1. Mở đầu
Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành phố có vinh dự to lớn được Bác Hồ
về thăm nhiều lần. Điều đó thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo và tình cảm đặc biệt của
Người dành cho Thanh Hóa. Trong tầm nhìn của Người, Thanh Hóa có một vị thế
chiến lược quan trọng. Vì vậy, ngoài các bài lịch sử dân tộc, ngành Giáo dục Thanh
Hóa đã lựa chọn nội dung “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác” là
một chủ đề quan trọng trong chương trình lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
Dạy học tốt chủ đề này, ngoài việc nâng cao những kiến thức lịch sử về cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn góp phần giáo dục cho học sinh
lòng kính yêu, biết ơn đối với công lao trời biển của Người trong lịch sử dân tộc ta
nói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng, thực hiện thiết thực cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các trường phổ thông
hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để dạy học tốt chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác” trong môn Lịch sử ở các trường phổ thông địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 106-114
ĐỂ DẠY HỌC TỐT CHỦ ĐỀ
“BÁC HỒ VỚI THANH HÓA, THANH HÓA LÀM THEO LỜI BÁC”
TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỊA PHƯƠNG
Hoàng Thanh Hải
Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa
1. Mở đầu
Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành phố có vinh dự to lớn được Bác Hồ
về thăm nhiều lần. Điều đó thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo và tình cảm đặc biệt của
Người dành cho Thanh Hóa. Trong tầm nhìn của Người, Thanh Hóa có một vị thế
chiến lược quan trọng. Vì vậy, ngoài các bài lịch sử dân tộc, ngành Giáo dục Thanh
Hóa đã lựa chọn nội dung “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác” là
một chủ đề quan trọng trong chương trình lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
Dạy học tốt chủ đề này, ngoài việc nâng cao những kiến thức lịch sử về cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn góp phần giáo dục cho học sinh
lòng kính yêu, biết ơn đối với công lao trời biển của Người trong lịch sử dân tộc ta
nói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng, thực hiện thiết thực cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các trường phổ thông
hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Vài nét về thực trạng dạy học chủ đề này
Qua các đợt thực tế ở trường phổ thông của Thanh Hóa, một trong những
tỉnh, thành chú trọng việc dạy học lịch sử địa phương, chúng tôi thấy đa số học sinh
rất hứng thú khi học các bài học này, vì qua đó các em được hiểu biết thêm những
sự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử . . . quen thuộc, gần gũi xung quanh mình, bổ
sung cho các kiến thức lịch sử dân tộc, khơi dậy trong các em niềm tự hào về truyền
thống quê hương, dòng họ. . . . Các em còn được bước đầu rèn luyện các năng lực,
kỹ năng của một nhà sử học, như sưu tầm các tư liệu, hiện vật lịch sử, tiếp xúc với
các nhân chứng lịch sử, tham quan tìm hiểu các địa danh lịch sử...
Tuy nhiên, việc dạy học lịch sử địa phương những năm gần đây chất lượng
vẫn chưa cao, như nội dung bài học nghèo nàn, thiếu các nguồn sử liệu, thời gian
dành cho các tiết học lịch sử địa phương bị cắt xén, hình thức dạy học đơn điệu,
106
Để dạy học tốt chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời Bác” ...
chủ yếu diễn ra trên lớp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng môn học, cần thiết phải đổi
mới nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phần lịch sử địa phương. Ngoài
việc lựa chọn nội dung bài học thiết thực, sưu tầm, tư liệu phong phú để biên soạn
bài giảng, cần phải chú ý đến các hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.
Chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác” là một trong
những nội dung quan trọng được nhiều trường lựa chọn. Ý nghĩa to lớn, nhiều mặt
của việc dạy học chủ đề này đã được khẳng định. Tuy nhiên, qua khảo sát một số
trường phổ thông ở thành phố Thanh Hóa và các huyện xung quanh, chúng tôi thấy
chất lượng chưa cao, thể hiện ở mấy điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, nội dung bài giảng của các trường còn sơ lược, hoặc nặng nề, khô
khan, chưa thể hiện rõ tính chất một bài lịch sử địa phương, mà có phần giống bài
học giáo dục công dân, như thiếu các sự kiện cụ thể, nhiều đánh giá chung chung...
