Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; ngày 09 tháng 02 năm 2011 Bộ Tài chính đã ban hành tiếp Thông tư số 15/2011/TT-BTC hướng dẫn về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, có hiệu lực từ 24/4/2011. Thực hiện chế độ Quỹ khoa học công nghệ là xu thế phát triển chung của thế giới và là một quyết sách chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của Việt Nam, thúc đẩy cải cách thể chế khoa học công nghệ theo chiều sâu và thúc đẩy nguồn vốn khoa học kỹ thuật phân bổ tối ưu nhất. Chế độ Quỹ sẽ thúc đẩy cơ chế cạnh tranh và hợp tác bình đẳng, vừa tạo áp lực vừa tạo động lực khuyến khích sáng tạo, khắc phục những tồn tại trong phương thức cấp phát hành chính, thực hiện phân bổ tối ưu các yếu tố sản xuất mang tính trí tuệ, không ngừng thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thể chế khoa học công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường, cũng như phù hợp với quy luật phát triển khoa học công nghệ; đồng thời đặt nền móng, tạo ra kết quả và bồi dưỡng nhân tài KH&CN trong cả phạm vi doanh nghiệp và quốc gia.
9 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế toán quỹ phát triển khoa học và công nghệ những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế toán quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; ngày 09 tháng 02 năm 2011 Bộ Tài chính đã ban hành tiếp Thông tư số 15/2011/TT-BTC hướng dẫn về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, có hiệu lực từ 24/4/2011. Thực hiện chế độ Quỹ khoa học công nghệ là xu thế phát triển chung của thế giới và là một quyết sách chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của Việt Nam, thúc đẩy cải cách thể chế khoa học công nghệ theo chiều sâu và thúc đẩy nguồn vốn khoa học kỹ thuật phân bổ tối ưu nhất. Chế độ Quỹ sẽ thúc đẩy cơ chế cạnh tranh và hợp tác bình đẳng, vừa tạo áp lực vừa tạo động lực khuyến khích sáng tạo, khắc phục những tồn tại trong phương thức cấp phát hành chính, thực hiện phân bổ tối ưu các yếu tố sản xuất mang tính trí tuệ, không ngừng thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thể chế khoa học công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường, cũng như phù hợp với quy luật phát triển khoa học công nghệ; đồng thời đặt nền móng, tạo ra kết quả và bồi dưỡng nhân tài KH&CN trong cả phạm vi doanh nghiệp và quốc gia.
I. Kế toán quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
Theo thông tư 11/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là quỹ do doanh nghiệp thành lập để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là một bộ phận, không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp, do người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp chịu trách nhiệm điều hành.Căn cứ nhu cầu và khả năng tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chức của quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được hình thành từ các nguồn sau:
- Một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (doanh nghiệp tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế trong kỳ).
- Một phần điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ (đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên) hoặc điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ (đối với tổng công ty, công ty mẹ). Việc điều chuyển và tỷ lệ điều chuyển nguồn giữa các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ với các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên và ngược lại do chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc tổng giám đốc, giám đốc quyết định trên cơ sở tỷ lệ trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nhu cầu đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp thành viên và nhu cầu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của toàn hệ thống. Việc điều chuyển này chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn.
- Các nguồn khác theo quy định của Pháp luật.
Nguồn vốn của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ dùng để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp sau đây:
- Cấp kinh phí để thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Đề tài, dự án khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phải được xây dựng và chịu trách nhiệm, tổ chức thực hiện theo những quy định của Nhà nước về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu (có hội đồng đánh giá đầu vào, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra) và kết quả đề tài được hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định về khoa học và công nghệ, được áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam:
+ Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển).
+ Mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin khoa học và công nghệ, các tài liệu, sản phẩm có liên quan để phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.
+ Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
+ Chi phí cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
+ Chi cho các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất phải có xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
+ Chi phí cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp trong nước. Các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ nêu tại điểm này phải được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Việt Nam phê duyệt.
- Đối với công ty trực thuộc tổng công ty hoặc là công ty con được sử dụng nguồn vốn của Quỹ để chi nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty hoặc công ty mẹ và ngược lại.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được hạch toán vào tài khoản 356. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.
Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
- Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của phápluật.
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Hàng năm, doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”:
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý, chi phí thanh lý TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.
Bên Có:
- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.
Số dư bên Có: Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, chi tiêu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ (Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ).
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Trong năm khi trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 356 - Quỹ phát triển khoa họcvà công nghệ.
- Khi chi tiêu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331…
- Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331…
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Có TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.
- Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ:
+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 211, 213.
+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 3561 - Quỹ PTKH&CN
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331.
- Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (Phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
II. Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
Theo kết quả khảo sát tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hoà liên bang Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp được dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị. Việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển. Nguyên nhân là do nhận thức về hội nhập của doanh nghiệp chưa đầy đủ, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp còn thấp, thiếu vốn cho đổi mới công nghệ, nội dung về đổi mới công nghệ còn chưa rõ ràng. Vì hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp nên sẽ dẫn đến sản phẩm kém đa dạng. Thiết bị, công nghệ lạc hậu còn dẫn đến tiêu tốn nguyên liệu, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi các công ty nước ngoài đang ồ ạt tham gia vào thị trường Việt Nam, yếu tố cạnh tranh đã và đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam thường thấp hơn doanh nghiệp nước ngoài hoặc giá thành sản phẩm Việt Nam lại cao nên các doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua lỗ do chính người tiêu dùng Việt Nam. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì chính doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới cách nhìn nhận về khoa học công nghệ và có những ứng xử tích cực để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thu hút người tiêu dùng.
Do đa số các doanh nghiệp Việt Nam là loại vừa và nhỏ, doanh thu thấp nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào khoa học công nghệ vì chi phí cho khoa học công nghệ thường rất cao và trình độ nhân lực tiếp cận khoa học công nghệ còn thấp. Có hai phương thức phát triển khoa học công nghệ là phát huy từ chính nội lực của doanh nghiệp và tiếp thu khoa học tiên tiến từ bên ngoài.
Với phương thức phát huy từ chính nội lực của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, cấp kinh phí cho các đề tài, dự án khoa học. Tuy nhiên quan điểm đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp còn chưa đúng đắn. Tại các nước phát triển, tỷ lệ nghiên cứu thành công có thể áp dụng vào đời sống sản xuất cũng chỉ khoảng từ 10% - 20%. Song ở nước ta hiện nay vẫn còn quan niệm chưa đầy đủ rằng mọi nghiên cứu đều phải thành công, phải có kết quả, nhất là từ phía quản lý tài chính. Mặt khác doanh nghiệp thường chưa đầu tư cao cho đội ngũ nghiên cứu khoa học như trả lương cho họ còn thấp nên chưa kích thích hết khả năng sáng tạo của họ, chưa đầu tư nâng cao trình độ của họ bằng cách đào tạo và bồi dưỡng, tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Chính vì thế mà khi đầu tư vào khoa học công nghệ tại chính doanh nghiệp có tính chất rủi ro cao, tiền mất tật mang nên các chủ doanh nghiệp bỏ chi phí đầu tư cho khoa học công nghệ còn rất ít, không mang lại hiệu quả cao.
Với phương thức tiếp thu khoa học tiên tiến của các nước tiên tiến, tức là đào tạo những cán bộ nghiên cứu ở nước ngoài để sau này về nước phục vụ cho doanh nghiệp hoặc là chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, mua sắm công nghệ của các nước. Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đến điều này, đã đầu tư cho cán bộ học hỏi các nước nhưng hiện nay khoa học công nghệ thay đổi từng ngày nên khi doanh nghiệp có những cán bộ được đào tạo về thì công nghệ mà họ tiếp thu được lúc này lại lạc hậu, nhập về những máy móc mà đối với các nước là lỗi thời và không hiệu quả. Mặt khác chi phí cho những máy móc nhập về thường rất cao, lại bị đánh thuế cao nên khả năng chi trả của doanh nghiệp bị hạn chế.
Nói chung đa số các doanh nghiệp đều đổi lỗi cho việc họ thiếu vốn nên không thể đổi mới khoa học công nghệ. Nhưng có một điều là nếu họ không đổi mới khoa học công nghệ thì khả năng phá sản của họ là rất cao. Và hiện nay các doanh nghiệp chưa nhận thức được rằng doanh thu mà họ thu được từ đổi mới công nghệ là rất cao, cao hơn nhiều so với cái vốn mà họ bỏ ra cho đầu tư khoa học công nghệ.
Một tồn tại nữa là các doanh nghiệp không dám đầu tư vào khoa học công nghệ vì khả năng rủi ro cho việc đâu tư khoa học công nghệ. Nhưng cái gì mang tính rủi ro cao thì thường mang lại lợi nhuận cao. Đó mới là bản chất của kinh doanh.
Sau đây là một số phương hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại của quỹ phát triển khoa học và công nghệ:
- Nới rộng mức trích quỹ để tăng nhanh nguồn lực tài chính và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Do đa số các doanh nghiệp Việt Nam là loại vừa và nhỏ, doanh thu thấp, nên mức trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ nên nâng lên tối đa không quá 15% thu nhập tính thuế trong kỳ thay cho mức 10% như quy định của Thông tư 15/2011/BTC ngày 9/2/2011 và có thể nâng lên tùy theo tính chất ngành, các khó khăn và mục tiêu hoạt động cần khuyến khích của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc nâng mức trần này còn là liệu pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh có nhiều khó khăn chung kinh tế trong nước và quốc tế, cũng như do mức thuế chung còn khá cao hiện nay ở Việt Nam.
