Như chúng ta đã biết,trong chiến tranh Mỹ đã rải một số lượng lớn chất độc
xuống Việt Nam trong đó phần lớn là dioxin để giết chết thảm thực vật,tuy nhiên
con người cũng đả phải gánh chịu hậu quả từ chúng,một chất cực độc mang
lai.Ngày nay,khi chiến tranh đã qua, nhưng những hậu quả do chiến tranh vẫn còn
để lại đó chính là di chứng chất độc màu da cam, có thể hiểu là nếu một người
phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư.
Dioxin còn đặc biệt nguy hiểm khi thời gian tồn lưu của nó dai dẳng qua nhiều thế
hệ.,chúng gây ung thư, đột biến gen ,hai hoặc ba thế hệ sau con người vẫn còn
phải chịu di chứng,để lại những mất mát khó có thể bù đắp được .Để biết rõ hơn
về chất độc này ta sẽ tìm hiểu tổng quan về chúng và nghiên cứu sự tồn lưu của
dioxin trong chiến tranh vẫn còn ở 1 số khu vực hiện nay.
29 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3602 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng và sự tồn lưu đioxin trong môi trường đất vùng mã đà - tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƢỜNG
CHUYÊN NGÀNH:
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
MÔI TRƢỜNG BIỂN
TÊN ĐỀ TÀI:
ẢNH HƢỞNG VÀ SỰ TỒN LƢU DIOXIN
TRONG MÔI TRƢỜNG ĐẤT
VÙNG MÃ ĐÀ - TỈNH BÌNH PHƢỚC
GVHD: LÊ THỊ NGỌC TRÂN
TÊN SV:
1. VŨ QUỐC VIỂN 0717135
2. BÀNH QUỐC THẠCH 0517099
3.TRẦN THỊ MỸ TIÊN 0717110
4.VÕ QUỐC DUY KHANH 0717040
5. NGUYỄN THỊ ĐINH THÌN 0717096
6.TRẦN THỊ DIỄM LOAN 0717055
7.NGUYỄN THỊ LÝ 0717058
8.TRẦN THI MAI CHI 0617007
2
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU………………………………………………………02
Phần I: Tổng quan về dioxin
I. Đại cương về dioxin
1. Giới thiệu dioxin………………………………...……06
2. Độc tính……………………………………………….08
3. Cơ chế tác động……………………………………….09
4. Nguồn gốc phát sinh…………………………………..10
II. Chất độc dioxin trên thế giới và tại Việt Nam
1. Trên thế giới……………………………………………10
2. Tại Việt Nam…………………………………………...10
III. Ảnh hưởng của dioxin
1. Thực vật…………………...……………………………13
2. Ảnh hưởng của dioxin đến động vật và cong người……16
3
Phần II. Nghiên cứu đánh giá sự tồn lƣu dioxin sử dụng trong
chiến tranh trong môi trƣờng đất vùng Mã Đà – Tỉnh Bình
Phƣớc
I. Nghiên cứu xác định dư lượng chất độc da cam /dioxin trong
môi trường đất vùng xung quanh hồ Trị An…………...…………….19
1. Khu vực khảo sát............................................................19
2.Lấy mẫu...........................................................................19
3.Phân tích mẫu..................................................................20
4.Nhận xét...........................................................................20
II. Nghiên cứu xác định dư lượng chất độc da cam /dioxin trong
môi trường đất tại khu vực Mã Đà
1. Sơ lược về khu mã đà ........................................................21
2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................22
2.1 Vị trí lấy mẫu ...........................................................22
2.2 Phương pháp phân tích mẫu ……….……….………22
2.3 Kết quả phân tích mẫu đất……………...….….……23
3. Nội dung nghiên cứu ……………………..….……………24
4.Kết quả phân tích mẫu đất Mã Đà …………..………….…25
4
III. So sánh hàm lượng dioxin trong môi trường đất tại các khu vực
Mã Đà, A Lưới và xung quanh……………………………………….25
IV. Kết luận
5
LỜI GIỚI THIỆU
Như chúng ta đã biết,trong chiến tranh Mỹ đã rải một số lượng lớn chất độc
xuống Việt Nam trong đó phần lớn là dioxin để giết chết thảm thực vật,tuy nhiên
con người cũng đả phải gánh chịu hậu quả từ chúng,một chất cực độc mang
lai.Ngày nay,khi chiến tranh đã qua, nhưng những hậu quả do chiến tranh vẫn còn
để lại đó chính là di chứng chất độc màu da cam, có thể hiểu là nếu một người
phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư.
Dioxin còn đặc biệt nguy hiểm khi thời gian tồn lưu của nó dai dẳng qua nhiều thế
hệ.,chúng gây ung thư, đột biến gen ,hai hoặc ba thế hệ sau con người vẫn còn
phải chịu di chứng,để lại những mất mát khó có thể bù đắp được .Để biết rõ hơn
về chất độc này ta sẽ tìm hiểu tổng quan về chúng và nghiên cứu sự tồn lưu của
dioxin trong chiến tranh vẫn còn ở 1 số khu vực hiện nay.
6
Phần I: Tổng quan về dioxin
I. Đại cƣơng về dioxin
1. Giới thiệu dioxin
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học
tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật
khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này,
dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân
PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxine còn bao
gồm nhóm các PCB (poly-chloro-biphényles), là các chất tương tự dioxine, bao
gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp
chất dioxine, TCDD là nhóm độc nhất.
Bảng 1: cấu trúc và các dạng đồng phân của dioxin
Cấu trúc của Dioxin
Các dạng đồng phân của dioxin
Công thức phân tử: C12H4O2Cl4
7
Khối lượng phân tử: 321,93
Nhiệt độ nóng chảy: 3050C
Nhiệt độ sôi : 421,20C
Nhiệt độ bắt đầu phân hủy (để clo hóa): 7500C
Nhiệt độ phân hủy hoàn toàn: > 12000C
Dioxin ít hòa tan trong nước (ở 250C độ tan là 0,2ppb), nhưng khả năng hấp
thụ vào đất lại khá cao. Khi xâm nhập vào đất, dioxin kết hợp với các chất hữu cơ
biến thành các phức chất và rất ít bị rửa trôi, do vậy những vùng đất có độ mùn
cao là nơi tích tụ dioxin nhiều nhất. Dioxin có thể bị di dời đến các nơi xa khi
vùng đất nhiễm dioxin bị xói mòn.
Cây cối hút các chất dinh dưỡng trong đất sẽ hút luôn cả dioxin và đưa đi
khắp các bộ phận của cây, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng của
dioxin trong rễ và lá cây là cao hơn cả, trong phần hạt và quả là rất ít.
Bảng 2 – Ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích tại các điểm bị ô nhiễm nặng
dioxin
Môi trường Ngưỡng Phương pháp xác định
Đất 1000 EPA Method 8280B hoặc
EPA Method 8290A
Trầm tích 150
8
Hình 1: Hàm lượng dioxin trong đất
2. Độc tính
Dioxin được xếp vào nhóm 2A của bảng độc dược. Tiến sĩ Commoner,
giám đốc Trung tâm sinh học (Mỹ) đã phát biểu “chỉ cần 85 gam dioxin cho vào
hệ thống cấp nước sinh hoạt của New York là đủ để giết chết toàn bộ dân của
thành phố này”. Còn các nhà khoa học Anh đã gán cho dioxin cái tên “sát thủ”.
Ngoài độc tính cực mạnh như trên, nếu không đủ liều lượng chết người thì dioxin
có thể xâm nhập vào nhân tế bào, tự gắn vào AND làm biến đổi gen của người
nhiễm và gây quái thai cho thế hệ thứ hai, thậm chí thế hệ thứ 3.
