Đề cương ôn tập môn: động vật không có xương sống

- Cơ thể chỉ có một tế bào (tế bào biệt hóa đa năng) nhưng là những cơ thể độc lập nên các phần của cơ thể được phân hóa thành các cơ quan tử để thực hiện các chức phận khác nhau. Một số cơ quan tử không có ở tế bào động vật đa bào: bao chích, không bào co bóp - Tế bào của động vật nguyên sinh gồm có nhân và tế bào chất. Kích thước, lượng dịch nhân, hình dạng và cách sắp xếp của nhân thay đổi tùy từng nhóm ĐVNS khác nhau. - Các ĐVNS nhỏ nhất chỉ có kích thước từ 2 - 4µm (họ Pyroplasmidae), kích thước trung bình là 50 - 150µm. Tuy nhiên cũng có một số ĐVNS có kích thước lớn, từ vài mm đến vài cm (Trùng cỏ Bursalia dài 1,5mm; Trùng Hai đoạn Porospora gigantea dài khoảng 1cm; một số trùng có lỗ có đường kính vỏ đạt tới 5 – 6cm). - Mỗi nhóm ĐVNS có hình dạng và kiểu đối xứng khác nhau: + Không đối xứng: Trùng chân giả + Đối xứng tỏa tròn: Amip + Đối xứng hai bên: Trùng phóng xạ + Đối xứng qua một mặt phẳng duy nhất: Trùng roi

doc17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn: động vật không có xương sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG Câu 1: Đặc điểm cơ bản của Động vật nguyên sinh (Protozoa)? Lấy dẫn chứng đại diện để mình họa sự đa dạng của các đặc điểm đó? Các đặc điểm cơ bản của phân giới Động vật nguyên sinh rất đa dạng. Câu tạo cơ thể Cơ thể chỉ có một tế bào (tế bào biệt hóa đa năng) nhưng là những cơ thể độc lập nên các phần của cơ thể được phân hóa thành các cơ quan tử để thực hiện các chức phận khác nhau. Một số cơ quan tử không có ở tế bào động vật đa bào: bao chích, không bào co bóp… Tế bào của động vật nguyên sinh gồm có nhân và tế bào chất. Kích thước, lượng dịch nhân, hình dạng và cách sắp xếp của nhân thay đổi tùy từng nhóm ĐVNS khác nhau. Các ĐVNS nhỏ nhất chỉ có kích thước từ 2 - 4µm (họ Pyroplasmidae), kích thước trung bình là 50 - 150µm. Tuy nhiên cũng có một số ĐVNS có kích thước lớn, từ vài mm đến vài cm (Trùng cỏ Bursalia dài 1,5mm; Trùng Hai đoạn Porospora gigantea dài khoảng 1cm; một số trùng có lỗ có đường kính vỏ đạt tới 5 – 6cm). Mỗi nhóm ĐVNS có hình dạng và kiểu đối xứng khác nhau: + Không đối xứng: Trùng chân giả + Đối xứng tỏa tròn: Amip + Đối xứng hai bên: Trùng phóng xạ + Đối xứng qua một mặt phẳng duy nhất: Trùng roi Hoạt động sinh lý Đối với nhóm ĐVNS chưa có cơ quan tử vận chuyển thì vận chuyển bằng cách hình thành chân giả (Trùng Chân giả). Một số nhóm khác có cơ quan tử vận chuyển rõ ràng như roi (Trùng roi), lông hay tơ (Trùng lông) thì vận chuyển bằng bơi, lội trong nước. Phần lớn ĐVNS là dị dưỡng (dị dưỡng tiêu hóa hoặc dị dưỡng hấp thụ), trừ Trùng roi có khả năng tự dưỡng. Tiêu hóa của ĐVNS tiến hành trong tế bào nhờ các không bào tiêu hóa. Cách bắt mồi của ĐVNS khác nhau: + Bắt mồi bằng chân giả: Trùng chân giả + Bắt mồi bằng sự di chuyển của roi để đưa thức ăn và dưỡng khí vào: Trùng roi + Dùng chất độc của tế bào chích làm tê liệt con mồi: Trùng cỏ + Bám vào ruột vật chủ để hút dinh dưỡng: Trùng hai đoạn Bài tiết, điều hòa áp suất thẩm thấu của ĐVNS là các không bào co bóp. ĐVNS có