Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển theo con đường công
nghiệp hoá hiện đại hoá ,đi vào chiều sâu . Xuất phát từ thực tiễn ấy , việc nghiên
cứu và thống nhất ý kiến để đi đến nhận định về mối quan hệ giữa khoa học và lực
lượng sản xuất trực tiếp có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng .
Khi nghiên cứu đề tài“Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp và xem xét vấn
đề trên trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam” vấn đề đặt ra sự tác
động ,ảnh hưởng của khoa học đối với lực lượng sản xuất trong thời gian qua như
thế nào ? Và đòi hỏi sự vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ như thế
nào cho phù hợp đúng đắn vào công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam .
25 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp và xem xét vấn đề trên trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Khoa học là lực lượng sản xuất trực
tiếp và xem xét vấn đề trên trong công
cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam
Mở đầu
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển theo con đường công
nghiệp hoá hiện đại hoá ,đi vào chiều sâu . Xuất phát từ thực tiễn ấy , việc nghiên
cứu và thống nhất ý kiến để đi đến nhận định về mối quan hệ giữa khoa học và lực
lượng sản xuất trực tiếp có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng .
Khi nghiên cứu đề tài“Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp và xem xét vấn
đề trên trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam” vấn đề đặt ra sự tác
động ,ảnh hưởng của khoa học đối với lực lượng sản xuất trong thời gian qua như
thế nào ? Và đòi hỏi sự vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ như thế
nào cho phù hợp đúng đắn vào công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam .
1: Mối quan hệ giữa khoa học va` lực lượng sản xuất .
1.1. Lực lượng sản xuất là gi`?
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con
người trong quá trình sản xuất của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người
lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liẹu sản xuất, trước hết là công cụ lao
động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất,
trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất
1.2. khoa hoc
1.2.1 Trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại có rất nhiều quan niệm khác
nhau về khoa học, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội và phụ thuộc
vào trình độ nhận thức. Về phương diện triết học, theo quan điểm duy vật biện
chứng, khoa học là sản phẩm tinh thần, phản ánh các cấu trúc, thuộc tính và quy
luật vận động của các đối tượng vật chất trong thế giới khách quan.. Khoa học là
một hình thái xã hội đặc biệt. Bởi vì khoa học không chỉ phản ánh sự tồn tại xã
hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, những chân lý của nó được thực tiễn xã hội kiểm
nghiệm, mà khoa học còn là kết quả của quá trình sáng tạo lôgíc, của trực giác
thiên tài. Mặt khác khoa học (cùng với công nghệ) là những yếu tố ngày càng có
vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết định trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất nói riêng của phương thức sản xuất và cuả xã hội nói
chung. Về phương diện nhận thức luận, khoa học là giai đoạn cao của nhận thức -
giai đoạn nhận thức luận.
Ngày nay, quan niệm khoa học được phổ biến với những đặc trưng cơ bản sau
đây:
- Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và tư
duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại, bản
chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình, từ đó chỉ ra những quy luật khách
quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức của con
người từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết...Như vậy, tri thức
khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực mà còn được kiểm
nghiệm qua thực tiễn.
- Hệ thống tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc tuân
theo những quy luật của lôgíc học. Do đó, một hệ thống tri thức được coi là tri
thức khoa học phải đảm bảo tính đúng đắn, tính chân thực.
- Nhờ giáo dục, đào tạo, hệ thống tri thức khoa học có sức sống mãnh liệt, được
phổ biến rộng rãi và lan truyền rất nhanh chóng. Tốc độ tăng truyền đó tăng lên
rất nhiều lần nhờ vào quá trình toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Nó không
chỉ là sức mạnh, là sự biến đổi mau lẹ, mà còn là biểu hiện sự giàu có, thịnh
vượng của mọi quốc gia, dân tộc và cá nhân.
- Hệ thống tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục
của tư duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay nó đang trở
thành tài sản chung của xã hội loài người.
Như vậy qua một số đặc trưng cơ bản trên đây về quan niệm khoa học, ta thấy
nổi lên cái cốt lõi của khoa học - đó là hệ thống tri thức chân thực về tự nhiên, xã
hội và tư duy.
