Đất nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực chủ
yếu là cây lúa nước mà một s ố hoa màu khác nhưng phân tán. bên cạnh đó, nề kinh
tế của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa có đượcnề tảng để tạo đà phất triển.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra cho nền kinh tế nông
nghiệp một hướng đi mới với m ột n ền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản
lý của Nhà nước và đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã được chú trọng hơn. Từ
sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành đã giải
quyết được những ràng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và chỉ thị
100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng với nhân dân khoán sản phẩm cây lúa đến
nhóm người và người lao động. Đây được coi là chìa khoá vàng để mở ra thời k ỳ
mới của nông ngiệp. Bởi vì Đảng ta đã xác định để phát triển được nền kinh tế thì
trước tiên là phải phát triển được nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp với xu hướng giảm tỷ trọng cây lượng thực, tăng dần tỷ trọng cây công
nghiệp và thu ỷ sản và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nông thôn v à tăng dần tỷ
tr ọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Phát triển nông ngiệp một cách toàn diện nhằm từ đó tích luỹ cho công
nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế.
Việc thực hiện những chiến lược đó phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả đổ
mới cơ chế quản lý, các chính sach hồ tự phát triển và chuy ển dịch cơ cấu trong
nền kinh tế nông nghiệp. Chuy ển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực hiện như
thế nào, tập trung vào những gì, thực thi những ngành nào mũi nhọn và then chốt,
xu hướng chuy ển dịch cơ cấu nông nghiệp. là hàng loạt nh ững vấn đề cần phải
được tính đến.
Bài viết này được chia thành 3 phần:
Ph ần I . Những v ấ n đề l ý luậ n về chuy ển d ị ch c ơ cấ u kinh tế nông ngiệ p
Phần II. Thực trạng về chuy ển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam
từ trước năm 1985-1988 tới nay.
Phần III. Giải pháp cho xu hướng chuy ển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2001-2005
35 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Luận văn
Thực trạng về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp Việt Nam từ trước
năm 1985-1988 tới nay
Trang 2
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực chủ
yếu là cây lúa nước mà một số hoa màu khác nhưng phân tán. bên cạnh đó, nề kinh
tế của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa có đượcnề tảng để tạo đà phất triển.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra cho nền kinh tế nông
nghiệp một hướng đi mới với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản
lý của Nhà nước và đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã được chú trọng hơn. Từ
sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành đã giải
quyết được những ràng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và chỉ thị
100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng với nhân dân khoán sản phẩm cây lúa đến
nhóm người và người lao động. Đây được coi là chìa khoá vàng để mở ra thời kỳ
mới của nông ngiệp. Bởi vì Đảng ta đã xác định để phát triển được nền kinh tế thì
trước tiên là phải phát triển được nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp với xu hướng giảm tỷ trọng cây lượng thực, tăng dần tỷ trọng cây công
nghiệp và thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nông thôn và tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Phát triển nông ngiệp một cách toàn diện nhằm từ đó tích luỹ cho công
nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế.
Việc thực hiện những chiến lược đó phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả đổ
mới cơ chế quản lý, các chính sach hồ tự phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong
nền kinh tế nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực hiện như
thế nào, tập trung vào những gì, thực thi những ngành nào mũi nhọn và then chốt,
xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp... là hàng loạt những vấn đề cần phải
được tính đến.
Bài viết này được chia thành 3 phần:
Phần I. Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp
Phần II. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam
từ trước năm 1985-1988 tới nay.
Phần III. Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Trang 3
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN.
1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú. Nông dân sống ở khu vực nông
nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi trường và
gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc
hậu. Đại bộ phận, xét một cách tổng thể, các nước đang phát triển và kém phát
triển có trên 80% dân số và 70% lao động xã hội tập trung ở nông với sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ lao động thấp. Người
nông ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa là những người tiêu thụ sản phẩm
của chính bản thân họ làm ra. Bởi vậy, tính phối hợp liên ngành (cung ứng vật tư,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn ở mức độ thấp, đóng góp từ khu vực nông nghiệp
và thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định.
Bên cạnh đó nông nghiệp Việt Nam còn có đặc điểm nổi bật khác do
những điều kiện tự nhiên và lịch sử đặc biệt.
Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, đất nước trải dài theo hướng Bắc-Nam,
phần lớn địa hình là đồi núi, có ba mặt tiếp giáp với biển… chính vì vậy, có thảm
thực vật phong phú, đa dạng, có tiềm năng sinh khối lớn, nhiều loài vật có giá trị
kinh tế cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và có thể đi vào chuyên
canh nhiều loại cây, con. Hiện nay, nông nghiệp nước ta sản xuất lương thực chủ
yếu là cây lúa nước nhưng phần tán, việc áp dụng các kỹ thuật cơ giới hoá, hiện
đại hoá vào sản xuất nông nghiệp thiếu kinh nghiệm và còn nhiều bất cập.
-Nước ta đất chật, dân số không ngừng tăng lên lên khả năng mở rộng quy
mô sản xuất nông nghiệp hạn chế.
-Việc chuyển nền nông nghiệp Việt Nam sang sản xuất hàng hoá gặp nhiều
khó khăn về vốn, kỹ thuật, trình độ lao động, khả năng quản lý …
Đây là những đặc điểm nổi bật cần phải khắc phục nhanh chóng tạo tiền đề
cho nhiệm vụ công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta theo
hướng bền vững, tiến lên một nền nông nghiệp mà :
Trang 4
-Đi vào sản xuất hàng hoá
-Năng suất cây trồng và gia súc cao.
-Năng suất lao động cao.
-Sử dụng hệ thống thuỷ canh.
Và khắc phục những hạn chế :
-Sử dụng năng lượng lãng phí
-Chất lượng nông sản kém.
-Môi trường bị ô nhiễm.
2. Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển. Bởi vì các nước này đa số người dân sống dựa
vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính
phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi
lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho
nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn
cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế . Để đáp ứng nhu cầu lâu dài
của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực ở khu vực thành thành thị sẽ
không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng nâng suất lao động trong nông
nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng
cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Khu vực công nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển
kinh tế, có ý nghĩa lớn là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Theo Timer-
1988, Morris và Adelma -1981 từ kinh nghiệm thực tế của thế kỷ XIX và nhất là
thập kỷ gần đâycho thấy, phát triển nông nghiệp là một điều kiện tiên quyết cho
sự thành công của công nghiệp hoá (do tích luỹ từ công nghiệp mang lại) hình
thành và phát triển thị trường trong nước, giải quyết việc làm ở nông thôn trong
thời gian đầu, hạn chế áp lực làm chậm quá trình công nghiệp hoá …)
Trang 5
Theo Timmer-1988 ở giai đoạn bắt đầu phát triển nông nghiệp chiếm phần
lớn sản phẩm trong nước, tích luỹ chủ yếu từ nông nghiệp, nguồn thu của Nhà
nước chủ yếu do các loại thuế đánh vào nông nghiệp.
+Giai đoạn nông nghiệp đóng góp củ yếu cho sự tăng trưởng một phần
nguồn thu từ nông nghiệp được đầu tư lại hco nông nghiệp (chủ yếu cho nghiên
cứu và cơ sở hạ tầng) sản lượng nông nghiệp tăng lên.
+Giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nông nghiệp phải được
liên kết về thị trường lao động và tín dụng liên kết kinh tế thành thị-nông thôn,
nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào thị trường.
+Giai đoạn nông nghiệp dưới mức 20% của tổng lao động trong nước,
nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp linh hoạt của Nhà nước.
Để đạt được như vậy thì điều kiện đầu tiên quan trọng nhất là ta phải thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng
của nền kinh tế quốc dân.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN.
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là bộ phận cấu thành rất quan
trọng của nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội ở nước ta. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là tổng thể của kinh tế
bao gồm mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trong những khoảng thời gian và điều
kiện kinh tế xã hội nhất định.
Sau khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị và nhiều chính sách mới được ban
hành đã giải được những khả năng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp
và nông thôn, tạo cho nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn góp phần từng
bước chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung đã và đang có
sự khởi sắc, sản xuất phát triển đời sống nhân dân được cải thiện. Mặt khác, việc
chuyển dịch cơ cấu ngành, theo vùng, lãnh thổ, theo các thành phần kinh tế, theo
Trang 6
cơ cấu kỹ thuật - công nghệ hướng tới nền sản xuất hàng hoá và đạt được nhiều
tiến bộ đángg kể.
