KHÁI NIỆM: là việc khai báo theo hình thức do cơ quan HQ quy định, người khai hải
quan nêu ra thủ tục hải quan áp dụng, cung cấp các số liệu mà hải quan yêu cầu để áp
dụng chế độ đó ( đ.20 luật HQ)
- Khai HQ được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai HQ do Tổng cục Hải quan quy định
- Khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo nội dung trên tờ khai HQ. người khai HQ khai đầy
đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất
lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định
tại tờ khai HQ; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà
nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
13 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp môn: thủ tục hải quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG CĐ TC-HQ
KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ
------------------&-----------------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP
MÔN: THỦ TỤC HẢI QUAN
2
TRƯỜNG CĐ TC-HQ
KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ
------------------&-----------------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP
MÔN: THỦ TỤC HẢI QUAN
A. LÝ THUYẾT
I. THỦ TỤC KHAI HẢI QUAN
1.1. Nguyên tắc, chế độ khai hải quan
KHÁI NIỆM: là việc khai báo theo hình thức do cơ quan HQ quy định, người khai hải
quan nêu ra thủ tục hải quan áp dụng, cung cấp các số liệu mà hải quan yêu cầu để áp
dụng chế độ đó ( đ.20 luật HQ)
- Khai HQ được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai HQ do Tổng cục Hải quan quy định
- Khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo nội dung trên tờ khai HQ. người khai HQ khai đầy
đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất
lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định
tại tờ khai HQ; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà
nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
- Khai bằng văn bản, khai miệng, khai bằng tiếng việt.
- Được sử dụng hình thức khai điện tử
1.2. Thời gian khai và nộp tờ khai HQ
( khoản 1,2 điều 18 Luật HQ; điều 10 – Thông tư 79/2009- BTC.)
- Hàng NK được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu, tờ khai HQ có giá trị làm
thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hoặc trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hàng đến cửa khẩu;
- Hàng XK: hàng hóa XK được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận
tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày đăng ký.
- Hành lý mang theo người NC: ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập, trước khi
tổ chức vận tải chấm dứt làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện vận tải XC.
3
- Hành lý gửi trước/ sau chuyến đi của người NC thực hiện theo quy định như hàng hóa
NK.
- Hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh: được thực hiện ngay khi hàng hóa, PTVT tới
cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi hàng hóa, PTVT qua cửa khẩu xuất cuối cùng.
- Phương tiện đường biển XC-NC: thực hiện chậm nhất là 02 giờ sau khi cảng vụ thông
báo PTVT đã đến vị trí đón trả hoa tiêu và 01 giờ trước khi PTVT xuất cảnh.
- Phương tiện vận tải đường hàng không XC-NC được thực hiện ngay khi PTVT đến cửa
khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa XK và hành
khách XC.
- Phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông XC-NC: thực hiện ngay sau khi
PTVT đến CK nhập đầu tiên và trước khi PTVT qua CK xuất cuối cùng để XC.
1.3. Đăng ký tờ khai hải quan một lần
- Được áp dụng khi tên hàng hóa trên tờ khai HQ không thay đổi trong thời hạn hết hiệu lực
của tờ khai đăng ký một lần.
- Hàng hóa khai trên tờ khai thuộc cùng một hợp đồng, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
phải có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần.
- Doanh nghiệp không vi phạm các quy định về đăng ký tờ khai HQ một lần.
- Không bị cưỡng chế về thủ tục hải quan.
Hình thức đăng ký tờ khai hải quan một lần được được áp dụng đối với tất cả các loại hìng
hàng hóa XN, NK đáp ứng được các điều kiện quy định. Tờ khai HQ một lần có hiệu lực
trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. hàng gia công có hiệu lực trong hiệu lực của phụ lục
hợp đồng. Riêng hàng hóa XK, NK có thuế và hàng SXXK, tờ khai có hiệu lực trong thời
gian ân hạn thuế.
1.4. Hồ sơ hải quan
1.4.1. Hàng XNK mậu dịch
a. Hàng XK ( nộp)
- Tờ khai HQ ( HQ/2002-XK): 2 chính
- Hợp đồng mua bán : 1 sao ( trừ hàng XK là hàng gia công, XK qua biên giới
đường bộ, hàng XK thương mại của tổ chức không có mã số thuế/ mã số XNK
4
hay của cá nhân); hợp đồng ủy thác ( nếu có). HĐ là tiếng việt( Anh) nếu ngôn
ngữ khác thì phải dịch sang tiếng Việt.
