Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử với một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ xa xưa, nền văn hóa cổ truyền đã hình thành nên các đặc trưng mang dấu ấn văn hóa độc đáo, trong đó không thể không kể đến lễ hội. Lễ hội là một trong các yếu tố cấu thành nên nền văn hóa dân gian, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tổng hợp của cộng đồng dân tộc Việt.
Là quốc gia đa dân tộc vì thế mà lễ hội ở Việt Nam cũng hết sức đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội đều mang dấu ấn và nét văn hóa riêng nhưng với tôi lễ hội vật Liễu Đôi là đặc sắc hơn cả bởi đây là một lễ hội làng độc đáo tiêu biểu của miền quê nơi tôi sinh ra. Đây là một lễ hội mang tinh thần thượng võ sâu sắc và có qui mô lớn trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam.
Là một sinh viên ngành văn hóa học, lễ hội vật Liễu Đôi là một đề tài hấp dẫn thôi thúc tôi tìm hiểu nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho mình, nhưng bên cạnh đó đây cũng là dịp để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nét đặc sắc của văn hóa địa phương mình. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
22 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử với một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ xa xưa, nền văn hóa cổ truyền đã hình thành nên các đặc trưng mang dấu ấn văn hóa độc đáo, trong đó không thể không kể đến lễ hội. Lễ hội là một trong các yếu tố cấu thành nên nền văn hóa dân gian, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tổng hợp của cộng đồng dân tộc Việt.
Là quốc gia đa dân tộc vì thế mà lễ hội ở Việt Nam cũng hết sức đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội đều mang dấu ấn và nét văn hóa riêng nhưng với tôi lễ hội vật Liễu Đôi là đặc sắc hơn cả bởi đây là một lễ hội làng độc đáo tiêu biểu của miền quê nơi tôi sinh ra. Đây là một lễ hội mang tinh thần thượng võ sâu sắc và có qui mô lớn trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam.
Là một sinh viên ngành văn hóa học, lễ hội vật Liễu Đôi là một đề tài hấp dẫn thôi thúc tôi tìm hiểu nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho mình, nhưng bên cạnh đó đây cũng là dịp để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nét đặc sắc của văn hóa địa phương mình. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Lễ hội vật Liễu Đôi là một lễ hội làng tiêu biểu của văn hóa Hà Nam. Đây là một lễ hội độc đáo và có vị trí quan trọng trong mỗi người dân Hà Nam nói chung, người dân Thanh Liêm nói riêng. Vì vậy mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu sâu hơn về lễ hội ở làng xã mình. Qua đó để thấy được nét đặc sắc cũng như tầm quan trọng của lễ hội đối với mọi người dân nơi đây.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lễ hội vật Liễu Đôi là một lễ hội lớn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân xứ Sơn Nam.
Đây là một lễ hội được nhiều nhà nghiên cứu; nhà báo tìm hiểu, phân tích, đánh giá qua nhiều công trình với quy mô lớn như :
Nhà sử học nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng có công trình nghiên cứu “văn hóa Liễu Đôi”.
Trong sách “Khảo sát văn hóa truyền thống Liễu Đôi” Bùi Văn Cường, Nguyễn Tế Nhị đã nghiên cứu sự ra đời của lễ hội.
Trong sách “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” Lê Kỳ đã đi sâu vào nguồn gốc cũng như tiến trình của lễ hội.
Và còn nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo đã đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu lễ hội này.
Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích của các nhà nghiên cứu tôi đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lễ hội vật Liễu Đôi ở Hà Nam
Phạm vi nghiên cứu: không gian của lễ hội là tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp tổng quan tư liệu
Phương pháp thống kê, lựa chọn
Phương pháp so sánh, chứng minh, diễn dịch
Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp
Phương pháp tra cứu, khảo sát
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung gồm hai chương chính
Chương 1. Khái quát về vùng đất Thanh Liêm
Chương II. Tìm hiểu lễ hội vật Liễu Đôi
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát về vùng đất Thanh Liêm
Thanh Liêm là một huyện đồng bằng thấp trong lưu vực sông Đáy thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Con sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng, chảy cắt ngang qua địa bàn huyện, gần như theo hướng Bắc Nam, từ thành phố Phủ Lý đến ngã ba ranh giới của huyện với hai tỉnh Ninh Bình, Nam Định.