Thế nhưng ở trong phạm vi của từng vùng trong nước thì không hẳn thế. Do
có sự phát triển không đều giữa các vùng trong nước, quá trình đó diễn ra ở các
vùng không giống nhau: ở vùng kinh tế phát triển , quá trình đó diễn ra theo trình
tự chung còn ở vùng kinh tế kém phát triển, quá trình đó có thể bắt đầu từ việc phá
thế độc canh hoá chuyển sang đa canh lúa, màu phát triển chăn nuôi và bước tiếp
theô là phát triển các ngành nghề tiều, thủ công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng
chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là: tỷ trọng
nông nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn còn
phải có sự quan hệ rất nhiều tới các ngành khác như phát triển nông nghiệp hàng
hoá phải chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp và nông nghiệp không thể tự
đi lên nếu không có sự tác động trực tiếp của một nền công nghiệp phát triển. Và
được các ngành nghề mới trong nông nghiệp.
Trong nông nghiệp và nông thôn, đi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp và nông thôn là sự phân công lao động cũng được diễn ra. Từ lao động
trồng lúa chuyển sang lao động trồng hoa màu chăn nuôi, làm các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ, nó không chỉ phụ thuộc vào phục vụ cho cả nhu cầu
phát triển nông nghiệp mà còn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp,
thương nghiệp và các ngành doanh nghiệp khác.
Từ thế kỷ 20 đã chứng minh và xác định khoa học kỹ thuật công nghệ phát
triển và đổi mới như vũ bão, tính cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
ngày càng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước không thể tách rời với
sự phát triển kinh tế của cộng đồng quốc tế hay cũng như không thể tách rời sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn với cơ cấu kinh tế vùng và
cơ cấu kinh tế chung của cả nước.
Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo ở nông nghiệp và nông thôn không thể
tránh khỏi, nó diễn ra theo hướng : khi sản xuất hàng hoá kém phát triển thì
khoảng cách đó tương đối doãng ra, khi sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao
Trang 7
thì khoảng cách đó thu hẹp laih và có thể trở lại khoảng cách ban đầu (nhưng ở
trình độ cao hơn). Điều đó chứng tỏ sự phân hoá giàu nghèo vừa là kết quả, vừa là
động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thêm vào đó, ở đâu có trình độ dân trí thấp thì ở đó việc xác lạp và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đương nhiên là gặp nhiều khó khăn và khó tránh khỏi sai lầm .
Điều này cũng chứng tỏ rằng với với trình độ dân trí hay mặt bằng trong giáo dục
có chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn.
2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
a. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đài
Loan.
Ta biết rằng Đài Loan là một lãnh thổ nhỏ với 2/3 là đồi núi, đất canh tác
chỉ có gần 900.000 ha, khí hậu á nhiệt đối và nhiệt đới, bởi vậy cơ cấu nông
nghiệp rất đa dạng, phong phú như trồng trọt có lúa nước, lúa mì, khoai lâng, khoai
tây, lạc, chuối…. Về chăn nuôi có lợn, gàm vịt , trâu, bò… Ngư nghiệp có điều
kiện thuận lợi để phát triển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, có những sản
phẩm xuất khẩu có giá trị như tôm, cá…
Tuy vậy, cho đến giữa thế kỷ xét xử, nông nghiệp Đài Loan vẫn ở tình
trạng lạc hậu, sản xuất tiểu nông tự cấp, tự túc. Từ đầu những năm 1950 đến nay
cơ cấu nông nghiệp Đài Loan, do có sự tác động của công nghiệp hoá, đã có một
bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản
xuất nông sản hàng hoá, hướng về về xuất khẩu, và đã đạt được những thành tựu to
lớn trong thời kỳ công nghiệp hoá. Quá trình đó của Đài Loan được chia làm 3 thời
kỳ.
*Thời kỳ thứ nhất:
Cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh chuẩn
bị công nghiệp hoá (1949-1953).
Trong thời kỳ này, Đài Loan bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất do chính
quyền Quốc Dân Đảng thực hiện trong 4 năm (1949-1953) với nội dung: giảm tô
từ 50-60% xuống 37,5% (1949), chính quyền đem 130.000 ha ruộng công bán cho
177.000 hộ nông dân thiếu ruộng (1951), ban chấp hành "luật người cày ruộng:
Trang 8
(1953), trưng mua số ruộng đất quá hạn mức của địa chủ bán cho nông dân thiếu
ruộng.
