Khái niệm và thực chất của đấu thầu.
- Khái niệm và thực chất của đấu thầu
"Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu".
- Thực chất: Đấu thầu là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh
tế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện. Phương pháp này là
đòi hỏi sự so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như (kỹ
thuật hay tài chính) hay sự hài hoà giữa các phương diện để chọn lấy một nhà
thầu có đủ khả năng. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổ chức
thực hiện tốt nhất.
Đấu thầu là một hoạt động tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã được
sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi khác trên thế giới. Kinh nghiệm cho thấy rằng
đấu thầu nếu được thực hiện có thể tiết kiệm được đáng kể so với những
phương pháp giao thầu. Có thể nói đấu thầu là một trong những yếu tố chính
bảo đảm sự thành công của các dự án. Đấu thầu nói chung là một phạm trù
kinh tế, nó gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá, không có
sản xuất và trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu.
38 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động đấu thầu của Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật (TEMATCO), quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƠ
BỘ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐẤUTHẦU TẠI CÔNG TY
2
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
I. Những vấn đề cơ bản về đấu thầu
1. Các khái niệm:
1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu.
- Khái niệm và thực chất của đấu thầu
"Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu".
- Thực chất: Đấu thầu là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh
tế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện. Phương pháp này là
đòi hỏi sự so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như (kỹ
thuật hay tài chính) hay sự hài hoà giữa các phương diện để chọn lấy một nhà
thầu có đủ khả năng. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổ chức
thực hiện tốt nhất.
Đấu thầu là một hoạt động tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã được
sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi khác trên thế giới. Kinh nghiệm cho thấy rằng
đấu thầu nếu được thực hiện có thể tiết kiệm được đáng kể so với những
phương pháp giao thầu. Có thể nói đấu thầu là một trong những yếu tố chính
bảo đảm sự thành công của các dự án. Đấu thầu nói chung là một phạm trù
kinh tế, nó gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá, không có
sản xuất và trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu.
1.2. Các khái niệm liên quan.
- Dự án: Là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ
công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự
án không đầu tư.
- Dự án đầu tư: Là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hay cải tiến những đối tượng nhất định nhằm đạt được tăng
3
tưởng về số lượng, cải tiến hay nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ
nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
- Chủ đầu tư: Là cá nhân hay tổ chức pháp nhân được giao trách nhiệm
trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Tổng mức đầu tư: Là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây
dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ
thuật.
- Tổng dự toán công trình: Bao gồm những khoản chi phí có liên quan
đến khảo sát thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí sử dụng đất
đai, đền bù giải toả mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
- Vốn đầu tư được quyết toán: Là toàn bộ chi phí hợp pháp được thực
hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp
pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán được phê
duyệt, đảm bảo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán
và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
- Bên mời thầu: Là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc
đấu thầu.
- Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu
thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân,
nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thăàu xây lắp, là nhà chung cấp trong đấu
thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn là
nhà đầu tư trong đấu thầu chuyển chọn đối tác đầu tư.
- Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được
phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô
hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án.
- Hồ sơ dự thầu: Là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu.
4
- Mở thầu: Là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định
trong hồ sơ mời thầu.
- Xét thầu: Là quá trình phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét
chọn bên trúng thầu.
- Giá gói thầu: Là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch
đấu thầu của dự án trên cở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được
phê duyệt.
- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ
phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói
thầu.
- Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá
dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh
các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Giá trung thầu: Là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ cho bên mời thầu thưởng
thoả hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Giá trúng thầu không
lớn hơn giá gói thầu trong kinh tế đấu thầu được duyệt.
2. Vài trò của đấu thầu đối với nền kinh tế.
2.1. Đối với Nhà nước
* Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
- Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
Nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ các tình trạng như thất
thoát lang phí vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong xây dựng cơ
bản.
- Đấu thầu xây lắp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành
xây dựng cơ bản ở nước ta.
- Đấu thầu xây lắp là động lực, điều kiện để cho các doanh nghiệp xây
dựng cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của
ngành công nghiệp xây dựng.
5
2.2. Đối với chủ đầu tư.
* Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp nhất.
- Thông qua đấu thầu xây lắp, chủ đầu tư sẽ tìm được các nhà thầu hợp
lý nhất có khả năng đáp ứng yêu cầu tốt nhất của dự án.
- Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả hoạt động giao nhận thầu chủ
đầu tư sẽ tăng cường hiệu quả quản lý vốn đầu thư, tránhtình trạng thất thoát
vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quán trình thi công xây lắp.
- Đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào
nhà thầu duy nhất.
- Đấu thầu tạo cơ hội nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ
kinh tế, kỹ thuật của bản thân chủ đầu tư.