9
Bảng 3: Có khả năng gây ung t0hư ở liều lượng thấp chỉ cỡ ng/kg (ppb)
Động vật LD50 Thời gian chết
Chuột lang 0,6 µg/kg 5 đến 20 ngày
Chuột thường 22dưới 100 µg/kg 9 đến 43 ngày
Khỉ 1 đến 20 µg/kg 12 đến 78 ngày
Chó 30 đến 300 µg/kg 9 đến 15 ngày
Gà 25 - 30 µg/kg 17 đến 21 ngày
3. Cơ chế tác động
Dioxin receptor còn có tên khác là Aryl hydrocarbon receptor (AhR hay
AHR) là một thành viên trong nhóm protein có cấu trúc cơ bản gồm hai đoạn xoắn
nối với nhau bởi phần quai (helix-loop-helix) và đóng vai trò như một yếu tố dịch
mã nằm trong tế bào chất (cytosolic transcription factor).
Hình 2: Cấu trúc Aryl hydrocarbon receptor
Mô hình cấu trúc helix-loop-helix: Hai đoạn xoắn (màu xanh) được nối với
nhau qua phần quai (màu đỏ).
10
Bình thường, AhR ở trạng thái không hoạt động và được gắn với một số co-
chaperone (những protein có vai trò trợ giúp quá trình hình thành dạng cấu trúc
của đại phân tử). Khi kết hợp với cơ chất như dioxin, phức hợp gắn giữa AhR với
cơ chất được giải phóng, di chuyển vào tế bào chất và kết hợp với yếu tố vận
chuyển có tên gọi AhR nuclear translocator (AhR nuclear translocator), tác động
đến gene đích làm thay đổi biểu hiện của những gene này.
4. Nguồn gốc phát sinh
Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công
nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc
trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy.
II. Chất độc dioxin trên thế giới và tại Việt Nam
1. Trên thế giới:
Vào năm 1957, tại một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở Đức, tai nạn đã
làm 31 công nhân bị thiệt mạng vì dioxin.
Năm 1963, trong một vụ nổ hóa chất tại công ty Philip Duphar (Hà Lan)
một khối lượng lớn hóa chất có chứa dioxin đã làm nhiễm độc nhiều công nhân và
toàn bộ khu vực nhà máy. Hàm lượng dioxin trong đất, tường và thiết bị nhà máy
đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép đến hàng triệu lần. Nhà máy đã bị dỡ bỏ và nhấn
chìm xuống biển.
Năm 1976, sự cố tại nhà máy hóa chất Seveso (Ý) đã phát thải ra các vùng
xung quanh lượng lớn dioxin, 11 thành phố xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề,
thiệt hại vô cùng lớn và lâu dài không thể thống kê được.
2. Tại Việt Nam
Chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử
nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm
lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng
11
sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu
diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác.
Hình 3: Máy bay phun hóa chất diệt cỏ
Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến
dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới
[3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải
76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có
64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6%
chất màu tím.
12
Bảng 4. Số lượng hóa chất quân đội Mĩ dùng trong chiến tranh Việt Nam 1962-
1971.
Hóa chất Số lƣợng (lít) Phần trăm
Agent Pink - màu tím 495.190 0,6%
Agent Green - màu xanh lá cây 1.892.773 2,5%
Agent Orange - màu da cam 49.268.937 64,0%
Agent White - màu trắng 20.556.525 26,7%
Agent Blue - màu xanh 4.741.381 6,2%
Tổng số 76.954.806 100%
Nguồn gốc: Số liệu trong bảng thống kê này được trích và tổng hợp từ bảng số 1
(trang 682) trong bài báo trên Tập san Nature [2].