Đó là vùng đất được tạo nên nhờ bàn tay con người, có dải núi đất kéo dài suốt từ Bắc tới Nam huyện làm thành một vòng cung hướng về phía Đông ôm lấy vùng đồng chiêm chũng. Đây là một huyện có rất nhiều sự khác biệt so với các huyện của tỉnh Hà Nam về cả vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội :
Vị trí địa lý
Huyện Thanh Liêm có ranh giới phía Đông giáp huyện Bình Lục, góc phía Đông Bắc giáp huyện Duy Tiên, phía Bắc giáp thị xã Phủ Lý, phía Tây Bắc giáp huyện Kim Bảng, đều là các huyện thị của tỉnh Hà Nam. Phía Tây huyện Thanh Liêm giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình. Trên ranh giới phía tây của huyện có điểm ngã ba ranh giới của tỉnh Hà Nam với hai tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình. Phía Tây Nam huyện giáp huyện Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình. Phía Đông Nam huyện giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định. Huyện bao gồm 2 thị trấn Thanh Liêm, Kiện Khê và 19 xã: Liêm Tiết, Liêm Phong, Liêm Cần, Thanh Hà, Thanh Tuyền, Thanh Phong, Thanh Thuỷ, Thanh Bình, Liêm Thuận, Thanh Lưu, Thanh Hương, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải, Thanh Nguyên, Thanh Tâm, Liêm Sơn, Liêm Túc và Liêm Thuận.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Địa hình
Địa hình huyện chia thành hai vùng rõ rệt, phía tây và vùng núi đá vôi có nhiều điểm cao và hang động đẹp, phía đông là dãy đồi núi đất xen kẽ vùng đồng bằng.
2.1.2 Khí hậu
Khí hậu của huyện Thanh Liêm mang đặc điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
2.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 17.501,94 ha, trong đó đất nông nghiệp 9.200,95 ha chiếm 53%, đất lâm nghiệp chiếm 26%, đất chuyên dùng chiếm 12,2%, đất khu dân cư chiếm 4,2%, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất vùng đồng bằng được hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Đáy, thích hợp với việc trồng lúa và hoa màu. Vùng đồi núi chủ yếu tà đất nâu vàng và đất màu, thích hợp cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp.
2.2.2 Tài nguyên rừng
Huyện có 520 ha rừng mới trồng, chủ yếu là các loại cây lấy gỗ, cây công nghiệp và cây ăn quả như vải, nhãn, na dai, hồng không hạt... Hiện nay, đã có một số loại cây mới được đưa vào trồng thí điểm như măng tre Bát Độ phát triển khá tốt, cho giá trị kinh tế cao.
2.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Huyện có nguồn đá vôi với trữ lượng hàng tỷ m3, tập trung chủ yếu ở 5 xã Tây Đáy, trong đó có Thanh Nghị (Đồng Ao) và thị trấn Kiện Khê. Ngoài ra còn có mỏ sét ở xã Liêm Sơn: Thanh Tâm, Thanh Lưu trữ lượng hàng triệu m3 dùng làm chất liệu phụ gia cho sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận cùng với mỏ đá trắng cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất.
2.2.4 Tài nguyên nước
Thanh Liêm có nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang được các xã khai thác xử lý phục vụ cho sinh hoạt như Kiện Khê, Thanh Nguyên, Liêm Sơn... Ngoài ra, sông Đáy và sông Châu Giang cũng là nguồn nước tới phong phú cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân).
3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1 Dân số
Năm 2003, dân số toàn huyện là 137.552 người, số người trong độ tuổi lao động là 58.5 nghìn người (chiếm 43%), lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản là 53.743 người.
3.2. Kết cấu hạ tầng
Cấp điện: 20/20 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia với tồng công suất 12.420 KVA và 69 trạm biến áp, có 2 trạm trung gian là Thanh Lưu và E32. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,8%.
Cấp nước: Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 65%. Dự án nước sạch khu vực trung tâm huyện lỵ đang được thi công hoàn thiện và sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2004.
Giao thông: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ dài 20 km. Tỉnh lộ có 6 tuyến với chiều dài 46,4 km, đường huyện có 8 tuyến dài 55,7 km và đường giao thông nông thôn dài 799 km. Đường sắt Bắc Nam đi qua 3 xã của huyện là Liêm Tiết, Liêm Cần, Liêm Phong với chiều dài 5 km. Đường thủy nội địa trên địa bàn có 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Châu Giang.
