Đề tài Các phương pháp quản trị kinh doanh tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của sự thịnh vuợng. Con người đã cống hiến những sản phẩm vật chất và tinh thần của mình để góp phần cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Con người là một yếu tố hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải làm thế nào đó để có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực này, đồng thời có những cách quản lý như thế nào để đạt được các mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đề ra.

doc19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các phương pháp quản trị kinh doanh tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NH: Ngân hàng DN: Doanh nghiệp DAB: Đông Á Bank NV: Nhân viên BP KHDN: Bộ phận khách hàng doanh nghiệp BP KHCN: Bộ phận khách hàng cá nhân BP GD-NQ: Bộ phận giao dịch ngân quỹ BP HCKT:Bộ phận hành chính kế toán BP : Bộ phận QTKD : Quản trị kinh doanh Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Lý do chọn đề tài: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của sự thịnh vuợng. Con người đã cống hiến những sản phẩm vật chất và tinh thần của mình để góp phần cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Con người là một yếu tố hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải làm thế nào đó để có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực này, đồng thời có những cách quản lý như thế nào để đạt được các mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đề ra. Một chế độ làm việc hợp lý, một mức lương phù hợp cùng với các chế độ ưu đãi kèm theo cho nhân viên như tăng lương, lương thưởng, các kỳ nghĩ lễ, công tác động viên khen thưởng về mặc tinh thần ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình làm việc của nhân viên cũng như kết quả mà doanh nghiệp sẽ đạt được. Để có được các phương pháp quản lý phù hợp đòi hỏi ở người quản lý rất nhiều tố chất để có thể có được các phương pháp quản lý tốt vừa không quá cứng nhắc nhưng cũng không phải mềm dẻo hay còn gọi là nghệ thuật quản trị kinh doanh.. Những dòng cuốn của sự thay đổi,phát triển trong thời đại mới đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tăng cường về mọi mặt để thích ứng và ngân hàng Đông Á nói chung cũng như ngân hàng Đông Á - chi nhánh tại thành phố Huế nói riêng đều nằm trong dòng chảy đó.Để ngân hàng không ngừng vươn xa hơn nữa,có nhiều dịch vụ tiệm ích hơn nữa, ngân hàng Đông Á đã luôn cố gắng tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác quản lý nhân lực. Muốn làm được điều này, trước hết công tác quản lý , xây dựng bộ máy quản lý phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng nhất có tác dụng khuyến khích người lao động cống hiến hết sức mình hơn nữa. Để hiểu rõ hơn điều đó chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Tìm hiểu các phương pháp quản trị kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chinh nhánh Huế" 2.Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa các lí luận và thực tiễn về các phương pháp QTKD trong quá trình quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Phân tích, đánh giá các phương pháp QTKD tại ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Huế. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hiện tại c - Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài +Phạm vi nội dung: nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lí luận, thực tiễn về sự hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên làm việc tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Huế. +Phạm vi về không gian: ngân hàng Đông Á - chi nhánh Huế +Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2007-2009 Số liệu sơ cấp thông qua tìm hiểu trực tiếp từ các nhân viên của ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế 4.Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp thu thập số liệu: -Thứ cấp : Tài liệu trên website chính thức ngân hàng Đông Á -Sơ cấp: Điều tra trực tiếp đối với các nhân viên DAB Huế * Phương pháp xử lí thông tin, số liệu: - Thứ cấp: thống kê mô tả: đồ thị, bảng biểu, ... - Sơ cấp: thống kê mô tả. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu 1.1 Cơ sở lí luận: 1.1.1. Khái niệm về phương pháp quản trị kinh doanh : Các phương pháp quản trị kinh doanh là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ doanh nghiệp đối tượng kinh doanh (cấp dưới và tiềm năng có được của doanh nghiệp) và khách thể kinh doanh, khách hàng, các ràng buộc của môi trường quản trị vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh và các bạn hàng), để đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra, trong điều kiện môi trường kinh doanh thực tế. Phương pháp quản trị có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý. Quá trình quản lý và quá trình hoạt động các chức năng quản trị theo những nguyên tắc, nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và thể hiện thông qua các phương pháp quản trị nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản trị là một nội dung cơ bản của quản trị kinh doanh. Mục tiêu, nhiệm vụ của quản trị được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp quả trị kinh doanh. Trong những điều kiện nhất định, phương pháp quản trị có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ. Vai trò quan trọng của các phương pháp quản trị còn ở chỗ nó nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng sáng tạo của con người và tiềm năng của hệ thống cũng như các cơ hội có lợi bên ngoài. 