Đề tài Cán cân thương mại ở Việt Nam

Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầ m do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế : tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai b ắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiệ n trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Từ thực trạng trên, Đề tài này với mong muốn làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu đựng thâm hụt của nó đối với cán cân thanh toán quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện

pdf27 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cán cân thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI GIỚI THIỆU Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Từ thực trạng trên, Đề tài này với mong muốn làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu đựng thâm hụt của nó đối với cán cân thanh toán quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định,rất mong được sự đóng góp của các bạn sinh viên và các độc giả để hoàn thiện hơn Thiều Ngọc Anh Tài chính nhà nước 03k35- đại học Kinh Tế TP HCM 2 I.Lý Thuyết 1.Khái niệm Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụgiữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. 2.Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 3 2.1)Xuất khẩu và nhập khẩu  Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.  Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. 2.2)Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. c)Ảnh hưởng của dòng vốn: Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng vốn vay thương mại khác. 2.3)Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. 2.4)Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng 4 sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia. 2.5)Tỷ lệ trao đổi Tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hoa nhập khẩu với giá xuất khẩu của nước đó.Nói cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.Do đó tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại. 2.6)Phá giá tiền tệ Phá giá(hay nâng giá) là giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái mà được chính phủ ủng hộ.Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc gia.Do đó tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. II.Thực tiễn tại Việt Nam 1)Phân tích SWOT 1.1)Điểm mạnh -Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới - Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng. - Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. -Việt nam là nơi có nguồn nhân công,mặng bằng rẻ,tài nguyên thiên nhiên phong phú,điều kiện tự nhiên thuận lợi,có thế mạnh về mặt hàng nông sản như café,tiêu, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, dầu thô, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng… 1.2)Điểm yếu -Ở nước ta hiện nay “công nghiệp phụ trợ” còn hết sức đơn giản,hầu như chưa có gì nhiều, quy mô SX nhỏ lẻ,chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn,giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các DN vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. - Cơ cấu kinh tế nhìn chung còn yếu kém so với các nước. Thông thường, khi chọn ngành trọng điểm, phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Nhưng ở nước ta, một số ngành như công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp, trong khi chỉ số kích thích nhập khẩu lại cao bất thường. - Trong thực tế, chính sách bảo hộ của Việt Nam còn nhiều cảm tính. Những ngành có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu - bảo hộ sản xuất ngày càng giảm, thậm chí có những nhóm còn có tỷ lệ âm. Ngược lại, với những ngành không thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất lại ngày càng tăng 5 - Việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao các dịch vụ hỗ trợ thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nhưng cũng đồng thời thúc đẩy cả hoạt động nhập khẩu. -Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt mức 473 USD/người là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. -Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. - Tỷ lệ nhập khẩu là cấu phần trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng. -Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương diện: chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp, xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công; quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. -Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn - Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc. -Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao. -Việt Nam lại là việc lệ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu vào Mỹ. Trong năm 2009, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Hoa Kỳ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Australia.. 1.3)Cơ hội -Theo cam kết từ 1/1/2010, các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc và các nước ASEAN 6 sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5%. Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm bắt đầu từ năm 2015. Bởi vậy đây là cơ hội rất lớn cho hàng hóa Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian 5 năm tới. -Sự biến động không ngừng của nền kinh tế toàn cầu cũng là cơ hội nâng cao các khả năng cạnh tranh và tính thích nghi của các doanh nghiệp ViệtNam. Các vấn đề quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư vào công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất lao động, đào tạo kỹ năng cho lao động cần được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc mới có hiệu quả. 6 -Kinh tế của các nước thành viên EU vẫn đang khó khan trong giai đoạn này nhưng nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng giày dép tại EU vẫn đứng ở mức cao tạo cơ hội gia tăng xuất,khẩu cho doanh nghiệp VN -Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản. việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật đã mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, theo các cam kết của VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. -Việc ra nhập các tổ chức kinh tế lớn,các hiệp định tự do thương mại…với bạn bè trên thế giới đã tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật,khoa hoc công nghệ..tư đó tạo lợi thế