Thông tin liên lạc: Bưu chính - viễn thông phát triển với tốc độ cao, mạng viễn thông được trang bị 3 trạm chuyển mạch với dung lượng 4.700 số, đảm bảo thông lin chất lượng cao. Năm 2003, huyện có 4.180 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 3 máy/100 dân. 100 % số thôn trong huyện có điện thoại. 20/20 xã, thị trấn trong huyện có đài truyền thanh, đảm bảo 100% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp.
4. Tiềm năng du lịch
Thanh Liêm có tiềm năng du lịch khá lớn với nhiều hang động đẹp, đã từng là căn cứ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Huyện có vùng đồi rừng rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Kẽm Trống, chùa Tiên và hệ thống đình chùa cổ được xếp hạng di tích lịch sử như chùa Trinh Tiết, chùa Châu, chùa Đá, chùa Lại Xá thờ Lý Thường Kiệt... Huyện có 13 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia.
Chương II. Tìm hiểu lễ hội vật Liễu Đôi
Giới thiệu chung về lễ hội
1.1. Nguồn gốc của lễ hội
Liễu Đôi là một mảnh đất giàu truyền thống thượng võ. Ở đây có hội vật nổi tiếng, thu hút các đồ vật gần xa đến tham dự đua tài. Người dân Liễu Đôi lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của lễ hội và cả những truyền thuyết liên quan đến vật võ và hội vật võ mà di tích còn in dấu đậm đặc trên mảnh đất này.
Truyền thuyết Liễu Đôi kể rằng ở đây có một chàng trai họ Đoàn có sức mạnh phi thường, vóc dáng to khỏe ( mình cao 7 thước, lưng rộng mấy ôm, dáng đi như hổ ) lại giỏi võ, một mình địch nổi năm trai tráng trên sới vật. Một hôm, ở Nương Cửi, tự nhiên có một ánh sáng xanh chói lòa phát ra, dân làng vô cùng hoảng sợ, chỉ có chàng trai họ Đoàn nọ dám đi tới và nhận thấy ánh sáng ấy phát ra từ một thanh gươm đặt trên một tấm khăn đào. Mọi người đều thử, nhưng chỉ chàng trai lấy được khăn đào từ trong lửa và nhấc nổi thanh kiếm. Chàng cầm kiếm vái trời đất, bái tạ thần linh, tay cầm gươm, lưng thắt chiếc khăn đào, múa gươm cho dân làng xem. Chàng vốn say mê võ vật, từ ngày được kiếm quý, chàng lại mang kiếm quý ra múa báo hiệu cho bốn phương về Liễu Đôi vui hội vật võ.
Khi có giặc phương Bắc kéo tới. Chàng dựng cờ cùng trăm họ lên đường đánh giặc lập nhiều chiến công. Trong đoàn quân của chàng có nữ tướng họ Bùi rất dũng cảm, hai người thề ước với nhau. Trong một trận giao tranh ác liệt chàng đã bị tử trận, thi hài được mang về quê hương. Khi bị tử thương, chàng dặn lại mưu kế đáng giặc, lúc qua đời mặt vẫn hướng về phương Bắc như muốn trối trăng điều gì. Giặc tan, nữ tướng họ Bùi đến viếng mộ chàng nhưng do quá đau buồn, quá xúc động, uất lên mà chết. Nữ tướng đã chết trên ngựa khi cách mộ chàng chừng vài trăm bước. Dân Liễu Đôi thương nhớ, lập đền Ông thờ chàng, gọi là Thánh Ông, lập đền Bà thờ nữ tướng, gọi là đền Tiên Bà. Hàng năm làng mở hội vật để tưởng niệm, gọi là hội Thánh Tiên (gọi tắt hai chữ Thánh Ông–Tiên Bà), đó là lễ hội vật Liễu Đôi.
