Đề tài Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng - Dân dụng, hệ thống bơm, quạt gió công nghiệp và các nhà máy dệt sợi

Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng là nhân tốvô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉsốphát triển điện năng thường được coi nhưbiểu hiện trình độphát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia. Người ta đánh giá nền công nghiệp của một nước qua năng lượng điện và độtăng trưởng kinh tếcủa một nước qua mức tăng trưởng năng lượng điện của nước đó. Năng lượng điện là tổng sốnguồn năng lượng dưới các dạng khác nhau nhưcơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng nguyên tử... Tuỳtheo điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khảnăng khoa học - kĩthuật, vốn đầu tư... của mỗi nước, mỗi vùng mà cơcấu nguồn điện năng khác nhau. Mặc dù trên thếgiới sựphát triển của ngành điện càng ngày càng lớn mạnh và vô cùng đa dạng, từnhiệt điện, thuỷ điện, sức gió... cho đến năng lượng nguyên tửnhưng thiếu điện luôn là căn bệnh trầm kha của tiến trình phát triển kinh tế ởmọi giai đoạn và ởnhiều nước. Do vậy tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng luôn là nhiệm vụquan trọng và bức xúc của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt mà với xu thếphát triển nhưvũbão của khoa học công nghệ, nhu cầu của con người càng tăng lên với biết bao phương tiện, thiết bịmáy móc... đòi hỏi sửdụng năng lượng ngày càng nhiều. Việt Nam chúng ta là một trong những nước nghèo vềcác nguồn tài nguyên năng lượng, mức quy đổi vềnguồn năng lượng sơcấp tính bình quân trên đầu người rất thấp so với mức bình quân của nhiều nước. Việc mất cân bằng năng lượng ởViệt Nam trong tương lai sẽlà rào cản lớn nhất cho việc phát triển nền kinh tế, làm giảm đáng kểsức hút vốn đầu tư, giảm khảnăng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm, làm mất cơhội tăng trưởng... Nguồn điện năng của nước ta chủyếu tập trung ởhai nguồn phát điện chính: nhiệt điện và thuỷ điện. Phát triển nhiệt điện có thuận lợi là vốn đầu tưtương đối thấp, thời gian xây dựng cơsởsản xuất nhanh, nhưng giá thành năng lượng (tính theo kW.h) cao. Phát triển thuỷ điện (quy mô lớn) thì suất đầu tưcao gấp nhiều lần so với nhiệt điện, thời gian xây dựng dài hơn, nhưng giá thành năng lượng lại rẻhơn. Nhiệt điện có các Nhà máy nhưUông bí, Phảlại, Ninh bình..., còn đa sốlà các Nhà máy thuỷ điện, từcác nhà máy lớn nhưHoà bình, Yaly (720M)... cho tới rất nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ. Ước tính Việt Nam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏvới tổng công suất lắp đặt là 300MW (tiềm năng của thuỷ điện nhỏ ởViệt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình). Sau 20 năm cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, ngành Điện Việt nam có có sựtăng trưởng khá mạnh vềcông suất nguồn điện: 1.605 MW vào 3 năm 1985; năm 1995 điện phát ra là 14.665 MW; năm 1997 là 19.253 triệu kW.h; năm 1999 là 23.599 triệu kW.h. Cho tới 2006 là 12.000 MW và sản lượng điện thương phẩm lên tới 51,374 tỷKWh.