Ngành Giáo dục chưa tổ chức biên soạn xong tài liệu thống nhất cho các trường.
Hệ thống tư liệu phục vụ biên soạn bài giảng của giáo viên chưa phong phú, sinh
động...
Thứ hai, hình thức dạy học còn khá cứng nhắc, chủ yếu tiến hành trên lớp,
thiếu các tranh ảnh, hiện vật, tư liệu, nhất là về 4 lần Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa.
Rất ít trường tổ chức bài học tại thực địa, những nơi Bác đã nói chuyện, đã đến,
như đài tưởng niệm tại Rừng Thông (Đông Sơn), nơi sáng ngày 20-2-1947, Bác Hồ
nói chuyện với cán bộ lãnh đạo và nhân dân Thanh Hóa, tượng đài tưởng niệm nơi
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân xã Yên Trường, Yên Định năm 1961, núi Trường
Lệ, xóm chài xã Quảng Vinh (Sầm Sơn), nơi Bác về thăm và kéo lưới cùng ngư dân
tháng 7 năm 1960... Thanh Hóa cũng là một trong số ít tỉnh có khu văn hóa - tưởng
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh rộng lớn và đẹp ngay tại trung tâm thành phố Thanh
Hóa. (Đối diện với Hiệu sách nhân dân, nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Thanh
Hóa tháng 12-1961). Tại đây, ngoài phòng trưng bày những tranh ảnh, kỷ vật về
cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ đối với cách mạng cả nước và đối với Thanh Hóa
khá đầy đủ, chi tiết, hấp dẫn (theo dạng trưng bày bảo tàng), phòng dâng hương
tưởng niệm, còn có phòng đọc, tra cứu sách báo, tư liệu về Người (Dạng thư viện),
các khu vực vui chơi, giải trí..., rất lý tưởng cho tổ chức các hoạt động dạy học nội,
ngoại khoá lịch sử của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, theo các cán bộ quản lý khu
văn hóa - lưu niệm, số học sinh phổ thông đến để học tập, tham quan, học tập, tìm
hiểu về Bác Hồ được tổ chức theo buổi học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hay
hướng dẫn viên... còn ít, chủ yếu các em đến đây để vui chơi trong các ngày nghỉ,
lễ hội. . .một cách tự phát, cá nhân, một nhóm, hoặc theo gia đình.
2.2. Lựa chọn nội dung và tư liệu để thiết kế bài giảng
Từ thực trạng nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng dạy học chủ đề này, trước
hết, cần lựa chọn những nội dung thiết thực, với các nguồn tư liệu phong phú, sống
107
Hoàng Thanh Hải
động, nhất là tư liệu của Hồ Chí Minh về Thanh Hóa. Đặc biệt là tư liệu về bốn
lần Người vào thăm Thanh Hóa để biên soạn bài giảng. Các nội dung chủ yếu cần
được khai thác, sử dụng:
Một là, những tư liệu (trước cách mạng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí
chiến lược, về truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Thanh Hóa.
Trong tiến trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, Thanh Hóa có một vị
trí cực kỳ quan trọng. Bằng cách nhìn địa - chính trị, địa - chiến lược, Nguyễn Trãi
trước đây đã coi Thanh Hóa là “phên dậu thứ hai của phương Nam” [1;85]. Vì vậy,
với tầm nhìn bao quát, sâu sắc, chiến lược của một lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã xác định: “Tỉnh Thanh Hóa có tiếng là văn vật, là một tỉnh đất rộng,
người đông, nhân dân có truyền thống đấu tranh anh dũng và cần cù lao động, có
miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển” [1;85].
Trước cách mạng tháng Tám 1945, qua các tác phẩm, bài viết của mình, bằng
cách tổng kết lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã ca ngợi phẩm chất anh hùng, bất
khuất của nhân dân Thanh Hóa trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước,
tiêu biểu là những anh hùng dân tộc là người Thanh Hóa. Qua đó, Người rút ra
những bài học kinh nghiệm lịch sử, khích lệ lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chống
ngoại xâm cho nhân dân ta.