Điều trên đã tạo điều kiện chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp phong kiến
tiểu nông sang nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa, dọn
đường cho công nghiệp hoá. Kết quả, sản xuất nông nghiệp 1952 đạt 129,7% so
với năm 1940-19443 (thời kỳ kinh tế thịnh vượng trước đây). Cơ cấu nông nghiệp
thời kỳ này vẫn là cơ cấu truyền thông. Năm 1953, trong cơ cấu nông nghiệp, giá
trị sản lượng trồng trọt chiếm 71,9%, chăn nuôi chiếm 15,6%, thuỷ sản chiếm
7,4%, lâm nghiệp chiếm 5,1%. Trong ngành trồng trọt: lua chiếm 58,7 %, mì màu
13,3%, cây công nghiệp 19,7%, rau 4,8, quả 3,5%. Trong ngành nông sản xuất
khẩu năm 1952 đạt 114 triệu USD chiếm 95,5% kim ngạch xuất khẩu. Nó đánh
dấu bước ngoặc đầu tiên của sản xuất nông nghiệp chuyển từ hướng nội thuần tuý
sang hướng ngoại.
* Thời kỳ thứ hai
Cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ phát triển nông nghiệp để nuôi dưỡng
công nghiệp (1953-1968): Đây là thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá ở Đài
Loan nó được thực hiện trong 4 kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia (NEDP)
Trang 9
Biểu 1: Cơ cấu nông nghiệp thời kỳ 1953-1968
Năm Giá trị sản lượng
nông nghiệp
Trồng trọt Chăn nuôi Ngư nghiệp Lâm nghiệp
1953 10.390 (1) 71,9% 15,6% 7,4% 5,1%
1968 48.883 60,1% 23,0% 10,6% 6,3%
(1) Triệu đồng Đài Loan.
Với chức năng phát triển nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp trong
thời gian 1953-1968, nông nghiệp Đài Loan tập trung vào các mục tiêu:
-Nâng cao nông nghiệp bằng đa dạng hoá sản phẩm và cạnh tranh để đảm
bảo nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân.
-Mở rộng xuất khẩu nông sản phẩm phục vụ công nghiệp hoá .
-Cung cấp nguyên liệu và lao động cho công nghiệp để phát triển công
nghiệp hoá.
Kết quả: sản phẩm trồng trọt chính (lúa, mía, rau quả) tăng từ 60-400%,
năng suất cấy trồng từ 50-200%, sản lượng thuỷ sản tăng 400%, lâm sản tăng
50%-120%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 266,590 triệu USD, tăng
220%. Điểm chủ ý ở đây là cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ 1953-1968 đã có sự
chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá. Giá trị sản lượng nông, lâm
ngư nghiệp năm 1968 tăng 5 lần so với 1953, cơ cấu giá trị chăn nuôi tăng từ
15,6% lên 23%, ngư nghiệp từ 7,4%-10,6%, lâm nghiệp từ 5,1%-6,3%.
* Thời kỳ thứ ba
Cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ phát triển công nghiệp để hỗ trợ nông
nghiệp (1961 đến nay). Một trong những nội dung chủ yếu trong thời kỳ này là
tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu và khả năng của
công nghiệp hoá.
Số trang trại gia đình bắt đầu giảm, lao động nông nghiệp giảm từ 1,6 triệu
(1969) xuống 1,09 triệu (1991). Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao
động xã hội giảm từ 38,9% (1969) xuống 12,9% (1991).
Diện tích canh tác giảm 914 ha (1969) xuống 883540 ha (1991). Giá trị sản
lượng nông nghiệp tăng 47731 triệu Đài Loan (1969) lênhà nước 234185 triệu
Trang 10
(1981). Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 297 triệu USD (1969) lên 10,042 tỷ
USD (1991).