- Cần mềm dẻo các nội dung, mức và quy trình hỗ trợ tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của KH&CN, yêu cầu cạnh tranh và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp sẽ ngày càng đa dạng và mở rộng. Đối tượng chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là rộng, bao phủ hầu hết các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao kết quả và kinh nghiệm KH&CN qua biên giới, nên cần mở rộng đối tượng chi của Quỹ cả cho các hoạt động đầu tư khoa học và công nghệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam, chẳng hạn, để đào tạo lao động ở nước ngoài phục vụ chuyển giao công nghệ, thiết bị sẽ là không hợp lý khi doanh nghiệp không được phép cấp kinh phí từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ cho các hoạt động tham quan và tập huấn kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chuyển giao KH&CN ở nước ngoài (nhất là trường hợp doanh nghiệp có mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ nước ngoài), trong khi ngay cả các đề tài KH&CN từ nguồn ngân sách nhà nước cũng không bị những hạn chế này. Đặc biệt, nên loại bỏ các quy định kiểu can thiệp quan liêu vào quy trình quản lý Quỹ. Doanh nghiệp cần được toàn quyền chủ động và linh hoạt cấp kinh phí cho mọi đề tài, dự án nghiên cứu và hoạt động khoa học & công nghệ nào mà mình thấy cần thiết và không thuộc phạm vi hoạt động bị cấm bởi pháp luật có liên quan, hoàn toàn không cần phải thông qua bất kỳ một sự cho phép nào của cơ quan quản lý nhà nước. Đề tài, dự án khoa học và công nghệ, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất của doanh nghiệp cũng không cần phải được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận hoặc phê duyệt, mà chỉ cần doanh nghiệp làm đủ thủ tục đăng ký và báo cáo theo mẫu quy định, cũng như có đủ chứng từ tự ghi về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu, có thể có hay không có hội đồng đánh giá đầu vào, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra. Cần nhấn mạnh rằng không nên tư duy quản lý Quỹ kiểu áp đặt máy móc và mô phỏng như quản lý nhà nước đối với chi NSNN cho KH&CN kiểu cũ, vì như TP.Hà Nội và HCM thì cả sở KH&CN và sở Tài chính cũng không thể có đủ nhân lực, thời gian và trình độ, kinh phí cho việc xác nhận, thông qua thủ tục các hoạt động KH&CN của hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên địa bàn được; Hơn nữa,sẽ càng khó nếu hoạt động đó diễn ra trên nhiều địa bàn. Đặc biệt, trong khi Thông tư 15/2011/TT-BTC đã có quy định đúng và thoáng là đối với các khoản chi mua tài sản cố định phục vụ hoạt động KH&CN, doanh nghiệp ghi giảm Quỹ tương ứng và không phải trích khấu hao, chỉ mà theo dõi hao mòn tài sản cố định. Ngoài ra, nên mềm hóa quy định về thu hồi phần thuế thu nhập doanh nghiệp từ các khoản tiền trích lập Quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó; Cụ thể, chỉ nên thu hồi thuế thu nhập hoặc buộc xuất toán những khoản chi của Quỹ nào không sử dụng đúng mục đích thôi, còn dùng không hết sau 5 năm vẫn được kết dư như một khoản tiết kiệm, tích lũy dài hạn của doanh nghiệp. Điều này là cần thiết để tránh việc doanh nghiệp buộc phải biến báo làm giả chứng từ , hoặc cố chi hết cho những mục tiêu chưa cần thiết, trong khi thiếu vốn tích lũy chi cho những hoạt động KH&CN dài hạn, đòi hỏi vốn lớn trong bối cảnh thu nhập của doanh nghiệp có hạn, và chi cho KH&CN ngày càng đắt đỏ, tốn kém và nhiều rủi ro hơn.
- Cần khuyến khích mở rộng phối hợp hoạt động giữa các loại Quỹ KH&CN của doanh nghiệp, quốc gia và địa phương. Sự cần thiết phải tăng cường phối hợp hoạt động giữa các loại quỹ này là do sự hạn chế của mỗi loại quỹ cả về quy mô nguồn vốn (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ); tính chất và phạm vi hoạt động …; đồng thời, còn do tính đa dạng và gắn kết, bổ sung và thống nhất về mục tiêu chung với nhau trong các hoạt động KH&CN, dù cấp quốc gia hay địa phương và doanh nghiệp.
- Phòng tránh các lạm dụng trong hoạt động của Quỹ. Mỗi doanh nghiệp cần quy định trong Điều lệ hoặc Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp các nội dung và quy trình kế toán quản trị, kế toán tài ch