1.1.2. Mối quan hệ giữa mục tiêu, phương pháp và nguyên tắc QTKD Các phương pháp QTKD Phương pháp hành chính Khái niệm: là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản trị lên tập thể bằng các quyết định dứt khoát,đòi hỏi đối tượng quản trị phải chấp hành nghiêm ngặt. Bất kỳ hệ thống quản trị nào cũng hình thành mối quan hệ tổ chức trong hệ thống. Về phương diện quản trị, nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uỷ và phục tùng, như người xưa thường nói: quản trị con người có hai cách, dùng ân và dùng uy. Dùng ân thì vững bền nhưng khó khăn và phù phiếm, dùng uy thì nhanh chóng và mất tình; cho nên quản trị trước tiên phải dùng uy sau đó mới tính đến việc dùng ân. Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây: - Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc, tính toán đến các lợi ích kinh tế. Tất nhiên, các quyết định hành chính tập trung thường được tính toán xuất phát từ việc kết hợp hợp lý các loại lợi ích. Người ra quyết định phải hiểu rõ tình hình thực tế, nắm vững tình huống cụ thể. Cho nên, khi đưa ra quyết định hành chính phải cố gắng có đủ những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định trên cơ sở có bảo đảm về thông tin. Nên giao quyền ra quyết định cho cấp nào có đủ thông tin hơn cả. Tập hợp đủ thông tin, tính toán đầy đủ đến các lợi ích và các khía cạnh có liên quan là bảo đảm cho quyết định hành chính có căn cứ khoa học. Người quản lý giỏi, có nhiều kinh nghiệm không chỉ ra quyết định khi có đủ thông tin mà còn dự đoán được nét pháp triển chính, những mặt tích cực cũng như những khía cạnh tiêu cực có thể diễn ra khi quyết định được thi hành. Từ đó sẵn sàng bổ sung các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực nếu có. - Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của người ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ khi sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng các quyền hạn đó. Ở cấp càng cao, phạm vi tác động của quyết định càng rộng, nếu càng sai thì tổn thất càng lớn. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết định của mình. Như vậy, phải bảo đảm gắn quyền hạn với trách nhiệm chống việc lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không chịu sử dụng những quyền hạn được phép sử dụng cũng phải chịu trách nhiệm. Tóm lại, các phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết không có phương pháp hành chính thì không thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Phương pháp kinh tế Khái niệm: Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động (môi trường làm việc) của họ mà không cần thường xuyên tác động về mặt kinh tế. Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nếu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ. Chính các tập thể lao động (với tư cách đối tượng quản trị) vì lợi ích thiết thân, phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề. Các phương pháp kinh tế chấp nhận có thể có những giải pháp kinh tế, chủ thể quản trị phải biết tạo ra những tình huống, nhũng điều kiện để lợi ích cá nhân và tập thể lao động phù hợp với lợi ích chung của doanh nghiệp và Nhà nước. Phương pháp tâm lý Khái niệm: là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong công việc thực hiện nhiệm vụ. Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản trị kinh doanh vì đối tượng cuả quản trị là con người - một thực thể năng động, tổng hoà nhiều mối quan hệ. Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế, mà còn tác động tinh thần, tâm lý – xã hội v.v... Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho người lao động phân biết phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện - ác, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp. Các phương pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sát đến từng người lao động, có tác động giáo dục rộng rãi trong doanh nghiệp, đây là một trong những bí quyết thành công của các xí nghiệp từ bản Nhật hiện nay (học thuyết Y, học thuyết Z). Cơ sở lý luận: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tạo ra nhiều thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng Việt Nam ít nhiều cũng đã chịu sự tác động nhất định. Sau khủng hoảng, hệ thống ngân hàng lại sẽ phải lo tới nỗi lo nhân lực, các ngân hàng đã có những cách thức phù hợp để có thể đứng cững trên thị trường: sát nhập công ty, cắt giảm nhân sự hay tái cơ cấu bộ máy nhân sự… Trong đó, bộ máy quản lí là sự lựa chọn