Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại hiện nay không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Và vai trò của thương mại quốc tế ngày càng được khẳng định, nó giúp phát huy hết những lợi thế so sánh của một đất nước, đặc biệt hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp mà trong nước chưa đáp ứng được. Và đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, tăng năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và khoa học sản xuất hiện đại
68 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH thương mại thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Khoa th¬ng m¹i vµ kinh tÕ quèc tÕ
&
Chuyªn ®Ò
thùc tËp CuèI KHãA
§Ò tµi:
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Gi¸o viªn híng dÉn
:
Th.S. NguyÔn Quang Huy
Sinh viªn thùc hiÖn
:
Vò ThÞ Th¶o
MSSV
:
CQ492498
Líp
:
Th¬ng m¹i B
Khãa
:
49
HÖ
:
ChÝnh Quy
Hµ Néi – 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại hiện nay không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Và vai trò của thương mại quốc tế ngày càng được khẳng định, nó giúp phát huy hết những lợi thế so sánh của một đất nước, đặc biệt hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp mà trong nước chưa đáp ứng được. Và đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, tăng năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và khoa học sản xuất hiện đại. Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất trong nước về nguyên phụ liệu và trang thiết bị tiên tiến cho sản xuất. Công ty TNHH thương mại thế giới là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt khi như hiện nay, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là vấn đề luôn được đặt ra.
Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty với việc tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH thương mại thế giới: thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là về thực trạng hoạt động nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại thế giới trong những năm gần đây mà tập chung chủ yếu vào các mặt hàng phòng sạch, hàng chống tĩnh điện và hàng khớp nối. Từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của công ty.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH thương mại thế giới.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH thương mại thế giới.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty.
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Kinh tế quốc dân, khoaThương mại, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Huy để em hoàn thành chuyên đề thực tập này!.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1. Giới thiệu về công ty
Lịch sử hình thành
* Tên công ty: Công ty TNHH thương mại thế giới.
* Công ty thành lập theo quyết định số 88/CT ngày 2/3/2001 của chính phủ và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 26/3/2001 theo giấy phép kinh doanh số 0102001600.
* Địa chỉ: 47-A19-Nghĩa Tân-Cầu giấy-Hà nội.
* Hiện nay công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực: xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, luyện kim, điện tử dân dụng, hàng phòng sạch, hàng chống tĩnh điện, hàng khớp nối và một số máy móc phục vụ cho công nghiệp điện tử khác.
* Để tồn tại, phát triển, và hòa nhập với xu thế đất nước, công ty đã từng bước bố trí, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức kinh doanh cho gọn nhẹ phù hợp với hoạt động kinh doanh. Công ty rất chú trọng và lãnh đạo, bồi dưỡng tăng cường các hoạt động nghiệp vụ cho CBCNV. Hơn nữa, công ty còn nhanh chóng đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng mặt hàng kinh doanh, đa dạng hóa thị trường. Trong cơ chế thị trường công ty đã hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Chức năng nhiệm vụ
Công ty TNHH thương mại thế giới có các chức năng chính là:
+ Lắp đặt và buôn bán vật tư, phụ tùng, thiết bị công nghiệp, một số máy móc dùng trong công nghiệp điện tử.
+ Mua bán các sản phẩm hàng chống tĩnh điện, hàng phòng sạch.
+ Mua bán các sản phẩm hàng ống khớp.
Từ các chức năng chính trên công ty có những nhiệm vụ sau:
Xuất phát từ chức năng kinh doanh của công ty. Để đứng vững trên thị trường công ty phải làm tốt các nhiệm vụ chính sau đây:
* Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đặt ra. Nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm với nhiều chủng loại, chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở địa phương.
* Tích lũy và phát triển nguồn vốn để phát triển kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sẵn có. Đảm bảo đầu tư mở rộng công ty, đổi mới nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nghiên cứu khả năng kinh doanh, nhu cầu thị trường để cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc, nhằm nâng cao số lượng, chất lượng của các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
*Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, giảm giá thành sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
*Bảo vệ an toàn công ty, bảo vệ vật tư hàng hóa, môi trường được giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tốt và nộp các khoản ngân sách theo đúng quy định hiện hành.
*Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật.
Cơ cấu, bộ máy tổ chức công ty
Sơ đồ1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Ban lãnh đạo
Phòng
Hành
Chính
Phòng
Tài chính
Kế toán
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Xuất
Nhập
Khẩu
Phòng
Vận
Tải
Phòng
Kỹ
Thuật
Nhân viên
Nhân viên
Nguồn: phòng nhân sự
Bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình vừa và nhỏ, các phòng ban chức năng trong công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của ban lãnh đạo công ty.
*Ban lãnh đạo công ty gồm giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty, trực tiếp theo dõi các phòng ban và CBCNV.
Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân bổ và ủy quyền.
Các phòng ban có nhiệm vụ thực hiện các quyết định của công ty và phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành mục tiêu của công ty đề ra.
* Phòng hành chính: phục vụ công tác hành chính cho các phòng ban khác, nhận và lưu trữ các công văn, thư tín, báo chí.
* Phòng kinh doanh: nghiên cứu thị trường, khai thác tìm kiếm thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng. Tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác tiếp thị và các chính sách thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa để thúc đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn của công ty.
* Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm kiểm tra thử nghiệm trước khi nhập hàng, tư vấn cho khách hàng, lắp đặt và vận hành thử cho khách hàng đến xem và mua hàng, đảm bảo mọi hoạt động sau bán của công ty dành cho khách hàng.
* Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách chính xác, đầy đủ kịp thời. Thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tình hình sử dụng nguồn vốn, lập kế hoạch tài chính, phân phối các nguồn vốn bằng tiền, giám sát phần giá trị trong việc sử dụng các nguồn vốn, lao động , các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm hạch toán kết quả kinh doanh của công ty, cấp và phát lương hàng tháng cho CBCNV của công ty. Giúp ban lãnh đạo đưa ra đường lối đúng đắn để đạt kết quả cao trong công tác tài chính.
* Phòng xuất nhập khẩu: chủ yếu là nhập khẩu các sản phẩm, máy móc đầu vào từ các nguồn nước ngoài. Đây là nguồn hàng chủ yếu của công ty-chất lượng cao giá cả vừa phải vì thế có khả năng cạnh tranh cao.
* Phòng vận tải: chịu trách nhiệm chuyên trở hàng hóa cho công ty, bốc dỡ và chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa khi hàng đang trên đường.
1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty
1.2.1. Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng về sản phẩm, đặc điểm của các sản phẩm đó, số lượng sản phẩm, đảm bảo đúng về địa điểm, kịp thời về thời gian. Các sản phẩm đó đang trong giai đoạn nào của chu kỳ sống sản phẩm, tình hình sản xuất, cung cầu của sản phẩm đó trong nước để có thể dự đoán xu hướng và khối lượng nhập khẩu.
1.2.2. Nghiên cứu thị trường hàng hóa quốc tế
Là việc nghiên cứu hàng hóa không chỉ dừng lại ở lĩnh vực lưu thông quốc tế mà còn nghiên cứu ở lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hóa.
Thị trường nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Nội dung của nghiên cứu thị trường hàng hóa quốc tế:
►Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu số lượng đối thủ cạnh tranh, các điểm mạnh, điểm yếu, tình hình kinh doanh, phương hướng chiến lược kinh doanh cũng như khả năng, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trước những chính sách, chiến lược của công ty. Từ đó có thể rút ra thời cơ, thách thức cho công ty mình, khai thác được điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, đồng thời có phương án đối phó với khó khăn, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh.
►Nghiên cứu dung lượng thị trường
Nhằm xác định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường thông qua việc dự đoán khối lượng hàng hóa đó trên một khu vực thị trường nhất định, vào một thời điểm nhất định. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường, dự đoán sự biến động của nó từ đó có thể đưa ra các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp mình.