Biểu 2: cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp (1968-1981)
Năm Giá trị Sl (1)
nông nghiệp
Tỷ trọng giá trị sản phẩm (%)
Trồng trọt Chăn nuôi Ngư nghiệp Lâm nghiệp
1968 48833 60,1 23 9,5 5,6
1981 234185 47,1 29,5 21,4 2,0
(1) triệu đồng Đài Loan
Kế hoạch của Đài Loan từ nay đến sau năm 2000 là tiếp tục chuyển dịch
nền kinh tế nông nghiệp theo phương hướng chọn được cơ cấu nông nghiệp hợp
lý trong điều kiện công nghiệp phát triển đạt trình độ cao, đất đai và lao động đất ở
trong nước tập trung và sản xuất. Kế hoạch của Đài Loan từ nay đến sau năm 2000
là tiếp tục chuyển dịch chuyển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng chọn được cơ
cấu nông nghiệp hợp lý trong điều kiện công nghiệp phát triển đạt trình độ cao,
đất đai và lao động đất ở trong nước tậ trung vào sản xuất các sản phẩm cần ít đất
đai, lao động, đem lại giá trị kinh tế và lợi nhuận cao và tìm cách xuất khẩu vốn
công nghệ , chuyên gia nông nghiệp ra các nước ngoài, có đất đai và lao động rẻ
hơn, để sản xuất nông sản đưa về nước và đem xuất khẩu.
Kết luận:
+Trong thời gian từ 1949-1953 để mở đường cho công nghiệp hoá Đài
Loan đã thực hiện cải cách ruộng đất, chuyển phương thức sở hữu và sử dụng đất
phong kiến sang phương thức sử dụng ruộng đất tư bản chủ nghĩa.
+Đài Loan đã chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ hướng nội phục vụ nhu
cầu nhu cầu trong nước sang hướng ngoại phục vụ nhu cầu xuất khẩu nông sản.
+Đã chuyển dịch cơ cấu nông lâm ngư nghiệp cho phù hợp từng thời kỳ
công nghiệp hoá theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi thuỷ sản, rau quả và
giảm tỷ trọng lương thực, lâm sản.
+Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở thành thị
và nông thôn, tạo ra thu nhập cao hơn, đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp.
Trang 11
+Chuyển dịch lao động động thủ công trong nông thôn sang lao động cơ khí
trên lao động chuồng trại và trong xí nghiệp chế biến nông sản.
+ Khi công nghiệp phát triển trình độ lao động cao, sẩn xuất nông nghiệp có
xu thế giảm sản xuất mọt số nông sản và thay thế bằng nông sản nhâp khẩu có lợi
cao, chuyển sản xuất nông nghiệp từ nội địa ra nước ngoài, nhằm vào đất nước có
đất đai và lao động rẻ để sản xuất và xuất khẩu nông sẩn từ nước ngoài có lợi hơn.
b. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
Indonesia.
Với hơn 200 triệu dân và 70% dân cư sống ở nông thôn, ngành nông
nghiệp Indonesia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vấn đề
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nnn1 của Indonesia quan tâm sâu sắc, trong đó chính
sách phát triển nông nghiệp tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm vì mục tiêu
an toàn lương thực, thực phẩm và đề cao vai trò khu vực nông thôn.
Để thực hiện việc dễ dàng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chính phủ nước này đã tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, công
trình thuỷ lợi, nghiên cứu ứng dụng các loại giống cao sản… đều được trợ giá ở
mức độ khác nhau. Đây chính là điều kiện nhằm khuyến khích phát triển cho nền
kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu và diện tích cây trồng liên tục được mở rộng, chú trọng phát triển
những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu ở các trang trại nhà nước và tư nhân.
Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia thực hiện khá tốt chính sách phát triển
kinh tế trang trại. Nhờ đó, Indonesia trở thành nước xuất khẩu ca cao, cà phê, chè
hàng đầu thế giới. Chính phủ nước này luôn cố gắng duy trì sự cần bằng tương đối
giữa nông nghiệp và những ngành công nghiệp, dịch vụ.. đưa khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra cho
sản xuất nông nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
và nông thôn.
+Vị trí đại lý và khí hậu tự nhiên: ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng
khí hậu khác , việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau. Xác định cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và nông thôn cũng có nghĩa là xác định cơ cấu kinh tế nông
Trang 12
nghiệp và nông thôn ở các vùng điều kiện địa lý và khí hậu tự nhiên khác nhau của
nước ta. Bởi vậy, cơ cấu kinh tế của một nước, một vùng bao giờ cũng dựa trên qu
thế về điạ lý và khí hậu c