Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 1: phân tích nguồn gốc hình thành TTHCM. Tại sao nói CN M-L là nguồn gốc trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng HCM? Trả lời: 1. Nguồn gốc hình thành TTHCM a. Giá trị truyền thống Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. - Đó là ý thức chủ quyền dân tộc, ý thức tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường bất khuất. - Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sống có tình có nghĩa - Truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo - Truyền thống lạc quan, yêu đời, hiếu học, coi trọng hiền tài Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt chiều dài lịch sử; là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giụcHCM ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người. b. Tinh hoa văn hóa nhân loại Hồ Chí Minh đẫ biết làm giàu văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông & phương Tây. * Tư tưởng văn hóa phương Đông - Người tiếp thu tư tưởng tiến bộ của Nho giáo: tư tưởng nhân nghĩa, triết lý hành động giúp đời, tư tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại đồng, con người lấy tu thân làm gốc, đề cao văn hóa lễ giáo và truyền thống hiếu học - Về Phật giáo, Người tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện. - Người tìm thấy trong chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn những điều thích hợp với hoàn cảnh điều kiện của nước ta: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc *Tư tưởng văn hóa phương Tây

doc19 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh Câu 1: phân tích nguồn gốc hình thành TTHCM. Tại sao nói CN M-L là nguồn gốc trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng HCM? Trả lời: 1.   Nguồn gốc hình thành TTHCM a.      Giá trị truyền thống Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. - Đó là ý thức chủ quyền dân tộc, ý thức tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường bất khuất. - Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sống có tình có nghĩa - Truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo - Truyền thống lạc quan, yêu đời, hiếu học, coi trọng hiền tài Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt chiều dài lịch sử; là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giụcHCM ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người. b.     Tinh hoa văn hóa nhân loại Hồ Chí Minh đẫ biết làm giàu văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông & phương Tây. * Tư tưởng văn hóa phương Đông - Người tiếp thu tư tưởng tiến bộ của Nho giáo: tư tưởng nhân nghĩa, triết lý hành động giúp đời, tư tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại đồng, con người lấy tu thân làm gốc, đề cao văn hóa lễ giáo và truyền thống hiếu học - Về Phật giáo, Người tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện. - Người tìm thấy trong chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn những điều thích hợp với hoàn cảnh điều kiện của nước ta: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc *Tư tưởng văn hóa phương Tây Trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài,HCM có điều kiện tiếp thu văn hóa văn minh phương Tây: - Tư tưởng của các nhà khai sáng được phản ánh đậm nét trong văn hóa thời phục hưng. - CMTS Mỹ 1776: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. - CMTS Pháp 1789: tự do, bình đẳng, bác ái, giải phóng con người trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền - Tư tưởng bác ái của Thiên chúa giáo:HCM đề cao đức chúa Giê-su, coi đó là tấm gương hi sinh vì những người cùng khổ đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế trong giáo lý. c.      CN M-L - CN M-L là nguồn gốc lý luận, trực tiếp quyết định bản chất TTHCM. Tiếp đó là quá trình vận dụng, học tập, phát triển, sáng tạo và làm phong phú chủ nghĩa Mac – Lenin trong thời đại mới. - Hồ Chí Minh tiếp thu điểm cốt lõi, bản chất, phương pháp biện chứng chứ không sao chép một cách giáo điều. d.     Năng lực phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh la người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Người có khả năng tiếp thu nhanh, dùng tri thức của nhân loại chuyển hóa thành tri thức của bản thân, khái quát lại thành lý luận.HCM có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng. =>  Tóm lại, TTHCM là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM- một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên. TTHCM là tư tưởng Việt Nam hiện đại. 2.Trong những nguồn gốc hình thành phát triển tư tưởng HCM, nguồn gốc quan trọng quyết định hình thành tư tưởng của Người là CN Mác – Lênin vì: - Bản chất TTHCM là: “TTHCM là hệ thống lý luận về đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam... Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội; hay nói gọn hơn: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (Võ Nguyên Giáp). - Hệ thống lý luận CN M-L được coi là học thuyết tổng kết quá khứ, cải tạo hiện tại, chuẩn bị và hướng dẫn tương lai, được HCM tổng quát “ không những là cái ‘cẩm nang’ thần kỳ, không những là cái ‘kim chỉ nam’ mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa cộng sản”. - CN M-L là nguồn gốc quan trọng quyết định bản chất TTHCM: + vì  CN M-L đã đem lại cho Người một phương pháp đúng đắn để tiếp thu văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là phương pháp luận duy vật biện chứng, nhờ đó HCM đã chuyển hóa, nâng cao được những yếu tố tích cực, tiến bộ của truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại để tạo ra những tư tưởng của mình. Đồng thời có được phương pháp nhận thức và hoạt động đúng đắn, giúp người giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. + vì  CN M-L đã chỉ ra những quy luật phát triển tất yếu của nhân loại: loài người đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội, hình thái kinh tế xã hội sau sẽ mới và tiến bộ hơn hình thái kinh tế xã hội trước, nhất định loài người sẽ đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản. + vì  CN M-L chỉ ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam và cái đích cần phải đến của cách mạng Việt Nam là CNXH và cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi thì phải đi theo con đường CMVS. Câu 2: Nêu những giai đoạn hình thành, phát triển TTHCM từ 1920 - 1969? Trả lời: 1.   