Về nguồn gốc của lễ hội vật Liễu Đôi còn có truyền thuyết khác trong đó có thuyết gắn liền với câu chuyện xa xưa về “Pho tượng nổi” có hình dáng một số vật do trẻ chăn trâu bắt được. Thấy hay hay, lũ trẻ xúm vào vật nhau với pho tượng. Nhưng tượng chỉ có một, nên chúng xoay ra thi vật với nhau cho ông tượng xem. Mỗi lần như thế, sức khỏe của chúng tăng lên gấp bội. Người lớn nghe chuyện cũng thử vật xem sao, quả nhiên được ứng nghiệm. Dân Liễu Đôi bèn lập miếu thờ ông tướng và hằng năm mở hội vật võ. Nhưng rồi cùng với tiến trình của lịch sử, những lớp phù sa văn hóa kế tiếp được bồi đắp thêm lên, trong đó có câu truyện của chàng trai họ Đoàn và nữ tướng họ Bùi. Hai người kết duyên với nhau. Chàng trai họ Đoàn hy sinh trong một trận chống giặc phương Bắc, còn nữ tướng họ Bùi sau đó đã chết trên mình ngựa trong một chuyến về thăm mộ chồng.
Đó là hai truyền thuyết về sự ra đời của lễ hội vật Liễu Đôi.
1.2 Thời gian, địa điểm
Lễ hội kéo dài từ mùng 5 tháng Giêng cho đến hết ngày mồng 10 tháng Giêng.
Lễ hội diễn ra tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Hội tổ chức trên khu đất “Nương Cửi”- đất Thánh.
1.3 Đối tượng suy tôn
Đối tượng suy tôn là ông Thánh họ Đoàn giỏi võ, sức khỏe phi thường có công đánh giặc cứu nước đồng thời là ông tổ của vật võ.
1.4. Đối tượng tham dự lễ hội
Tham dự hội là dân làng Liễu Đôi và các làng có truyền thống vật võ gần xa. Hội vật võ Liễu Đôi cho phép phụ nữ được tham gia, chị em cũng được ra dóng với đao, côn, kiếm, quyền… không thua kém con trai.
1.5. Đặc điểm của lễ hội
Đó là đấu vật, lễ chém chữ (lễ Trảm tự), thi nói vè, thi món ăn đặc sản chế biến từ lươn, ốc, ếch, cá.
Tiến trình của lễ hội
Vật, võ là một hoạt động vui khỏe có tính chất truyền thống của nhân dân ta. Khỏe để dựng làng, dựng nước, khỏe để giữ làng, giữ nước. Cho nên vật- võ dần trở thành một hoạt động thượng võ, một hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Việt.
Nhưng nếu như ở nhiều nơi vật chỉ là trò vui khỏe, làm đường viền cho hội làng cùng hàng loạt trò vui khác, thì ở Liễu Đôi - mảnh đất giàu truyền thống thượng võ thì vật - võ là toàn bộ nội dung của hội làng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội:
“… Tùng, tùng, tùng…
Trống giục tùng tùng.
Hội vật Liễu Đôi
Mồng năm cho đến mồng mười
Khắp nơi kéo đến, người người đua chen
Thức ngon, vật là như nêm
Trai thanh gái lịch về đền cầu may
Vật tài, võ giỏi cao tay
Quần hồng, áo tía như mây kéo về…”
Hay “Côn quyền la hán, la hào
Còn như vật võ thì vào Liễu Đôi.”
Ở đây các cụ thường nói “cứ nhất niên nhất lệ”, Liễu Đôi phải mở lễ hội vật. Hễ trên không cho phép, thì phải vật trộm để “dân khang vật thịnh”, trong làng mới yên. Hàng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam lại diễn ra lễ hội vật để ghi nhớ công lao của chàng trai họ Đoàn giỏi võ đã có công đánh giặc cứu nước (ông tổ của vật võ có công chống ngoại xâm).
Hội vật võ Liễu Đôi, còn gọi là hội Thánh Tiên. Hội tổ chức trên khu đất “Nương Cửi”- đất Thánh (với hình thể “tiền tam thái, hậu ngũ nhạc), từ sáng mồng năm Tết, mồng mười mới rã đám. Chiều mồng bốn người ta đã dựng xong rạp, đóng xong dóng quanh sới vật. Rạp bằng tre, lợp cót, trong bày hương án, là nơi sẽ để bài vị của Thánh. Cửa rạp mở về hướng Đông.
Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội vật Liễu Đôi ở Hà Nam cũng bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội.
2.1 Phần lễ
2.1.1 Lễ rước Thánh vào đóng
Đầu tiên là lễ rước Thánh vào dóng: Dóng tức là nơi tổ chức vật, rước thánh vào dóng tức rước kiệu Thánh Ông từ đền vào dóng vật. Lễ rước trang nghiêm đậm tinh thần thượng võ.
