Những năm gần đây, một số mặt hàng cũng đang dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế, ví dụ ở đây là xuất khẩu mủ cao su và đậu tương.
Cao su là cây trồng được đưa vào trồng ở nước ta từ khá lâu, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở một số vùng như Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, hiện nay trở thành một trong những mặt hàng nông sản được xuất khẩu và thu về nguồn ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần nâmg cao vị thế hàng nông sản Việt Nam trê thế giới. Trong những năm qua năng suất khai thác cao su ngày càng tăng, cùng với đó là tăng lượng mủ cao su xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, thị trường nhập mủ cao su lớn nhất của nước ta tính đến thời điểm hiện nay.
Đậu tương cũng là cây trồng được khá nhiều hộ nông dân chọn canh tác vì mang lại hiệu quả kinh tế khá, là cây trồng chịu được hạn, chăm sóc dễ dàng và đơn giản hơn so với một số cây trồng khác. Hơn nữa đậu tương thích hợp với nhiều loại đát, không kén đất, có thể trồng 3 – 4 vụ một năm. Là loại cây trồng cải tạo đất tốt vì co khả năng tổng hợp đạm tự nhiên cho đất.
11 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách giá cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Tính cấp thiết
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm một phần lớn trong cơ cấu kinh tế.
Trong những năm vừa qua, nhờ những chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện trong nước, với xu thế thời đại, với chiều hướng phát triển của nền kinh tế thế giới mà nông nghiệp Việt Nam đã có những bước dài, là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, một số mặt hàng nông sản khác cũng đứng trong top những nước xuất khẩu lớn nhất.
Những năm gần đây, một số mặt hàng cũng đang dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế, ví dụ ở đây là xuất khẩu mủ cao su và đậu tương.
Cao su là cây trồng được đưa vào trồng ở nước ta từ khá lâu, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở một số vùng như Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, hiện nay trở thành một trong những mặt hàng nông sản được xuất khẩu và thu về nguồn ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần nâmg cao vị thế hàng nông sản Việt Nam trê thế giới. Trong những năm qua năng suất khai thác cao su ngày càng tăng, cùng với đó là tăng lượng mủ cao su xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, thị trường nhập mủ cao su lớn nhất của nước ta tính đến thời điểm hiện nay.
Đậu tương cũng là cây trồng được khá nhiều hộ nông dân chọn canh tác vì mang lại hiệu quả kinh tế khá, là cây trồng chịu được hạn, chăm sóc dễ dàng và đơn giản hơn so với một số cây trồng khác. Hơn nữa đậu tương thích hợp với nhiều loại đát, không kén đất, có thể trồng 3 – 4 vụ một năm. Là loại cây trồng cải tạo đất tốt vì co khả năng tổng hợp đạm tự nhiên cho đất.
Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, cơ hội đến nhiều nhưng thách thức cũng không ít, đó là các mặt hàng trong nước nông sản chịu sự cạnh tranh rất lớn của các mặt hàng nông sản nước ngoài, chính sách bảo hộ của nhà nước không còn như khi chưa gia nhập WTO, trong đó mủ cao su và đậu tương cũng không phải là một ngoại lệ.
Do vậy việc có các chính sách phù hợp cho việc phát triển và bảo vệ sản xuất trong nước của chính phủ là rất quan trọng.
Mục tiêu
Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sản xuất trong nước và xuất khẩu mặt hàng cao su, đậu tương thông qua một số chỉ tiêu trong công cụ phân tích chính sách.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất trong nước và xuất khẩu của mặt hàng cao su và đậu tương.
+ Giá quốc tế: phản ánh lợi ích mà xã hội thu được, còn được gọi là giá xã hội hay giá kinh tế.
+ Giá trong nước: phản ánh lợi ích cá nhân thu được hay còn gọi là giá tài chính.
+ Tỷ lệ chi phí cá thể (PRC) dùng để xem xét tình hình người sản xuất trong nền kinh tế đóng, là tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước với giá trị tăng thêm tính bằng giá cá thể.
+ Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước (DRC) dùng để xem xét mặt hàng có lợi thế cạnh tranh hay không, là tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước so với giá trị tăng thêm tính bằng giá xã hội.
+ Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPR) phản ánh mức độ bảo hộ của chính phủ, là tỷ giá giữa giá trong nước với giá quốc tế của sản phẩm đầu ra hay đầu vào.
+ Hệ số bảo hộ hữu hiệu (ERP) phản ánh độ bảo hộ thực sự của chính phủ, là tỷ giá giữa thặng dư tính bằng giá cá thể với giá trị tăng thêm tính bằng giá quốc tế.
- Thực trạng xuất khẩu cao su và đậu tương
- Dự kiến một số giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu mủ cao su và đậu tương.
Phương pháp nghiên cứu
Khung phân tích
Sử dụng các chỉ số phân tích mức độ ảnh hưởng đó là giá thế giới và chi phí cơ hội, tỷ lệ chi phí cá thể PRC, tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC, hệ số bảo hộ danh nghĩa NPR, hệ số bảo hộ hữu hiệu ERP.
Nguồn số liệu
Thông tin trình bày trong bài được thu thập tổng hợp từ các bài viết đã công bố, các trang web của các tổ chức liên quan.
III Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và xuất khấu cao su, đậu tương
Chi phí cho các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ cao su trong nước và thế giới, tỷ giá giữa VND và ngoại tệ, tác động của tình hình kinh tế thế giới….
Yếu tố thời tiết khí hậu vì đối tượng là cây trồng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh.
3.2. Tính toán các chỉ tiêu và bình luận cho mặt hàng mủ cao su
3.2.1. Giá thế giới và chi phí cơ hội
Giá thế giới là 33.5 triệu đồng/tấn
Giá trong nước là 25.9 triệu đồng/tấn
Ta thấy giá thế giới cao hơn so với giá trong nước, mức chênh lệch là 7.6 triệu đồng/tấn. Như vậy, người sản xuất cao su Việt Nam sẽ có lợi nhuận cao hơn trên thị trường quốc tế nếu xuất khẩu.
3.2.2. Tỷ lệ chi phí cá thể PRC
Chi phí cho sản xuất 1 tấn mủ cao su tính bằng giá cá thể (triệu đồng)
Chi phí các
nhân tố
trong nước
(triệu đồng)
Thuê đất
0.75
14.55
Nhân công
11.4
Lãi vay
2.4
Chi phí các
đầu vào
có thể
trao đổi
(triệu đồng)
Đạm
1.82
9.27
Lân
1.37
Kali
0.49
Phân khác
1.38
Chi phí khác
3.24
Doanh thu
(triệu đồng)
25.9
Vậy ta có PCR = 14.55 / (25.9 – 9.27) = 0.87
Ta thấy PCR < 1, điều này chứng tỏ người sản xuất cao su trong nước có lãi.
3.2.3. Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC
Chi phí cho sản xuất 1 tấn mủ cao su tính bằng giá thế giới (triệu đồng)
Chi phí các
nhân tố
trong nước
(triệu đồng)
Thuê đất
1.2
19.2
Nhân công
15
Lãi vay
3
Chi phí các
đầu vào
có thể
trao đổi
(triệu đồng)
Đạm
1.6
8.8
Lân
1.3
Kali
0.4
Phân khác
1.5
Chi phí khác
4
Doanh thu
(triệu đồng)
33.5
Vậy ta có: DRC = 19.2/ (33.5 – 8.8) = 0.78
DCR<1 có nghĩa là với sản phẩm này thì nước ta sản xuất có lãi và thể hiện lợi thế so sánh của mặt hàng cao su trên thị trường thế giới.
3.2.4. Hệ số bảo hộ danh nghĩa NPR
NPR = 25.9 / 33.5 = 0.773
Ta thấy NPR < 1, điều này chứng tỏ sản phẩm mủ cao su có bảo hộ âm cho đầu ra. Điều này chứng tỏ, các đầu vào ( phân bón) được sử dụng để sản xuất cao su được nhà nước bảo hộ, dẫn đến mặt hàng cao su trong nước chịu tăng chi phí đầu vào.