cho xuất khẩu.. 1.4)Thách thức -Thường xuyên phải đối đầu với rào cản thương mại của các nước cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp VN trong xu thế hội nhập vì tính cạnh tranh còn thấp. Chính vì vậy, nguy cơ Việt Nam phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện mỗi năm, tranh chấp thương mại và con số các vụ kiện sẽ ngày càng tăng - Áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn đối với thương mại hàng hoá theo FTA trong nội khối ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA), và việc gia nhập WTO trong 2007, làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ đi tương đối so với các sản phẩm trong nước và phù hợp hơn với túi tiền của dân chúng nên đã tạo ra tỷ lệ tiêu dùng hàng nhập khẩu cao hơn. -Tỷ giá hối đoái giữ ở mức thấp ở một số nước đặt biệt là Trung Quốc (VN nhập khẩu tới 90%) gây khó khăn trong việc điều chỉnh cán cân thương mại của VN. - Hàng hoá xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung vào một số ngành hàng như dầu thô,dệt may, thuỷ sản, nông sản và giày dép. Do vậy, Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi có sự biến động lớn về giá hàng hoá cũng như biến động trong nhu cầu ở thị trường nước ngoài - Sự biến động trong giá hàng hoá thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hoá, nên nhiều hàng hoá được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng. -Khả năng cạnh tranh của hàng XK Việt Nam còn thấp do nhiều mặt hàng gia công, XK phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tiến độ thực hiện các dự án sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, phát triển công nghiệp phụ trợ còn chậm. Tình trạng thiếu hụt lao động, nhất là lao động có tay nghề cao, có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, chi phí nhân công có xu hướng tăng nhanh cũng khiến hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mất dần lợi thế giá nhân công rẻ; năng lượng cho sản xuất như than, điện, chưa phát triển kịp đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế khác... - Việt Nam vẫn phải mất nhiều năm để trở thành một nền kinh tế xuất khẩu trong điều kiện phải cạnh tranh khốc liệt với người hàng xóm Trung Quốc.Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hướng tới những thị trường khó tính với những sản phẩm đặc thù thay vì cạnh tranh về giá cũng như nhân công lao động với đối thủ lớn Trung 7 Quốc -Nhiều nhóm hàng đã chạm ngưỡng, khó tăng tiếp. Bên cạnh đó, xuất khẩu Việt Nam cũng phải sẽ đối mặt thêm với nhiều rào cản thương mại mới... quá trình phục hồi của kinh tế thế giới chứa đựng nhiều rủi ro, khó lường. Những vấn đề hậu khủng hoảng như bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu, năng lượng... có thể xảy ra, sẽ tác động xấu đến phát triển kinh tế các nước, nhất là các nước đang phát triển như nước ta. - Hoạt động của hệ thống tài chính của Việt Nam còn nhiều rủi ro, lạm phát có nguy cơ tăng lên cũng như đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp... nhiều cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đến thời hạn thực thi, nhất là cam kết về mở cửa lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bán lẻ, tạo ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.. -Chiến lược hướng mạnh ra xuất khẩu một cách quá mức có thể đưa tới những khó khăn nghiêm trọng một khi thị trường ngoài nước chao đảo, do đó có thể sẽ diễn ra xu thế cơ cấu lại thị trường theo hướng cân bằng hơn giữa thị trường trong nước và ngoài nước, nhất là ở các nền kinh tế có dung lượng thị trường nội địa lớn. 2)Cán cân thương mại ở Việt Nam hiện nay-Thực trạng và phân tích 2.1)Nhìn lại năm 2010 Hoạt động xuất khẩu năm 2010 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,63 tỷ USD, tăng 25,5% so với mức thực hiện năm 2009, đồng thời là mức tăng trưởng cao, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 32,8 tỷ USD giá trị hàng hóa (không kể dầu thô), còn DN có vốn nước ngoài đạt kim ngạch 33,8 tỷ USD. Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch từng bước, theo hướng tích cực trong bối cảnh giá cả trong khu vực và trên thị trường quốc tế tăng nhanh. Phần lớn các loại hàng xuất khẩu chủ lực của ta đều có mức tăng trưởng cao, như gạo, dệt may, da giày, đồ gỗ, máy tính… Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu 2010 Tên hàng Trị giá(đv 1000 đ) Tỷ lệ phần trăm trong xuất khẩu(%) Dệt may 11209676 15.5 Thủy sản 5016297 6.9 Dày da 5122259 7 Gạo 3247860 4.5 Cà phê 1851358 2.5 Nguồn:tổng cục thống kê 8 2010 Việt Nam có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD cho thấy, năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu đã được nâng lên rõ rệt. Hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu (đạt 11 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm trước và chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), vượt 8% so với mục tiêu xuất khẩu đặt ra từ đầu năm. Về đích thứ hai là mặt hàng da giầy, thuỷ sản. Tuy bị áp thuế bán phá giá ở một số thị trường, đặc biệt là thuỷ sản còn chịu sự kiểm tra khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, song do chúng ta chủ động đầu tư chiều sâu, tạo mặt hàng mới và mở rộng thị trường nên kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng trên đều đạt trên 4,9 tỷ USD, lần lượt vượt 13,4% và 8,1% mục tiêu xuất khẩu đặt ra từ đầu năm. Tiếp theo, mặt hàng gạo đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD và vượt 8,6% so với mục tiêu đầu năm. Đặc biệt, so với năm 2009, chúng ta có thêm 5 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm hạt điều, xăng dầu các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cáp điện và phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18 mặt hàng. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống là thế mạnh của Việt Nam nói trên, nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, hóa chất, sản phẩm hóa chất, sản phẩm cao su, sản phẩm thủy tinh... kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh, điều này khẳng định chủ trương phát triển mặt hàng xuất khẩu mới từng bước phát huy hiệu quả trong năm qua, đồng thời cho thấy năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng được mở rộng. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, một số m