Không khí trang nghiêm biểu lộ ở tinh thần thượng võ, lòng ngưỡng mộ của dân chúng đi xem. Lễ vật dâng thánh là lễ chay, gồm mấy phẩm oản, vài bẹ chuối, một nậm trà (thay cho rượu). Đi đầu đám rước là một cụ già tay cầm gương, bước đi giật lùi theo hướng kiệu. Phụ giá mỗi bên 18 người để đốt lửa hội Thánh. Khi kiệu Thánh vào dóng thì làm lễ tế.
Lễ tế bắt đầu. Vật tế cũng rất đơn giản : oản, chuối và nước trà pha vào nậm giống lễ vật dân Thánh. Vì Thánh lúc sinh thời theo đạo Phật, nên nay chỉ tế chay.
2.1.2 Lễ phát hỏa
Sau lễ tế Thánh là lễ phát hoả. Rước Thánh vào hội dóng, người ta đốt lên một ngọn lửa lớn, lửa bốc rừng rực để tưởng nhớ lại ngọn lửa xanh thần diệu bốc lên từ thanh gươm phát hỏa mà trời ban cho đất Liễu Đôi ở cánh Nương Cửi, tượng trưng cho ngọn lửa năm nào cháy sáng ở đất Nương Cửi khi chàng trai họ Đoàn nhặt được chiếc gươm thiêng. Người ta tin rằng ngọn lửa thiêng ấy vẫn cháy sáng mãi suốt từ xưa cho đến nay.
2.1.3 Lễ trao gươm và thắt khăn đào
Tiếp đó là lễ trao gươm và thắt khăn đào tưởng nhớ việc chàng trai họ Đoàn nhận thanh gươm thần và tấm khăn đào. Trống thiêng vẫn nổi lên. Một cụ già cao tuổi, có uy tín được làng cử làm người cầm trống cái điều khiển hội ra nhận thanh gươm trên kiệu Thánh, múa trang nghiêm và đẹp mắt rồi trao lại gươm cho một đô đoạt giải năm trước, đồng thời trao cho đô chiếc khăn đào (cũng trên kiệu)- trao trong tư thế ngồi. Động tác này gợi lại cảnh chàng trai họ Đoàn nhặt được thanh gươm thiêng và khăn đào của trời ban thưởng để rồi từ đó mà thành tài, thành người hữu ích cho quê hương.
2.1.4 Lễ múa cờ tụ nghĩa
Sau đó là lễ múa cờ tụ nghĩa, điệu múa này còn có tên là "thiên nhân kỳ trận". Điệu múa này có hai hoặc bốn người tham gia, mỗi người một lá cờ đỏ hình vuông, vừa đi vừa múa theo nhịp trống từ hai bên kiệu ra giữa dóng vật. Đây là điệu múa khỏe và đẹp, lúc xoay tròn, lúc lên cao xuống thấp, như kêu gọi anh hùng các nơi cùng về tụ hội làm việc nghĩa thuở nào của Đức Thánh.
2.1.5 Lễ Thanh động
Cuối cùng là lễ thanh động. Lễ này bắt đầu bằng tiếng trống cái ở dóng nổi lên liên hồi cùng với tiếng pháo nổ ran, tiếng chuông, cồng, mõ, thanh la tại khu vật võ và tất cả các đền chùa trong vùng đều nhất tề hưởng ứng hoà với tiếng reo hò cổ vũ sôi nổi. Tiếng hò reo vang dậy tạo nên không khí hào hứng của một thời tụ nghĩa dấy binh nổi trận.
2.2 Phần hội
Sau những nghi thức long trọng của phần lễ thì các cuộc vật võ bắt đầu. Trước khi vào những cuộc vật võ chính thức thì lễ hội có nhiều nghi thức bắt buộc. Phần hội trong lễ hội diễn ra với nhiều trò thu hút đông đảo người xem.
