Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng trong hệ
thống chính sách an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam, Đảng và Nhà
nước hết sức quan tâm tới lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và lĩnh vực bảo hiểm xã hội
nói riêng. Các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được đổi mới, phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo đời sống của người lao động, ổn định xã
hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là một cơ quan thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cơ bản, quản lý và phân cấp quản lý thu, chi
bảo hiểm xã hội ở Thanh Hoá còn có những vấn đề cần quan tâm. Bảo hiểm xã hội cấp
huyện được phân cấp quản lý mạnh song họ lại không được cung cấp đầy đủ các điều kiện
để thực hiện sự phân cấp đó. Chẳng hạn, biên chế cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội
còn thiếu, cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật còn khó khăn....
68 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng trong hệ
thống chính sách an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam, Đảng và Nhà
nước hết sức quan tâm tới lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và lĩnh vực bảo hiểm xã hội
nói riêng. Các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được đổi mới, phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo đời sống của người lao động, ổn định xã
hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là một cơ quan thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cơ bản, quản lý và phân cấp quản lý thu, chi
bảo hiểm xã hội ở Thanh Hoá còn có những vấn đề cần quan tâm. Bảo hiểm xã hội cấp
huyện được phân cấp quản lý mạnh song họ lại không được cung cấp đầy đủ các điều kiện
để thực hiện sự phân cấp đó. Chẳng hạn, biên chế cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội
còn thiếu, cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật còn khó khăn....
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài. Có thể gom các công trình đó theo hai nhóm sau:
Nhóm đề tài nghiên cứu ở tầm Quốc gia:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Văn Sinh: "Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở
Việt Nam" năm 2005.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Thái: "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay" năm 2005.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Tuý: "Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã
hội khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam" năm 2006.
Nhóm đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Thanh Hoá
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tám: "Hoàn thiện quản lý bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" năm 2004
- Đề tài cấp ngành của tác giả Đỗ Quang Hiệu: "Thực trạng và giải pháp quản lý chi
trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" năm 1999 và
"Nghiên cứu mô hình thu chi bảo hiểm xã hội cấp xã, phường và vùng sâu, vùng xa trên
địa bàn tỉnh Thanh Hoá" năm 2000.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ sở lý luận
và thực tiễn về bảo hiểm xã hội, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về bảo hiểm xã hội
cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Văn Sinh nghiên cứu về vấn đề
quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Thái nghiên cứu về
vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội. Luận văn thạc sĩ của tác giả
Trần Quốc Tuý nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Hai đề tài cấp ngành của tác giả Đỗ Quang Hiệu
nghiên cứu ở góc độ quản lý chi trả các chế độ dài hạn và nghiên cứu mô hình thu, chi bảo
hiểm xã hội cấp xã, phường và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tám nghiên cứu về vấn đề quản lý bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1995-2003. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực
hiện trong điều kiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng và thực thi theo
Điều lệ do Chính phủ ban hành, chưa được bổ sung, sửa đổi theo quy định của Luật bảo
hiểm xã hội hiện hành. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác quản lý thu chi BHXH
trong thời kỳ mới cũng chưa được giải quyết trong các công trình nói trên. Mặt khác, phân
cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội là vấn đề mới mẻ, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng cấp quản lý trong hệ thống Bảo hiểm xã hội. Song, cho đến nay, chưa
có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù vậy, các công trình đó vẫn là những
tài liệu tham khảo rất có giá trị trong nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý và phân
cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội. Đánh giá thực trạng vấn đề này tại tỉnh Thanh
Hoá. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý và phân cấp quản lý thu, chi
bảo hiểm xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
của tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh
Thanh Hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm
xã hội ở tỉnh Thanh Hoá. Về thời gian, luận văn nghiên cứu phân cấp quản lý thu, chi bảo
hiểm xã hội ở Thanh Hoá trong thời kỳ từ năm 1995 đến nay, trong đó, trọng tâm nghiên
cứu trong giai đoạn 2003 - 2007. Các số liệu cập nhật đến năm 2007.
- Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là những phương pháp
được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, luận văn còn chú trọng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp; phương pháp hệ thống, so sánh, điều tra, thống kê trên cơ sở các số liệu
tổng hợp, báo cáo, điều tra về tình hình kinh tế xã hội và hoạt động bảo hiểm xã hội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản
về quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội.
- Làm rõ nội dung phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở cấp tỉnh.
- Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá,
chỉ rõ các kết quả, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trong
thời gian tới, trong đó, có đề xuất thực hiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội tới
cấp xã, phường, thị trấn ở tỉnh Thanh Hoá.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 95 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục. Luận văn được kết cấu thành 03 chương, 07 tiết.
Chương 1
những vấn đề cơ bản
về quản lý và phân cấp quản lý bảo hiểm xã hội
1.1. Quản lý bảo hiểm xã hội
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm quản lý bảo hiểm xã hội.
Trước hết nói về khái niệm bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 đã xác
định: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH"
[33, tr.10].
Như vậy, BHXH là một hình thức bảo vệ người lao động trên cơ sở sử dụng nguồn
tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước để trợ
cấp vật chất cho người đóng BHXH, trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập, hoặc
chết theo quy định của pháp luật. Do vậy, bảo hiểm xã hội có những đặc trưng cơ bản, đó
là:
Thứ nhất, BHXH là sự bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động.
Thứ hai, các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, già yếu, chết. Do những rủi ro
này mà người lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Họ cần phải có nguồn thu nhập
khác bù vào để ổn định cuộc sống. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của BHXH.
Thứ ba, người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ
đóng BHXH. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người
lao động mà họ quản lý, thuê mướn, sử dụng. Sự đóng góp đó gọi là sự đóng góp của các
bên tham gia BHXH. Nó hình thành nên một quỹ tài chính gọi là quỹ BHXH. Quỹ này
dùng để chi trả các trợ cấp khi có phát sinh các nhu cầu về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Thứ tư, các hoạt động về BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các chế
độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước bảo trợ các hoạt động của BHXH.
BHXH là hình thức bảo hiểm được thực hiện ở tất cả các quốc gia và Nhà nước ở
tất cả các quốc gia đều tham gia quản lý BHXH. Vậy quản lý BHXH là gì?
Quản lý BHXH có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Trên cơ sở vận
dụng khái niệm quản lý nói chung vào lĩnh vực BHXH, chúng ta có thể xác định khái niệm
quản lý BHXH như sau: Quản lý BHXH là sự tác động của cơ quan quản lý tới hoạt động
BHXH nhằm thực hiện các mục tiêu xác định trong từng thời kỳ.
Cơ quan quản lý (chủ thể quản lý) của quản lý BHXH là cơ quan BHXH Việt Nam từ
Trung ương đến địa phương. Theo Nghị định số 19/CP, ngày 16/02/1995 của Chính phủ về
việc thành lập BHXH Việt Nam, cơ quan quản lý BHXH ở cấp Trung ương là BHXH Việt
Nam. ở địa phương, cơ quan quản lý BHXH có BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, BHXH huyện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. ở cấp xã, phường, thị trấn
không có cơ quan quản lý BHXH mà chỉ có Ban đại diện chi trả do cơ quan quản lý
BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố ký hợp đồng uỷ quyền quản lý kinh phí chi trả các
chế độ BHXH cho các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn xã, phường, thị
trấn.
Đối tượng quản lý BHXH là hoạt động BHXH, là các đối tượng tham gia và thụ
hưởng các chế độ BHXH. Đó là những người sử dụng lao động và bản thân người lao
động.
Mục tiêu quản lý BHXH là nhằm bảo vệ người lao động tránh hiểm họa của công
việc, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển của cả xã hội.
Cơ chế quản lý BHXH là các quy định về tổ chức thu, chi BHXH, quy định về kiểm
tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ chính sách BHXH.
