Đề cương quản lý ngành

CÂU 1-2: Nêu các Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? Phân tích nguyên tắc nd tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ TL:* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội - Nguyên tắc Nhà nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyên tắc Tập trung dân chủ; - Nguyên tắc pháp chế

docx9 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương quản lý ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ NGÀNH PHẦN A: CÂU 1-2: Nêu các Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? Phân tích nguyên tắc nd tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ TL:* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội - Nguyên tắc Nhà nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyên tắc Tập trung dân chủ; - Nguyên tắc pháp chế * Phân tích Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam + Cơ sở khoa học: Xuất phát từ bản chất dân chủ của nhà nước CHXHCNVN vì ở nước ta từ sau thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã làm thay đổi chủ thể quyền lực nhà nước. Nhân dân ta từ vị trí nô lệ nay trở thành người làm chủ đất nước. + Nội dung của nguyên tắc: Được hiến pháp 1992 ghi nhận tại các điều: - Điều 53 hiến pháp 1992 đã ghi nhận: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội, thảo luận, kiến nghị với nhà nước và địa phương, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý. - Điều 54 hiến pháp 1992 ghi nhận: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội qua bầu cử, ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. - Điều 74 hiến pháp 1992 ghi nhận: Công dân có quyền khiếu nại tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật cảu cơ quan nhà nước, của cá nhân trong bộ máy nhà nước, những người làm viêc trong cơ quan bảo vệ pháp luật, làm trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. + Yêu cầu: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tạo ra nhưngc khả năng, điều kiện và phương tiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Liên hệ -Nhân dân được tham gia thảo luận kiến nghị biểu quyết: Được tiếp xúc với đại biểu hội đồng nhân dân và được quyề đưa ra ý kiến của mình. -Công dân từ 18 tuổi trở nên sẽ được tham gia và công việc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. -Nhân dân có thể khiếu nại tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhà nước khi phát hiện ra sai trái. -Nhân dân tham gia vào bàn bạc các công việc chung, xây dựng cầu đường, các vấn đề của địa phương Hạn chế: Nhân dân một số nơi chưa thực sự quan trọng việc đi bầu cử như là: trong gia đình vẫn còn tình trạng cử đại diện đi bầu cử, khi bầu cử thì thường theo phong trào chưa thực sự có chứng kiến, nhân dân chưa có cơ hội tiếp xúc với đại biểu Đơn thư tố cáo, khiếu nại và kiến nghị của người dân nhiều khi không được giải quyết, và hay xảy ra tình trạng giải quyết chậm trễ. Biện pháp -Thường xuyên theo dõi tin tức về vấn đề bầu cử, về các thông tin XXXang quan đến đại biểu, -Đối với các nơi vùng sâu, vùng xa, nhân dân chưa có điều kiện để tiếp cận với thông tin đại chúng thì chính phủ cần có những biện pháp để người dân có thể biết về các thông tin bầu cử như là: cử người đại diện xuống trực tiếp để tuyên truyền, phổ biến về các vấn đề có XXXang quan. -Cần phải nhanh chóng giải quyết những tố cáo, khiếu nại của người dân và cần phải giải quyết một cách thỏa đáng, xử đúng người đúng tội, mang lại công bằng cho xã hội. (CÂU 2)Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ + Cơ sở khoa học: - Nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 4 hiến pháp 1959, 1980, 1992 - Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất NN pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. - Nguyên tắc tập trung dân chủ chi phối việc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN + Nội dung: -Bộ máy NN pháp quyền XHCN của nước ta theo quy định của hiến pháp bao gồm 3 cơ quan thực hiện 3 chức năng khác nhau cụ thể: - Quốc hội: Thực hiện quyền lập pháp - Chính phủ: Thực hiện quyền hành pháp - TAND: Thực hiện quyền tư pháp -Hoạt động của các cơ quan này theo nguyên tắc tậơ trung dân chủ ( Thiểu số phục tùng đa số) nhưng ở mỗi cơ quan nguyên tắc này cũng thể hiện khác nhau. - Quốc hội: Khi phải quyết định 1 vấn đề hệ trọng của đất nước các đại biểu phải cân nhắc đến lợi ích của cả nước với lợi ích của địa phương cảu ngành. Khi biểu quyết các đại biểu không chỉ thể hiện ý chí của cả nước mà còn chú ý đến nguyện vọng của cử tri nơi đã bầu ra