Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị. nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế
khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều
vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi
phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt
khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập khẩu 1/3 lương
thực mỗi năm đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo. Với một nước
ta nông nghiệp, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống
ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội làm trong ngành nông
nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nhưng trước
thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, vấn đề việc làm của
người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây
cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng, vừa là
khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa là vành đai xanh, cung cấp thực
phẩm cho thủ đô. Nhưng cùng với sự phát triển của thủ đô, cùng với quá
trình đô thị hoá nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang
phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Người nông dân
quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng
gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Việc
sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, người nông dân
thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của thị trường.
Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm, cuộc sống
gặp nhiều khó khăn. Với một huyện còn khó khăn như Gia Lâm, tạo việc
làm cho nông dân m ất đất, là một bài toán không dễ giải. Chính vì vậy, sau
một thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông dân sau khi
bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề tài:
“ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Cở sở lý luận về việc làm và tạo việc làm.
Chương II : Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
81 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Giải pháp tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Gia
Lâm - Hà Nội
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………............4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM ... 9
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. .. 9
1. Một số khái niệm cơ bản. ................................................................... 9
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. ....................................... 12
II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm. ................................................ 16
1. Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm.
.............................................................................................................. 16
2. Mô hình phát triển của Lewis. ........................................................... 17
3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris-
Todaro) ................................................................................................. 17
III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. ..................................... 18
1. Đối với xã hội. .................................................................................. 18
2. Đối với doanh nghiệp. ....................................................................... 19
3. Đối với người lao động. .................................................................... 19
IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất. ............................................................................ 21
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. .......................................................... 21
2. Kinh nghiệm của Thái Lan. ............................................................... 22
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản. .............................................................. 23
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM .. 24
I. Đặc điểm huyện Gia Lâm. ..................................................................... 24
1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................ 24
2. Đặc điểm kinh tế, xã hội. ................................................................... 28
3. Đặc điểm dân số, lao động. ............................................................... 30
II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất. . 38
1. Số lượng. ........................................................................................... 38
2. Cơ cấu việc làm mới. ........................................................................ 39
III. Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. .. 50
1. Hiệu quả đạt được. ............................................................................ 51
2. Hạn chế. ............................................................................................ 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG
DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM ............... 61
I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới. .......... 61
1. Kinh tế. ............................................................................................. 61
2. Dân số, lao động, việc làm. ............................................................... 61
3
II. Những giải pháp chủ yếu. ..................................................................... 62
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. ........................................ 62
2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
.............................................................................................................. 64
3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. .......................................................... 69
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn. ............................ 71
5. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động. .. 73
6. Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm. ........................................... 73
7. Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất. .......................................................... 74
8. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. .......................... 75
III. Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
................................................................................................................. 77
1. Đối với thành phố Hà Nội. ................................................................ 77
2. Đối với chính quyền địa phương. ...................................................... 78
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 81
MỘT SỐ TRANG WEB ..................................................................................... 81
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ-ĐH : Cao đẳng- Đại học.
CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CNKT : Công nhân kỹ thuật.
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
CN-XDCB : Công nghiệp- Xây dựng cơ bản.
HTX : Hợp tác xã.
ILO : International Labor Organization.
KVNN : Khu vực nhà nước.
LĐPT : Lao động phổ thông.
LD : Liên doanh.
THCN : Trung học chuyên nghiệp.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
XKLĐ : Xuất khẩu lao động.
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên Trang
Bảng 1 Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia
Lâm.
25
Bảng 2 Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia
Lâm.
26
Bảng 3 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến 2008.
27
Bảng 4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm
(2005-2008).
29
Bảng 5 Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm ( 2005-2008). 29
Bảng 6 Tình hình dân số, lao động, việc làm huyện trên địa
bàn huyện Gia Lâm.
31
Bảng 7 Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp cần giải quyết việc làm.
35
Bảng 8 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm.
37
Bảng 9 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất theo tuổi.
38
Bảng 10 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện
Gia Lâm.
39
Bảng 11 Thời gian hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ dạy nghề. 40
Bảng 12 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp theo ngành kinh tế.
43
6
Bảng 13 Bảng giá đất nông nghiệp. 54
Bảng 14 Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật
của lao động trong các hộ bị thu hồi đất ở huyện
Gia Lâm.
57
Hình 1 Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. 44
Hình 2 Số lượng việc làm mới theo thành phần kinh tế 45
Hình 3 Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật.
47
Hình 4 Số lượng việc làm mới theo xã. 49
Hình 5 Phân loại HTX. 59
7
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế
khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều
vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi
phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt
khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập khẩu 1/3 lương
thực mỗi năm đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo. Với một nước
ta nông nghiệp, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống
ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội làm trong ngành nông
nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nhưng trước
thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, vấn đề việc làm của
người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây
cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng, vừa là
khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa là vành đai xanh, cung cấp thực
phẩm cho thủ đô. Nhưng cùng với sự phát triển của thủ đô, cùng với quá
trình đô thị hoá nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang
phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Người nông dân
quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng
gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Việc
sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, người nông dân
8
thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của thị trường.
Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm, cuộc sống
gặp nhiều khó khăn. Với một huyện còn khó khăn như Gia Lâm, tạo việc
làm cho nông dân mất đất, là một bài toán không dễ giải. Chính vì vậy, sau
một thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông dân sau khi
bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề tài:
“ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Cở sở lý luận về việc làm và tạo việc làm.
Chương II : Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Mục đích nghiên cứu: qua việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tìm ra những hạn chế, khó khăn
trogn quá trình tạo việc làm cho những người này. Từ đó, gợi mở những
hướng đi cho các hộ nông dân khắc phục khó khăn, có được phương án tìm
việc làm tốt nhất. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến với thành phố Hà Nội,
chính quyền huyện Gia Lâm nhằm tạo việc làm cho nông dân đạt hiệu quả
hơn.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến năm 2008.