3.2.5. Hệ số bảo hộ hữu hiệu
Ta có VAd = 16.63
VAw = 24.7
Vậy ERP = 16.63/ 24.7 = 0.67
ERP< 1, chứng tỏ có các chính sách làm tăng giá đầu vào ( phân bón) cao hơn giá thế giới dẫn đến giá trị gia tăng trong nước thấp hơn giá trị gia tăng thế giới.
3.3. Tính toán các chỉ tiêu và bình luận cho mặt hàng đậu tương
3.3.1. Giá quốc tế và giá trong nước
Giá trong nước: 12.000 đ/kg
Giá quốc tế: 8.000 đ/kg
Có sự chênh lệch giữa giá trong nước vào giá thế giới, giá trong nước cao hơn giá thế giới 4.000đ/kg. Với mặt hàng đậu tương, nên nhập khẩu sẽ có lợi cho người tiêu dùng trong nước.
3.3.2. Tỷ lệ chi phí cá thể
Chi phí tính theo giá cá thể cho 1 ha đậu tương (triệu đồng)
Chi phí các
nhân tố
trong nước
(triệu đồng/ha)
Thuê đất
6.075
11.521
Nhân công
4.86
Lãi vay
0.586
Chi phí các
đầu vào
có thể
trao đổi
(triệu đồng/ha)
Đạm
1.005
5.347
Lân
0.618
kali
0.840
Phân khác
1.5
Giống
1.98
Doanh thu
(triệu đồng/ha)
36
Vậy ta có PRC = 11.521/ ( 36 - 5.347) = 0.38
PRC , điều này chứng tỏ người sản xuất đậu tương trong nước có lãi. Cần thiết thúc đẩy phát triển cây đậu tương trong ngành trồng trọt, sẽ có hiệu quả.3.3.3. Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC
Chi phí tính theo giá thế giới cho 1 ha đậu tương (triệu đồng)
Chi phí các
nhân tố
trong nước
(triệu đồng/ha)
Thuê đất
9.72
16.853
Nhân công
6.4
Lãi vay
0.733
Chi phí các
đầu vào
có thể
trao đổi
(triệu đồng/ha)
Đạm
0.884
5.106
Lân
0.586
kali
0.686
Phân khác
1.63
Giống
1.32
Doanh thu
(triệu đồng/ha)
24
Vậy DRC = 16,853/ ( 24 – 5,106) = 0.892
Hệ số DRC < 1, điều này thể hiện, mặt hàng đậu tương nước ta có lợi thế so sánh so với thế giới, chi phí các nhân tố trong nước rẻ hơn so với giá thế giới.
3.3.4. Chỉ số bảo hộ danh nghĩa NPR
NPR = 12.0/ 8.0 = 1.5
Hệ số NPR> 1, chứng tỏ đậu tương được bảo hộ đầu ra, chính sách thương mại bảo hộ giá trong nước cao hơn giá thế giới 50%.
3.3.5. Chỉ số bảo hộ hữu hiệu ERP
VAd = 30.653
VAw = 18.894
ERP = 30.653/ 18.894 = 1.62
ERP>1 chứng tỏ các chính sách như là hạn ngạch hoặc thuế nhập khẩu về phía đầu vào làm cho giá trị gia tăng trong nước cao hơn giá trị gia tăng thế giới.
IV. Kết luận
Thông qua một số chỉ tiêu trên có thể nhận thấy tình hình sản xuất và xuất khẩu mủ cao su và đậu tương hiện nay đang phát triển vì nhìn chung là đã mang lại lợi nhuận cho người sản xuất. Hai mặt hàng đều được chính phủ bảo hộ nhưng đậu tương thì bị hạn chế hơn.
Một số giải pháp dự kiến để thúc đẩy tình hình xuất khẩu và sản xuất hai mặt hàng này đó là tăng chất lượng sản phẩm, tập trung cho xuất khẩu sản phẩm qua chế biến, giảm xuất khẩu dưới dạng thô như hiện nay.
Khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm. Giảm các chi phí sản xuất, tận dụng hết công suất của dây chuyền sản xuất.
Có các dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất vì đối tượng là cây trồng nông nghiệp.
V. Tài liệu tham khảo
Thông tin từ các website:
GS.TS Phạm Vân Đình (2009), Giáo trình chính sách nông nghiệp, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội.
1..
2.
3.
4.