Chất xanh ( Blue), chất này tác động lên thực vật bằng cách rút nước của
lá cây, gây héo úa mạnh đối với cay cối. Lá cây gặp chất độc bị khử nước, cuộn
tròn lại và rụng trong vòng từ 2- 4 ngày. Để triệt phá toàn bộ sự sinh trưởng quân
đội Mỹ đã phun dải nhiều lần với liều lượng 8 kg/ ha. Đối với cây lúa nước, chất
xanh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo hạt, cây vẫ có vẻ phát triển bình thường,
liều lượng để sử dụng diệt cây lúa nước từ 3- 4kg / ha chất xanh được sử dụng từ
năm 1967 đến khi Sài Gòn được giải phóng tháng 4-1975.Khối lượng đã sử dụng
là 8 triệu lít.
Chất hồng (Pink), chất diệt cây loại lá rộng. Liều lượng sử dụng làm dụng
lá 18- 36 kg/ha, diệt cây lá rộng 12kg / ha, diệt cây lúa nước từ 30-60 kg/ha, chất
hồng được sử dụng rộng rãi trong những năm đầu của cuộc chiến tranh hóa học –
chiến dịch Ranch Hand do quân đội Mỹ tiến hành ở Nam Việt Nam.Khối lượng đã
sử dụng là khoảng 454898 kg.
Chất đỏ tía ( Purple), chất độc diệt cây thường được quân đội Mỹ dùng
vào việc khai quang, làm trịu lá cay dọc theo các tuyến đường vận tải thủy bộ quan
trọng, ngăn chặn hoạt động vận tải hay chú quân của ta. Loại cây sú vẹt, đước rất
13
nhạy cảm với chất đỏ tía lá rụng hoàn toàn sau một tuần bị phun dải, thường dùng
với liều lượng 28 lít/ha. Chất đỏ tía được quân đội Mỹ sử dụng những năm đầu
của cuộc chiến tranh hóa học với 645.000 lít.
Chất da cam (Orange), là chất độc diệt cây có độc tính cao, và được sử
dụng nhiều nhất ở Việt Nam, ở dạng lỏng sánh như dầu,màu nâu thẫm, không tan
trog nước, tan trong diesel và mỡ, dễ xâm nhập vào màng tế bào của lá, đặc biệt là
loài cây lá kép. Chất da cam tương tác với hệ men của cây,ức ché quá trình quang
hợp, làm ngừng trệ hình thành chất diệp lục làm rối loạn điều tiết sinh trưởng,gây
xoắn lá, xoắn cành rễ, nứt vỏ thân cành. Úa đỏ, khô cành lá, quả cây ngừng lớn và
chết.
III. Ảnh hƣởng của dioxin
1. Thực vật
Dioxin làm cây rụng hết lá, bị chết khô, hoặc chết từng phần. Tán rừng bị
phá vỡ làm thay đổi sự cân bằng sinh thái.
Hình 4: Thực vật trước và sau khi phun hóa chất
14
Theo công bố của Viện khoa học quốc gia và cục quân sự Mỹ, tổng số vụ
rải chất độc của Mỹ là 8.532 vụ. có 10 vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là: Phước
Long (704 vụ ), Thừa Thiên (606 vụ), Bình Định (558 vụ), Long Khánh (502 vụ),
Tây Ninh (473 vụ), Quảng Nam (373 vụ), Biên Hòa (366 vụ), Bình Dương(357
vụ),Kon Tum (311 vụ), 10 vùng này chiếm tới 47% lượng chất độc mà quân Mỹ
đã phun trên toàn miền Nam. Một số lưu vực sông vùng Đông Nam bộ, sông
Hương, sông Thạch Hãn.
Diện tích các khu vực bị phun rải chiếm 24% diện tích Nam Việt Nam
(FIDI 2007), 86% lượng chất độc hóa học được trực tiếp rải lên đất rừng, 14% còn
lại được rải trực tiếp lên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Sự tấn công
của quân đội Mỹ đã làm cho hơn 2 triệu ha đất rừng bị phá hủy. Tác động của chất
độc hóa học rất đa dạng, nhưng cuối cùng đã phá hủy trên 150.000 ha rừng ngập
mặn và khoảng 130.000 ha rừng tràm của vùng châu thổ sông .
15
Bảng 5. Diện tích bị ảnh hưởng hóa chất khai hoang trong thời gian 1962-1971.