- Bản kê chi tiết hàng hóa : 1 chính ( khi hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đúng
gói không đồng nhất)
- Giấy phép XK của cơ quan có thẩm quyền( nếu có) : 1 bản chính nếu XK 1 lần,
1 sao xuất trình bản chính để đối chiếu nếu XK nhiều lần.
- Bản định mức sử dụng nguyên liệu : 1 chính ( hàng SXXK, hàng gia công; chỉ
nộp một lần khi xuất lô hàng đầu tiên)
- Danh mục hàng miễn thuế + phiếu theo dõi trừ lùi: 1 sao xuất trình bản chính
( nếu là hàng XK miễn thuế) ( xem điều 11- TT 79/2009-BTC)
- Các chứng từ khác theo quy định phải có: 1 chính
b. Hàng NK
- Tờ khai HQ ( HQ/2002- NK): 2 chính
- Hợp đồng mua bán ( hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý như hợp đồng): 1 sao
Trừ hàng NK là hàng gia công, NK qua biên giới đường bộ, hàng NK thương
mại của tổ chức không có mã số thuế/ mã số XNK hay của cá nhân); hợp đồng
ủy thác ( nếu có). HĐ là tiếng việt( Anh) nếu ngôn ngữ khác thì phải dịch sang
tiếng Việt.
- Hóa đơn thương mại: 1 chính
- Vận tải đơn ( trừ hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 1 sao
chụp từ bản gốc hoặc bản chính có ghi chữ copy. Nếu hàng gửi qua bưu điện
không có vận đơn thì ghi mã số gói bưu kiện hay danh mục bưu kiện.
( Xem mục 7 điều 6 TT-79/2009-BTC)
- Bản kê chi tiết hàng hóa: 1 chính (( khi hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc
đóng gói không đồng nhất)
- Giấy phép NK của cơ quan có thẩm quyền( nếu có) : 1 bản chính nếu NK 1 lần,
1 sao xuất trình bản chính để đối chiếu nếu NK nhiều lần.
- Tờ khai trị giá hàng NK ( nếu có): 2 chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O( nếu người khai yêu cầu): 1 bản gốc
- Chứng thư giám định ( nếu cần): 1 chính
- Giấy chứng nhận chất lượng ( nếu yêu cầu): 1 chính
5
- Các chứng từ khác theo yêu cầu của pháp luật: 1 chính
- Danh mục hàng miễn thuế + phiếu theo dõi trừ lùi: 1 sao xuất trình bản chính
( nếu là hàng NK miễn thuế) ( xem điều 11- TT 79/2009-BTC)
1.4.2. Hàng XNK phi mậu dịch
a. Hàng NK
- Tờ khai HQ ( HQ/2002- PMD): 2 chính
- Vận tải đơn ( trừ hàng hóa mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế): 1 copy
- Văn bản ủy quyền( nếu có): 1 chính
- Giấy phép NK ( nếu có) : 1 chính
- Giấy xác nhận hàng viện trợ của Bộ tài chính ( nếu có): 1 chính
- Văn bản cho phép định cư ở VN ( nếu cần): 1 sao có công chứng
- Văn bản cho phép chuyển tài sản về VN của Nhà nước ( nếu cần): 1 sao
- Giấy tờ khác ( nếu có): 1 chính
* Giấy tờ xuất trình: giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải ( trừ hành lý vượt tiêu chuẩn
miễn thuế); hợp đồng ký với đại lý hải quan; sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế ( nếu có)
b. Hàng XK
- Tờ khai HQ ( HQ/2002- PMD): 2 chính
- Giấy phép XK ( nếu có) : 1 chính
- Giấy xác nhận hàng viện trợ của Bộ tài chính ( nếu có): 1 chính
- Văn bản cho phép định cư ở nước ngoài ( nếu cần): 1 sao có công chứng
- Văn bản cho phép chuyển tài sản ra nước ngoài của Nhà nước ( nếu cần): 1 sao
- Giấy tờ khác ( nếu có): 1 chính
* Giấy tờ xuất trình: hợp đồng ký với đại lý hải quan ( nếu có)
II. QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN
2.1. Hàng XNK mậu dịch
* Trình tự thực hiện:
a. Đối với người khai hải quan
Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải
quan ; xuất trình hàng hóa để kiểm tra ; nộp thuế và lệ phí hải quan
b. Đối với cơ quan hải quan ( theo các bước sau)
6
Bước 1. Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm
tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá ( Tiếp nhận hồ sơ hải
quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.) Xác nhận
đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc
chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho
người khai hải quan.