đặt lên hàng đầu. Việc ổn định và hoàn thiện bộ máy quản lí từ việc nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho các DN Giảm thiểu tỷ lệ chảy máu chất xám, thu hút nhân và giữ chân nhân tài. Tăng năng suất và kết quả kinh doanh. Giảm chi phí hoạt động. Nâng cao tinh thần và sự tích cực của nhân viên đối với công ty. Đo lường sự chấp nhận hay đối kháng để đổi mới và vạch ra hướng mới. Nâng cao hiệu quả công việc và chia sẻ vì mục đích chung. Cấp quản lý và nhân viên cùng nhau đi tới mục tiêu đề ra. Hơn nữa, sau khi nghiên cứu tình hình về bộ máy và phương pháp QTKD để thấy được các mặt tích cực cũng như tiêu cực mà các phương pháp đó mang lại. Qua đó sẽ giúp DN hình thành một nền tảng hệ thống nhân sự vững chắc, tạo một ưu thế lớn cho DN phát triển bền vững trong tương lai. Chương 2: Tìm hiểu về các phương pháp QTKD tại ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Huế 2.1.Tổng quan về ngân hàng Đông Á- chi nhánh Huế. 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đông Á. Ngân hàng Đông Á (DAB) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động, DongA Bank đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Vốn điều lệ (tính đến 06/2009) là 3.400 tỷ đồng Các cổ đông lớn Văn phòng Thành ủy TP.HCM Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận Tổng Công ty May Việt Tiến Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) Mạng lưới hoạt động Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 170 chi nhánh và phòng giao dịch. Hơn 900 máy giao dịch tự động - ATM & hơn 1.200 máy ATM trong hệ thống VNBC Gần 1500 điểm chấp nhận thanh toán bằng Thẻ - POS Công ty thành viên Công ty Kiều hối Đông Á (1 Hội sở và 5 Chi nhánh) Công ty Chứng khoán Đông Á Định hướng hoạt động: Với phương châm “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hóa công nghệ ngân hàng”, Đông Á đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh.  2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế Nhận thấy được những tiềm năng phát triển vốn có đó của địa bàn, Ngân hàng TMCP Đông Á đã xin phép thành lập Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế ngày 29/07/2009 . Tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á – Chi nhánh Huế thành lập ngày 24/06/2002 và năm 2006 chuyển sang thành DongA Bank - Phòng Giao dịch Huế. Trong suốt 7 năm hình thành và phát triển, DongA Bank Phòng Giao dịch Thành phố Huế đã đạt được những thành quả hết sức ấn tượng. Đánh giá cao tiềm năng phát triển tại khu vực này, Ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á đã quyết định xây dựng tòa nhà trụ sở mới DongA Bank tại Thành phố Huế theo mô hình toà nhà hội sở, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch tài chính không ngừng tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội của người dân địa phương. Tên chi nhánh : NHTMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Địa chỉ : 26 Lý Thường Kiệt – TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế Cơ cấu tổ chức Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh thể hiện qua sơ đồ sau: BAN GIÁM ĐỐC BP KHDN BP KHCN BP GD-NQ BP HCKT BP HỖ TRỢ 2.1.3.2 Tình hình kinh doanh của DAB-Huế Kết quả đạt được trong 3 năm ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị Giá trị Giá trị I. Thu nhập 9.589.384.000 12.699.120.000 16.123.900.000 1. Thu lãi cho vay 8.924.650.000 11.986.600.000 15.450.100.000 2. Thu lãi tiền gửi 380.000 400.000 600.000 3. Thu từ DVTT&NQ 662.354.000 709.820.000 670.700.000 4. Thu từ hoạt động khác 2.000.000 2.300.000 2.500.000 II. Chi phí 8.145.754.400 10.636.792.000 13.545.990.000 1. Chi trả lãi tiền gửi 4.956.600.000 5.845.320.000 6.945.050.000 2. Chi trả phát hành giấy tờ có giá 350.460.000 394.590.000 470.430.000 3. Chi dịch vụ thanh toán&NQ 105.490.000 118.320.000 120.050.000 4. Chi các hoạt động khác 2.733.204.400 4.278.562.000 6.010.460.000 III. Lợi nhuận 1.443.629.600 2.062.328.000 2.577.910.000 Từ các số liệu chúng ta có thể thấy được doanh thu đều tăng qua 2 năm 2008, 2009. Năm 2008 tăng 4.109.736.000 đồng so với năm 2007, trong khi đó, năm 2009 tăng 342.478.000 đồng so với năm 2007. Tốc độ tăng của doanh thu giảm làm cho lợi nhuận giảm 103.116.400 đồng mặc dù chi phí có giảm 581.839.600 đồng. Do ảnh hưởng của biến động của sự suy thoái kinh tế cuối năm nhưng chi nhánh vẫn đạt được mức lợi nhuận nhất định, tổng chi phí giảm. Từ đó cho thấy công tác quản lý của chi nhánh là khá hiệu quả. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh. 2.2. Tìm hiểu về các phương pháp QTKD tại Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Huế Ngày nay, bất kỳ một tổ chức nào hoạt động cũng phải dựa trên một hệ thống nhất định, cũng phải chịu tác động của các phương pháp quản trị kinh doanh mà, một trong số đó không thể không kể đến là phương pháp quản trị hành chính. Các phương pháp này là những tác động một cách trức tiếp của chủ doanh nghiệp lên đối tượng bị quản trị mà cụ thể là tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặc, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, đích đáng. Về phía tổ chức đó là những điều lệ mà ban lãnh đạo đưa ra nhằm buộc các nhân viên phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, hay quy mô của một tổ chức Bảng 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI NHTM CP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HUẾ QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số lao động 42 50 61 Phân theo giới tính Nam 19 19 23 Nữ 23 31 38 Phân theo trình độ Đại học, trên đại học 35 36 42 Cao đẳng, trung cấp 7 11 15 Lao động phổ thông 2 3 4 Trên đây là quy mô lao động của Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Huế trong 3 năm 2007, 2008, 2009. Theo bảng 1 ta có thể thấy được quy mô số lao động của Ngân hàng tăng lên theo từng năm, là do nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đòi hỏi phải có đủ lượng nhân viên để đảm nhận công việc, nên số lao động ngày càng tăng góp phần giảm gánh nặng công việc để đảm bảo công việc có hiệu quả ở mức cao. Ta cũng thấy rằng tỉ lệ nam luôn ít hơn tỉ lệ nữ mặc dù có tăng nhưng ngày càng ít hơn so với nhân viên nữ. Bởi vì hầu hết công việc trong Ngân hàng là giao dịch với khách hàng, nhận biết điều này Ngân hàng đã lựa chọn những nhân viên nữ có ngoại hình dễ nhìn, có thể giao tiếp tốt với khách hàng, tạo cảm giác thân thiện trong mắt khách hàng, tạo hình ảnh tốt về Ngân hàng trong lòng của khách hàng... Về trình độ ta dễ dàng nhận thấy rằng tỉ lệ lao động đại học và trên đại học luôn chiếm một mức cao, do tính chất phức tạp của công việc đòi hỏi nhân viên phải có trình độ nhất định, phải được đào tạo từ các trường đại học, hay đào tạo thạc sĩ về các chuyên ngành kinh tế như quản trị kinh doanh hay tài chính Ngân hàng, kế toán... Một số thuộc bậc Cao đẳng, trung cấp là những nhân công thực hiện các công việc đơn giản trong Ngân hàng, và một số là lao động phổ thông họ là những người được Ngân hàng tuyển vào để làm bảo vệ ở Ngân hàng. Về cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó giám đốc Phòng IT Phòng Marketing Phòng ngân quỹ Phòng tín dụng doanh nghiệp Phòng tín dụng cá nhân Phòng kế toán Phòng hành chính nhân sự Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động tại Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Huế Không chỉ có Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Huế mà hầu hết các Chi nhánh đều có giám đốc là người đứng đầu, có quyền cao nhất tại Chi nhánh, là người ra những quyết định kinh doanh tại Chi nhánh, là những người có năng lực, kinh nghiệm lâu năm, thường được Hội sở tại TP Hồ Chí Minh cử đi đào tạo về để đảm nhiệm chức vụ tại các Chi nhánh. Phía bên dưới có Phó giám đốc là người giúp giám đốc xử lý một số công việc trong Ngân hàng, là người chia sẽ bớt gánh nặng cho giám đốc. Dưới cùng là các phòng ban trực thuộc, tuỳ vào đặc thù của từng phòng ban mà đảm nhiệm một số công việc khác nhau nhất định. Trong các phòng, ban luôn có Trưởng phòng và còn lại là nhân viên. Có thể thấy với quy mô hoạt động tại Chi nhánh là rất gọn nhẹ, chính điều này giúp Chi nhánh giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng mà không gây ách tắc thông tin. Còn về cơ cấu hoạt động, theo quyết định của Hội sở Thành phố Hồ Chí Minh thì Chi nhánh thực hiện những công việc sau: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Chứng chỉ tiền gửi Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Chiếc khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị Lam dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc và thanh toán quốc tế. Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác khi được ngân hàng nhà nước cho phép. Dịch vụ cho thuê kho bãi. Dịch vụ giao nhận hàng hoá. Thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ nội địa với nhãn hiệu thương mại là Dong A card (Dong A Unicard). Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ theo quy định của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mua bán các loại ngoại tệ trên địa bàn với đồng Việt Nam. Huy động và chi trả kiều hối. Đặt các bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng. Vay vốn bằng ngoại tệ và tiếp nhận vốn uỷ thác bằng ngoại tệ từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế Việt Nam Thanh toán bằng ngoại tệ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối. Các loại hình giao dịch hối đoái: kỳ hạn (FORWARD) và hoán đối (SWAP). Thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ đa năng nội địa với nhãn hiệu thương mại là Dong A Unicard. Phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp Đại lý thanh toán trái phiếu doanh nghiệp và đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp. Đại lý bảo hiểm. Về hạn mức giao dịch: Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Huế thực hiện cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế, và kinh doanh ngoại tệ... Ngoài phương pháp hành chính, phương pháp ki
Tài liệu liên quan