pdf105 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng - Dân dụng, hệ thống bơm, quạt gió công nghiệp và các nhà máy dệt sợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN SỐ 6 VŨ NGỌC PHAN- ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI ĐT: (04) 8 350454 FAX: (04) 8 350281 Email: escjsc@gmail.com ----------------- BÁO CÁO NGHIỆM THU HỢP ĐỒNG NCKH VÀ PTCN NĂM 2007 Tên hợp đồng: “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC ỨNG DỤNG: DÂN DỤNG, HỆ THỐNG BƠM, QUẠT GIÓ CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ MÁY DỆT SỢI”. Số hợp đồng: 182.07RD/HĐ-KHCN Thời gian thực hiện: 1/2007-12/2007 Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Tuấn Anh 6819 25/4/2008 1 Mục lục TT Nội dung Trang Phần I: Tiết kiệm điện là yêu cầu bức thiết 2-15 I. Sự cần thiết phải tiết kiệm điện 2 II. Tiết kiệm điện trên thế giới 4 III. Tiết kiệm điện ở Việt nam 6 IV. Tiềm năng tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp 8 V. Các giải pháp tiết kiệm điện. 10 Phần II: Tiết kiệm điện tại cơ sở dân dụng 15-25 I. Khối văn phòng 15 II. Khu vực sản xuất. 18 Phần III: Tiết kiệm điện tại xí nghiệp dệt may 26-55 I. Tổng quan ngành công nghiệp dệt may 26 II. Thực trạng tiêu thụ điện tại các xí nghiệp dệt may 26 III. Khảo sát tại CTCP Dệt công nghiệp Hà nội. 28 IV. Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng 30 III. Tiềm năng và giải pháp tiết kiệm điện 35 IV. Hiệu quả kinh tế-xã hội. 42 Phần IV: Tiết kiệm điện tại nhà máy nước 56-84 I. Tổng quan 56 II. Khảo sát Nhà máy nước Nam Dư 58 III. Các giải pháp tiết kiệm điện năng 67 Phần V: Chế tạo thiết bị tiết kiệm điện 85-102 A. Bộ tiết kiệm điện năng mẫu PS-01/ESC 85-95 B. Thiết bị tiết kiệm điện năng mẫu PS-02/ESC 96-102 Phần VI: Kết luận. 103 Phần VII: Tài liệu tham khảo. 104 Phần VII: Phụ lục. 104- PHẦN I: TIẾT KIỆM ĐIỆN LÀ YÊU CẦU BỨC THIẾT 2 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾT KIỆM ĐIỆN Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ số phát triển điện năng thường được coi như biểu hiện trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta đánh giá nền công nghiệp của một nước qua năng lượng điện và độ tăng trưởng kinh tế của một nước qua mức tăng trưởng năng lượng điện của nước đó. Năng lượng điện là tổng số nguồn năng lượng dưới các dạng khác nhau như cơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng nguyên tử... Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khả năng khoa học - kĩ thuật, vốn đầu tư... của mỗi nước, mỗi vùng mà cơ cấu nguồn điện năng khác nhau. Mặc dù trên thế giới sự phát triển của ngành điện càng ngày càng lớn mạnh và vô cùng đa dạng, từ nhiệt điện, thuỷ điện, sức gió... cho đến năng lượng nguyên tử nhưng thiếu điện luôn là căn bệnh trầm kha của tiến trình phát triển kinh tế ở mọi giai đoạn và ở nhiều nước. Do vậy tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng luôn là nhiệm vụ quan trọng và bức xúc của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt mà với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhu cầu của con người càng tăng lên với biết bao phương tiện, thiết bị máy móc... đòi hỏi sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. Việt Nam chúng ta là một trong những nước nghèo về các nguồn tài nguyên năng lượng, mức quy đổi về nguồn năng lượng sơ cấp tính bình quân trên đầu người rất thấp so với mức bình quân của nhiều nước. Việc mất cân bằng năng lượng ở Việt Nam trong tương lai sẽ là rào cản lớn nhất cho việc phát triển nền kinh tế, làm giảm đáng kể sức hút vốn đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm, làm mất cơ hội tăng trưởng... Nguồn điện năng của nước ta chủ yếu tập trung ở hai nguồn phát điện chính: nhiệt điện và thuỷ điện. Phát triển nhiệt điện có thuận lợi là vốn đầu tư tương đối thấp, thời gian xây dựng cơ sở sản xuất nhanh, nhưng giá thành năng lượng (tính theo kW.h) cao. Phát triển thuỷ điện (quy mô lớn) thì suất đầu tư cao gấp nhiều lần so với nhiệt điện, thời gian xây dựng dài hơn, nhưng giá thành năng