họ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trog hoạt động của quốc hội là thiểu số phục tùng đa số. - Chính phủ: Vừa thiết chế làm việc với chế độ tập thể quyết định theo đa số về những vấn đề quan trọng, vừa phải đề cao vai trò cá nhân của thủ tướng chính phủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của chính phủ vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của tập thể, vừa đảm bảo sự quản lý của người đứng đầu chính phủ. - Tư pháp: Trong các hoạt động xét xử nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải thực hành đúng quan hệ làm việc giữa thẩm phán, hội thẩm và các thành viên khác trong hoạt động tố tụng, xác lập quan hệ giữa các cấp xét xử, quan hệ giữa các cơ quan điều tra. + Yêu cầu: - Nhận thức nguyên tắc tập trung dân chủ là yếu tố đảm bảo hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước trên cơ sở phát huy tính chủ động XXXang tạo của các cơ XXXangXXX rung ương cũng như địa phương. - Đồng thời các cơ quan nhà nước hoạt động đúng chức năng quyền hạn được qui định theo pháp luật. Liên hệ -Đảm bảo tính dân chủ hóa trong mọi hoạt động của nhà nước, nhân dân có quyền tham gia bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. -Có chế độ báo cáo định kì thường xuyên của các đại biểu, các cử tri, các cơ quan nhà nước trước nhân dân. -Có chế độ cấp dưới phục tùng cấp trên -Có tính kỉ luật nghiêm minh trong tổ chức nhà nước. Hạn chế: Nhân dân vẫn chưa thực hiện đầy đủ quyền bầu cử của mình. Các cơ quan nhà nước nhiều khi vẫn chậm trễ trong một số công việc như tiếp dân, lắng nghe ý kiến của người dân. Biện pháp: Nhà nước cần phải theo dõi và có ý kiến chỉ đạo kịp thời để đáp ứng được nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước. CÂU 3: Nêu các nguyên tắc trong thi hành công vụ? Trình bày trách nhiệm của cán bộ công chức khi thi hành công vụ? TL: - Các nguyên tắc trong thi hành công vụ: +Nguyên tắc hoạt động công vụ nhà nước phải thể hiện được ý chí nhân dân, đáp ứng và phục vụ được các lợi ích của nhân dân, của xã hội, Nhà nước.  +Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động công vụ nhà nước +Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động công vụ nhà nước.  +Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan của hoạt động công vụ nhà nước +Nguyên tắc pháp chế của hoạt động công vụ nhà nước  +Nguyên tắc công khai, minh bách trong hoạt động công vụ Nhà nước. -Trách nhiệm của cán bộ công chức khi thi hành công vụ - Công chức thực hiện công vụ theo pháp luật. Công chức phải tận tuỵ, trung thực, hết lòng vì công vụ được giao, là công bộc của nhân dân. - Khi thực thi công vụ, công chức không được tự ý rời bỏ công sở hoặc ngừng thi hành công vụ khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền. - Khi thi hành công vụ, công chức phải thể hiện thái độ lịch sự khiêm tốn nhã nhặn. Đối với nhân dân phải lắng nghe ý kiến của dân. Đối với đồng nghiệp phải có thái độ tôn trọng, hợp tác. - Cán bộ – công chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải nắm vững nội dung công việc, am hiểu sâu chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và giải quyết công việc đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. - Cán bộ – công chức không được tuỳ tiện giải đáp, hướng dẫn, giải quyết công việc trái pháp luật và các quy định của cơ quan có thẩm quyền. Công chức có nhiệm vụ tiếp, giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Khi giải quyết công việc phải khẩn trương, không được để đương sự phải đi lại nhiều lần, không được nhận quà biếu của các công dân và tổ chức. Cán bộ công chức có trách nhiệm tiết kiệm công quỹ, bảo vệ tài sản Nhà nước, không sử dụng lãng phí tài sản, tiền bạc của Nhà nước, của dân dưới mọi hình thức. - Công chức khi thi hành công vụ phải đeo thẻ công chức theo đúng quy định của Nhà nước. CÂU 4: Trình bày những việc cán bộ công chức không được làm theo luật cán bộ công chức? TL: Tại điều 18, điều 19, điều 20 Theo luật cán bộ công chức quy định những việc cán bộ công chức không được làm: Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm XXXang quan đến đạo đức công vụ 1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. 2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. 3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin XXXang quan đến công vụ để vụ lợi. 4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm XXXang quan đến bí mật nhà nước 1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin XXXang quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức. 2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có XXXang quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có XXXang quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc XXXang doanh với nước ngoài. 