Đề tài Hiệu ứng nhà kính

1. Khái niệm - Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng của Trái đất với không gian xung quanh, dẫn dến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính”. 2. Nguyên nhân : • Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. • Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển còn bức xạ của Trái đất là sóng dài có năng lượng thấp,dễ dàng bị khí quyển giữ lại. • Do sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh đã dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. • Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, CH4, CFC, NOx • Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau : CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2.

doc10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệu ứng nhà kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : HIÊU ỨNG NHÀ KÍNH I. MỞ ĐẦU Hiện nay, việc phát thải các khí ngày càng nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính gây nên Hiệu ứng nhà kính. Hệ quả của nó gây nên sự biến đổi khí hậu, đe dọa sự sống của con người cũng như sinh vật sống trên trái đất…. 1. Khái niệm - Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng của Trái đất với không gian xung quanh, dẫn dến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính”. 2. Nguyên nhân : Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển còn bức xạ của Trái đất là sóng dài có năng lượng thấp,dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Do sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh đã dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, CH4, CFC, NOx… Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau : CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. 3. Các khí gây ra hiệu ứng nhà kính a)Khí CO2 : Là sản phẩm của quá trình hô hấp. Là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều nhất. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ Trái đất tăng thêm khoảng 30C b) Khí CFC : Là loại khí nhân tạo được tạo ra trong quá trình làm lạnh. CFC là loại khí thứ 2 gây ra ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu ứng nhà kính sau CO2 CFC phá vỡ và làm thủng tầng ozôn c) Khí mêtan CH4 : Được giải phóng trong quá trình khai thác và vận chuyển than, khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và một số nguyên nhân khác. Là nguyên nhân lớn gây ra hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân tử CH4 bắt giữ nhiệt nhiều gấp 21 lần so với CO2 d) Khí NOx : Được giải phóng ra nhiều từ các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Mỗi phân tử bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần so với CO2. 4. Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến môi trường : Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Tăng nhiệt độ đại dương. Tăng số lượng mây bao quanh Trái đất. Nhiệt độ Trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển => nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu đông dân cư, đồng bằng và đảo sẽ chìm trong nước biển. Thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên Trái đất. Một số loài thích nghi sẽ phát triển trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp diên tích hoặc bị tiêu diệt. Khí hậu Trái đất bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xuất hiện nhiều loại bệnh mới, các dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ con người suy giảm. II.TÌNH HÌNH PHÁT THẢI CÁC KHÍ NHÀ KÍNH Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2 °C 1. Tình hình phát thải khí nhà kính trên thế giới : Mỗi năm con người phát thải 600 triệu tấn CO2 vào khí quyển. Sử dụng hơn 2 triệu tấn CFC hằng năm, một số lượng lớn bị thải vào khí quyển. Khí NOx được thải ra khoảng 140000 tấn mỗi năm. 2. Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam: Mỗi năm ở Việt Nam thải ra hàng triệu tấn khí nhà kính, trong đó nhiều nhất là CO2. Các khí nhà kính được thải ra chủ yếu do các hoạt động sử dụng năng lượng. IV. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 1. phương pháp hấp thụ khí công nghiệp: - Lắp đặt các hạt lọc bằng sứ vào ống khói. Các hạt có màu trắng, có đường kính khoảng 0,5 cm. - Dùng cho các nhà máy luyện kim, xi măng, nhiệt điên.. - Phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ. * Ưu điểm: - Lượng khí CO2 hấp thụ lớn. - Hấp thụ trước khi CO2 tiếp xúc với không khí. - Có thể sử lý hóa học để tái sử dụng, làm nguyên liệu. 2. phương pháp làm sạch và thu giữ CO2: - Sử dụng ionic lipuid làm chất hấp thụ. Không bị bay hơi. Không tạo ra khí độc hại. Sử dụng thuân tiện. Sạch hơn so với dùng Monoethanolamine. Tính xâm thực, bay hơi gần như bằng 0. Có thể tạo màng để sử dụng. 3. Xử lý khí CFC: - Là hợp chất giữa C và Cl. - Thành phần gây thủng tầng Ozon. + Phương pháp: - Lĩnh vực làm lạnh: chất thay thế ( Hydrocacbons, ammoniac). - Khử trùng y tế: ethylene oxy, và hỗn hợp ethylene oxy/ carbon dioxide.. - Tiêu diệt CO2 bằng đá Peridotite. + Sinh ra từ magma tự nguội dần. + CO2 + Peridotite khoáng chất cứng. + Diễn ra cả trong lòng đất nhanh gấp 1 triệu lần. + Chi phí thấp 4. sản xuất gạch không nung: - Tận dụng được nguồn đất ít giá trị kinh tế. - Nguyên liệu là đất + phế liệu công nghiệp. Phương pháp: đất hóa đá: Sử dụng máy thủy lực > 150 tấn. Không phát thải khí nhà kính. Giá thành rẻ hơn 2/3 gạch bình thường. Độ cứng gấp 2 lần. Tiết kiệm chi phí xây dựng. 5. giảm CO2 bằng vỏ dừa: Giảm CO2 bằng phân biochar (cô lập và nhốt khí CO2 trong đất.) Phân được chế tạo: nhiệt phân các chất thải của cây. Phân bón biochar đang được sử dụng để giảm lượng khi thải CO2  - Ảnh: isiria.files.wordpress.com 6. Chôn CO2: - CO2 được hóa lỏng đưa đến - các vỉa than.(- 20oC) - Sau đó được làm nóng lênVà bơm vào các mỏ khoan. Khi CO2 thấm vào thì thoát Ra khí metan giếng "xử lý CO2 để thu lại methane" ở Ba Lan  7. Lọc bụi từ các nhà máy: - Đục những lỗ nhỏ trên thân các ống khói. - Thiết kế hệ thống màng lọc bụi kiểu màng nước từ chính ống khói. V.KẾT LUẬN Hội nghị Copenhagen sẽ đựơc tổ chức vào tháng 12 tới để tiến tới thoả thuận giảm thiều chất thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với biền đổi khí hậu từ ngày 7 đến ngày 18 trước khi Nghị định thư  Kyoto hết hạn vào năm 2012. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang là những nạn nhân trước mắt của hiện tuợng biến đổi khí hậu toàn cầu.  Nhiều nước trong nhóm này đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích các nước có nền kinh tế giàu mạnh bị cho là nguyên nhân chính trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.