1.2.2.Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Từ khi loài người xuất hiện cho đến cuối thế kỷ XV, sự phát triển của khoa
học và kỹ thuật diễn ra rất chậm chạp và tương đối độc lập với nhau. Sự phát triển
của kỹ thuật chủ yếu được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện những kinh nghiệm,
những bí quyết nghề nghiệp được lưa truyền. Về phía mình, khoa học lại thường
được phát triển không phụ thuộc vào những nhu cầu của sản xuất, mà phục tùng
một cách lôgíc nội tại của riêng mình.
Đến những năm đầu thế kỷ XVI ,sự phát triển khoa học diễn ra tương đối
nhanh , là thời kỳ mà ở châu Âu, kinh tế – xã hội phát triển rất sôi động. Và kéo
dài khoảng đến thế kỷ XVIII. Những nhu cầu của thương mại, hằng hải, công
trường thủ công đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề thực tiễn. Sự phát
triển của lực lượng sản xuất không thể được thực hiện trên cơ sở của các kỹ thuật
cũ. Việc chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí đặt ra vấn đề là phải
phát triển khoa học để ứng dụng những kết quả của nó vào phát triển kỹ thuật.
Những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật có thể chia thành những giai đoạn
lớn, gắn liền với những thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Những giai đoạn
ấy được xem như những giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Giai
đoạn thứ nhất là giai đoạn khi mà nhờ những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, người ta
đã tiến hành cơ khí hoá nền sản xuất, giải phóng con người khỏi lao động chân tay
nặng nhọc và nâng cao năng suất lao động lên nhiều lần. Giai đoạn này bắt đầu từ
cuối thế kỷ XVIII với sự ra đời của máy hơi nước và được biết đến như là cuộc
cách mạng công nghệ lần thứ nhất. Từ giữa thế kỷ XX trở đI, bắt đầu giai đoạn
hiện đại của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, khi mà nhờ những tiến bộ của
khoa học - kỹ thuật, người ta bắt đầu tiến hành tự động hoá nền sản xuất, làm thay
đổi tận gốc rễ lực lượng sản xuất của xã hội và tăng năng suất lao động lên mức
chưa thấy. Xã hội phương Tây gọi những thay đổi mang tính bước ngoặt ấy của
khoa học - kỹ thuật là “cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần hai”. Trong khi đó,
tại Hội Nghị Trung ương tháng Sáu năm 1955 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô, lần đầu tiên khái niệm “cách mạng khoa học - kỹ thuật ”
được đưa ra dùng để chỉ toàn bộ những hiện tượng và những quá trình liên quan
đến sự phát triển chóng của khoa học - kỹ thuật.
Trong mọi lĩnh vực sản xuất xã hội, đều có thể quan sát thấy những luân
phiên đặc sắc của cuộc nhảy vọt và sự phát triển tuần tự trong nhiều lĩnh vực như:
Trong ngành năng lượng - từ sử dụng năng lượng nước, cơ bắp, gió, sang
than điện, dầu lửa, rồi năng lượng nguyên tử và trong thế kỷ XXI sẽ là năng lượng
nhiệt hạch...
Trong lĩnh vực sản xuất - từ hợp tác lao động giản đơn qua giai đoạn công
trường thủ công, rồi tiến lên phương thức sản xuất đại cơ khí với các quy trình sản
xuất và công nghệ được cơ giới hóa rồi cơ giới hoá tổng hợp, xuất hiện các hệ
thống máy móc, tạo ra các máy tự cộng, tự động hoá đồng bộ, hệ thống sản xuất
linh hoạt...
Trong giao thông vận tải - máy và động cơ hơi nước được thay thế bằng
các động cơ đốt trong và động cơ điêzen, tuabin và động cơ phản lực, tàu vũ trụ,
tàu con thoi...
Trong sản xuất vật liệu - chuyển từ các nguyên liệu nông nghiệp, các vật
liệu xây dựng truyền thống (gỗ, gach, đá...) sử dụng kim loại đen (sắt, gang...) là
chủ yếu sang sử dụng các kim loại màu, chất dẻo, bê tông, các vật liệu kết
cấu(composite), vật liệu thông minh, vật liệu siêu dẫn.....
Trong công nghiệp sản xuất, chế tạo - từ sản xuất thủ công, tiến lên nửa tự
động rồi tới công nghệ tự động hoá (tự động hoá thiết kế - chế tạo nhờ sự trợ giúp
của máy tính điện tử (CAD/CAM), công nghệ thông tin (tin học, truyền thông cà
viễn thông vũ trụ...), công nghệ không gian, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ vi điện tử...
