa miền ngoài với miền trong. Chợ Bến, cũng được gọi là chợ Long Thành được Trịnh Hoài Đức đánh giá là chợ to nhất ở nơi bểm chằm thời ấy; chợ nằm bên cạnh đường thiên lý và ở nơi đầu con rạch thông ra cửa sông Lấp, nơi tụ họp thuyền buôn tứ xứ, kể cả Trung Hoa, Chân Lạp”[13; tr.27]. Đầu thế kỉ XIX, khi quan hệ trong khu vực có nhiều biến động và trước sự đe dọa xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây nhà Nguyễn đã thi hành các chính sách cứng rắn để bảo vệ chủ quyền biển đảo, cho xây dựng hệ thống thành và bảo trấn để bảo vệ lãnh thổ. Lực lượng quân đội được củng cố và tăng cường từ trung ương đến địa phương. Trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của lực lượng quân đội được quy định chặt chẽ trong Luật Gia Long - 1812. Trên dọc tuyến biển Bà Rịa – Vũng Tàu lúc bấy giờ triều Nguyễn tiến hành xây dựng hệ thống đồn lũy phòng thủ ven biển, đảo; đặt các thủ, bảo như những tiền đồn canh phòng đặt nơi hiếm yếu, có một số binh lính túc trực (nhiều hay ít tùy theo từng nơi) do một Thủ ngữ hay một Thừa biện phụ trách. Những năm 1802 - 1820 triều đình đặt thủ Vũng Tàu, thủ Tắc Khái, (Cửa Lấp), thủ Long Hương – thuộc trấn Biên Hòa. Năm 1814 thủ Vũng Tàu đổi thành thủ Phước Thắng; năm 1842 đổi thành bảo Phước Thắng [8; tr.65]. “Bảo Phước Thắng (cũng gọi là pháo đài Phước Thắng) tồn tại cho đến khi chiến thuyền Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tiến công 28 quy mô vào ngày 10-2-1859, phá hủy hoàn toàn”[13; tr.115]. Đối với Côn Đảo, do nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế nên từ rất sớm đã được nhiều quốc gia chú ý, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển thương mại hàng hải trên biển Đông vào các thế kỉ XVI, XVII, XVIII. Bước sang thế kỉ XIX, với vị trí đặc biệt quan trọng của mình, Côn Đảo tiếp tục là địa điểm thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực và các đế quốc phương Tây nhiều đoàn thương thuyền đến thăm dò, khảo sát khai thác tài nguyên – trong số đó những đoàn thuyền mà sử sách triều Nguyễn hay gọi là giặc biển. Hơn ai hết vua Gia Long – tức là Chúa Nguyễn Ánh – nhận thức rất rõ vị thế trọng yếu của Côn Đảo nên khi thống nhất đất nước nhà vua vẫn duy trì truyền thống bảo vệ chủ quyền các vùng biển và hải đảo được thực hiện tốt từ thời các chúa Nguyễn, kiên quyết đánh dẹp các thế thực có mưu đồ xâm hại đến chủ quyền và an ninh biển đảo của đất nước. Năm 1805, “Giặc biển Chà Và cướp bóc ở ngoài biển, dân Côn Lôn bị hại. Quan canh giữ xin hạ lệnh cho các thuyền công và thuyền tư đều được sửa sang khí giới để phòng bị. Vua y cho”[9; tr. 634]. Như vậy, sau khi lên ngôi Gia Long đã hạ lệnh cho các thuyền công và thuyền tư đều được sửa sang khí giới để phòng bị, tăng cường hệ thống phòng bị trên đảo nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo vệ cuộc sống, hoạt động khai thác hải sản của người dân trên vùng biển Côn Đảo. Sau thời Gia Long, Minh Mạng lên ngôi tiếp tục kế thừa ý chí và khát vọng bảo vệ chủ quyền biển đảo của vua cha, tăng cường hệ thống quản lí và thực thi chủ quyền ở Côn Đảo. Đây cũng là thời kì giặc biển thường xuyên quấy phá hoạt động khai thác của cộng đồng cư dân ven biển phía Nam, tực tiếp đe dọa chủ quyền biển đảo ở Côn Đảo và vùng ven biển nước ta. Sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn phản ánh, năm 1832, trên vùng biển phía Nam “giặc biển Chà Và lén lút nổi lên... cướp bóc bắt người đem đi. Quan Trấn thủ Lê Văn Nghĩa thân đem binh thuyền đuổi bắt. Việc đến tai vua, vua lại sai Trấn thủ Biên Hòa là Phạm Hữu Tâm, thự Trấn thủ Phiên An là Trần Hữu Thăng, đều đem binh thuyền hội tiễu. Giặc liền ra đảo Côn Lôn thuộc Phiên An, đón cướp các thuyền buôn, lại lên bờ đốt nhà, cướp của Nhân đó vua dụ: Côn Lôn thủ và Hà Tiên, Phú Quốc thủ đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc, thế mà thường có giặc biển ẩn hiện. Liền truyền dụ cho quan thành chọn đất 2 chỗ thủ ấy, xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ. Những cư dân cũng cấp cho khí giới để cùng phòng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt”[10; tr.384]. Đoạn dụ nêu trên của vua Minh Mạng thể hiện sự đánh giá của triều đình đối với tình hình bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước nói chung, ở Vũng Tàu – Côn Đảo nói riêng trong những năm đầu thế kỉ XIX, thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều Nguyễn. Do đó, triều đình tăng cường phòng bị xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt nhằm ngăn chặn nạn giặc biển đang trực tiếp đe dọa cuộc sống và hoạt động đánh bắt, khai thác hải 29 sản của cộng đồng dân cư biển, đảo khu vực này. Từ năm 1833 đến năm 1837 triều đình tăng cường củng cố hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cánh gia tăng kiểm soát các tàu thuyền đi qua vùng biển đảo, tăng cường quân số cho Côn Đảo, củng cố bộ máy hành chính. Triều đình cho xây dựng một khu đồn trú và một pháo đài khá kiên cố ở Côn Đảo: “Bốn mặt đồn bảo đều dài 12 trượng, cao 5 thước, chân rộng 6 thước 3 tấc. Đằng trước và đằng sau đều mở một cửa. Pháo đài xây ở phía Nam đồn bảo. Sai quản tỉnh vát lính và thuê dân tất cả 500 người để làm việc”. Triều đình cho sắp đặt lại quân hiệu, “Quân đóng ở Côn Lôn thuộc Gia Định 6 người, trước gọi là đồn An Hải, nay đổi làm quân đồn Côn Lôn”[11; tr.538]. Vua Minh Mạng còn chuẩn y cho lời tâu của Bộ Binh, đưa quân ra Côn Đảo vừa làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, vừa để khai khẩn đất hoang và sản xuất lương thực: “phái một xuất đội và 50 lính thuộc tỉnh, cấp cho thuyền và khí giới đến đóng giữ, mỗi năm thay phiên một lần. Tiền và lương thì dự trữ đủ chi dùng trong một năm”. Đó là một chính sách nhất cử lưỡng tiện vì nơi đây còn có nhiều đất hoang, có thể khai hoang để trồng trọt trong những lúc rảnh rỗi việc quân - vẫn theo lời tâu - “Như thế, có lính để phòng thủ, có ruộng để cày cấy, giặc biển không dám lại đến, thuyền buôn ngày một đông nhiều, sau vài năm tất thành một nơi vui vẻ, mà việc phòng giữ mặt biển sẽ bền vững được”[12; tr.872 - 873]. Bước sang năm 1840, triều đình tiếp tục ban hành chính sách phòng thủ tại những nơi xung yếu, trong đó có Côn Đảo để bảo vệ chủ quyền biển đảo: “Kể ra, biết tự trị thì mạnh, có phòng bị thì không lo. Nay cửa biển Đà Nẵng ở Quảng Nam, đã đặt thêm pháo đài phòng Hải; cửa biển Thị Nại ở Bình Định lại mới xây pháo đài Hổ Cơ, để giữ chỗ hiểm yếu; còn đảo Côn Lôn ở Vĩnh Long, đảo Phú Quốc ở Hà Tiên, đều có đặt đồn bảo chia phái lính thú tuần phòng, để răn ngừa sự bất trắc. Như thế, ta ngăn giữ bờ biển đã có cái thế, làm cho kẻ xấu đáng sợ mà không thể xâm phạm được. Việc võ bị mà chỉnh đốn, thì người ngoài trông thấy cũng tiêu tan lòng tà. Không chỉ người Tây dương cách trở xa xôi, không dám nhằm thẳng vào nước ta, mà nước mạnh láng giềng tiếp giáp cõi đất, cũng không dám manh tâm dòm ngó nữa” [12; tr.199]. Do vị trí đắc địa của mình nên Côn Đảo thường xuyên bị giặc biển nhòm ngó. Cho nên, khi quan binh canh phòng Côn Đảo lơ là lập tức bị giặc biển cướp phá, tiêu biểu như sự kiện năm 1851. “Mười chiếc thuyền của giặc biển đến cướp bảo Côn Lôn. Bọn tấn thủ coi bảo ấy có lỗi về canh phòng sơ suất đều bị giáng chức. Rồi sai tỉnh thần phái lính đến cùng biền binh ở bảo ấy đàn áp. Truyền Chỉ cho Kinh lược sứ Nam Kỳ là bọn Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản tùy tiện mà điều khiển” [12; tr.199]. Những sự kiện diễn ra từ nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ triều Nguyễn rất coi trọng việc quản lí, bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Bà Rịa, Vũng Tàu và Côn Đảo, kiên