Hệ thống an sinh xã hội nói chung và hệ thống BHXH nói riêng có vai trò rất quan
trọng trong việc hỗ trợ các thành viên trong xã hội trước những rủi ro do những cú sốc vĩ
mô, cả những cú sốc về kinh tế và cú sốc về tự nhiên, gây ra. Do đó, BHXH và an sinh xã
hội là những lĩnh vực được chính phủ các quốc gia trên thế giới rất quan tâm. Chính sách
BHXH luôn được coi là một trong những công cụ quan trọng được chính phủ sử dụng
nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
ở Việt Nam, ngay từ khi giành được độc lập, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
mới ra đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất chú trọng tới việc thực hiện chính sách
BHXH đối với người lao động, ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
BHXH Hà Tĩnh là một bộ phận cấu thành BHXH Việt Nam. BHXH Hà Tĩnh có
chức năng trực tiếp thực hiện các chế độ chính sách BHXH của Nhà nước đối với người
lao động trên địa bàn Hà Tĩnh. Trong những năm qua, BHXH Hà Tĩnh đã đạt được
những kết quả quan trọng. Số đơn vị sử dụng lao động và số người lao động tham gia
BHXH không ngừng tăng lên. Nguồn thu BHXH cũng gia tăng liên tục và là điều kiện
hết sức quan trọng để thực hiện các chế độ BHXH, hỗ trợ tích cực cho người lao động
trước những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức lao động, giảm thu nhập do hết
tuổi lao động...Các chế độ BHXH của người lao động được thực hiện khá tốt. Những
thành công đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng
từ sự đổi mới quản lý BHXH, đổi mới quản lý tài chính của ngành BHXH Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công quan trọng đó, quản lý BHXH nói chung
và quản lý tài chính BHXH nói riêng ở Hà Tĩnh còn có những hạn chế, cần được khắc
phục trong thời gian tới. Tình trạng nợ đọng kéo dài với số lượng lớn tiền đóng BHXH
của các đơn vị sử dụng lao động đã tồn tại trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được khắc
phục. Cơ quan BHXH chưa kiểm soát hết số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc.
Nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn gian lận trong việc đăng ký tham gia BHXH cho
người lao động, gian lận trong việc kê khai quỹ lương đóng BHXH,...Do đó, quyền lợi
của người lao động bị vi phạm. Quản lý chi các chế độ cho người hưởng BHXH vẫn còn
nhiều vấn đề phải khắc phục. Việc sử dụng kinh phí cho hoạt động trong cơ quan BHXH
chưa thật sự hiệu quả. Đây là những khó khăn lớn đối với quản lý tài chính của BHXH
Hà Tĩnh trong nhiều năm qua cần được giải quyết, bảo đảm cho người lao động được
tham gia BHXH và thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH thuận lợi hơn.
89 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoàn thiện quản lý tài chính của
Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống an sinh xã hội nói chung và hệ thống BHXH nói riêng có vai trò rất quan
trọng trong việc hỗ trợ các thành viên trong xã hội trước những rủi ro do những cú sốc vĩ
mô, cả những cú sốc về kinh tế và cú sốc về tự nhiên, gây ra. Do đó, BHXH và an sinh xã
hội là những lĩnh vực được chính phủ các quốc gia trên thế giới rất quan tâm. Chính sách
BHXH luôn được coi là một trong những công cụ quan trọng được chính phủ sử dụng
nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
ở Việt Nam, ngay từ khi giành được độc lập, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
mới ra đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất chú trọng tới việc thực hiện chính sách
BHXH đối với người lao động, ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
BHXH Hà Tĩnh là một bộ phận cấu thành BHXH Việt Nam. BHXH Hà Tĩnh có
chức năng trực tiếp thực hiện các chế độ chính sách BHXH của Nhà nước đối với người
lao động trên địa bàn Hà Tĩnh. Trong những năm qua, BHXH Hà Tĩnh đã đạt được
những kết quả quan trọng. Số đơn vị sử dụng lao động và số người lao động tham gia
BHXH không ngừng tăng lên. Nguồn thu BHXH cũng gia tăng liên tục và là điều kiện
hết sức quan trọng để thực hiện các chế độ BHXH, hỗ trợ tích cực cho người lao động
trước những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức lao động, giảm thu nhập do hết
tuổi lao động...Các chế độ BHXH của người lao động được thực hiện khá tốt. Những
thành công đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng
từ sự đổi mới quản lý BHXH, đổi mới quản lý tài chính của ngành BHXH Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công quan trọng đó, quản lý BHXH nói chung
và quản lý tài chính BHXH nói riêng ở Hà Tĩnh còn có những hạn chế, cần được khắc
phục trong thời gian tới. Tình trạng nợ đọng kéo dài với số lượng lớn tiền đóng BHXH
của các đơn vị sử dụng lao động đã tồn tại trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được khắc
phục. Cơ quan BHXH chưa kiểm soát hết số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc.
Nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn gian lận trong việc đăng ký tham gia BHXH cho
người lao động, gian lận trong việc kê khai quỹ lương đóng BHXH,...Do đó, quyền lợi
của người lao động bị vi phạm. Quản lý chi các chế độ cho người hưởng BHXH vẫn còn
nhiều vấn đề phải khắc phục. Việc sử dụng kinh phí cho hoạt động trong cơ quan BHXH
chưa thật sự hiệu quả. Đây là những khó khăn lớn đối với quản lý tài chính của BHXH
Hà Tĩnh trong nhiều năm qua cần được giải quyết, bảo đảm cho người lao động được
tham gia BHXH và thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH thuận lợi hơn.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện vấn
đề quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh, nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện quản lý tài
chính của BHXH Hà Tĩnh, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Hà
Tĩnh trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn vào nền kinh tế thế giới. Chính vì lẽ đó, tôi chọn vấn đề " Hoàn thiện quản lý tài
chớnh của Bảo hiểm xó hội Hà Tĩnh " làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có mong muốn và hy vọng đóng góp một phần
vào quá trình nghiên cứu chung đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của
BHXH Hà Tĩnh, bảo đảm thực hiện tốt hơn chính sách BHXH của Nhà nước trên địa bàn
Hà Tĩnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, hoạt động BHXH ở nước ta đã được tổ chức thực hiện theo
cơ chế mới. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về BHXH nói chung, tài
chính BHXH nói riêng. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
- TS. Nguyễn Văn Châu (chủ nhiệm đề tài - 1996): "Thực trạng quản lý thu BHXH
hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu".
- TS. Nguyễn Huy Ban (chủ nhiệm đề tài - 1999): "Chiến lược phát triển BHXH
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020".
- Đỗ Văn Sinh (2005): “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”, Luận án Tiến
sĩ kinh tế.
- Trần Quốc Toàn (năm 1999): “Quản lý tài chính BHXH trên địa bàn tỉnh Nghệ
An", Luận văn thạc sĩ kinh tế.
Với nhiều góc độ khác nhau, từ cách tiếp cận, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, các đề tài trên đã đề cập đến các lĩnh vực hoạt động của BHXH. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ về "Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác thu" của TS. Nguyễn Văn Châu đã nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm
quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới, tổng kết đánh giá thực tiễn hoạt động
quản lý thu BHXH của Việt Nam giai đoạn trước năm 1995 và những năm đầu khi
BHXH Việt Nam mới thành lập và đi vào hoạt động từ 1995 đến 1996. Tác giả đã đưa ra
một số khuyến nghị để đổi mới nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH ở Việt Nam. Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về "Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2020" của TS. Nguyễn Huy Ban đã nghiên cứu mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển BHXH, việc thực hiện BHXH ở một số nước
trên thế giới và thực trạng chính sách BHXH ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra những định
hướng cơ bản để phát triển BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ của tác giả Đỗ Văn Sinh
nghiên cứu vấn đề quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý quỹ BHXH ở Việt Nam, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ
ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Toàn nghiên cứu về thực trạng quản
lý tài chính ở Nghệ An và đưa ra những phương hướng, mục tiêu và giải pháp tăng cường
quản lý tài chính BHXH ở Nghệ An.