2.3. Đối với nhà thầu
Đấu thầu tạo môi trường lành mạnh giúp các nhà thầu nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình, tạo sự công bằng và hiệu quả cao trong xây dựng.
Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đầu thầu, các doanh
nghiệp xây dựng phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm dự án, tham gia
đấu thầu và ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu), tạo công ăn việc làm cho người
lao động, phát triển sản xuất kinh doanh .
Để thắng thầu mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các mặt
kỹ thuật, công nghệ và lao động. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh
nghiệp không chỉ trong một lần tham gia đấu thầu mà còn góp phần phát triển
mở rộng quy mô doanh nghiệp dần dần.
Để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về mặt tổ chức,
tổ chức quản lý nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập
hồ sơ dự thầu cũng như toàn bộ CBCNV trong doanh nghiệp.
3. Các hình thức đầu thầu.
Trong đấu thầu xây dựng cơ bản có 3 loại đấu thầu chủ yếu sau:
6
3.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Đây là loại đấu thầu nhằm lựa chọn
các cá nhân, tổ chức tư vấn có thể đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu để
tư vấn về một vấn đề nào đó của chủ đầu tư.
3.2. Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Là loại đấu thầu nhằm lựa chọn các
nhà thầu mà họ có thể cung cấp vật tư thiết bị cho bên mời thầu với giá, thời
gian cung cấp hợp lý, đảm bảo các yêu cầu đặt ra của bên mời thầu.
3.3. Đấu thầu xây lắp: Đối với doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động
đấu thầu xây lắp là vấn đề mà họ quan tâm nhất để ký kết được hợp đồng.
Đấu thầu xây lắp là một phương thức mà trong đó chủ đầu tư tổ chức
sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.
(Doanh nghiệp xây dựng) với nhau nhằm lựa chọn nhà thầu có khẳ
năng thực hiện những công việc có liên quan tới quá trình xây dựng và lắp đặt
các thiết bị công trình, hạng mục công trình,…..thoả mãn tốt nhất các yêu cầu
của chủ đầu tư.
Những nội dung công việc chủ yếu của đấu thầu xây lắp
Nội dung công việc chủ yếu của đấu thầu xây lắp bao gồm:
+ Chủ đầu tư (người có nhu cầu xây dựng) nêu rõ các yêu cầu
của mình và thông báo cho các nhà thầu biết.
+ Các nhà thầu căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư sẽ trình bày
năng lực, đưa ra các giải pháp thi công xây lắp cho chủ đầu tư xem xét, đánh
giá.
+ Chủ đầu tư đánh giá năng lực và các giải pháp của nhà thầu để
chọn ra nhà thầu thích hợp nhất.
Sơ đồ 1: Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp.
CHỦ ĐẦU TƯ CÁC NHÁ THẦU
LỰA CHỌN
NHÀ THẦU
KÝ KẾT
HỢP ĐỒNG
Yêu cầu
Đánh giá
Năng lực, giải pháp
7
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư.
Theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
01/09/1999 về Quy chế đầu thầu, có 3 hình thức lựa chọn nhà thầu. Với mỗi
hình thức nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư
cũng như việc dự thầu của các nhà thầu.
4.1. Đầu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đầu thầu không hạn chế số
lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
(Nêu rõ điều kiện thời gian dự thầu ) tối thiểu là 10 ngày trước khi phát
hành hồ sơ mời thầu. Đối với gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật thì
bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để chọn nhà thầu có đủ năng lực tham
gia dự thầu. Trong hình thức này mỗi nhà thầu phải cạnh tranh với nhiều nhà
thầu khác, đầu thầu rộng rãi là hình thức áp dụng chủ yếu trong đấu thầu.
4.2. Đấu thầu hạn chế: Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ
mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự (tối thiếu là 5). Đây thường là
các công trình có quy mô lơn, công nghệ kỹ thuật phức tạp. Với hình thức này
thì bên mời thầu có thể tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức đấu thầu. Danh
sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền quyết định.
4.3. Chỉ định thầu: Đây là trường hợp đặc biệt, là hình thức chọn trực
tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Quyền
chỉ định thầu người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Hình thức này chỉ áp
dụng trong các trường hợp đặc biệt:
* Trường hợp bất khả kháng do thiên tai dịch hoạ, được phép chỉ định
ngày đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo
cáo ngay Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê duyệt.
8
Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật
an ninh quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Nguyên tắc đấu thầu xây dựng cơ bản.
a, Công bằng: mọi nhà thầu đều có quyền bình đẳng như nhau tạo điều
kiện đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.
b, Bí mật: Mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các ý kién trao đổi các nhà
thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu, phải được đảm
bảo bí mật tuyệt đối.
c, Công khai: Trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia,
nguyên tắc công khai phải được quán triệt cả giai đoạn gọi thầu và mở thầu.
d, Có năng lực: Chủ đầu tư và các nhà thầu có năng lực KT-KT thực
hiện những điều đã cam kết.
e, Pháp lý: Các bên phải tuân theo quy định của Nhà nước về đấu thầu.