khả năng hình thành bào xác khi gặp điều kiện sống bất lợi. Sinh sản ĐVNS có một số hình thức sinh sản khác nhau: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản phổ biến ở ĐVNS. Biểu hiện như sự phân đôi (chia đôi cơ thể theo chiều học hay chiều ngang), nảy chồi, liệt sinh… Kết quả dẫn tới sự hình thành tập đoàn ĐVNS (Trùng đế giày sinh sản vô tính bằng phân đôi cơ thể; sinh sản vô tính ở tập đoàn Vonvox…). Sinh sản hữu tính: ở mức độ thấp là sự hình thành các giao tử giống nhau hay khác nhau (Trùng roi) hay có hiện tượng sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp (Trùng cỏ). Hình thức xen kẽ giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong vòng đời có thể thấy ở Trùng bào tử: Sinh sản vô tính tạo ra rất nhiều cá thể (ở một vật chủ) và sinh sản hữu tính tạo ra các mầm giao tử và các giao tử (ở một vật chủ khác). Câu 2: Các hình thức sinh sản của Động vật nguyên sinh? Nêu đại diện minh họa Ở ĐVNS có các hình thức sinh sản vô tính và hữu tính. Sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính bằng phân đôi: Trùng biến hình, Trùng mắt (phân đôi theo chiều dọc), Trùng đế giày (phân đôi theo chiều ngang). Sinh sản vô tính liệt sinh: Trùng sốt rét. Từ một các thể, một TB sau khi sinh sản cho nhiều TB. Trước hết nhân phân chia thành nhiều phần, sau đó chất nguyên sinh cũng phân chia thành số phần tương ứng. Cuối cùng, mỗi phần nhân cùng một phần chất nguyên sinh tách ra tạo thành một cá thể mới. Sinh sản hữu tính: Đồng giao tử (các giao tử đực và cái hoàn toàn giống nhau về hình dạng, kích thước và khả năng hoạt động): Dị giao tử (các giao tử đực và cái có khác nhau về hình dạng và kích thước cũng như khả năng hoạt động; thường là giao tử đực nhỏ hơn và hoạt động tích cực hơn): Noãn giao (giao tử đực là tinh trùng rất nhỏ, hoạt động tích cực; giao tử cái là trứng rất lớn và không hoạt động): Hiện tượng tiếp hợp: Đây là kiểu sinh sản hữu tính rất đặc trưng của Trùng lông bơi. Chúng không tạo thành giao tử mà hiện tượng trao đổi bộ nhân xảy ra khi 2 cá thể ghép đôi (tiếp hợp), sinh sản bằng phân chia chỉ xảy ra sau khi rời bạn ghép đôi. Trong quá trình tiếp hợp, 2 cá thể Trùng lông bơi khác dòng ghép đôi. Màng TB phía bụng bị dung giải tạo cầu nối TBC giữa 2 cá thể. Nhân lớn tiêu biến dần, nhân bé giảm phân cho 4 tiền nhân đơn bội. Ba trong số 4 tiền nhân tiêu biến, chỉ còn lại 1 tiền nhân nguyên phân để cho 2 tiền nhân mới. Tùy theo chúng ở lại hay di chuyển sang cơ thể bạn ghép đôi mà có tên gọi là tiền nhân định cư hoặc tiền nhân di động. Tiền nhân di động của cá thể này sau khi gặp tiền nhân định cư của cá thể kia sẽ phối hợp thành nhân kết hợp mang vốn di truyền mới. Tiếp theo, 2 cá thể rời nhau. Nhân kết hợp trong mỗi cá thể nguyên phân để cho 4 nhân bé và 4 nhân lớn rồi phân chia vô tính để cho 4 cá thể mới. Hiện tượng xen kẽ giữa sự sinh sản vô tính và sự sinh sản hữu tính qua các thế hệ của cùng một loài: Trùng sốt rét Plasmodium. Ý nghĩa của sinh sản vô tính và hữu tính: Câu 3: Chu trình phát triển của Trùng sốt rét Plasmodium vivax và bệnh sốt rét ở Việt Nam? Trùng