Với nhiều góc độ khác nhau từ cách tiếp cận, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, các đề tài trên đã đề cập đến một số lĩnh vực hoạt động của BHXH và có những liên
quan nhất định đến quản lý tài chính BHXH. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu này được
thực hiện khi chưa có Luật BHXH và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống đến công tác quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh. Để thực hiện đề tài, tác giả đã
đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh, từ đó đề xuất các giải
pháp và kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện quản lý tài chính phù hợp với đặc thù của
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Mục đích của đề tài là góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
tài chính BHXH, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh và đề xuất các
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh.
Thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá và phân tích rõ thêm cơ sở lý luận về BHXH, quản lý tài chính
BHXH.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh,
đáp ứng những yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý tài chính BHXH.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu về quản lý tài chính của BHXH Hà
Tĩnh (ở cấp tỉnh). Do vậy, quản lý tài chính BHXH được nghiên cứu ở đây gồm quản lý
thu BHXH, quản lý chi BHXH và quản lý chi cho hoạt động trong cơ quan BHXH. Các
nội dung khác của quản lý tài chính BHXH như quản lý quỹ BHXH, quản lý hoạt động
đầu tư và tăng trưởng quỹ BHXH không đề cập đến trong đề tài này.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh từ năm 1995
đến nay. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu ở giai đoạn 2003 - 2007. Các số liệu được cập
nhật đến năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn,
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, so sánh, điều tra, thống kê phân
tích, đánh giá trên cơ sở các báo cáo tổng hợp, điều tra về tình hình kinh tế xã hội và hoạt
động BHXH Hà Tĩnh để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
- Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về
BHXH và quản lý tài chính BHXH.
- Làm rõ nội dung quản lý tài chính BHXH.
- Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của BHXH Hà Tĩnh, chỉ rõ các kết quả,
hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính BHXH Hà Tĩnh
trong giai đoạn tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương, 08 tiết.
Chương 1
khái quát về bảo hiểm xã hội
và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội
1.1. khái quát chung về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội
BHXH là một hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ thế kỷ 13, BHXH đã có
những mầm mống đầu tiên trên thế giới. Đến thế kỷ 19, đạo luật đầu tiên về BHXH xuất
hiện ở Đức. Trong quá trình phát triển, các chế độ BHXH và đối tượng BHXH ngày càng
được mở rộng. Theo đó, khái niệm BHXH cũng có nhiều thay đổi và ngày càng được
hoàn chỉnh.
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về BHXH và cũng có rất nhiều
khái niệm BHXH được đưa ra.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra một định nghĩa về BHXH được chấp
nhận rộng rãi nhất.
BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình
thông qua nhiều biện pháp công nhằm tránh tình trạng khốn khó về mặt kinh tế và
xẫ hội do bị mất hoặc giảm đáng kể thu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động,
mất sức lao động và tử vong; chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ
(ILO, 1984) [44, tr.13].
Khái niệm BHXH này giống khái niệm BHXH của Việt Nam.
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở
một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ
của Nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao
động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội [45].
Khái niệm BHXH còn được ghi rõ trong Luật BHXH, được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/6/2006, như sau: “BHXH là
sự sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [49, tr.10].
Như vậy, BHXH được coi là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập
trung được dồn tích từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, theo
quy định của pháp luật, nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết những nhu cầu sinh sống thiết
yếu của người lao động và gia đình họ khi họ gặp những rủi ro dẫn đến việc giảm hoặc
mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động. Đó là xét theo góc độ kinh tế. BHXH
còn có thể xét dưới góc độ xã hội hay góc độ pháp lý.
Dưới góc độ xã hội, BHXH được coi là sự liên kết của những người lao động xuất
phát từ lợi ích chung của xã hội, của người lao động và người sử dụng lao động. Khi
tham gia quan hệ này, người lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp nhất định nếu có
những biến cố rủi ro, trên cơ sở sự đóng góp của các bên.
Dưới góc độ pháp lý, BHXH được tiếp cận như trong Luật BHXH Việt Nam đã
xác định.