Ngay từ năm 1913, trong thời gian làm bếp ở khách sạn Cátlơtông (Luân Đôn
- Anh), khi nghe tin Tống Duy Tân, một lãnh tụ của phong trào Cần Vương hy sinh,
Nguyễn Tất Thành đã viết: “Cụ Tống Duy Tân là một đại trí thức đấu tranh dũng
cảm chống xâm lược Pháp. Cụ bị bắt và nhốt trong cái cũi để gửi đến Bộ trưởng
tư lệnh Pháp. Ngồi trong cũi, cụ vẫn làm thơ yêu nước. Trong những tờ giấy tìm
thấy trong cái cũi cuối những bài thơ, người ta còn đọc những chữ: Thà chết còn
hơn đầu hàng” [1;433]
Năm 1925, trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã
ca ngợi: “Lê Đại Hành đã dũng cảm không chịu khuất phục trước yêu sách của láng
giềng hùng mạnh hơn mình gấp bội. Ông đã đánh thắng địch, giết chết tướng địch.
Do đó đã giải thoát được đồng bào khỏi nạn nô dịch”. . . “Lê Lợi đã hùng dũng đứng
ra lãnh đạo cuộc cách mạng nước Nam đập tan chế độ tàn bạo và hạch sách mà
những kẻ tự xưng là bảo hộ bắt ta chịu” [1;433].
Năm 1941, khi mới trở về Tổ quốc sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, nhằm
tuyên truyền đường lối cách mạng, cổ vũ tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân
dân ta, Người đã viết cuốn “Lịch sử nước ta” [3] bằng thơ, trong đó có nhiều đoạn
ca ngợi các anh hùng dân tộc là người Thanh Hóa, cụ thể là:
Về tấm gương Bà Triệu, tiêu biểu cho khí phách của người phụ nữ Việt Nam,
đã anh dũng đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại giặc Ngô xâm lược từ thế
kỉ III, Bác đã viết:
“Tỉnh Thanh Hóa có một bà,
108
Để dạy học tốt chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời Bác” ...
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi
Tài năng dũng cảm hơn người
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu hương
Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời” [3;215].
Về Lê Hoàn, người lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân Chiêm Thành năm
979, lên ngôi Hoàng Đế, lập ra triều Tiền Lê và đánh tan quân Tống xâm lược năm
980, Bác đã ca ngợi:
“Lê Đại Hành nối lên ngôi
Đánh tan quân Tống đuổi lui Xiêm Thành” [3;220].
Cũng trong tác phẩm này, bằng những câu thơ bình dị, Người đã khái quát
tầm vóc vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tài năng kiệt xuất của anh hùng
giải phóng dân tộc Lê Lợi:
“Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn
Mặc dầu tướng ít, binh đơn không nàn
Mấy phen sông Nhị núi Lam.
Thanh gươm an ngựa, Bắc, Nam ngang tàng
Kìa Tuỵ Động, nọ Chi Lăng
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành
Mưòi năm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hăng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang sang Lạc Hồng” [3;225].
Về đức vua Lê Thánh Tông, một vị vua anh minh, một nhà thơ, nhà văn hóa
lớn, gắn với thời Hồng Đức, thời thái bình, thịnh trị vào bậc nhất trong chế độ
phong kiến Việt Nam, Bác đã ca ngợi:
“Vua hiền có Lê Thánh Tông
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành” [3;230].
Hai là, về bốn chuyến vào thăm Thanh Hóa của Bác Hồ.
Đây là nội dung với những tư liệu rất quan trọng, cần được lựa chọn đưa vào
bài giảng. Tuy nhiên, với học sinh phổ thông, chúng ta không thể cung cấp quá chi
109
Hoàng Thanh Hải
tiết, đầy đủ về mục đích, nội dung của từng chuyến thăm, nhưng cũng cần nêu được
một cách chính xác, ngắn gọn, nhưng súc tích về thời gian, địa điểm và ý nghĩa.
