Đề kiểm tra 15’ môn: Giáo dục công dân 7

I-Em hãy chọn câu đúng nhất (mỗi câu 0.5 đ): 1. Trong các biểu hiện sau đây, biểu hiện nào nói lên tính giản dị: A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kỳ bóng bẩy. B. Nói năng cộc lóc, trống không. C. Làm việc gì cũng sơ sài cẩu thả. D. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. 2. Câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên: A. Tình yêu thương con người. B. Tính giản dị. C. Tính trung thực. D. Lòng tự trọng. 3. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói lên tính giản dị: A. Thương người như thể thương thân. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Học thầy không tày học bạn. D. Không câu nào. 4. Hành vi nào sau đây biểu hiện tính trung thực: A. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. B. Làm hộ bài cho bạn. C. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Quay cóp trong giờ kiểm tra.

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15’ môn: Giáo dục công dân 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và Tên : ............. ĐỀ KIỂM TRA 15’ Lớp: 7 Môn: GDCD 7 Điểm Nhận xét của giáo viên I-Em hãy chọn câu đúng nhất (mỗi câu 0.5 đ): 1. Trong các biểu hiện sau đây, biểu hiện nào nói lên tính giản dị: A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kỳ bóng bẩy. B. Nói năng cộc lóc, trống không. C. Làm việc gì cũng sơ sài cẩu thả. D. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. 2. Câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên: A. Tình yêu thương con người. B. Tính giản dị. C. Tính trung thực. D. Lòng tự trọng. 3. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói lên tính giản dị: A. Thương người như thể thương thân. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Học thầy không tày học bạn. D. Không câu nào. 4. Hành vi nào sau đây biểu hiện tính trung thực: A. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. B. Làm hộ bài cho bạn. C. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Quay cóp trong giờ kiểm tra. 5. Hành vi nào sau đây vừa biểu hiện đạo đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật: A. Quay cóp trong khi làm bài thi. B. Hút thuốc lá, uống rượu. C. Luôn vắng mặt trong các hoạt động của lớp, của trường. D. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 6. Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” Nói lên: A. Tình cảm giữa bầu và bí. B. Tình yêu thương con người. C. Tình yêu trai gái. D. Tình yêu tổ quốc. 7. Lòng thương hại: A. Tình cảm có động cơ vụ lợi. B. Cũng là lòng yêu thương con người. C. Làm tăng thêm giá trị phẩm chất con người. D. Xuất phát từ tấm lòng vô tư, trong sáng. 8. Người có lòng tự trọng: A. Sống buông thả. B. Bảo vệ danh dự cá nhân và tập thể. C. Không biết xấu hổ. D. Bắt nạt người khác 9. Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người: A. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi những người xung quanh. B. Bắt nạt trẻ em. C. Chế giễu ngườ tàn tật. D. Thù hận. 10. Em hãy điền vào các câu tục ngữ sau: “Chết đứng còn hơn . . . . . . . . . . “ “Đói cho . . . , rách cho . . . .” II- Tự luận: (5.0 đ) Em hãy cho biết thế nào là kỉ luật? Tại sao học sinh phải chấp hành tốt nội qui của nhà trường? Bài làm ĐÁP ÁN CÂU I: mỗi câu chọn đúng 0.5 đ 1D 2C 3B 4A 5D 6B 7A 8B 9A 10.”Chết đứng còn hơn sống quỳ” (0.25 d) “Đói cho sạch, rách cho thơm.” (0.25 đ) CÂU II: +Thế nào là kỉ luật: Hs nêu 2 ý sau: -Khái niệm: Kỉ luật qui định chung của tổ chức, tập thể . . . mà mọi người trong đó phải tuân thủ. (2.0 đ) -Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo qui định, hoặc qui ước của tổ chức tập thể đó. (1.0 đ) +Tại sao hs phải chấp hành tốt nội qui nhà trường? Nêu đươc hai lí do: -Thể hiện tính kỉ luật và đạo đức của một người học sinh. (1.0 đ) -Giúp bản thân mình và các bạn học sinh khác học tập tốt. (1.0 đ) HẾT