►Nghiên cứu giá cả của hàng hóa trên phạm vi thị trường thế giới
Đó là việc xác định đúng đắn giá cả của hàng hóa đó trên thị trường thế giới cũng như xu hướng vận động của giá cả và các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng đó. Đặc biệt là dự đoán xu hướng biến động của giá cả trong thời gian ngắn để có những kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
►Nghiên cứu đối tác
Nhằm lựa chọn được những đối tác phù hợp nhất, đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, giá cả, chí phí phù hợp, đúng mục tiêu của công ty và không trái các quy định của pháp luật hiện hành.
1.2.3. Lập phương án kinh doanh
Đó là việc phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh; xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được của phương án kinh doanh; phác thảo phương án kinh doanh; lựa chọn phương án kinh doanh; đề ra các biện pháp để thực hiện, đặc biệt là khâu tổ chức nhập khẩu hàng hóa, kiểm định hàng hóa, tiếp nhận hàng hóa, xúc tiến bán hàng.
1.2.4. Tiến hành giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng
Doanh nghiệp chủ yếu tìm hiểu các nhà cung cấp qua mạng, lựa chọn, tiến hành xác nhận thông tin, giao dịch, đàm phán với nhà cung ứng về các điều khoản của hợp đồng.
1.2.5. Thực hiện hợp đồng
Bao gồm những công việc như: xin giấy phép xuất nhập khẩu, thực hiện sơ bộ yêu cầu thanh toán, thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa(nếu có), làm thủ tục hải quan, giao nhận, kiểm tra hàng nhập khẩu, thanh toán tiền hàng còn lại, khiếu nại tố cáo nếu có.
1.2.6. Vận chuyển, bảo quản hàng hóa, thực hiện các công đoạn của hoạt động bán hàng nhập khẩu
Tiến hành thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho, nhập kho, bảo quản, chuẩn bị hàng hóa giao cho khách hàng hoặc giao trực tiếp cho khách hàng(không qua nhập kho).
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về công ty
1.3.1.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh nhập khẩu
Mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty rất đa dạng và phong phú. Được chia thành hai nhóm hàng chính: nhóm hàng phòng sạch và hàng ống khớp. Các sản phẩm phòng sạch như giấy, khăn lau phòng sạch…Các sản phẩm hàng ống khớp như khớp nối, ống inox, ống bọc nhựa, bánh xe, chân đế loại thường và loại chống tĩnh điện…
Bảng 1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh nhập khẩu
Nhóm hàng phòng sạch
Nhóm hàng ống khớp
- Các loại vải chống tĩnh điện
- Thảm cao su chống tĩnh điện
- Tấm dính bụi phòng sạch - Quần áo chống tĩnh điện, phòng sạch - Mũ chống tĩnh điện, phòng sạch - Găng tay chống tĩnh điện, phòng sạch
- Giầy chống tĩnh điện, phòng sạch - Khẩu trang phòng sạch
- Khẩu trang carbon phòng sạch
- Khăn lau, giấy lau phòng sạch
- Các loại khay đựng linh kiện chống tĩnh điện - Bàn chải chống tĩnh điện các loại - Bao ngón tay chống tĩnh điện
- Khớp nối kim loại
- Các loại ống: ống thép bọc nhựa, ống thép sơn tĩnh điện, ống inox…
- Bánh xe: bánh xe cọc vít, bánh xe PU, bánh xe thường, bộ giá đỡ bánh xe
- Thanh truyền và phụ kiện: thanh truyền chống tĩnh điện, thanh truyền 1
- Khớp nối nhựa
- Các loại xe đẩy
Nhóm hàng phòng sạch đa dạng, số lượng nhiều, giá trị mỗi mặt hàng không lớn, nhu cầu phát sinh thường xuyên hàng tháng vì vậy việc xác định số lượng nhập của nhóm hàng này khá chính xác, ít biến động.
Nhóm hàng ống khớp chủng loại cũng tương đối nhiều, nhu cầu phát sinh theo từng thời kỳ(khi các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, cẩn thêm bàn ghế…). Vì vậy, việc xác định lượng hàng nhập khó khăn hơn, công ty phải dựa vào kinh nghiệm và những dự đoán về tình hình phát triển kinh tế chung ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của các khách hàng mục tiêu trong kỳ kế hoạch để xác định lượng đặt hàng cho từng thời kỳ. Các mặt hàng trong nhóm này thường kèm theo yêu cầu về ghép đồng bộ vì vậy công ty phải có bộ phận kỹ thuật để tiến hành lắp ráp, ghép bộ khi khách hàng có yêu cầu.