Ngày 20/2/1947, Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên. Sáng sớm ngày
20/2/1947, tại Rừng Thông (Đông Sơn, Thanh Hóa), Bác đã nói chuyện với cán bộ
lãnh đạo tỉnh. Cùng ngày, dưới cây đa (trước hiệu sách nhân dân thành phố Thanh
Hóa - Đại lộ Lê Lợi, hiện nay), nói chuyện với đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào và
đông đảo nhân dân. Bác đã chỉ đạo: “Bác mong muốn Thanh Hóa trở nên một tỉnh
kiểu mẫu,
Mục đích:
"Làm cho người nghèo thì đủ ăn
Người đủ ăn thì khá giàu
Người khá giàu thì giàu thêm
Người nào cũng biết chữ.
Người nào cũng biết đoàn két yêu nước" [2;10].
Ngày 15/6/1957, Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ 2. Nói chuyện với đại
biểu nhân dân Thanh Hóa, Bác đã biểu dương những đóng góp to lớn của Thanh
Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bác cũng đã khen ngợi những cố gắng của nhân dân Thanh Hóa trong công cuộc
khôi phục và xây dựng lại quê hương từ khi hoà bình lập lại, và nhắc lại mong muốn
của Người từ lần về thăm lần thứ nhất: “Tỉnh Thanh Hóa sẽ là một tỉnh kiểu mẫu”
[2;15].
Ngày 18/7/1960, Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ 3. Người đã vãn cảnh
núi Trường Lệ, Sầm Sơn, tham gia kéo lưới cùng ngư dân xóm Sơn, xã Quảng Vinh
(Sầm Sơn), thăm và nói chuyện với đông đảo cán bộ, công nhân, trí thức đang nghỉ
dưỡng tại Sầm Sơn. Nói chuyện tại Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần
thứ VI, ngày 19/7/1960, Bác dặn dò: “Công nhân phải làm thế nào để xứng đáng
với sự tín nhiệm của nhân dân và Đảng” [2;18].
Từ ngày 10/12/1961 đến ngày 12/12/1961, Bác Hồ kính yêu về thăm Thanh
Hóa lần thứ tư. Ngày 12/12/1961, tại sân vận động tỉnh, hơn 30 vạn đồng bào, tay
cầm cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ, hân hoan dự buổi mít tinh chào đón và lắng nghe
Người nói chuyện. Người tiếp tục yêu cầu, chỉ đạo Thanh Hóa là: “. . .một tỉnh lớn
nhất ở miền Bắc, đất rộng, nhiều người, nhân dân có truyền thống anh dũng đấu
tranh và cần cù lao động. . . Cán bộ, đảng viên và đoàn viên cần phải thực sự xung
phong, gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh
lệnh, chống lãng phí, tham ô. . . Ra sức phát triển và củng cố tốt Đảng và Đoàn,
đoàn kết toàn dân cùng nhau thi đua tiến bộ. Làm được như thế thì Thanh Hóa
chắc trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc” [2;18]. Trong dịp này,
Người đã về thăm hợp tác xã Yên Trường (Yên Định), một hợp tác xã nông nghiệp
điển hình thời bấy giờ. Bác rất khen ngợi những thành tích nổi bật của nông dân xã
110
Để dạy học tốt chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời Bác” ...
Yên Trường trên các mặt trận thuỷ lợi, sản xuất lương thực, hoa màu, trồng bông,
chăn nuôi gia súc và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. . . Bác đã tặng hợp tác xã Yên
Trường chiếc máy kéo DT 24.
Ba là, sự quan tâm, chỉ đạo của Bác Hồ đối với Thanh Hóa trong những năm
chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ lần thứ nhất (1965-1968)
Trong những năm tháng ác liệt, gian khổ này, Bác Hồ luôn theo dõi từng
bước đi, biểu dương kịp thời từng chiến công của quân và dân Thanh Hóa. Ngày
11/8/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 74-LCT, truy tặng Huân chương
chiến công hạng Ba cho liệt sỹ thiếu niên Nguyễn Bá Ngọc, 13 tuổi, ở Quảng Xương,
Thanh Hóa, đã dũng cảm cứu bạn trong khi máy bay Mỹ bắn phá và hy sinh ngày
4/4/1965. Ngày 12 tháng 10 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen quân
và dân Hàm Rồng: “Giỏi lắm! Nhân dân Hàm Rồng giỏi lắm. Công nhân Hàm Rồng
cũng giỏi. Nông dân Hàm Rồng cũng giỏi. Cả bộ đội, dân quân Hàm Rồng đều giỏi”
[4;520] và gửi thư khen quân và dân Thanh Hóa đã bắn rơi 100 máy bay giặc Mỹ.