* Phân biệt một số khái niệm.
Quản lý nhà nước về BHXH là sự tác động của cơ quan Nhà nước tới lĩnh vực
BHXH nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ nhất định.
Quản lý BHXH và quản lý nhà nước về BHXH được phân biệt ở năm điểm sau:
Thứ nhất, khác với chủ thể quản lý BHXH, chủ thể quản lý nhà nước về BHXH gồm
rất nhiều cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao động TB&XH, các bộ và cơ quan
ngang bộ liên quan đến lĩnh vực BHXH, UBND cấp tỉnh, huyện. Chủ thể quản lý BHXH
là cơ quan BHXH. ở Trung ương, BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ
tướng Chính phủ; sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động TB&XH và các cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ chức công đoàn. ở địa phương, cơ quan quản lý
BHXH chịu sự chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc của BHXH Việt Nam và sự quản lý nhà
nước của UBND các cấp (tỉnh, huyện).
Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước về BHXH là lĩnh vực BHXH, còn đối tượng
quản lý BHXH là hoạt động BHXH, là những người tham gia và thụ hưởng chế độ, chính
sách BHXH. Như vậy, có thể thấy rằng đối tượng quản lý nhà nước về BHXH có phạm vi
rộng hơn nhiều so với đối tượng quản lý BHXH. Đối tượng quản lý BHXH và cơ quan
BHXH cũng thuộc đối tượng quản lý nhà nước về BHXH.
Thứ ba, mục tiêu quản lý nhà nước về BHXH là tạo dựng một cơ sở pháp lý vững
chắc, tạo lập sự công bằng, bình đẳng để mọi người lao động trong các thành phần kinh tế
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ BHXH, thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, an toàn xã hội và ổn định chính trị. Mục tiêu quản lý BHXH là
xây dựng và hình thành nguồn quỹ BHXH ổn định, vững chắc trên cơ sở đóng góp của các
bên tham gia BHXH, đầu tư tăng trưởng phát triển quỹ BHXH; chi trả kịp thời trợ cấp
BHXH cho các đối tượng thụ hưởng BHXH và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Thứ tư, cơ chế quản lý nhà nước về BHXH gồm các luật liên quan tới BHXH, chiến
lược, kế hoạch, chế độ chính sách BHXH. Cơ chế quản lý BHXH là các quy định về tổ
chức thu, chi BHXH, quy định về kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi BHXH.
Thứ năm, nội dung quản lý nhà nước về BHXH gồm bảy nội dung chính:
i) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
ii) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
iii) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
iv) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội;
v) Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm
công tác bảo hiểm xã hội;
vi) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
vii) Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội [33, tr.13].
ở nước ta, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHXH. Bộ Lao động TB&XH
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. Bộ, cơ quan
ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về
BHXH. UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về BHXH trong phạm vi địa phương
theo phân cấp của Chính phủ.
Nội dung quản lý BHXH gồm: Quy định về tổ chức thu, chi BHXH; thực hiện việc tổ
chức triển khai thu, chi BHXH; tổ chức kiểm tra, giám sát thu, chi BHXH; tuyên truyền
giải thích chế độ, chính sách BHXH....Nói cách khác, quản lý BHXH có nội dung chủ yếu
là quản lý thu, chi BHXH.
Như vậy, khái niệm quản lý nhà nước về BHXH là một khái niệm rất rộng, bao trùm
lĩnh vực BHXH của một quốc gia. Trong khi đó, khái niệm quản lý BHXH có phạm vi hẹp
hơn, chỉ giới hạn trong hoạt động thu, chi BHXH đối với các đối tượng tham gia và thụ
hưởng chế độ chính sách BHXH.
Cùng với việc phân biệt quản lý BHXH và quản lý nhà nước về BHXH, chúng ta cần
phân biệt khái niệm chính sách BHXH và chế độ BHXH.
"Chính sách BHXH là những quy định chung của Nhà nước gồm những chủ trương,
những định hướng lớn về các vấn đề cơ bản của BHXH, như mục tiêu, đối tượng, phạm vi
và chế độ trợ cấp, các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện các chế độ BHXH"
[31, tr.44].