Các mặt hàng phòng sạch, ống khớp thường có nhu cầu theo bộ, tỷ lệ số lượng giữa những mặt hàng là ít biến động vì vậy cơ cấu các mặt hàng nhập, tiêu thụ khá ổn định. Tuy nhiên, nhu cầu về sự đồng bộ, đầy đủ trong các đơn hàng ngày càng tăng(đặc biệt là nhóm hàng phòng sạch)do đó, việc mở rộng các mặt hàng kinh doanh theo hướng đồng bộ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
1.3.1.2. Đặc điểm về tài chính
Hiện nay nguồn tài chính của công ty còn rất eo hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, công ty chỉ có tổng nguồn vốn là 4.763 triệu đồng trong đó vốn lưu động là chủ yếu 69,7%.
Xác định được mục tiêu kinh doanh trong thời kỳ cơ chế thị trường phải cần đến vốn, nguồn vốn ở đâu và vay bằng hình thức nào là vấn đề cần phải đặt ra đối với các nhà quản trị. Có thể vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Củng cố nguồn vốn và mở rộng dịch vụ kinh doanh thông qua các thị trường mà công ty đã xâm nhập ở thành phố và địa phương tỉnh khác nhờ đó mà doanh số bán hàng ngày một tăng năm sau cao hơn năm trước, tích lũy cũng tăng dần.
Bảng 1.3. Cơ cấu vốn qua các năm
Đv: trđ
Năm
2007
2008
2009
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Vốn lưu động
2.848,9
70
3.182,8
70,9
3.319,81
69,7
Vốn cố định
1.220,9
30
1.306,35
29,1
1.443,19
30,3
Nguồn: phòng kế toán
Vốn lưu động bình quân của công ty trong 3 năm là 3.117,17 trđ, tương ứng 70,2% tổng cơ cấu vốn. Tỷ lệ vốn lưu động trong tổng nguồn vốn của công ty là tương đối cao, phù hợp với đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, nguồn vốn của công ty vẫn còn hạn hẹp, tốc độ tăng chậm, năm 2009 vốn lưu động là 3.319,81 trđ, tăng 4,3% so năm 2008. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mới xuất hiện trên thị trường như mua hàng với giá hạ trong thời gian ngắn, hay đáp ứng nhu cầu đột xuất của khách hàng thông qua xác định, dự trữ lượng dự trữ đúng và đầy đủ…
Mặt khác, nguồn vốn hạn hẹp còn ảnh hưởng tới mức độ đầu tư vào tài sản cố định, đặc biệt là đầu tư vào diện tích kho hàng, yếu tố quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đáp ứng nhanh, kịp thời và đầy đủ về chất và lượng cho khách hàng.
1.3.1.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Số lượng và chất lượng luôn được đảm bảo sẽ là điều kiện cơ bản quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các vấn đề của công ty hiện nay như chính sách tuyển dụng, đãi ngộ được thực hiện theo quyết định của bộ luật lao động và pháp luật về lao động ban hành.
Gần đây công ty đã tuyển thêm một số CBCNV được đào tạo qua trường lớp cơ bản về nghiệp vụ, phần lớn là thanh niên có sức khỏe và có trình độ, được tiếp cận với cơ chế mới. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo cho công ty có nét văn hóa đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, chăm lo lợi ích tập thể.