Ngày 2/3/1966, Bác Hồ gửi thư khen hợp tác xã Thắng Lợi (Xuân Thành, Thọ
Xuân) và hợp tác xã Đông Phương Hồng (Thọ Hải, Thọ Xuân) thâm canh lúa giỏi
đạt được 6.754 kg và 6.600 kg/ha. Ngày 6/3/1967, Bác Hồ gửi thư khen quân và
dân Thanh Hóa bắn rơi chiếc máy bay thứ 1700 và 1702 của giặc Mỹ trên miền
Bắc. Ngày 5/7/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen trung đội dân quân gái
xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc đã bắn rơi máy bay phản lực Mỹ, gửi tặng mỗi dân
quân một Huy hiệu của Người. Ngày 17/10/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư
khen Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa đã lập chiến công
xuất sắc, bắn rơi chiếc máy bay phản lực thứ 2400 của Mỹ bằng súng bộ binh. Bức
thư có đoạn viết “Tôi nhiệt liệt mừng chiến công vẻ vang của các cụ. Với lòng yêu
nước nồng nàn, chí căm thù địch sâu sắc, các cụ nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược. Thật là: Tuổi cao, chí lại càng cao. Đây là một gương sáng cho đồng
bào cả nước tiến lên đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đến thắng
lợi hoàn toàn” [2;25]. Ngày 30/12/1968, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và
làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa, Bác nói: “Trước đây, khi Bác vào
thăm Thanh Hóa, Bác có nói là tỉnh Thanh Hóa ta dân đông, đất rộng, rừng vàng,
bể bạc, có nhiều điều kiện để trở thành một tỉnh giàu đẹp và kiểu mẫu” [2;25]. Đây
cũng là lời dặn dò, mong muốn cuối cùng của Bác Hồ đối với Đảng bộ, quân và dân
các dân tộc Thanh Hóa.
Bốn là, Thanh Hóa làm theo lời Bác.
Đây là nội dung lớn, tư liệu nhiều, nên cần lựa chọn những tư liệu phản ánh
những chiến công tiêu biểu, đóng góp chủ yếu của Thanh Hóa đối với đất nước trong
2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Thực hiện lời dạy và mong muốn của Bác Hồ: “Tỉnh Thanh Hóa sẽ là một tỉnh
kiểu mẫu”, phát huy truyền thống quê hương, trong chín năm kháng chiến chống
Pháp (1946-1954), mặc dầu là hậu phương, nhưng quân và dân Thanh Hóa đã lập
111
Hoàng Thanh Hải
nên những chiến công xuất sắc:
- “Đánh 1436 trận, tiêu diệt và làm bị thương 3.391 tên địch, bắt sống 2.326
tên, thu 1416 khẩu súng.
- Phục vụ chiến trường:
+ Thanh niên nhập ngũ: 56.729 người.
+ Dân công phục vụ kháng chiến: 34.177.233 ngày công.
+ Xe đạp thồ: 11.000 chiếc; Thuyền các loại: 1.300 chiếc” [6;56].
Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân và dân Thanh Hóa đã
có những đóng góp to lớn, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”. Trong chuyến về thăm Thanh Hóa lần thứ 3 (1957) Bác Hồ đã khen
ngợi: “Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa góp 12 vạn dân công vận tải
lương thực cho bộ đội... “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến
đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự
đến đó” [1;90].
Từ sau năm 1954, Thanh Hóa vừa là hậu phương lớn, chi viện đầy đủ sức
người, sức của cho tiền tuyến, vừa là tiền tuyến lớn, góp phần đánh bại hai cuộc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đặc biệt, ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, quân
và dân Thanh Hóa đã lập chiến công oanh liệt tại khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn,
bắn rơi 47 máy bay giặc Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông Bắc - Nam. Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), quân dân Thanh Hóa đã lập những chiến công
sau: “Bắn rơi 376 máy bay, bắt sống 36 giặc lái, bắn chìm 57 tàu chiến của giặc Mỹ.