lượng lại rẻ hơn. Nhiệt điện có các Nhà máy như Uông bí, Phả lại, Ninh bình..., còn đa số là các Nhà máy thuỷ điện, từ các nhà máy lớn như Hoà bình, Yaly (720M)... cho tới rất nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ. Ước tính Việt Nam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW (tiềm năng của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình). Sau 20 năm cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, ngành Điện Việt nam có có sự tăng trưởng khá mạnh về công suất nguồn điện: 1.605 MW vào 3 năm 1985; năm 1995 điện phát ra là 14.665 MW; năm 1997 là 19.253 triệu kW.h; năm 1999 là 23.599 triệu kW.h. Cho tới 2006 là 12.000 MW và sản lượng điện thương phẩm lên tới 51,374 tỷ KWh. Để đáp ứng nhu cầu về điện năng ngày càng tăng, đã có rất nhiều nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng thêm như Nhà máy thuỷ điện Sơn la (với công suất 2.400 MW, nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân), Nà Lơi,Thác bà... và rất nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ (từ 1-30MW) đang được đầu tư ở nhiều nơi trong nước như Tây nguyên, Quảng bình... Tuy nhiên độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay đang khá cao và sẽ tiếp tục cao cho đến khi nào chúng ta đạt được một nền công nghiệp khá hoàn chỉnh. Nhu cầu điện năng của nước ta còn tiếp tục tăng cho đến một vài chục năm nữa, lúc đó tốc độ tăng trưởng của điện năng sẽ đáp ứng đủ. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thương phẩm của năm 2007 có thể sẽ lên tới 58,57 tỷ kWh (tăng 7.4 tỷ kWh so với năm 2006). Tuy nhiên, tiến độ chậm trễ của nhiều nguồn phát mới vì rất nhiều nguyên nhân đã đưa đến tình trạng cung không đủ cầu, vì mức tiêu thụ điện của cả nước trong những tháng đầu năm đã tăng lên đến 20% (chỉ dự đoán 15%). Để đối phó với tình trạng thiếu điện, biện pháp tình thế là việc cắt điện luân phiên đã phải tiến hành trong vài năm trở lại đây, và nhất là vào những tháng cuối năm 2007, tình trạng này càng căng thẳng vì EVN phải mua điện của các Công ty khác với giá cao nên phải bù lỗ. Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn điện lớn không chỉ trong một vài năm, mà còn đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai. Để thực hiện điều đó chỉ có hai con đường: phát triển các cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến, cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng sạch... và nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Chi phí đầu tư để sản xuất ra cùng một đơn vị năng lượng đắt hơn ít nhất 2,5 lần so với chi phí đầu tư để tiết kiệm hay nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, ít nhất 30% nhu cầu năng lượng có thể và cần phải được đáp ứng bằng biện pháp tiết kiệm. Do vậy tiết kiệm năng lượng là yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách năng lượng quốc gia đang rất lưu tâm nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Và đây cũng chính là mối quan tâm lớn của cả thế giới nên “Dự án tăng cường tiết kiệm năng lượng trong các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam” do Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc tải trợ với mức kinh phí là 29.227.250 USD đã và đang được tiến hành từ năm 2006 đến 2010. 4 Theo ông Jordan Ryan, Điều phối viên thường trú LHQ và Đại diện thường trú UNDP, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng ở Việt Nam đang tạo ra sức ép lớn đối với năng lực cung cấp năng lượng của quốc gia vốn đã phát huy hết công suất. Nếu năng lượng không được sử dụng bền vững hơn thì trong tương lai VN có thể không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia. Bây giờ là thời điểm thích hợp nhất cho dự án này vì VN đang phải giải quyết nhu cầu tăng trưởng kinh tế trong khi tình trạng thiếu năng lượng ngày càng trầm trọng. II. TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI Đối với các nước đã và đang phát triển, do nền kinh tế đã phát triển ổn định nên yêu cầu tốc độ tăng trưởng nguồn điện không cao (chỉ 5-10%/năm), nhưng đồng