Số lần xịt Diện tích (ha) bị
ảnh hƣởng hóa
chất
Diện tích bị
ảnh hƣởng
dioxin
1 lần 368.556 343.426
2 lần 369.844 332.249
3 lần 361.862 275.770
4 lần 341.037 236.232
5 lần 272.709 153.192
6 lần 216.724 119.127
7 lần 153.391 75.062
8 lần 138.610 51.371
9 lần 115.103 32.988
10 lần trở lên 293.461 60.316
Tổng cộng 2.631.297 1.679.734
Nguồn gốc: Số liệu trong bảng thống kê này được trích từ bảng số 2 (trang
685) trong bài báo trên Tập san Nature
16
Hình 5: Các vùng bị rải hóa chất
2. Ảnh hưởng của dioxin đến động vật và cong người
Đối với động vật: dioxin gây sụt cân, teo tuyến ức, ức chế miễn dịch, sinh
ung thư, và gây quái thai.
Trong con người: Dioxin được chứa trong mỡ và các cơ quan có mô mỡ
Thời gian bán hủy Dioxin trong con người được các nhà khoa học ước tính
khoảng hơn 10 – 12 năm. Thí dụ – một người bị rãi trực tiếp có thể có 200 ppt
Dioxin năm 1970:
1982 còn 100 ppt
17
1994 còn 50 ppt
2006 còn 25 ppt
2018 còn 12,5 ppt
Mà ngưỡng gây tác hại của Dioxin (2,3,7, 8 TCDD) lên sức khỏe con người
được ước tính rất thấp chỉ vài ppt.
Bảng 6: Khảo sát tỷ lệ bệnh ung thư của các chiến binh
2.1. Ở phụ nữ, lượng Dioxin có thể giảm nhanh hơn vì được tiết ra qua sữa mẹ
TT Nội dung nghiên
cứu
Có phơi nhiễm
(ngƣời)
Không phơi nhiễm
(ngƣời)
1 Tổng số gia đình
cựu chiến binh
nghiên cứu
28.817
19.076
2
Số ( tỷ lệ) gia đình
có con bị dị tật bẩm
sinh
1.604 (5,69%) 356 (1,87%)
3 Tổng số con đẻ 77.816 61.043
4 Số (tỷ lệ) con bị dị
tật bẩm sinh
2.296 (2,95%) 452 (0,74%)
18
1970: J.Constable – Meselson – Baughman (Boston - Massachusetts) đã
phân tích sữa mẹ lấy từ Tân Uyên (chiến khu Dương Minh Châu) và thấy có 1450
ppt Dioxin.
1973: Phân tích lại mẫu sữa mẹ tại đây thấy còn 300 – 400 ppt Dioxin.
Như thế, ngoài những người dân bị rải trực tiếp trong thời gian chiến tranh,
còn nhiều triệu em bé sinh ra trong hoặc sau khoảng thời gian rải chất độc da cam
đã bị truyền Dioxin từ mẹ qua sữa me.
2.2. Tại bệnh viện Từ Dũ: các loại dị tật bẩm sinh đã thấy tăng lên từ những năm
60 đến nay. Cho đến năm 2003, vẫn còn nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện hằng
ngày như dị tật hệ thần kinh trung ương có 307 trường hợp, trong đó:
- 218 não úng thủy,
- 41 vô sọ,
- 22 thoát vị não – màng não,
- 15 thoát vị tủy – màng tủy,
- 07 đầu nhỏ,
- 04 nang não.
19
Phần II.
Nghiên cứu đánh giá sự tồn lƣu dioxin sử
dụng trong chiến tranh trong môi trƣờng đất
vùng Mã Đà tỉnh Bình Phƣớc
I. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DƢ LƢỢNG CHẤT ĐỘC DA CAM/ DIOXIN
TRONG MÔI ĐẤT VÙNG XUNG QUANH HỒ TRỊ AN.