* Các gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định khác.
6. Các phương thức đấu thầu.
Cũng theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP thì ở nước ta hiện nay áp dụng 3
phương thức đấu thầu:
6.1. Đấu thầu 1 túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu trong 1 túi hồ sơ, cả hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ thuật. Như vậy, nhà thầu
phải có biện pháp lập hốơ dự thầu thích hợp vì hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ
thuật sẽ được đánh gía cùng một lúc. Phương thức này áp dụng đối với đấu
thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
6.2. Đầu thầu 2 túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ
thuật về đề xuất tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.
Túi hồ sơ kỹ thuật sẽ được đánh giá trước. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật
từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ tài chính để đánh giá. Với phương
thức này các nhà thầu phải kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật và tài chính khi lập
hồ sơ.
9
6.3. Đấu thầu 2 giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những dự án
lớn, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật, hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng chìa
khoá trao tay.
6.3.1. Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và phương án tài
chính (chưa có giá trị) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng
nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu
chuẩn bị mà nộp hồ sơ dự thầu chính thức.
6.3.2. Giai đoạn 2: Bên mời thầu các nhà thầu tham gia trong giai đoạn
1 nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn
chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chỉ tiêu và tài chính với
đầy đủ nội dung và tiến độ thực hiện điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
Sơ đồ 1 : Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp.
Sơ tuyển nhà
thầu
Chuẩn bị hồ sơ
mời thầu
Mời thầu
Nộp và nhận hồ
sơ dự thầu
Đánh giá hồ sơ
dự thầu
Trình duỵêt kết
quả đấu thầu
Công bố kết
quả đấu thầu
Mở thầu
10
CHƯƠNG II
I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.
1.Giới thiệu về công ty:
Tên gọi: Công ty Xây Lắp Vật Tư Kỹ Thuật.
Tên giao dịch quốc tế: Technology Materials and Construction
Company.
Tên viết tắt: TEMATCO.
Trụ sở chính: 534 Minh Khai - Phường Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà
Trưng - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04 6330745 04 6330737 04 6330741
Fax: 04 6330737
Ngày thành lập: Ngày 24 tháng 03 năm 1993
Vốn pháp định: 5.386.081.897,0 đồng
2.Quá trình hình thành, phát triển công ty.
Công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật, tên viết tắt (TEMATCO) là doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 198/NN-TCCB/QĐ ngày
24/3/1993 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là
Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn). Có giấy phép ĐKKD số 105924 do
trọng tài kinh tế Hà Nội cấp.
Công ty đã trải qua nhiều năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đã
vượt qua nhiều gian nan thử thách, dần dần đã trở thành một công ty có sản
lượng cao, góp phần trong sản lượng của Tổng công ty với Nhà nước, cho
nên:
Liên tục từ năm 1993 - 2001 chị bộ công ty được công nhận là chi bộ
trong sạch vững mạnh. Bên cạnh đó công ty đã được tặng nhiều bằng khen và
cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đặc biệt
năm 2001 vừa qua, công ty đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao
động hạng ba.
11
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty gồm:
+ Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê, kè, đắp đập hồ chứa nước.
+ Xây dựng các công trình hạ tầng đô thị và nông thôn.
+ Chế tạo và lắp đặt thiết bị chế biến chè.
+ Tư vấn đầu tư phát triển chè.
+ Kinh doanh, cung ứng các loại vật tư kỹ thuật , phục vụ cho thi công
các công trình dân dụng công nghiệp thuỷ lợi.
Công ty TEMATCO là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, việc tồn
tại và phát triển các công ty đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có độ
quản lý cao, linh hoạt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh đó, đội
ngũ cán bộ công nhân viên phải có trình độ chuyên môn tốt, đủ kiến thức và
kinh nghiệm khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, đó
là những yếu tố cơ bản tạo nên một đơn vị vững mạnh trong quá trình phát
triển của nước ta hiện nay.
II. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY GỒM:
(SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY)
12
1.Đặc điểm bộ máy tổ chức.
Ban lãnh đạo Công ty.
Giám đốc.
Các phó giám đốc.
Các phòng chức năng:
Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Kỹ thuật.
Phòng Kế toán - Tài vụ.
Phòng Quản lý sản xuất.
Phòng Tổng Hợp
Phòng Kinh doanh.
Các đơn vị sản xuất:
Các chi nhánh (Chi nhánh Gia Lai, Chi nhánh Kontum, Chi nhánh Yên
Bình).