Các giai đoạn hình thành, phát triển TTHCM Gồm 5 giai đoạn: *   Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước thương nòi (trước năm 1911) Đây là thời kỳ Người tiếp nhận truyền thống yêu nước, hấp thụ vốn văn hóa quốc học và hán học; bước đầu tiếp thu nền văn hóa phương Tây. Cũng trong thời kỳ này Người chứng kiến cuộc sống điêu đứng của nhân dân; các phong trào đấu tranh của cha anh vị thực dân Pháp đàn áp, từ đó hình thành hoài bão cứu nước cứu dân. *   Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 – 1920) - 5/6/1911 tại bến cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. - 1911 – 1917: Người đi nhiều nước, nhiêu nơi trên thế giới và dừng chân ở một số nước lớn như Anh, Pháp, Mĩ đặc biệt trong thời kỳ này Người đã nghiên cứu những cuộc cách mạng lớn trên thế giới: cách mạng Mỹ (1776), cách mạng tư sản Pháp (1789). Từ đó Người rút ra kết luận: “tất cả các cuộc cách mạng trên không thành công và không tới nơi vì dân chúng vẫn chưa được tự do, hạnh phúc thực sự” - 1917: cách mạng tháng 10 Nga thành công, Người chỉ rõ: “trên thế giới bây giờ chỉ có cách mạng tháng 10 Nga là thành công tới nơi”, bởi sau cuộc cách mạng này dân chúng được hưởng các tự do hạnh phúc thực sự. Người đã hướng tới ánh sáng của cuộc cách mạng này. - 1919: Người gửi tới hội nghị Vecxay bản yêu sách 8 điều để đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho người dân Việt Nam nhưng không được chấp nhận. Người rút ra kết luận: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải dựa vào sức mình là chính”. - 7/1920: Người đọc bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin. Từ đây Người tìm ra chân lý: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” - 12/1920: Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 – Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập ĐCS Pháp.   Đây là thời kỳHCM có chuyển biến vượt bậc về tư tưởng, tự giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên CN M-L, trở thành một chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên. *   Thời kỳ hình thành cơ bản TTHCM về cách mạng Việt Nam (1921 – 1930) - 1921 – 1923: Người hoạt động tại Pháp và tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa, viết bài cho tờ báo Le Paria nhằm tố cáo bộ mặt của người khai hóa văn minh những người đại diện cho công lý Pháp. - Tháng 6/1923 Người rời Pháp sang Liên Xô, tại đây Người tham gia dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào đoàn chủ tích quốc hội. - Tháng 11/1923 Người trở về Quảng Châu – TQ, đây là thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. + Tham gia sạng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông + Tháng 6/1925 sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên và ra tờ báo Thanh Niên làm cơ quan ngôn luận của hội. + Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam và những bài giảng của Người được tập hợp lại trong cuốn “Đường cách mệnh” - Tháng 2/1930 Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh chính trị này với các tác phẩm, bài báo của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì này đã thể hiện những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam.   Cùng với CN M-L, tư tưởng cách mạng của HCM trong những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt Nam làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta trở thành một phòng trào tự giác dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. *   Thời kỳ thử thách, kiên trì, giữ vững quan điểm nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930 – 1945) - Do nhận thức không đúng tình hình thực tiễn ở Đông Dương, Quốc tế cộng sản đã chỉ trích, phê phán đường lối củaHCM. Trong hoàn cảnh đó, Người vẫn kiên quyết giữ vững quan điểm đúng đắn của mình. - Ngày 28/1/1941 Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - Với việc giải quyết đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, nhờ có đường lối cách mạng đúng đắn đó đã đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 *   Thời kỳ tiếp tục phát triển về tư tưởng kháng chiến kiến quốc (1945 – 1969) - Đây là thời kỳ Người cùng với TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, cũng trong thời kì này tư tưởng mới củaHCM được hình thành: + Tư tưởng kết hợp kh/c với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ nhân dân + Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. + Tư tưởng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân + Tư tưởng về xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền   Tóm lại: TTHCM là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Câu 3: Chứng minh rằng “Độc lập dân tộc là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của HCM”? Hồ Chí Minh đã từng nói :” tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là những điều tôi hiểu” - Năm 1919, Nguyễn Ái quốc đã gửi tới hội nghị Véc xây bản yên sách gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. - 1920 Người nói: “cái mà tôi cần nhất ở trên đời là tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi. Đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu”. - Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo cương lĩnh chính tri đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tọc đúng đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự dp cho dân tộc. - Năm 1942, Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là :’ Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền’ - Tháng 8/1945, HCM đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ:’ Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập !’ - Cách mạng tháng 8 thành công, Người thay mặt chình phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập long trọng khẳng định trước toàn thế giới: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy’. - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “ Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” - Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô và cường độ ngày càng ác liệt, HCM nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại : “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” =>Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ 20, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt nam, đồng thời cũng là nguồn cổ vũ động viên các dân tộc bị áp bức trên topanf thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. *Chủ nghĩa dân tộc là một động lực ở các nước đang đấu tranh giành độc lập - Chủ nghĩa dân tộc trong TTHCM thực chất là chủ nghĩa yêu nước, là tinh thần dân tộc chân chính được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. - Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập, vì kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phân hóa giai cấp chưa triệt để, các giai cấp vẫn có sự tương đồng lớn: họ ddeuf chịu chung số phận người nô lệ bị mất nước. - Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống của dân tộc,HCM đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản cần phải nắm vững và phát huy. Người đã từng nói: “trong cách mạng giải phóng dân tộc, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ” *Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH + Xóa bỏ áp bức dân tộc Pháp gắn liền với xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động mới được giải phóng + Chỉ có xòa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa độc lập dân tộc với CNXH. + Sau khi giành được độc lập dân tộc phải tiến lên CNXH làm cho dân giàu, nước mạnh bởi vì CNXH là con đường đảm bảo vững chắc nhất cho nền độc lập của dân tộc Độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc khác + Không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới + Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết nhưng không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. + Đề ra khẩu hiểu “Giúp bạn là tự giúp mình” và chủ trương phải bẳng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi của cách mạng thế giới. Liên hệ thêm:  Đảng cộng sản đã vận dụng TTHCM về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới như sau: a.    Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn độc lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Phải xác định rõ các nguồn lực và phát huy tối đa các nguồn nội lực (bao gồm: con người, trí tuệ, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, đất đai, tài nguyên) trong đó yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là nguồn lực con người với tất cả sức mạnh thể chất và tình thần của nó - Con người Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp. Chúng ta cần khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống đó, biến nó thành nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, vững bước tiến lên. Muốn vậy cần phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, giáo dục cả về đạo đức lẫn trí thức b.   Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp - Luôn đứng vững trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết các vấn đề dân tộc. Do đó Đảng ta cần kết hợp vấn đề dân tộc vơi vấn đề giai cấp để chứng tỏ Việt Nam chỉ có Đảng cộng sản và giai cấp công nhân là lực lượng đại biểu chân chính cho lợi ích của dân tộc. - Đi đôi với tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin cần làm cho TTHCM về sự kết hợp giữa dân tộc và giai cấp , chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân lấy đó làm định hướng để giải quyết các vấn đề dân tộc và thời đại hiện nay. Câu 4: Nghị quyết của UNESCO nhận định “HCM là anh hung giải phóng dân tộc”.Hãy chứng minh giá trị và tính đúng đắn của nhận định trên? Chứng minh giá trị và tính đúng đắn của nhận định trên qua nhũng công lao đóng góp to lớn của HCM cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta : Tìm ra con dường giải phóng dân tộc đúng đắn : + Đầu thế kỉ 20, Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, các phong trào cứu nước của cha ông ta đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Vì vậy yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới. + Mặc dù HCM rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới. + Người đọc tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, dọc tuyên ngôn dân quyền và dân quyền của cách mạng pháp. Người nhận thấy :’ Cách mạng pháp cũng giống như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa “. Bởi lẽ đó Ngwoif không đi theo con đường cách mạng tư sản. + HCM thấy được CÁch mạng tháng 10 Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản , mà còn là cuộc cách mạng vô sản dân tộc . Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc thuộc địa. Từ đây, Người đã hoàn toàn tin theo Lenin và quốc tế thuws3 bởi vì Lenin và quốc tế thứ 3 đã bênh vực cho các dân tộc bị áp bức. + HCM đã đi đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa MÁc- Leenin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con dường nào khác con đường cách mạng vô sản’ chỉ có chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Thành lập ra ĐCSVN: +  Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời gian này Người cũng chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người thành lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925) + Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức Cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) từ ngày 6/1 đến 7/2/1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. + Sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là  cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại, giành những thắng lợi to lớn sau này.  Thành lập Mặt trận Việt Minh: xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc : + Quan điểm ‘lấy dân làm gốc’ xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người. HCM đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân là then chốt đảm bảo thắng lợi + Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc:Đảng phải tập hợp đại bộ phận của giai caaos công nhân, tầng lớp nông dân, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộ
Tài liệu liên quan