hành với việc phát triển các nguồn năng lượng mới (nhất là những nguồn năng lượng xanh) là việc tiết kiệm năng lượng bằng rất nhiều giải pháp. Trên thế giới, đã nhiều năm này, các chương trình tiết kiệm điện đã được các Chính phủ rất quan tâm và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Nhất là khi giá dầu, than tăng không ngừng thì việc cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và bức thiết. Nguồn năng lượng trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt nên xu hướng của toàn cầu là tìm kiếm các công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng. Điều này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ các nước châu Âu vốn lo ngại về sự sụt giảm của các nguồn cung cấp năng lượng hiện nay. Vì thế, bên cạnh những quy định khắt khe hơn về việc sử dụng năng lượng, chính phủ các nước này cũng bắt đầu tài trợ tiền và giảm thuế cho những hãng xây dựng loại nhà tiết kiệm năng lượng. Nước Mỹ cũng không đứng ngoài xu hướng này. Thông qua chương trình Energy Star của mình, Washington đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về năng lượng trên mọi lĩnh vực, từ xây dựng nhà đến thiết bị điện hay gia dụng. Đồng thời ngày càng có nhiều công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng được phát minh và sử dụng trên thế giới. Mới đây, Bộ Năng lượng Mỹ vừa ký Hợp đồng tăng cường xây dựng các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng lên đến 30% đến năm 2010 với Hiệp hội các kỹ sư nhiệt học và điều hoà không khí Mỹ nhằm giảm tối đa năng lượng dùng cho ĐHKK vốn chiếm một lượng năng lượng khổng lồ ở Mỹ. Chính phủ Tây Ban Nha vừa thông qua một kế hoạch hành động từ nay đến năm 2007 với 7,9 tỷ euro đầu tư nhằm thực hiện chiến lược tiết kiệm năng lượng bao gồm khoảng 200 biện pháp khẩn cấp được áp dụng trong các lĩnh vực cải cách hệ thống giao thông vận tải, thay đổi thiết bị, đồ dùng điện, v.v... 5 sẽ cho phép giảm 8,5% mức tiêu thụ điện năng và giảm 20% năng lượng mua của nước ngoài vì hiện nay, Tây Ban Nha là một trong những nước phải nhập năng lượng nhiều nhất (tới 80%). Ngoài ra, Chính phủ Tây Ban Nha chủ trương trong thời gian tới sẽ huỷ 2 triệu đồ điện dân dụng cũ tốn nhiều điện của các gia đình, thay thế 7 triệu bóng đèn có công suất lớn bằng các loại bóng có công suất nhỏ, tiết kiệm điện hơn. Cũng như nhiều nước châu Âu khác, ngay sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới, Chính phủ Đức đã bỏ rất nhiều công sức vào việc thúc đẩy phát triển kỹ thuật năng lượng có khả năng tái sinh. Đến nay, Đức đầu tư khoảng 1,74 tỷ Euro vào lĩnh vực này. Chính phủ Đức còn đưa ra những biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng như trợ cấp kinh phí, tuyên truyền và tư vấn kỹ thuật thúc đẩy nâng cao hiệu suất sử dụng đồng thời đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trên mọi lĩnh vực, phân cấp các loại đồ điện gia dụng và dán nhãn phẩm cấp chất lượng tiết kiệm điện năng để thúc đẩy các nhà sản xuất nâng cao kỹ thuật tiết kiệm năng lượng. Ở các nước phát triển, kinh tế tăng trưởng gắn liền với hiệu quả năng lượng: cứ tăng GDP thêm 1% thì chỉ phải tăng tiêu thụ năng lượng 0,4%. Do đó, cường độ sử dụng năng lượng bình quân thế giới theo GDP đã giảm 19%, riêng các nước phát triển giảm 21-27%. Ở Nga ngược lại, cường độ sử dụng năng lượng theo GDP lại tăng nên tiềm năng hiện nay về tiết kiệm năng lượng là rất lớn: 39-47%. Khoảng 30% tiềm năng đó tập trung trong ngành nhiên liệu-năng lượng, 35-37% trong công nghiệp và 25-27% trong khu vực dịch vụ công cộng. Vì vậy mục tiêu của chính sách nhà nước trong việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng là yếu tố tiên quyết đối với triển vọng phát triển lâu dài của cả toàn bộ nền kinh tế nước Nga với việc áp dụng các biện pháp rộng rãi kích thích người tiêu thụ, đảm bảo cơ cấu lại nền kinh tế có lợi cho các ngành chế biến tiêu hao ít năng lượng và các lĩnh vực dịch vụ và tận dụng tiềm lực tiết kiệm năng lượng trong công nghệ. Đồng thời thực hiện hệ thống những biện pháp