Bảng 1.4. Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Các phòng ban
Số lượng
Trình độ
1. Ban lãnh đạo
2(GĐ, PGĐ)
ĐH(2)
2. Phòng hành chính
2
ĐH(2)
3. Phòng tài chính, kế toán
4
ĐH(2), CĐ(2)
4. Phòng kinh doanh
6
ĐH(2), CĐ(4)
5. Phòng xuất nhập khẩu
4
ĐH(3), CĐ(1)
6. Phòng vận tải
4
CĐ(1), TC(3)
7. Phòng kỹ thuật
4
ĐH(3), CĐ(1)
8. Kho
2
ĐH(1), CĐ(1)
9. Bảo vệ
2
TC(2)
Nguồn: Phòng nhân sự
Hiện nay, toàn bộ CBCNV trong công ty gồm 30 người, trong đó có 15 người có trình độ Đại học chiếm 50% và 15 người có trình độ cao đẳng và trung cấp. Như vậy trình độ lao động trong công ty là khá cao. Chất lượng, trình độ lao động trong mỗi phòng ban cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh. Hiện nay công ty có gần 2/3 là lao động trẻ (dưới 30 tuổi), kinh nghiệm chưa nhiều, tuy vậy họ khá năng động trong tiếp cận thông tin qua các phương tiện mạng toàn cầu, yếu tố quan trọng trong kinh doanh nhập khẩu, khi mà có khoảng cách lớn về địa lý.
Công tác đãi ngộ nhân sự cũng được công ty hết sức quan tâm. Đối với những cá nhân, bộ phận có thành tích hay vi phạm việc thưởng phạt được thực hiện nghiêm minh, các trường hợp ốm đau, thai sản hay tai nạn…được quan tâm chu đáo.
1.3.1.4. Các nhân tố nội tại khác
Công ty đã tạo được môi trường văn hóa thân thiện, toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty là những người có tâm huyết với nghề, làm việc có trách nhiệm, họ là những người làm nên thành công của công ty.
Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ khá tin cậy với một số khách hàng lớn qua 9 năm kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài công ty
1.3.2.1. Các quy định của nhà nước liên quan đến ngành nghề kinh doanh
Hiện chưa có quy định cụ thể, đặc biệt về các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty. Nói chung, đối với các mặt hàng phòng sạch phải đảm bảo tiêu chuẩn về độ sạch của sản phẩm, đảm bảo yêu cầu của phòng sạch như:
Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Cấp sạch
Số lượng hạt bụi tối đa cho phép trên m3 không khí
0.1 um
0.2 um
0.3 um
0.5 um
1 um
5 um
ISO 1
10
2
ISO 2
100
24
10
4
ISO 3
1,000
237
102
35
8
ISO 4
10,000
2,370
1,020
352
83
ISO 5
100,000
23,700
10,200
3,520
832
29
ISO 6
1,000,000
237,000
102,000
35,200
8,320
293
ISO 7
352,000
83,200
2,930
ISO 8
3,520,000
832,000
29,300
ISO 9
35,200,000
8,320,000
293,000
Các sản phẩm hàng chống tĩnh điện phải đảm bảo tiêu chuẩn chống tĩnh điện. Hàng ống khớp phải đúng theo tiêu chuẩn về độ dày của ống, kích thước của khớp…
Các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay ưu đãi về thuế, thuế suất nhập khẩu tùy vào từng mặt hàng, thường là 5%, 10%, 15%.
1.3.2.2. Đặc điểm của thị trường đầu vào
Với mối quan hệ khá lớn vì vậy nhà cung ứng chủ yếu là nước ngoài-Trung Quốc. Ngoài ra còn có một số nhà cung ứng trong nước. Chính vì thế tạo nên cơ cấu nguồn cung ứng khá đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tính cạnh tranh cao. Giúp doanh nghiệp lựa chọn nguồn cung ứng tạo điều kiện cung ứng tốt nhất cho công ty và tránh tình trạng ép giá do đó sẽ đẩy giá lên cao, giảm doanh số bán, giảm mức tiêu thụ và do đó giảm hiệu quả kinh doanh.
Ưu điểm của mua trong nước là thuận lợi, thời gian nhanh, thủ tục đơn giản, rủi ro ít, giá thành thấp. Nhưng nhược điểm là mặt hàng ít, chất lượng không đảm bảo.
Hàng hóa nhập khẩu có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng về chất lượng, loại mặt hàng nhưng nhược điểm của hàng hóa nhập khẩu là thủ tục rườm rà, phức tạp, thời gian lâu, rủi ro nhiều, đòi hỏi trình độ cao, chí phí lớn…
1.3.2.3. Đặc điểm khách hàng
Khách hàng của công ty có thể phân làm 2 nhóm đối tượng chủ yếu đó là nhữ