Các xí nghiệp xây lắp (XN Xây lắp I, XN Xây lắp II, XN Xây lắp III).
Các phòng thi công và đội thi công (Phòng thi công 3, phòng thi công
2, phòng thi công 6).
2.Cơ cấu hoạt động.
2.1.Giám đốc Công ty
Giám đốc Công ty là người điều hành cao nhất trong Công ty, có nhiệm
vụ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty, quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển và các vấn đề khác
của Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước các cơ quan Nhà nước và
toàn thể cán bộ công nhân viên về xây dựng phát triển Công ty và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Phó Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc Công ty là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc Công
ty theo từng lĩnh vực được phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Công ty và pháp luật về kết quả công việc được giao.
13
-2.3. Trưởng phòng chức năng.
Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch công tác
hàng tuần, hàng tháng của phòng mình, phân công công việc cho nhân
viên theo hướng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, thời gian và yêu
cầu cụ thể, và phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện
công việc của phòng mình để báo cáo giám đốc hoặc phó giám đốc phụ
trách.
2.4. Phòng Kinh tế hoạch - Kỹ thuật:
Chức năng:
Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài
hạn của Công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về
những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách.
.Nhiệm vụ:
Kiểm tra, theo dõi, cập nhật các tài liệu, thông tin, số liệu về kinh tế kế
hoạch, khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường... liên quan đến các hợp
đồng, hồ sơ, phương án... và các văn bản khác của Công ty. Đảm bảo
thông tin chính xác, kịp thời, khách quan.
Soạn thảo, quản lý, lưu giữ các hồ sơ dự án, phương án, luận chứng
kinh tế kỹ thuật, hợp đồng kinh tế và các văn bản thuộc lĩnh vực công tác
khác được giao theo yêu cầu của giám đốc Công ty.
Chủ động điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi
nhiệm vụ được giao. Khi công trình xây dựng được mở ra, căn cứ vào hồ
sơ dự thầu và đơn giá trúng thầu để chiết tính đơn giá và thuyết minh thi
công thực tế trình hội đồng khoán xét duyệt.
Thẩm định phương án, thương vụ, kinh doanh.
2.5 Phòng Kế toán - Tài vụ.
Chức năng:
14
Quản lý tài chính của Công ty theo đúng Pháp lệnh Kế toán thống kê và
các quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế Công ty.
Nhiệm vụ:
Phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức nghiệm thu, thanh
quyết toán các hợp đồng kinh tế, làm các báo cáo theo yêu cầu của Giám
đốc Công ty.
Quản lý, cung cấp, xác nhận các số liệu, chứng từ liên quan đến tài
chính Công ty, phục vụ việc kiểm kê, kiểm tra, giám sát, trình duyệt theo
vụ việc, theo định kỳ hoặc yêu cầu đột xuất.
2.6 Phòng Quản lý sản xuất.
. Chức năng:
Lập kế hoạc sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm của các đơn vị
sản xuất kinh doanh do phòng phụ trách, trên cơ sở đó dự trù kế hoạch vốn
để Công ty chủ động về tài chính.
Nhiệm vụ :
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị sản xuất trong lĩnh vực được giao.
Quản lý và cung cấp trang thiết bị máy móc thi công.
Đề xuất các phương án, giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh trình
Giám đốc Công ty phê duyệt.
2.7. Phòng kinh doanh :
Chức năng:
Thực hiện và chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của phòng do Công
ty giao, tham mưu cho Giám đốc Công ty địng hướng chiến lược trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại đạt hiệu quả cao nhất nhằm phát triển Công ty
ngày càng lớn mạnh.
Nhiệm vụ
15
Đề xuất và lập các phương án kinh doanh thương mại, tính toán trên cơ
sở có lãi và bảo toàn được vốn cấp của Công ty. Thực hiện kinh doanh tìm
kiếm và mở rộng thị trường.
Khi đàm phán, ký kết các hợp đồng phải nghiên cứu chặt chẽ các câu
chữ và các điều khoản ràng buộc trong hợp đoòng. Trưởng phòng phải ký
ngay trước khi trình Giám đốc Công ty ký, kể cả các hợp đồng bằng ngôn
ngữ nước ngoài.
Các phương án kinh doanh trình Giám đốc Công ty phê duyệt phải đảm
bảo tính khả thi cao nhất.
2.8. Phòng tổng hợp
Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc về vấn đề nhân lực, hoạt động hành chính
của công ty.
Nhiệm vụ :
Lập kế hoạch phân bổ lao động cho các đơn vị sản xuất.
Lập kế hoạch về nhân lực cho viêc tuyển dụng .
Thực hiện các chế độ nhà nước như: BHYT, thai sản, và các chính sách khác
III.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY
3.Kết quả h