Từ 1955-1964: 31.220 thanh niên và từ 1965-1975: 195.853 thanh niên nhập ngũ.
Tổng số liệt sỹ: 43.505 người; Thương binh: 19.225 người” [6;57].
Đất nước hoà bình, thống nhất, từ 1975, Thanh Hóa cùng cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Từ khi thực hiện đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát
huy truyền thống anh dũng trong chiến đấu chống xâm lược, quân và dân Thanh
Hóa lại cần cù, sáng tạo xây dựng lại quê hương. Thanh Hóa đang từng ngày đổi
mới, trở thành một tỉnh giàu đẹp, kiểu mẫu như Bác Hồ từng mong muốn.
2.3. Về hình thức và phương pháp dạy học
- Thứ nhất, đối với bài học tiến hành trên lớp, cần khai thác, sử dụng tốt các
tư liệu về Hồ Chí Minh, nhất là các tư liệu, bài viết của Người về các anh hùng dân
tộc quê Thanh Hóa, những tranh ảnh, kỷ vật trong bốn lần về thăm Thanh Hóa
của Bác Hồ như đã nói ở trên. Các giáo viên có thể sử dụng các tư liệu, tranh ảnh
trên để biên soạn bài giảng, để minh hoạ, cụ thể cho các sự kiện lịch sử trong bài
học lịch sử dân tộc, hay lịch sử địa phương trên lớp. Chẳng hạn, khi dạy về chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta nêu đánh giá của Bác Hồ đối với Thanh Hóa
và những hình ảnh của Người khi về thăm Thanh Hóa.
- Thứ hai, tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học tại thực địa, nhất là
112
Để dạy học tốt chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời Bác” ...
những trường ở địa phương có các địa danh còn in đậm dấu chân Bác trong 4 lần
Người về thăm Thanh Hóa, như Thành phố Thanh Hóa, huyện Đông Sơn, huyện
Yên Định, Thị xã Sầm Sơn...
- Thứ ba, nên khai thác tốt Khu văn hóa - Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại thành phố Thanh Hóa, vì đây là nơi có đầy đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức
các hoạt động dạy học nội khoá và ngoại khoá chủ đề này.
Tất nhiên việc lựa chọn nội dung, tư liệu, hình thức và phương pháp dạy học
phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh từng khối lớp, từng trường.
2.4. Kết luận và kiến nghị
Như vậy, chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác” là một
chủ đề quan trọng trong dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói
riêng, được nhiều trường lựa chọn.
Qua thực tiễn các trường phổ thông ở Thanh Hóa cho thấy, để thực hiện có
chất lượng, hiệu quả các bài lịch sử địa phương cần lựa chọn những nội dung thiết
thực, có ý nghĩa nhiều mặt đối với từng địa phương. Chất lượng các bài học tuỳ
thuộc vào sự chuẩn bị bài giảng của giáo viên, học sinh, việc sử dụng các hình thức
và phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
của người học.
Để góp phần dạy học chủ đề trên có chất lượng, hiệu quả, chúng tôi kiến nghị:
- Ngành Giáo dục Thanh Hóa cần sớm tổ chức biên soạn tài liệu chung, thống
nhất chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác” để giáo viên
các trường phổ thông tham khảo, biên soạn bài giảng của mình.
- Có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ngành Giáo dục với ngành Văn hóa
để tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề cho học sinh các trường phổ thông tại Khu
văn hóa - Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đài tưởng niệm, nơi Bác Hồ về
thăm Thanh Hóa.
- Các cấp, các ngành, các địa phương ở Thanh Hóa cần xây dựng, tôn tạo
những di tích ở những nơi Bác Hồ đã từng đến trong 4 lần về thăm Thanh Hóa .
Hiện nay mới chỉ có 2 đài tưởng niệm ở Rừng Thông (Đông Sơn) và Yên Trường
(Yên Định). Bên cạnh đó ngành Văn hóa Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa cần
thường xuyên tôn tạo cảnh quan, bổ sung các hiện vật, tư l