Bước 4: Phúc tập hồ sơ
2.2. Hàng SXXK
2.2.1. nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu
* Trình tự thực hiện:
a. Đối với cá nhân, tổ chức( người khai hải quan)
+ Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất xuất khẩu và làm thủ tục hải quan để
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp
thấy thuận tiện nhất).
+ Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu 06/DMNVL-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm
theo Thông tư 79/2009).
+ Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc bảng đăng
ký.
+ Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu;
+ Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.
+ Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã số H.S, mã
nguyên liệu, vật tư, loại nguyên liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu;
trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu
thuế nhập khẩu.
+ Việc đăng ký, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục Hải
quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
b. Đối với cơ quan hải quan
Cơ quan hải quan Kiểm tra hồ sơ hải quan và danh mục nguyên liệu, vật tư:
7
+ Kiểm tra thông tin khai hải quan về nguyên liệu, vật tư nhập khẩu với mặt hàng dự kiến sản xuất để
xuất khẩu trên bảng danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu (mẫu
06/DMNVL-SXXK ban hành theo TT 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính.
+ Công chức tiếp nhận danh mục nguyên liệu, vật tư ký tên đóng dấu công chức vào bản danh
mục, giao doanh nghiệp 01 bản, cơ quan Hải quan lưu 01 bản để theo dõi, đối chiếu khi làm thủ
tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
Đối với những Chi cục Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý loại hình SXXK (tự
nghiên cứu)
2.2.2.Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu
* Trình tự thực hiện:
a. Đối với cá nhân, tổ chức ( người khai hải quan)
+ Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu
09/HQXKSP-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 79/2009) cho Chi cục Hải quan
nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để theo dõi và thanh khoản.
+ Khi tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá, doanh nghiệp phải xuất trình mẫu nguyên liệu lấy khi
nhập khẩu và bảng định mức đã đăng ký với cơ quan hải quan để công chức hải quan kiểm tra,
đối chiếu với sản phẩm xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, (hồ sơ
XK hàng mậu dịch)
+ Đối với trường hợp đơn vị Hải quan làm thủ tục XK sản phẩm không phải là đơn vị Hải quan làm thủ
tục nhập khẩu nguyên vật liệu thì trước khi nộp hồ sơ để đăng ký tờ khai xuất khẩu phải có bản “Đăng
ký Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm NSXXK” của doanh nghiệp theo Mẫu 09/HQ
XKSP-SXXK. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
b. Đối với cơ quan hải quan ( thực hiện the0 4 bước)
Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm
tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá;
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế;
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người
khai hải quan;
Bước 4: Phúc tập hồ sơ.
2.2.3. Thanh khoản tờ khai NK nguyên liệu
- Địa điểm : tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
8
- Nguyên tắc thanh khoản
+ Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước; trường
hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất
nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan khi
làm thủ tục thanh khoản.
+ Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.
+ Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần.
+ Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản phẩm sản
xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải
quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từng phần. Cơ quan hải quan khi
tiến hành thanh khoản phải đóng dấu "đã thanh khoản" trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu
gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng
phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu,
tiền thuế) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.
- Hồ sơ thanh khoản, thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 117,
khoản 2 Điều 131 Thông tư 79/2009.
- Chi cục Hải quan ( nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư) làm thủ tục thanh khoản
thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, xử lý hồ sơ thanh khoản, xử lý vi phạm theo quy
định pháp luật (nếu có).
- Trường hợp hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không đưa
vào sản xuất và xuất khẩu hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có
văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ
sở tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt
chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 79/2009.