sốt rét sống ký sinh trong hồng cầu. Chu trình phát triển phải qua 2 vật chủ với 2 hình thức sinh sản khác nhau: sinh sản vô tính trong máu của ĐVCXS và sinh sản hữu tính bằng sự hình thành tử bào tử trong các ĐVKXS (muỗi). Chu trình phát triển không phải trải qua môi trường ngoài nên được gọi là bào tử trần, không có vỏ đặc biệt bảo vệ. Chu kỳ sinh sản của Trùng sốt rét ở người và muỗi có 2 giai đoạn: giai đoạn sinh sản vô tính trong người và giai đoạn sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi truyền bệnh. Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người Trùng sốt rét sau khi được muỗi Anopheles truyền vào máu người, bắt đầu sinh sản vô tính qua 2 thời kỳ: Thời kỳ ngoài hồng cầu: Trước khi hút máu, khi đốt người, muỗi đã bơm nước bọt vào cơ thể người cùng với Trùng sốt rét dưới dạng tử bào tử. Tử bào tử theo máu xâm nhập vào gan. Chúng chỉ tồn tại trong máu từ nửa giờ đến 1h, vì máu không phải là môi trường thích hợp của chúng. Đến gan, tử bào tử xâm nhập vào tế bào gan, dồn nhân tế bào gan về một phía, chúng ăn (bằng cách thẩm thấu) chất nguyên sinh của tế bào và bắt đầu lớn lên thành liệt thể là một dạng tròn, chuẩn bị sinh sản. Khi đủ điều kiện, liệt thể sinh sản bằng hình thức liệt sinh cho ra nhiều liệt tử. Các liệt tử phá vỡ tế bào gan, chui vào tế bào gan khác và tiếp tục liệt sinh. Thời kỳ này kéo dài 14 ngày. Bệnh nhân chưa có triệu chứng gì. Số lượng liệt tử trong gan rất lớn. Đại bộ phận liệt tử xâm nhập vào máu, một số ít xâm nhập vào tế bào gan khác để tiếp tục liệt sinh như trên. Thời kỳ trong hồng cầu: Liệt tử từ gan vào máu, xâm nhập vào hồng cầu, bắt đầu giai đoạn trong hồng cầu. Chúng hút hết huyết cầu tố và huyết cầu tố trong cầu trùng biến thành một sắc tố có hạt màu đen (melanin). Chúng lớn lên rất nhanh thành liệt thể. Liệt thể liệt sinh cho nhiểu liệt tử. Tới mức độ chín, liệt thể phá vỡ hồng câu và giải phóng liệt tử. Lúc này ứng với cơn sốt xảy ra trong lâm sàng. Liệt tử rời bỏ hồng cầu và chui vào hồng cầu mới để tái diễn quá trình trước trong đó. Cứ như vậy, liệt sinh có thể xảy ra một vài lần trước khi sinh sản hữu tính. Cuối cùng, không hình thành các liệt tử mà hình thành nên các mầm giao tử (gametocyte): mầm giao tử lớn và mầm giao tử bé. Các mầm giao tử này không tiếp tục phát triển thêm trong cơ thể người mà sẽ phát triển thành giao tử ở muỗi. Nếu không được muỗi hút vào, sau một thời gian, chúng bị tiêu hủy; chúng không có khả năng gây bệnh nếu không qua muỗi. Thời gian hoàn thành chu kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu của Plasmodium vivax kéo dài khoảng 48h. Trong hồng cầu, chúng đã gây ra 2 tác hại lớn: Ăn hết hemoglobine và phá vỡ hàng loạt hồng cầu. Thải chất bã đen – melanin rất có hại cho hồng cầu. Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles Khi muỗi hút máu người, các mầm giao tử có trong máu người bệnh được truyền sang cơ thể muỗi sốt rét. Mầm giao tử vào ống tiêu hóa của muỗi Anopheles sẽ phát triển thành giao tử. Ở dạ dày muỗi, mầm giao tử lớn tiếp tục phát triển cho 1 giao tử cái, còn mầm giao tử nhỏ lại sinh ra roi bằng cách kéo dài chất nguyên sinh. Giao tử cái và giao tử đực thụ tinh cho ra hợp tử. Hợp tử có khả năng di động, gọi là trứng động (ookinet). Về sau, trứng động lách qua thành dạ dày muỗi vào thể xoang, dần dần phân chia ra nhiều bào tử không màng. Chúng lên tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi đốt người, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người. Lúc đốt, vô số tử bào tử chui vào máu người. Từ muỗi sang người, trước tiên tử bào tử chui vào các TB nội mô của các mạch, sinh sản trong đó một thời gian ngắn và ngay đó, chúng rời nội mô vào mạch để chui vào hồng cầu. Chỉ vào thời gian ấy, mới bắt đầu giai đoạn đầu của chu kỳ sống như đã mô tả. Câu 4: Đời sống ký sinh dã để lại dấu vết gì lên hình thái, cấu tạo và sinh sản, phát triển của giun giẹp ký sinh? Lấy sán lá gan Fasciola hepatica làm dẫn chứng minh họa. Nhóm giun giẹp sống ký sinh được xuất hiện từ nhóm giun giẹp sống tự do trong nước và đất ẩm, có những biến đổi thích nghi sau: Tiêu giảm lông, hình thành và phát triển giác bám, móc bám. - Cấu tạo cơ thể của sán lá gan giống với sán lông ở nhiều điểm, tuy nhiên, do có đời sống ký sinh nên ở sán lá gan, lớp biểu mô có lông tiêu biến, lớp tế bào hình thành biểu mô có lông chuyển sâu vào trong nhu mô đệm. - Đồng thời, ở sán lá gan hình thành 2 giác bám, một giác bám bụng và một giác bám miệng. Giác bám có hình đĩa, được biến đổi từ hệ cơ. Ngoài giác bám còn có các gai cuticun giúp cho sán bám chắc hơn vào cơ thể vật chủ. 2. Một số hệ nội quan tiêu giảm, hệ sinh dục lưỡng tính, phát triển phức tạp và nhiều trứng. - Sán lá gan ăn thức ăn trong ruột và máu của vật chủ, tiêu hóa nội bào là chính. Do vậy, ở sán lá gan không có ruột sau và hậu môn. - Hệ thần kinh của sán lá gan gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh. Các cơ quan cảm giác tiêu giảm. - Sán lá gan không có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. - Sán lá gan lưỡng tính, hệ sinh dục phát triển phức tạp. Cơ quan sinh dục đực gồm 2 tuyến tinh lớn, 2 ống dẫn tinh nhỏ chập với nhau thành ống phóng tinh, tận cùng là cơ quan giao phối. Cơ quan sinh dục cái gồm tuyến trứng (nhỏ hơn tuyến tinh), ống dẫn trứng từ tuyến trứng đổ vào ootyp; ngoài ra có noãn hoàng ngắn, phình to, đổ vào ootyp. Từ ootyp có tử cung dài, phân nhánh, chứa nhiều trứng, đổ vào lỗ sinh dục cái trong huyệt sinh dục. - Vòng đời của sán lá gan trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những điều kiện nhất định (trứng phải có nước, ấu trùng phải gặp các loài ốc thích hợp, các giai đoạn tiếp theo phải vào được cơ thể trâu, bò hay người). Vì vậy, xác suất để sán là gan xâm nhập được vào vật chủ phù hợp và kết thúc vòng đời là không cao, nên sán lá gan cần phát triển cơ quan sinh dục để hình thành nhiều trứng. 