về pháp lý, hành chính và kinh tế kích thích việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Các nước ở châu Á hiện nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong việc đảm bảo năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và giảm nghèo, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Sức ép của giá dầu ngày càng tăng cũng như nhu cầu về năng lượng ngày càng cao đã buộc các doanh nghiệp và các quốc gia châu Á phải tìm kiếm các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng. Từ những năm 1970, các định mức hiệu suất năng lượng là tiêu chuẩn tiêu thụ năng lượng tối thiểu của thiết bị đã được áp dụng phổ biến ở Mỹ và châu Âu, còn ở châu Á mới chỉ được áp dụng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... còn Trung Quốc là một trong những nước có nền kinh tế sử dụng lãng phí năng lượng nhiều nhất trong khu vực: các nhà máy điện xây dựng từ năm 1950 và các nhà máy xí nghiệp lạc hậu tiêu tốn năng lượng gấp 11 lần so với Nhật Bản và gấp 3 lần mức trung bình của thế giới. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cũng đã khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. 6 Hiện tại nhu cầu dùng điện ở Trung Quốc vẫn vượt quá xa so với năng lực sản xuất, dẫn đến tình trạng mất điện thường xuyên do vậy vấn đề tiết kiệm năng lượng đang được các nhà lãnh đạo Trung Quốc hết sức quan tâm. Tháng 8/2006, Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành quyết định khởi động Chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng trong đó xác định các biện pháp chính nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm 20% tổng mức năng lượng tiêu thụ vào năm 2020. Ngoài ra, Trung quốc còn dự định từ nay đến năm 2020 sẽ đầu tư 2000 tỷ nhân dân tệ vào năng lượng tái sinh nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái sinh từ 7,5% lên 15% vào năm 2020. Công ty G-Steel, một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu của Thái Lan, đã tái sử dụng toàn bộ lượng nước thải và cắt giảm 38% lượng điện tiêu thụ trong năm năm qua. Hàn quốc cũng đã phát động một chiến dịch thuyết phục người tiêu dùng loại bỏ những thiết bị cũ và không có hiệu quả về mặt năng lượng Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở châu Á. Từ năm 1973 đến nay, sản lượng công nghiệp tăng 3 lần nhưng mức tiêu thụ năng lượng vẫn ổn định. Các thiết bị điện liên tục được cải tiến để tiêu thụ càng ngày càng ít điện năng. Song hành với việc phát triển mạnh nguồn năng lượng từ pin mặt trời, từ rác thải, Chính phủ xác định giảm các mức tiêu thụ thiết bị điện chính trong gia đình là 17% với tivi, 30% với máy tính, 36% với điều hoà nhiệt độ và 72% với tủ lạnh. III. TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở VIỆT NAM Ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có bước phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối, xuất nhập khẩu năng lượng; về cơ bản đã đáp ứng năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quy mô của các ngành điện, than, dầu khí đều vượt hơn hẳn 10 năm trước, khả năng tự chủ của các ngành từng bước được nâng lên, đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành điện Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong công tác giảm tổn thất điện năng từ 19,29% xuống còn 11,05%. Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để đưa ngành năng lượng vượt qua tình trạng kém phát triển. Đến nay, Việt Nam vẫn là một trong các nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước trong khu vực khác (550KWh/năm, bằng 1/5 Malaysia, 1/18 so với nước thấp nhất của Châu Âu..). Trình độ phát triển của ngành vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập do rất nhiều nguyên nhân. 7 Do vậy trong thời gian gần đây, tiết kiệm điện là một vấn đề cấp thiết đối với Tổng Công ty Điện lực nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều giải pháp đã được đưa ra, thậm chí tổ chức cả cuộc thi tiết kiệm năng lượng điện. Đồng thời nhiều thiết bị đã được đưa ra với tiêu chí tiết kiệm điện nhằm giảm áp