quyết ngăn chặn các thế lực nước ngoài, kể cả giặc biển xâm phạm chủ quyền biển đảo. Sau mỗi lần thực hiện thành công việc bảo vệ chủ quyền biển đảo triều đình đều có ban thưởng hậu hĩ và ngược lại nếu quan binh lơ là thì xử phạt rất nghiêm minh “Bọn tấn thủ coi bảo ấy có lỗi về canh phòng sơ suất đều bị giáng chức”. Triều đình thường xuyên củng cố lực lượng, tăng cường trang bị vũ khí, phương tiện cho 30 việc quản lí, bảo vệ chủ quyền biển đảo. 3. Phát triển các ngành kinh tế biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu nửa đầu thế kỉ XIX Hoạt động vận tải đường thủy Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí rất quan trọng trong việc giao thông đường thủy, ở một địa bàn mà mạng lưới sông ngòi, kênh rach chằng chịt tiếp giáp với biển cả mênh mông nên việc sử dụng ghe thuyền làm phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa rất phổ biến trong những năm đầu thế kỉ XIX, nhất là khi điều kiện đi lại và vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường không còn nhiều hạn chế. Ghe thuyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Trong nửa đầu thế kỉ XIX cộng đồng cư dân ven sông, ven biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức hoạt động vận tải đường thủy để vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển hoặc buôn bán xa, dài ngày và sống trên sông nước. Những loại ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài. Trong số đó, ghe bầu là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày thường dùng đi đường biển. Ghe bầu (Prau) bắt nguồn từ tiếng Mã Lai, do người Việt trong quá trình Nam tiến tiếp thu được của người Chăm. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, hàng năm các lái buôn lớn ở Bà Rịa, Vũng Tàu chở cá, nước mắm ngược theo các dòng sông đi sâu vào miền lục tỉnh, lên Campuchia để buôn bán. Ghe bầu là biểu trưng cho một cơ ngơi, một tài sản to lớn của những nhà giàu có ven biển Bà Rịa, Vũng Tàu, lúc bấy giờ. Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX hoạt động vận tải đường thủy của người dân Bà Rịa, Vũng Tàu khá phát triển, từ nơi thị tứ đô hội cho đến chốn kinh cùng, từ đầu nguồn đến cuối bãi, nơi giáp nước, ngã ba sông, dọc ven biển người ta dùng ghe thuyền đi mua bán, thu hoạch nông sản, đánh bắt tôm cá trên biển, trên sông cho đến đi thăm người quen, giỗ chạp, ma chay, cưới xin Hoạt động vận tải đường thủy ở Bà Rịa – Vũng Tàu phản ánh tình phát triển kinh tế biển của cộng đồng cư dân ven sông, ven biển Bà Rịa, Vũng Tàu. Khai thác thủy hải sản Biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, chế độ thủy triều, độ mặn nên có khả năng phát triển việc đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Từ lâu các ngành kinh tế này được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Đầu thế kỉ XIX đánh cá biển là một trong những nguồn thu chính của cộng đồng cư dân ở đây. Cư dân nhiều làng Phước Tỉnh, Long Hải, Phước Hải, Lộc An, Thuận Biên chỉ sống bằng nghề chài lưới. Người dân ở đây gắn bó với nghề này vì nó đem lại thu nhập khá ổn định. Một phần cá đánh bắt được tiêu thụ tại chỗ, hoặc đưa đến bán ở các chợ lân cận. Thắng Tam, Thắng Nhứt và Phước Tỉnh cung cấp nguồn cá cho chợ Vũng Tàu; Lộc An và Phước Hải thì cung cấp cho chợ Phước Thọ và Long Điền. Nhưng phần lớn số lượng cá đánh bắt được phơi khô để xuất đi nơi khác hay để làm nước mắm. Trong xã hội lúc bấy giờ, nghề cá được xem là nghề có thu nhập tương đối cao, đời sống của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu không đến nỗi quá khó khăn hay thiếu thốn. Về phương tiện và cách thức đánh bắt hải sản của ngư dân ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu hồi thế kỷ XIX chủ yếu đó là sử dụng lưới rê, ngư dân Phước Hải sử dụng 31 lưới rê, không có phao chì. Người ta dùng lưới