3. Chu trình phát triển của sán lá gan: từ trứng qua redia đến aldolescaria + Sán lá gan trưởng thành trong nội quan của ĐVCXS. Trứng theo phân rơi vào nước, nở thành miracidium có lông bơi di chuyển tự do trong nước. + Sau một thời gian, miracidium xâm nhập vào cơ thể vật chủ trung gian thứ nhất là một loài ốc, mất lông bơi và chuyển thành sporocyst chứa tế bào mầm. + Các tế bào mầm của sporocyst phát triển thành redia chứa các tế bào mầm mới, và từ tế bào mầm này cho ra cercaria có đặc điểm giống với trưởng thành. + Sau một thời gian, cercaria bám vào lá cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng tạo thành bào xác. Cũng có khi cercaria có phần đầu kết vỏ trong suốt nằm trong nội quan của vật chủ trung gian thứ hai trước khi vào vật chủ chính (gọi là metacercaria). + Dạng cercaria hay metacercaria là dạng nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu bò. Khi trâu bò ăn cỏ, bào xác vào ruột và tại ruột trâu bò, vỏ bào xác bị phân hủy, sau đó sán lá gan non được giải phóng, theo ống mật vào gan và sống ký sinh ở đấy. Như vậy, vòng đời của sán lá gan qua 2 vật chủ khác nhau: Trâu bò hay người mang giai đoạn trưởng thành nên được gọi là vật chủ chính, còn ốc mang giai đoạn ấu trùng nên gọi là vật chủ trung gian. Có hiện tượng xen kẽ thế hệ sinh sản vô tính và hữu tính Vòng đời của sán lá gan có hiện tượng xen kẽ thế hệ sinh sản hữu tính (ở vật chủ chính) và sinh sản vô tính (nhờ các tế bào mầm trong cơ thể ấu trùng). Đây có thể coi là hình thức sinh sản không đực ở vật chủ trung gian. Sinh sản không đực đã làm tăng nhanh số lượng ấu trùng để tăng xác suất gặp vật chủ. Sinh sản nhiều để hạn chế rủi ro, để phát tán mạnh và cho nhiều cơ hội Số trứng của sán lá gan rất lớn, hàng nghìn hay hàng chục nghìn (trong khi số lượng của sán lông chỉ tính hàng trăm). Số trứng nhiều, có thêm khả năng sinh sản đơn tính và vô tính là các biểu hiện thích nghi của động vật ký sinh phải chịu nhiều khó khăn trong vòng đời để gặp lại vật chủ là môi trường sống thích hợp. Quy luật này phổ biến ở động vật ký sinh, gọi là “luật số lớn”. Câu 5: Các hình thức sinh sản của Ruột khoang? Nhận xét gì về hình thức phát triển xen kẽ thế hệ của Ruột khoang? Động vật Ruột khoang có 2 cách sinh sản: Sinh sản vô tính (mọc chồi, cắt ngang, cắt dọc) và sinh sản hữu tính. Ở nhiều nhóm phát triển có xen kẽ thế hệ. Sinh sản vô tính: Thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi khi điều kiện sống thuận lợi: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở phần giữa cơ thể thủy tức. Từ một mấu lồi lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và các tua miệng. Thủy tức con sau khi hình thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. Có khi chồi con chưa kịp tách khỏi, chồi mẹ đã mọc thêm chồi cháu, chồi chắt… Trong tập đoàn thủy tức, thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Các cá thể sinh sản bắt nguồn từ một chồi của tập đoàn nhưng mọc lên thành một trụ rỗng, từ đó nảy các chồi sứa, tách khỏi trụ rỗng và bơi tự do. San hô sinh sản vô tính theo lối sinh chồi hoặc cắt đôi. Chồi san hô cũng mọc như chồi của thủy tức. Chồi mới sinh có thể không tách khỏi chồi mẹ để hình thành tập đoàn. Thông thường, san hô sinh sản cắt đôi theo chiều dọc nhưng một số lại cắt đôi theo chiều ngang (Fungia). Nửa mới được cắt ra sẽ hình thành bộ xương mới. Sinh sản hữu tính: Ở thủy