1.KHU VỰC KHẢO SÁT:
Diện tích khảo sát, lấy mẫu chiếm một phần nhỏ trong lưu vực hồ Trị An,
bao gồm dải đất phía Tây, phía Bắc và phía Đông của hồ (xem bản đồ lưu vực Hồ
Trị An và khu vực lấy mẫu)
Khu vực này hiện nay là đất trống và đất trồng cây công nghiệp (cà phê, tiêu,
điều), trong rừng phát triển nhiều vạt cỏ tranh, cỏ mỹ, dân cư rất thưa thớt.
Đất chủ yếu thuộc loại feralit, xói mòn ở mức độ trung bình- mạnh.
2.LẤY MẪU:
Chiều sâu lấy mẫu: từ 0 đến 30cm
Tổng số mẫu lấy: 15 mẫu (kí hiệu: Đ1 – Đ15)
Vị trí lấy mẫu phân bố khá đều trên diện tích khảo sát xung quanh hồ, cách
ranh giớ hồ khoảng 300m
3.PHÂN TÍCH MẪU:
Mẫu trộn đều, lấy khối lượng đại diện
20
Phân tích tại trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
( Xem bảng 2, kết quả phân tích mẫu)
4.NHẬN XÉT:
Nồng độ I- TED ở tất cả các mẫu đều có, nhưng rất thấp so với TCCP. Các
mẫu Đ 8, Đ 12, Đ 13, có nồng độ cao nhất, nhưng vẫn < 10ppt. Nồng độ 2,3,7,8-
TCDD rất thấp, chỉ có 3 mẫu (Đ 8, Đ 12, Đ 13) có nồng độ 6- 7 ppt.
Tỷ lệ 2,3,7,8-TCDD/I-TEQ rất khác biệt giữa các mẫu: 7 mẫu có giá trị = 0,
8 mẫu có giá trị từ 80- 96%.
Hình 5: Vị trí lấy mẫu đất lưu vực hồ Trị An
21
Bảng 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT VÙNG XUNG QUANH HỒ TRỊ AN NĂM
2003 ( CHIỀU SÂU LẤY MẪU 0- 30cm)
TT
Ký
hiệu
mẫu
Vị trí
tương
ứng
Nồng
độ
I-TEQ
(ppt)
Số lần
so với
TCCP
Nồng
độ
2,3,7,8
TCDD
(ppt)
Nồng độ một số đồng phân độc
thường gặp khác (ppt)
Tỷ lệ
phần
trăm
2,3,7,8
TCDD/
I-TEQ
2,3,7,8 -
TCDF
HpCDD OCDD
1 14 Đ1 1.91 0.07 1.7 Kt 1.6 8.5 88.8
2 15 Đ2 0.31 0.01 2.3 0.9 3.3 8.0 0
3 16 Đ3 1.75 0.06 1.5 0.9 3.3 12.1 86.0
4 17 Đ4 2.21 0.08 1.2 0.4 2.9 16.7 54.4
5 18 Đ5 2.32 0.09 2.1 Kt 2.4 12.9 90.6
6 Đ1 Đ6 0.09 0.01 4.1 Kt 6.4 22.3 0
7 Đ2 Đ7 0.47 0.02 3.5 Kt 8.6 14.8 0
8 Đ3 Đ8 8.05 0.30 7.7 Kt 2.8 10.6 95.7
9 Đ4 Đ9 0.14 0.01 4.7 Kt Kt 9.8 0
10 Đ5 Đ10 0.01 0.001 2.4 Kt Kt 10.8 0
11 Đ6 Đ11 0.01 0.001 4.2 Kt Kt 8.8 0
12 Đ7 Đ12 8.37 0.31 7.7 Kt 6.1 94.8 92
13 Đ8 Đ13 6.34 0.23 6.1 Kt 4.2 23.4 96.3
14 Đ9 Đ14 0.03 0.01 3.0 Kt Kt 8.3 0
15 Đ10 Đ15 1.02 0.04 3.9 Kt 3.3 66.1 0
TB ( n= 15) 2.22 0.08 1.87 0.15 3.0 21.9 84.2
22
II. Nghiên cứu xác định dư lượng chất độc da cam /dioxin trong môi trường đất
tại khu vực mã đà
1. Sơ lƣợc về khu mã đà
Mã đà là khu vực nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 110km về phía
Bắc,thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Phước .Đồng bằng vùng cao và đồi núi
là đặc trưng của địa hình vùng Mã Đà .Dân cư ở vùng tỷ lệ này khá thưa thớt và
tập trung chủ yếu ở các thị trấn nhỏ với hoạt động nông nghiêp là chính .Ở khu
vực Mã Đà ,ngoài cao su,các loại như khoai mì(sắn) và cây ăn trái khá phổ biến
.Trước chiến tranh , diện tích được phủ xanh bởi rừng nguyên sinh và rừng tái sinh
rất cao nhưng hiện nay phần lớn diện tích đó là cỏ American và cây bụi gai.