2.2.1 Những nghi thức bắt buộc trong phần hội
2.2.1.1 Nghi thức “ năm keo trai rốt”
Đầu tiên là nghi thức gọi là năm keo trai rốt. Trai rốt là hai cậu con trai của làng ra đời cuối cùng trong năm qua. Mở đầu cuộc vật, làng gọi tên hai trai rốt ra vật năm keo trình làng, lễ thánh. Tất nhiên trai rốt hãy còn bé chưa vật được nên bố phải ra vật thay. Lệ quy định, hai ông bố chỉ vật biểu diễn, không được vật thật để đối phương ngã, bởi vì hai ông bố ra vật với mục đích trình làng, trình Thánh chứng giám để hai đứa trẻ tương lai sẽ trở thành hai đồ vật võ. Vì vậy nếu để bị ngã thì làng sẽ bắt phạt cả hai. Có khi bố đi vắng thì ông nội phải ra vật thay, không được bỏ cuộc. Năm keo trai rốt còn gọi là năm keo giao diệt, nghĩa là vật để cầu khỏe, và cũng là giữ bền phong tục là lệ làng, là con người làng này phải khỏe từ lúc lọt lòng. Với lệ này, người dân Liễu Đôi muốn nhắn nhủ con cháu là sinh ra làm anh con trai thì trước hết phải là trai vật võ.
2.2.1.2 Nghi thức đô xã làm nền
Tiếp theo là nghi thức đô xã làm nền, có nghĩa là đô Liễu Đôi vào đóng trước, giao đấu trước để gây không khí, khuyến khích tinh thần cho đô vật bốn phương. Khi đô vật bốn phương đã hăng say rồi thì đô vật Liễu Đôi rút ra, nhường đóng cho khách, chỉ đứng ngoài cổ vũ động viên là chính. Và khi đô vật bốn phương đã sẵn sàng rồi thì họ được mời vào cuộc thi hết sức gay go và hứng thú.
2.2.2 Hội vật
2.2.2.1 Diễn biến của các cuộc vật
Sau những nghi thức trên thì hội vật cũng bắt đầu. Vào dóng đô vật chỉ được đóng khố, không được mặc quần áo. Có hai loại khố bao và khố bẹ. Khố bao là khố may thành túi đựng trấu và chỉ quấn ngang lưng cho êm, cho thêm vẻ đẹp. Khố bẹ là khố dài, sau khi quấn xong vẫn thừa hai đầu xòe ra trông rất đẹp. Mỗi khi đô đang cuộc vật trước và sau khi vật, các đô phải kiêng cởi áo và xỏ áo vào tay phải trước vì tay phải là tay cầm giáo, cầm gươm, tay lợi thế trong đấu vật. Cần cởi áo hoặc xỏ áo, họ dùng tay trái, vì thế, tay trái còn gọi là tay áo.
Trong dóng, những miếng hiểm độc làm hại đối phương bị cấm ngặt. Ai phạm luật bị xử rất nghiêm khắc. Người phạm luật bị phạt đứng ở giữa dóng cho một đô vật khỏe hơn bê vứt ra khỏi dóng và năm đời con cháu không được tham gia vật võ. Bởi hội rất chú trọng đến sinh mạng và tình nghĩa con người khi thi đấu. Tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ mà có thể bị đuổi ra khỏi dóng, hoặc “treo đấu” mấy năm sau. Dân chúng thì nguyền rủa thậm tệ. Họ xem đấy là những “thằng lái”, những kẻ “nghịch tặc” chứ không còn là người đáng tôn trọng nữa.
Trước khi vào vật, các đô phải đến lễ Thánh rồi mới được “vuốt giải”. Vật ở đây có nhiều kiểu, nhiều miếng vừa hữu hảo, đẹp mắt lại vừa quyết liệt nghiêm túc. Những miếng thường thấy các đô sử dụng là xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng táng, miếng háng, miếng bành, miếng gốc, miếng bốc, miếng càn, chớp đảo ngã ba… thật bí hiểm và ngoạn mục khiến người xem hồi hộp theo dõi và cổ vũ. Đặc biệt người dân Liễu Đôi rất có sở trường về miếng háng. Tục ngữ địa phương đã tổng kết :
“Miếng sườn Bồng Lạng
Miếng háng Liễu Đôi”
Đối với vật võ ngoài sức lực, các đô còn phải có kỹ thuật, có miếng mới mong thắng được đối phương. Câu cửa miệng của các đô vật “Đô vật mười năm phải nằm vì mất miếng” là một kết luận có tính chất lành nghề.
Điều khiển vật võ là một người cầm trống. Người này phải hiểu biết, tinh nhanh, trung thực, công bằng. Khi cất lên ba tiếng trống thong thả là trống gọi vật, khi đánh ba tiếng liên tục là có ý nghĩa thúc giục các đô hãy cố gắng lên.
Khi mất trật tự thì gõ tang hai tiếng một và sau đó trương tuần