tức, khi gặp điều kiện sống bất lợi, chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bảo vệ sống tiềm sinh cho đến khi điều kiện sống thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển. + Tùy theo điều kiện môi trường mà có thể đơn tính hay lưỡng tính. Tuyến sinh dục được hình thành do các TB trung gian của lớp TB thành ngoài tập trung lại. Tuyến tinh thường nằm lệch về phía tua miệng, còn tuyến trứng thường nằm lệch về phía đế. + Ở thủy tức nước ngọt, các TB sinh dục được sinh ra từ ngoại bì và được chứa trong các núm trên thành cơ thể. Sự thụ tinh xảy ra ngay trong cơ thể mẹ. Sau khi thụ tinh, trứng có một màng chắc chắn bao bọc bên ngoài. Sau đó, cá thể mẹ chết, trứng nghỉ qua đông. Sang xuân, trứng phát triển thẳng thành Thủy tức, không qua giai đoạn ấu trùng. Ở lớp San hô: Phần lớn san hô đơn tính. Tuyến sinh dục của san hô bám trên bờ trong các vách ngăn có nguồn gốc từ lá phôi trong. Tinh trùng chui qua mô bì của vách ngăn vào khoang vị rồi qua lỗ miệng ra ngoài, vào thụ tinh với tế bào noãn trên vách ngăn của con cái. Giai đoạn đầu của phôi tiến hành trong tầng keo của vách ngăn. Một số san hô thụ tinh ngoài cơ thể. + Trứng của san hô phân cắt hoàn toàn và đều. Ấu trùng planula sau một thời gian bơi tự do trong nước sẽ gắn phần đầu xuống nền đáy cứng và phát triển thành san hô non. Hiện tượng xen kẽ thế hệ sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính Hiện tượng này có ở Tập đoàn thủy tức và lớp Sứa. Ở tập đoàn Thủy tức: + Thủy tức đâm chồi hình thành các cá thể sinh sản, mọc lên từ một chồi rồi nảy các chồi sứa. + Ấu trùng dạng thủy mẫu (sứa) đơn tính. Sau khi chín, TB sinh dục đực và cái ra ngoài qua vết nứt của cơ thể. Quá trình thụ tinh và phát triển tiến hành trong nước. Trứng phân cắt đều rồi hình thành phôi nang cho ra ấu trùng planula. Ấu trùng planula bơi trong nước rồi bám vào giá thể. Đầu đối diện hình thành lỗ miệng rồi vòng tua miệng để cho cá thể dạng thủy tức. Cá thể này sẽ mọc chồi để cho tập đoàn thủy tức mới. ► Trong vòng đời của tập đoàn có xen kẽ 2 giai đoạn: giai đoạn thủy tức sống định cư, sinh sản vô tính bằng đâm chồi và giai đoạn thủy mẫu sống di động, sinh sản hữu tính bằng cách hình thành các tế bào sinh dục. Ở lớp Sứa: + Sứa đơn tính. TB sinh dục khi chín qua miệng ra ngoài, thụ tinh rồi phát triển thành ấu trùng planula có lông bơi. Sau một thời gian bơi trong nước, ấu trùng bám đầu trước xuống đáy, đầu đối diện thủng thành lỗ miệnh rồi mọc vành tua miệng bao quanh, chuyển thành dạng thủy tức có cuống dài có khả năng mọc chồi. + Vòng tua miệng sau đó rụng đi, bắt đầu quá trình cắt đoạn để cho một chồng cá thể (đĩa sứa). Đĩa sứa dần hoàn thiện cấu tạo cùng với sự phát triển của 4 tuyến sinh dục cho sứa trưởng thành. ► Có hiện tượng xen kẽ thế hệ, nhưng giai đoạn thủy tức cùng với sự quá trình sinh sản vô tính rất ngắn. Giai đoạn thủy mẫu chiếm ưu thế trong suốt đời sống với lối sinh sản hữu tính. NX: Ở ngành Ruột khoang, có hiện tượng xen kẽ thế hệ. Tuy nhiên, có thể thấy rõ xu hướng tiêu giảm một trong hai giai đoạn (sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính), thậm chí chỉ còn lại một dạng trong vòng đời: dạng thủy tức (thủy tức nước ngọt) hoặc dạng thủy mẫu (Trachylida). Câu 6: Đặc điểm cơ bản của ngành Giun đốt? Ý nghĩa của sự phân đốt cơ thể? Đặc điểm của ngành Giun đốt Các động vật thuộc ngành Giun đốt có mức độ tổ chức cơ thể cao hơn hẳn các ngành trước đó. Xoang cơ thể thứ sinh; lá phôi thứ 3 + Xoang cơ thể ở giun đốt là xoang cơ thể thứ sinh, khác với xoang cơ thể nguyên sinh về mặt nguồn gốc và cấu tạo. Xoang cơ thể của giun đốt được giới hạn hoàn toàn bằng lớp tế bào có nguồn gốc từ lá phôi giữa. Nó không lớn và tiếp xúc trực tiếp với thành cơ thể và các nội quan, không thông suốt từ trước ra sau, từ trái sang phải mà gồm các đôi túi. Phần lát mặt trong của thành cơ thể gọi là lá vách, phần lót ống tiêu hóa và nội quan là lá phủ tạng. Trong thể xoang chứa dịch thể xoang, góp phần làm tăng thêm tính đàn hồi của cơ thể và rất cần thiết cho sự vận chuyển của con vật. Tóm lại, sự xuất hiện của xoang cơ thể thứ sinh là một sự kiện rất quan trọng, nó ảnh hưởng tích cực tới mọi hoạt động sống trong cơ thể. Cơ thể phân đốt + Sự phân đốt của giun đốt ở các mức độ khác nhau, từ đồng hình (các đốt tương đối giống nhau) đến dị hình (các đốt ở các phần cơ thể khác nhau có thể sai khác về cấu tạo và chức năng), tuy nhiên nhất quán và bao trùm toàn bộ cơ thể về hình dạng ngoài và cấu tạo trong. Sự sắp xếp lặp lại theo chiều dọc cơ thể của nhiều cơ quan (thần kinh, tuần hoàn, sinh dục, bài tiết…) tạo cho cơ thể Giun đốt gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau, gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Do đó, mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể tự điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của cơ thể. Có phần phụ + Ở Giun đốt xuất hiện cơ quan vận chuyển riêng. Cơ quan vận chuyển điển hình của Giun đốt là các chi bên. Mỗi đốt có một đôi chi bên là một mấu lồi lớn gồm 2 thùy: thùy lưng ở trên, thùy bụng ở dưới. Tại gốc của các chi bên có các bó cơ. Tiêu chuẩn của một đốt trước hết về phía bên ngoài là phải có một đôi chi bên. Hình thành cơ quan mới: hệ tuần hoàn và hệ hô hấp + Hệ tuần hoàn của Giun đốt có nguồn gốc là xoang cơ thể nguyên sinh, là một hệ tuần hoàn kín, gồm mạch máu dọc lưng, mạch máu dọc bụng, các đôi mạch máu bên nối liền mạch máu lưng và mạch máu bụng. + Ở những Giun đốt sống tự do, hoạt động tích cực, bắt đầu xuất hiện cơ quan hô hấp. Đó là mang, là những phần lồi của cơ thể, phân chia thành nhiều nhánh hoặc hình lá mỏng. Thực chất, việc hô hấp được thực hiện qua da, nhưng không phải trên toàn bề mặt cơ thể mà trên một khu vực nhất định. Hệ cơ phát triển + Thành cơ thể có một lớp biểu mô. Hệ cơ gồm các lớp cơ và các bó cơ. Dưới lớp biểu mô có lớp cơ vòng, giúp cơ thể phình to hoặc co bé lại. Bên trong là lớp cơ dọc, làm cho cơ thể dài ra hoặc co ngắn lại và làm cho cơ thể có thể uốn cong theo các hướng. Ngoài ra còn có các bó cơ chạy từ phía lưng sang bụng và các bó cơ ở gốc hoặc bên trong các cơ quan vận chuyển. Sự hoạt động của hệ cơ
Tài liệu liên quan