9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Việc làm.
- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng
sức lao động đó.
- Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những
hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
- Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có ghi
rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm
đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai
điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cám. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập
cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật)
cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở,
các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm.
10
1.2. Thiếu việc làm.
Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có đủ việc làm theo
thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu
nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu
nhập. Người thiếu việc làm là những người trong khoảng thời gian xác định
của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong
tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là
những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định trong tuần,
tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu
nhập.
1. 3. Thất nghiệp.
Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu sản
xuất.
Định nghĩa thất nghiệp của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp
là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc
nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus, người thất nghiệp là những
người trong không có việc làm được trả công và đang cố gắng cụ thể để đi
tìm một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thôi việc nhưng đang chờ được
gọi làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới.
Ở Việt Nam, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định: “Người
thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng
không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có đi
tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với
lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu...hoặc trong tuần lễ
trước điều tra có tổng số giừo làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng
không tìm được việc.
11
1.4. Tạo việc làm.
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số
lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để
kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động.
Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người
lao động, nhà nước và người sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và
mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường
đúng lúc, đúng chỗ.
- Về phía người lao động: muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập
cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức
lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ
( từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một
nghề nghiệp nhất định.
- Về phía Nhà nước: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính
sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo
môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ
phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.
- Về phía người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào
và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ
làm việc cho người lao động. Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn để
mua hoặc thuê nhà xưởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa, để mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn
cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà
nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. Đồng thời đề ra các quy định phù
hợp, quản lý lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt được mục
12
tiêu của tổ chức và nâng cao sự thoả mãn của người lao động, khơi dậy
động lực lao động ở mỗi người.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.
Điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa
phương đã có sẵn, ngoài ý muốn chủ quan của con người. Đó có thể là đất
đai, màu mỡ hay không màu mỡ, phù hợp với loại cây trồng nào; hay điều
kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi; các nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều hay ít, địa hình
bằng phẳng hay không bằng phẳng, thuận lợi phát triển ngành sản xuất nào,
tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc mới.....Trên thế giới có nhiều nước rất giàu
tài nguyên thiên nhiên, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành
sản xuất và thu hút lao động. Còn đối với những nước không được thiên
nhiên ưu đãi, đất đai chật hẹp, nghèo tài nguyên, họ có vốn, có công nghệ
kỹ thuật hiện đại, máy móc tiên tiến, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã
tạo ra được nhiều việc làm mới và việc làm có chất lượng cao.
Dân số.
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng. Xét trên
phương diện là yếu tố của tiêu dùng, các kết quả dân số: quy mô, cơ cấu,
phân bố, chất lượng dân số quy định quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự phân
bố các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất của xã hội. Sản xuất cho ai; sản
xuất cái gì, khi nào, ở đâu, chất lượng sản phẩm hàng hoá ra sao...là do số
lượng, cơ cấu, chất lượng dân số quy định. Cụ thể:
- Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
tăng lên. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên đó đòi hỏi phải mở rộng
sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến nhiều
13
ngành nghề mới ra đời, dẫn đến số chỗ làm việc mới cũng được tạo ra
nhiều hơn, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo.
- Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, ngành
nghề, tôn giáo, dân tộc.... đều có tâm lý, sở thích tiêu dùng khác nhau, nhu
cầu tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá, dịch vụ cũng
khác nhau. Để thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng đó tất
yếu phải mở rộng, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng
chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm; thay đổi cơ cấu ngành
nghề. Nghĩa là số lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn, phát triển đa dạng
hơn.
- Mức sinh tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến tạo việc làm. Mức sinh cao,
số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là của trẻ em
tăng lên. Các khoản chi phí cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ và nhiều
lĩnh vực hoạt động khác đều tăng, các dịch vụ khác ăn theo cũng phát triển
hơn, cơ cấu việc làm thay đổi..Nghĩa là cùng với mức sinh tăng lên, nhiều
việc làm mới được tạo ra, quy mô, cơ cấu việc làm đa dạng hơn. Còn mức
sinh giảm nghĩa là số người già đông hơn, vì nhiều lý do mà họ phải gia
nhập trở lại thị trường lao động, áp lực về việc làm tăng lên, tạo việc làm
cho người già trở nên nan giải.
- Mức chết: sự biến đổi của mức chết cũng tác động đến vấn đề tạo việc
làm. Mức chết tăng lên, nhất là mức chết của dân cư trong độ tuổi lao động
cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chỗ việc làm không
có người đảm nhận. Hơn nữa khi mức chết tăng cao, số người chết trung
bình hàng năm nhiều lên, dịch vụ phục vụ tang lễ và nhiều hoạt động khác
đi kèm cũng thay đổi, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. Mức chết giảm
xuống, nhất là mức chết của dân số trong độ tuổi lao động giảm, cung lao
động tăng lên tương đối, nhu cầu và áp lực việc làm tăng theo. Mức chết
14
giảm xuống, dân số có xu hướng già hoá, số người giá đông hơn, tuổi thọ
trung bình trong dân cư tăng lên....việc làm cho người già, các dịch vụ
chăm sóc người già cũng tăng theo.
- Di dân làm cho quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số ở vùng đi
và vùng đến thay đổi. Di dân thường xảy ra đối với những người đang
trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến cung lao động ở vùng đến tăng lên, ở
vùng đi giảm xuống. Cơ cấu dân số cũng thay đổi: ở vùng đến cơ cấu dân
số thường trẻ hơn, ở vùng đi cơ cấu dân số già đi. Từ đó dẫn đến nhu cầu
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi. Vùng đến nhu cầu tiêu