Nghiên cứu về BHXH, chúng ta có thể thấy có nhiều tác giả nước ngoài cũng đã
đưa ra các định nghĩa khác về BHXH hoặc bảo trợ xã hội, áp dụng riêng cho các điều
kiện ở các nước đang phát triển. Các tác giả này có chung một quan điểm là BHXH
không chỉ dừng ở việc mất đột ngột thu nhập theo dự kiến mà còn tính đến cả việc ngăn
chặn và giảm nghèo kinh niên và mang lại mức sống tối thiểu.
Cách tiếp cận BHXH mà mỗi nước lựa chọn còn tuỳ thuộc vào mục tiêu chính
sách quốc gia và điều kiện cơ cấu cụ thể của nền kinh tế.
Mặc dù khái niệm BHXH của Việt Nam được xác định trong từ điển Bách khoa
toàn thư Việt Nam cũng tương tự khái niệm BHXH mà ILO đưa ra, nhưng thực tế trong
quá trình thảo luận, xây dựng chính sách, cũng có nhiều định nghĩa BHXH khác do các tổ
chức quốc tế và trong nước đưa ra, đề cập đến các mặt khác nhau của BHXH ở Việt
Nam.
Trong đó, có nhiều định nghĩa quá rộng hoặc quá chung không thể áp
dụng trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Các định nghĩa khác nhau này phản
ánh không chỉ tầm nhìn khác nhau về phát triển BHXH ở Việt Nam mà còn
phản ánh cách diễn giải khác nhau đối với các kinh nghiệm quốc tế và ý nghĩa
của những kinh nghiệm đó đối với quá trình hoạch định chính sách quốc gia
[44, tr.13].
Tuy nhiên, kết quả đạt được của quá trình thảo luận về định nghĩa BHXH thích
hợp nhất ở Việt Nam được thể hiện ở bốn điểm. Thứ nhất, cần phân biệt sự khác nhau
giữa chính sách BHXH và chính sách giảm nghèo. Thứ hai, cần xác định rõ các đối tượng
hưởng lợi dự định của các chương trình và chính sách này. Thứ ba, cần phải chú ý đến vai
trò thích hợp của Nhà nước trong việc cải cách các chương trình BHXH. Thứ tư, cần xem xét
tính chất tái phân phối của chính sách BHXH trong điều kiện các nước đang phát triển [44,
tr.13].
Khái niệm BHXH được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn này là khái
niệm BHXH đã được ghi trong Luật BHXH Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006.
Điểm cần nói thêm ở đay là cần phân biệt khái niệm BHXH và khái niệm an sinh
xã hội, phân biệt BHXH và bảo hiểm thương mại.
An sinh xã hội là một thuật ngữ xuất hiện trong một đạo luật của Mỹ năm 1935.
Theo đó, an sinh xã hội là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị cá nhân.
Đồng thời, tạo lập cho mỗi con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài
năng đến tột độ.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng xác định:
An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thông qua một loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại những khó khăn
về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm về thu nhập gây ra bởi ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết, bảo đảm
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con [46].
Như vậy, có thể thấy an sinh xã hội là một khái niệm có nội hàm rộng hơn khái
niệm BHXH. Đây là một khái niệm “mở” nên có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao trùm lên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực cuộc sống
của con người. Đó là các quan hệ hình thành trong lĩnh vực nhằm ổn định đời sống, nâng
cao chất lượng cuộc sống của các thành viên xã hội, góp phần ổn định, phát triển của toàn
bộ xã hội.
Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên
của mình. Trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do
gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất việc
làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già cũng như các trường hợp bị thiên tai
địch họa. Đồng thời, xã hội cũng ưu đãi những thành viên của mình vì đã có những
hành động xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, BHXH là một trong nhiều nội dung của an sinh
xã hội.
ở Việt Nam, thuật ngữ an sinh xã hội được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác nhau
như bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội, trật tự an toàn xã hội.
Một điểm nữa, BHXH khác bảo hiểm thương mại như thế nào?
Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm
chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã
thoả thuận trước trên hợp đồng.
ở đây, có thể thấy BHXH và bảo hiểm thương mại về cơ bản giống nhau ở một số
điểm sau:
Thứ nhất, BHXH và bảo hiểm thương mại đều có chức năng bảo đảm bảo vệ con
người, khắc phục, hạn chế tổn thất về thu nhập khi có rủi ro xảy ra đối với ngưòi tham gia
đóng bảo hiểm.