2.3. Hàng gia công cho thương nhân nước ngoài
( Xem Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 16/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải
quan đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài;)
9
a. Đối với doanh nghiệp
* Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan cửa khẩu/ Chi cục Hải quan ngoài
cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp thực hiện
hợp đồng gia công (chậm nhất 01 ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp
đồng gia công). Nếu cơ sở sản xuất ở nhiều nơi thì doanh nghiệp được chọn một Chi cục Hải
quan phù hợp để đăng ký làm thủ tục hải quan. Hồ sơ đăng ký gồm: 01 (bộ)
+ Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải quan lưu
và 01 bản trả lại cho doanh nghiệp sau khi đăng ký hợp đồng) và 01 bản dịch tiếng Việt (nếu
bằng tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục đăng ký lần đầu): 01 bản sao.
+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc mã số thuế (nếu làm thủ tục
đăng ký lần đầu): nộp 01 bản sao.
+ Giấy phép của Bộ Công Thương đối với hàng hoá gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (nếu có) của Sở Tài nguyên và môi trường nơi
đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp cấp theo qui định tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TT-LT-
BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Công Thương -Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Văn bản giải trình, chứng minh cơ sở sản xuất đối với doanh nghiệp nhận gia công lần đầu:
nộp 01 bản chính.
+ Hợp đồng thuê gia công lại (đối với trường hợp thuê gia công lại toàn bộ sản phẩm gia công):
nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
+ Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư cho hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công theo mẫu : 02
bản chính.
* NK nguyên liệu đã đăng ký trong hợp đồng ( quy trình giống như NK hàng mậu dịch, nhưng
không tính thuế). Việc lấy mẫu và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm gia công thực hiện theo
hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan và hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải
quan( xem phần lấy mẫu)
* Đăng ký định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư tại hải quan
đăng ký hợp đồng
10
+ Thời điểm đăng ký định mức được tiến hành cùng với việc đăng ký hợp đồng gia công
hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư
đầu tiên của hợp đồng gia công.)
+ Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm mã
hàng cần điều chỉnh định mức.
+ Định mức doanh nghiệp đã đăng ký, đã điều chỉnh với cơ quan Hải quan là định mức để
thanh khoản hợp đồng gia công.
* Xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định về thủ
tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại qui định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục
hải quan nhưng không thực hiện việc kiểm tra tính thuế.
Những trường hợp khác ( nguyên liệu mua trong nước, DN gia công tự cung ứng, nguyên liệu
XNK tại chỗ) xem hướng dẫn tại Thông tư 116/2008- BTC
* Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
- Hồ sơ thanh khoản:
+ Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo Mẫu 01/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01
bản chính.
+ Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu 02/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01
bản chính.
+ Tờ khai xuất khẩu sản phẩm (bản chủ hàng lưu).
+ Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia
công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công theo mẫu 03/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp
01 bản chính.
+ Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) theo mẫu
04/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
+ Bảng khai nguyên liệu tự cung ứng (khai khi xuất khẩu sản phẩm, mẫu 02/NVLCƯ-GC-
Phụ lục I): xuất trình bản chính..
+ Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu theo
mẫu 05/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
11
+ Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu 06/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 02 bản
chính (trả doanh nghiệp 01 bản sau khi thanh khoản).
+ Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất theo mẫu 07/HSTK-GC-Phụ lục II:
nộp 01 bản chính.
+ Tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị thuê, mượn; tờ khai nhận máy móc, thiết bị từ hợp
đồng gia công khác (nếu có); tờ khai tái xuất máy móc, thiết bị: xuất trình bản chính (bản chủ
hàng lưu).
Giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu (nếu là hộ kinh doanh cá thể thì ký, ghi rõ họ tên;
số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp) vào các bảng biểu nêu trên và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu thanh khoản.
- Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
Chậm nhất 45 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công (hoặc phụ lục hợp đồng gia
công) kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia
công (bao gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu,
phế phẩm, phế thải) cho Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.
Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp
hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ
thanh khoản hợp đồng gia công.
b. Đối với cơ quan hải quan
-Chi cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện để được nhận gia công.
+ Đối chiếu nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công với quy định tại Điều 178 Luật
Thương mại; tại Điều 30, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ để xác
định loại hình gia công;
+ Đối chiếu mặt hàng gia công ghi trong hợp đồng gia công với qui định tại Điều 29, Nghị định
số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ; điểm 1, điểm 2 Mục VI Thông tư số
04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Công Thương) để xác định mặt hàng được phép nhận
gia công;
+ Đăng ký hợp đồng gia công.( nếu DN đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã ghi trong hợp đồng)
12
+ Lưu bản chính và bản dịch hợp đồng, phụ lục hợp đồng kèm theo (nếu có) và bản