CÂU 1 :Những điều viên chức và giáo viên không được làm?
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
25 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi viên chức 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VIÊN CHỨC 2020
CÂU 1 :Những điều viên chức và giáo viên không được làm?
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
CÂU 2 :Nhiệm vụ của GVCN? Chức năng và quyền hạn của GVCN?
-Lập kế hoạch năm học dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học chung của nhà trường.
- Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm (hoàn cảnh gia đình, đặc điểm HS về các mặt học lực, đạo đức, sức khỏe, ... dự báo và diễn biến trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh)
- Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp, hoạt động tư vấn trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề,...)
- Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh và tăng cường sức mạnh đồng bộ đem lại hiệu quả.
- Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của HS lớp chủ nhiệm trong suốt quá trình cũng như khi sơ kết, tổng kết năm học.
- Quản lý, giám sát việc ghi chép, bảo quản các loại hồ sơ của HS theo quy định của trường.
– Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp
– Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
– Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
– Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
– Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
**2 Chức năng của người GVCN
Chức năng của GVCN lớp là lãnh đạo, tổ chức quản lý, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động GD, các mối quan hệ GD của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện
.GVCN có chức năng quản lý khi là đại diện cho Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường thực hiện các chủ trương, kế hoạch chung của trường, nhưng lại là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS trong lớp chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển thành một tập thể phát triển thân thiện
Giáo viên chủ nhiệm có những quyền sau đây:
Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
Được quyền cho phép cá nhân hạc sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên
tụ
CÂU 3.Người sử dụng lao động đơn phương chấp dứt hợp đồng khi nào?
heo Điều 38 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây
"Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."
CÂU 4 : Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn? Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh? Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
** nhiệm vụ hs
Chăm chỉ, tích cực học tập và vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất đời sống.
– Thực hành tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản công. Tích cực đấu tranh chống các hành vi phá hoại đánh cắp tài sản công.
– Tích cực rèn luyện, bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức, chính trị – xã hội. Tránh các tư tưởng, văn hóa phản động, đồi trụy.
– Trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, tôn trọng và chân thành với bạn bè. Xây dựng mối quan hệ bạn bè nam nữ lành mạnh. Không hút thuốc, uống rượu, văn minh lịch sự trong giao tiếp.
– Kính trọng thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Là gương để các em nhỏ noi theo.
– Nghiêm túc thực hiện, tuân thủ quy định của các thầy cô giáo, của nội quy nhà trường và quy định của pháp luật.
– Triệt để chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
tu dưỡng đạo đức học tập tốt tham gia các hoạt động chung của tập thể và hoạt động xã hội để phát triển nhân cách toàn diện
Quyền của học sinh Người học có những quyền sau đây:
- Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;- Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;- Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định; - Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;- Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà
CÂU 5 : Anh (chị) hãy cho biết Luật Viên chức được Quốc hội thông qua ngày nào,ngày có hiệu lực thi hành,gồm bao nhiêu chương, điều và nội dung tiêu đề của các chương, phạm vi điều chỉnh của Luật?
Luật đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012
Luật có 6 chương, 62 điều
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của viên chức
Chương III: Tuyển dụng, sử dụng viên chức
Chương IV: Quản lý viên chức
Chương V: Khen thưởng và xử lý vi phạm
Chương VI: Điều khoản thi hành
Phạm vi điều chỉnh của Luật: Quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
CÂU 6 Anh (chị) hãy cho biết theo Luật Viên chức thì viên chức, viên chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp của viên chức là gì?
Tại Điều 2, Luật Viên chức, viên chức là:
công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Tại Khoản 1, Điều 3, Luật Viên chức, viên chức quản lý là:
người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý
Tại Điều 4 Luật Viên chức thì hoạt động nghề nghiệp của viên chức là:
Việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
CÂU 7. Anh (chị) hãy cho biết theo Luật Viên chức thì đạo đức nghề nghiệp,quy tắc ứng xử, tuyển dụng, hợp đồng làm việc là gì?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Viên chức thì đạo đức nghề nghiệp là:
Các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Luật Viên chức thì quy tắc ứng xử là:
các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Viên chức thì tuyển dụng là:
Việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Viên chức thì hợp đồng làm việc là:
Sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 01
Câu hỏi 1: Anh (hoặc chị) hãy cho biết các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức được quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010? (40 điểm)
1 Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
2. Tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
Câu hỏi 2: Anh (hoặc chị) hãy cho biết các hành vi giáo viên không được làm được quy định tại Thông tư 41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường tiểu học? (30 điểm)
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Câu hỏi 3: Anh (hoặc chị) hãy nêu các tiêu chí (chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước) các yêu cầu thuộc lĩnh vực Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH ? (30 điểm)
ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 02
Câu hỏi 1: Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương của viên chức được quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010? (40 điểm) 1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập
Câu hỏi 2: Anh (hoặc chị) hãy cho biết nhiệm vụ của học sinh được quy định tại Thông tư 41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường tiểu học? (30 điểm)
Câu hỏi 3: Anh (hoặc chị) hãy nêu các tiêu chí: Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục vụ nhân dân và học sinh tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH? (30 điểm)
ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 03
Câu hỏi 1: Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010? (40 điểm)
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 2: Anh (hoặc chị) hãy nêu các tiêu chí: lập được kế hoạch dạy học; biết soạn giáo án theo hướng đổi mới trong Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH? (30 điểm)
Câu hỏi 3: Anh (hoặc chị) hãy cho biết các hành vi học sinh không được làm được quy định tại Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường TH? (30 điểm)
ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 04
Câu hỏi 1: Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về nghỉ ngơi được quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010? (40 điểm)
Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu hỏi 2: Anh (hoặc chị) hãy nêu các tiêu chí: kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh được quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH? (30 điểm)
Câu hỏi 3: Anh (hoặc chị) hãy cho biết học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức nào đã quy định tại Thông tư 41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường TH? (30 điểm)
ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 05
Câu hỏi 1: Anh (hoặc chị) hãy cho biết các quyền khác của viên chức được quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010? (40 điểm) Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 2: Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của học sinh được quy định tại Thông tư 41/2010