để “rê” cá lại. Phương pháp này chỉ thật sự hiệu quả khi biển có nhiều cá gần bờ. Bởi vậy, ngư dân dùng lá dừa ủ thành từng khóm trên biển. Tôm cá tụ tập kiếm thức ăn, ngư dân dùng lưới vây lại và kéo cá. Đánh cá bằng lưới rùng, người ta dùng hai ghe xuất phát từ hai điểm khác nhau, kéo lưới, chèo ra xa bờ. Sau khi hai ghe giáp mối nhau, người ta ghép hai đầu lưới. Ở trong bờ, từ hai bên, dân chài kéo thu lưới. Kiểu đánh lưới này thích hợp trong khoảng 6 tháng, từ tháng 3 tới tháng 9. Thời gian đánh bắt bằng lưới rùng kéo dài 6 tháng, thời gian còn lại trong năm người ta thường đánh bắt bằng lưới rê. Ngoài ra, ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu còn đánh bắt cá bằng lưới rút. Lưới rút (mành rút), thường đan bằng chỉ vải khúng, phần sau cần chắc chắn hơn để giữ cá nên thường đan bằng sợi gai, nhuộm đen, phía sau cùng của lưới rút có cái đảy. Lưới rút có chiều dài tương đương chiều rộng, khoảng 45 sải (gần 75m), phẩn đảy dài 4-5 sải. Mành đăng, là lưới đăng nhưng đánh cá gần bờ, trong lộng, có thể xê dịch vị trí. Giả cào, là hình thức đánh bắt khi ghe đã dùng động cơ di chuyển. Hiện nay khá phổ biến. Giả cào thường đơn (một chiếc ghe) hoặc đôi. Người ta dùng ghe kéo lưới để “cào” thu cá vào lưới. Câu chạy, là cách câu bằng mồi lông gà. Ngư dân lấy lông gà nhỏ, mềm, dài từ 6-7 phân ở gần đuôi có màu trắng, vàng lợt hoặc ửng hồng tùy theo thời tiết. Người ta gắn lưỡi câu vào lông gà và nối bằng dây thau hay dây mi (sau này là dây cước) có buộc chì và phao sao cho hơi nặng, thả cách ghe chừng 50-60 thước. Cho ghe chạy, lông gà nổi trên mặt nước, cá thu, có bò tưởng cá nhỏ chạy theo đớp và dính câu [7]. Nhìn chung, việc đánh bắt cá ngày xưa hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, ngư cụ thô sơ và đơn giản, thuyền nhỏ, lưới ngắn, nên chỉ có thể đánh bắt ven bờ hay trong lộng (vùng biển cách bờ không xa). Thuyền đánh cá thường ra biển vào ban đêm hay gần sáng, đến một hai giờ chiều thì theo gió và nước triều chạy về bến. Thuyền đánh lưới hay câu ban đêm, thì sáng sớm vào bờ để kịp đưa sản phẩm ra chợ bán. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ đầu thế kỉ XIX Bà Rịa, Vũng Tàu đã trở thành một trong những trung tâm nghề cá lớn của Nam Bộ. Nghề đóng tàu thuyền Song song với việc phát triển các làng cá và nghề cá thì nghề đóng tàu thuyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu nửa đầu thế kỉ XIX khá hưng thịnh. Nghề đóng thuyền ở đây vốn là nghề truyền thống của cộng đồng ngư dân miền Trung theo bước chân Nam tiến du nhập vào từ thế kỉ XVIII. Sở dĩ nghề đóng tàu thuyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển mạnh trong thế kỉ XIX vì Vũng Tàu là một thương cảng lớn của xứ Đàng Trong. Từ thế kỷ XVIII khách buôn người Hoa, người Nhật, người Pháp đã đến tấp nập. Các thương thuyền của người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, Pháp, Anh cũng cập bến Vũng Tàu. Ở Nam Bộ có nhiều “lò” đóng ghe nổi tiếng (ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Phú Quốc) trong đó có ghe Bà Rịa. Thế kỉ XIX ở Bà Rịa có các trại ghe chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi buôn với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, nổi tiếng một thời. Các trại ghe tập trung chủ yếu ở Bình Châu, Phước Bửu, Long Hải, Phước Lễ, Phước Tỉnh, Phước Hải, Vũng Tàu Các làng đóng thuyền Bà Rịa, Vũng Tàu trở thành một trong những “cái nôi” lan tỏa tinh hoa đóng thuyền của xứ Nam Bộ. “Do 32 có nghề cá phát triển nên việc đóng những chiếc tàu làm phương tiện để đánh bắt hải sản cũng rất được chú trọng. Từ ngày xưa, kĩ thuật đóng tàu đã được những người thợ ở đây tìm tòi, phát triển để có thể đóng được những chiếc tàu chịu lực, chịu sóng tốt và có thời gian sử dụng lâu bền. Những loại gỗ tốt, nhẹ, độ bền
Tài liệu liên quan