Do khu vực Mã Đà bị rải 1 lượng lớn chất độc da cam và rải nhiều lần ,sau
chiến tranh ít bị tác động bởi các hoạt động nhân sinh (hoạt động công,nông
nghiệp,nhập cư..) nên được chọn làm đối tượng nghiên cứu .
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1 Vị trí lấy mẫu :
Vị trí lấy mẫu được căn cứ trên bản đồ để xác định .các điểm lấy mẫu đất
được lựa chọn dựa trên các yếu tố như bị rải chất độc da cam nhiều lần ;ít bị thay
đổi do các tác động của điều liện tự nhiên (địa hình ít dốc ,ít bị xói mòn,ít bị rữa
trôi );ít bị thay đổi do các hoạt động của con người (hoạt động nông
_công nghiệp,không có sự di cư hoặc nhập cư..).Mẫu đất được lấy ở độ sâu từ 0-
10cm .Các mẫu nước được lấy từ các giếng đào (dug wells) và giếng khoan (tube
wells) tư nhân trong vùng nhằm xác định dư lượng da cam/dioxin trong môi
trường nước ngầm .
2.2.Phƣơng pháp phân tích mẫu :
23
Các mẫu đất sau khi được thu thập (theo đúng tiêu chuần Việt Nam và quốc
tế quy định )được gửi đi phân tích tại phòng thí nghiệm MPU (Me - und
Prufstelle Technischer Umweltschutz GmbH) Berlin, Germany.Quá trình phân
tích dư lượng da cam/dioxin trong các mẫu đất tại phòng thí nghiệm có thể được
tóm tắt như sau:mẫu được sấy khô và rây nhằm loại trừ những phần đất mẫu có
kích thước lớn .Phần mẫu thuần nhất được pha với 13C12 và hổn hợp được chiết
xuất ở máy Soxhlet .Chiết xuất thô của hỗn hợp mẫu sau đó được tinh chế bằng
các cột sắc kí và phân tích bằng phương pháp “sắc kí khí _phổ khối “ tức Gas
chromatography – mass spectrometry (GC-MS). Dư lượng dioxins
(Tetrachlorodibenzo-para-dioxin/TCDD và các đồng đẳng của nó) trong các mẫu
phân tích được tính trên cơ sở quy định “đương lượng độc tố tương đương– Toxic
equivalents [ T-TEQ]” của NATO –CCMC.
2.3Kết quả phân tích mẫu đất
Kết quả phân tích dư lượng TCDD-chất độc nhất trong các Polychlorinated
dibenzo-para-dioxins và Polyclorinated dibenzofurans của chất độc da cam/dioxin
trong môi trường đất (độ sâu 0-10cm) ở khu vực Mã Đà được trình bày ở bảng
sau:
Bảng 8: Kết quả phân tích dư lượng da cam/dioxin trong mẫu đất vùng Mã
Đà(Chiều sâu lấy mẫu 0-10cm)
Mẫu
Dƣ lƣợng d