lực thiếu điện cho EVN và có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực hiện thành công các chương trình tiết kiệm năng lượng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị thực hiện với cùng với một khung pháp lý rõ ràng như: chính sách khuyến khích về thuế, trợ giúp tài chính, điều chỉnh giá điện, các tiêu chuẩn và cơ chế để quản lý, kiểm soát chất lượng thiết bị và các trợ giúp về đào tạo, công nghệ... Khung chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng được Việt Nam chú ý hoàn thiện. Cho đến nay, hàng loạt các chính sách liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng đã được ban hành và triển khai thực hiện: Nghị định 102 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (có hiệu lực từ tháng 9/2003); Thông tư của Bộ Công nghiệp hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất (có hiệu lực từ tháng 7/2004); Luật điện lực được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/7/2005, trong đó có 1 chương chỉ rõ tiết kiệm trong phát, truyền tải, phân phối và sử dụng điện; Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Một trong các chính sách chủ yếu trong việc phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam: “Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, trong đó nội dung chính là: - Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành có cường độ năng lượng thấp. - Xây dựng các chính sách về tài chính, thuế nhằm khuyến khích tiết kiệm năng lượng trong cơ sở sử dụng năng lượng. Miễn, giảm thuế thu nhập cho khoản lợi nhuận thu được từ việc tiết kiệm năng lượng. Các trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu cho mục đích tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm tiết kiệm năng lượng khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế. - Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi các dự án sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nhập khẩu dây chuyền công nghệ mới hoặc đầu tư chiều sâu nhằm tiết kiệm năng lượng. - Nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về định mức sử dụng năng lượng cho các loại trang thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng. Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu: tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ điện năng so với dự báo hiện nay về phát triển 8 năng lượng và phát triển Kinh tế-xã hội; tiết kiệm 11-12% lượng điện năng tiêu thụ tại các cơ quan công sở Nhà nước trên địa bàn Hà nội. Quyết định gồm 8 nội dung chính như sau: 1. Vận động toàn dân tham gia tiết kiệm điện 2. Tiết kiệm điện tại công sở, trụ sở các cơ quan 3. Tiết kiệm điện trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ 4. Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp 5. Tiết kiệm điện đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh điện 6. Tiết kiệm điện đối với các trang thiết bị sử dụng điện 7. Chương trình chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả 8. Phổ biến sử dụng thiết bị gia nhiệt nước bằng năng lượng mặt trời và sử dụng các dạng năng lượng thay thế khác. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo sát sao việc tổ chức, thực hiện tiết kiệm điện trong các tỉnh thành, các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy... trong cả nước và bước đầu đã thu được hiệu quả đáng khích lệ. Nội dung của Hợp đồng NCKH và phát triển công nghệ này là “Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng: dân dụng, hệ thống bơm, quạt gió công nghiệp và các nhà máy dệt sợi” cũng không nằm ngoài mục đích thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện trong các công sở, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp. IV. TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP I. Tổng quan: Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp mới để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức hợp lý đã và đang là mục tiêu của ngành Điện tất cả các nước, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống đang mất cân đối về lượng cun
Tài liệu liên quan