3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này. Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm  Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc XXXang quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. CÂU 5-6-7: Nêu những tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước CHXHCNVN. Phân tích tính pháp luật và tính không vụ lợi? TL: a. Những tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước CHXHCNVN -Tính lệ thuộc và chính trị và hệ thống chính trị -Tính pháp luật - Tính thường xuyên, ổn định và thích nghi: -Tính chuyên môn hóa nghiệp vụ cao: -Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: -Tính không vụ lợi -Tính nhân đạo b. Phân tích Tính pháp luật +Hành chính nhà nước mang tính cưỡng chế, yêu cầu mọi tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính, đảm bảo và giữ vững kỷ cương, trật tự xã hội. +Tính pháp luật đòi hỏi các cơ quan hành chính và công chức phải đảm bảo tính quyền uy, nghĩa là phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực, đồng thời phải tạo dựng uy tín về chính trị, về phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ. Phân tích Tính không vụ lợi Hành chính nhà nước chỉ có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân, không theo đuổi mục tiêu doanh lợi. Các cơ quan, công chức đều phải thể hiện tính công tâm, trong sạch, liêm khiết, thực hiện lời Bác Hồ dạy “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” (câu 6): Phân tích Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị Xét trên góc độ nhà nước, các nhà cầm quyền của một quốc gia có hai loại nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ hành chính. Nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ định hướng cho sự phát triển xã hội, đưa ra đường lối, chính sách. Chính trị biểu hiện ý chí Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Nhiệm vụ hành chính là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị. Những vấn đề cơ bản về chính tri ở nước ta hiện nay là: a) Kiên trì chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với tính linh hoạt, XXXang tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới của thời đại. b) Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, chống chệch hướng xã hội chủ nghĩa, chống diễn biến hoà bình. Đảng Cộng sản việt Nam là trung tâm lãnh đạo, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò tham gia và giám sát quản lí nhà nước, tập thể lao động và công dân tham gia đóng góp ý kiến. (Câu 7) a.phân tích Tính thường xuyên, ổn định và thích nghi Nhiệm vụ hành chính nhà nước là phục vụ công vụ và công dân. Do vậy, hoạt động hành chính nhà nước không được làm theo lối “phong trào”, “chiến dịch”. Đội ngũ công chức phải ổn định và có năng lực, phẩm chất đạo đức ngang tầm nhiệm vụ trong mọi thời kỳ phát triển của đất nước. Nhà nước là một sản phẩm xã hội, đời sống xã hội biến chuyển không ngừng, do đó, nền hành chính nhà nước cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế xã hội trong từng thời kỳ, phải phù hợp với xu thế chung của thời đại. b.phân tích Tính chuyên môn hoá nghiệp vụ cao Đây là vấn đề quan trọng của một nhà nước và của một nền hành chính nhà nước thể hiện trình độ khoa học, văn minh, hiện đại. Đối với các công chức nhà nước, kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lí điều hành thực tiễn là tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Tính chuyên môn hoá nghề nghiệp ở trình độ cao là cơ sở để đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạch định chính sách và chương trình dài hạn. CÂU 8: Trình bày điều 8, điều 9 của luật cán bộ công chức Điều 8 Luật Cán bộ, công chức quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân + Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; + Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; + Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; + Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Điều 9 Luật cán bộ, công chức nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ + Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; + Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; +Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; + Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; + Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tài liệu liên quan