Thứ hai, nguyên tắc hưởng BHXH và bảo hiểm thương mại đều dựa trên cơ sở đóng
góp của người tham gia bảo hiểm.
Thứ ba, quỹ BHXH và bảo hiểm thương mại đều được sử dụng để chi trả bồi thường
cho người tham gia bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra đối với họ.
Tuy nhiên, BHXH và bảo hiểm thương mại có những điểm khác nhau:
Một là, BHXH là một hoạt động mang tính chất xã hội phi lợi nhuận, phục vụ lợi
ích của người lao động và của cả cộng đồng. Trong khi đó, bảo hiểm thương mại là hoạt
động kinh doanh, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong bảo hiểm thương mại, người được
hưởng lợi bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng - những người mua bảo
hiểm.
Hai là, BHXH là một hoạt động thoả thuận và không thoả thuận. Điều đó có nghĩa
là trong BHXH có cả bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Trong bảo hiểm thương
mại chỉ có bảo hiểm tự nguyện.
Ba là, sự tương hỗ trong BHXH được thực hiện trong một cộng đồng rộng rãi, toàn
xã hội. Sự tương hỗ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một cộng đồng “có
giới hạn”, một “nhóm đóng bảo hiểm”.
Bốn là, BHXH chỉ bảo đảm cho các rủi ro bản thân, trong khi bảo hiểm thương mại
cung cấp dịch vụ bảo đảm cho các rủi ro bản thân và cho các rủi ro tài sản và trách nhiệm
dân sự.
Năm là, sự tương hỗ trong BHXH được thực hiện trong một cộng đồng rộng rãi,
toàn xã hội. Sự tương hỗ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một cộng đồng
“có giới hạn “, một “ nhóm đóng bảo hiểm “.
Sáu là, BHXH chỉ bảo đảm các rủi ro bản thân, trong khi bảo hiểm thương mại cung
cấp dịch vụ bảo đảm cho các rủi ro bản thân và cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm dân
sự.
1.1.2. Bản chất bảo hiểm xã hội
BHXH được coi là một chính sách xã hội quan trọng của bất kỳ nhà nước nào,
nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất, cho đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người
trong xã hội. Với tư cách là công cụ quan trọng để quản lý xã hội, Nhà nước phải can
thiệp và tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt là để giải
quyết mối quan hệ thuê mướn lao động giữa chủ và thợ. Yêu cầu giới chủ phải thực hiện
những cam kết đảm bảo điều kiện làm việc và nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho
giới thợ, trong đó có nhu cầu về tiền lương, về chăm sóc y tế, về chăm sóc khi bị ốm đau,
tai nạn, trả lương khi người lao động đến tuổi hưu, đồng thời bản thân người lao động
cũng phải có trách nhiệm giành một khoản thu nhập để chi trả cho bản thân mình khi có
những rủi ro xảy ra. Mặt khác, nhà nước được coi là một người chủ sử dụng lao động của
mọi người lao động, vì vậy trong trường hợp sự đóng góp của người sử dụng lao động và
người lao động không đủ để trang trải cho những khoản chi cho người lao động khi họ
gặp phải rủi ro thì nhà nước phải có trách nhiệm dùng ngân sách của nhà nước để bảo
đảm đời sống cơ bản cho người lao động.
Như vậy BHXH ra đời, tồn tại và phát triển là một nhu cầu khách quan. Nền kinh
tế hàng hoá càng phát triển thì càng đòi hỏi sự phát triển và đa dạng của BHXH. Nền
kinh tế hàng hoá phát triển là nền tảng, cơ sở của BHXH. BHXH được hình thành trên cơ
sở quan hệ lao động, giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban
hành các chế độ chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm
vụ quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH. Chủ sử dụng lao động và người lao động có
trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH. Người lao động và gia đình của họ
được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chế độ BHXH quy
định.
Phân phối trong BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải ai tham gia
BHXH cũng được phân phối với số tiền giống nhau. Phân phối trong BH