Chế độ BHXH là những quy định cụ thể của pháp luật, về trách nhiệm và
quyền lợi của người tham gia BHXH, tuỳ theo tính chất, ý nghĩa của chế độ bảo
hiểm cụ thể, hiện áp dụng các chế độ bảo hiểm sau: chế độ ốm đau; chế độ trợ
cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu
trí; chế độ tử tuất. Các chế độ trợ cấp nằm trong hệ thống pháp luật BHXH [15,
tr 45].
Ngoài các chế độ trên, hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện một loại chế độ trợ cấp
BHXH gần giống như dạng trợ cấp tàn tật theo quy định tại Công ước 102 của Tổ chức Lao
động Quốc tế. Đó là chế độ trợ cấp mất sức lao động theo Nghị định số 236/HĐBT ngày
18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
1.1.2. Nội dung quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
1.1.2.1. Quy định về thu, chi bảo hiểm xã hội
* Quy định về thu bảo hiểm xã hội
Các đối tượng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả người sử dụng lao
động và bản thân người lao động.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời
hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về
cán bộ, công chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có
thời hạn; người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH
bắt buộc; phu nhân, phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại các cơ
quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc; người lao động là
xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ ba
tháng trở lên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác
xã.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan Nhà nước, đơn
vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục
đào tạo, văn hoá thể dục thể thao, khoa học công nghệ, môi trường, xã hội, dân số gia đình,
bảo vệ chăm sóc trẻ em và các đơn vị sự nghiệp khác, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử
dụng lao động là người Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác
và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện thông qua danh sách đăng ký
đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Người lao động đã đóng BHXH sẽ được cơ
quan BHXH ghi nhận vào sổ BHXH để quản lý theo dõi diễn biến quá trình đóng BHXH
và xét duyệt, giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động khi có yêu cầu.
Mức đóng BHXH hàng tháng đối với người sử dụng lao động bằng 15% tổng quỹ
tiền lương tháng của những người lao động trong đơn vị tham gia BHXH, trong đó: đóng
cho cơ quan BHXH là 13%, được giữ lại đơn vị 2% để chi trả hai chế độ ốm đau, thai sản
cho người lao động trong đơn vị. Người lao động đóng 5% tiền lương, tiền công tháng.
Riêng đối với hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân nhân, hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân
nhân phục vụ có thời hạn thì mức đóng BHXH bằng 17% mức tiền lương tối thiểu do
người sử dụng lao động đóng.
Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng đối với
người lao động là phu nhân, phu quân hưởng lương từ NSNN. Trong đó, người lao động
đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 11%. Trường hợp phu quân, phu nhân không phải
là cán bộ công chức Nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc thì hàng
tháng họ đóng 16% mức tiền lương đã đóng BHXH trước khi đi nước ngoài.
Tiền đóng BHXH của người lao động và quỹ lương được dùng để đóng BHXH của
cơ quan, đơn vị được xác định trên cơ sở mức lương của từng người lao động ở từng lĩnh
vực công tác khác nhau.
Tiền lương tháng của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao
động để tính đóng BHXH tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ
chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng là tiền lương theo ngạch, bậc được xác định theo các
quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội khoá XI; Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Tiền lương tháng của người lao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động để
tính đóng BHXH tại các công ty Nhà nước, được xác định theo thang bảng lương của Nhà
nước quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP và Nghị định số 207/2004/NĐ-CP, ngày
14/12/2004 của Chính phủ.
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động làm việc trong các hợp
tác xã là mức tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên xác định thông qua và phải đăng
ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động thuộc các hộ kinh
doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân do người sử dụng lao động quản lý nhưng phải đăng ký
với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở
hữu, giám đốc các doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty,
thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc,
kế toán trưởng, kiểm soát viên là mức tiền lương do điều lệ công ty quy đị