1.3. Khoa học - lực lượng sản xuất trực tiếp
1.3.1. Sự tác động của khoa học tới lực lượng sản xuất.
Bằng quá trình phát triển của nhận thức khoa học, con người đã vẽ nên bức
tranh về thế giới hiện thực. Chính sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ, luôn vận động,
biến đổi không ngừng của thế giới tự nhiên và thực tiễn xã hội đã tạo nên nguồn
cảm hứng nhận thức vô tận của con người và điều đó đã tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của khoa học. Song, con người đi nhận thức thế giới không chỉ để nhận
thức thuần túy, mà chủ yếu là để thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần
ngày càng cao của mình. Do đó, cùng với quá trình nhận thức càng cao của mình,
là quá trình biến đổi và cải tạo thế giới, "nghĩa là thế giới không thỏa mãn con
người, và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của mình
"(V.I.Lênin. Toàn tập). Về điều này, C.Mác cũng đã khẳng định rằng, con người
phải tác động tích cực phải chiếm lĩnh thế giới bên ngoài nhờ sự tác động vào các
đối tượng đã biết và bằng cách như vậy, con người mới có thể thỏa mãn những
nhu cầu của mình. Sở dĩ khoa học và cùng với khoa học là công nghệ tham gia
được vào quá trình biến đổi, cải tạo giới tự nhiên và phát triển bởi vì khoa học và
công nghệ là những yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, chúng có mặt
ở tất cả mọi thành phần của lực lượng sản xuất: trong tư liệu sản xuất (công cụ, kĩ
thuật), trong con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ
càng ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong lực lượng sản xuất xã hội. Thâm
nhập vào khoa học và công nghệ hiện đại đã đảm bảo cho lực lượng sản xuất phát
triển nhanh chóng theo hai hướng chủ yếu: 1) Thay đỏi chức năng và vị trí của con
người trong sản xuất trên cơ sở dịch chuyển từ nền tảng điện-cơ khí sang nền tảng
cơ-vi điện tử; 2) Chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao có thân
thiện với môi trường.
1.3.2. Điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Từ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trước đây đến cách mạng khoa học
- công nghệ hiện nay, khoa học ngày càng thể hiện vai trò của mình một cách rõ
ràng dưới dạng thực tiễn xã hội trực tiếp, nhờ quá trình không ngừng biến đổi của
nó, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Có sự
chuyển đổi này là nhờ các điều kiện sau :
Điều kiện về sản xuất: nền sản xuất xã hội phải đạt đến trình độ phát triển
nhất định. Trong nền sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp từ cộng sản nguyên thuỷ
cho đến phong kiến , khoa học không thể trực tiếo đi vào sản xuất mà phải qua
khâu trung gian: khâu thực nghiệm khoa học. Từ những thành tựu thu được qua
thực tiễn thực nghiệm khoa học, con người tìm cách vận dụng chúng vào trong sản
xuất. Quá trình này diễn ra chậm chạp. Trong điều kiện như vậy, khoa học chỉ có
thể biểu hiện như một lực lượng sản xuất tiềm năng mà thôi chứ chưa thể trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngược lại, khi sản xuất xã hội đã đạt đến trình độ
phát triên cao, chính sản xuất lại đặt ra những vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi khoa
học phải có phương thức giải quyết phù hợp , để thúc đẩy sản xuất phát triển và
qua đó, khoa học cũng phát triển theo. Như vậy, trong điều kiện này, sản xuất đã
tạo ra những cơ sở quan trọng, những nhu cầu cấp thiết cho sự xuất hiện của
những tri thức khoa học mới. Khoa học không phục vụ sản xuất một cách thụ động
theo kiểu khoa học cũng được mà không khoa học cũng chẳng sao; khoa học đã
tham gia một cách tích cực, chủ động và trở thành một yếu tố không thể thiếu của
quá trình sản xuất xã hội. Và, chỉ đến lúc này, khoa học mới có điều kiện để trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện về trình độ phát triển của khoa học : Trong nền sản xuất cũ
trình độ khoa học rất thấp ,và nó không ảnh hưởng lớn đến sản xuất . Trong nền
sản xuất ngày nay , có một vấn đề nào của ngành sản xuất đặt ra mà tri thức của
ngành khoa học; thậm chí là của vài ngành khoa học cụ thể không thể giải quyết
được hoàn toàn. Tổng hợp khoa học, tổng hợp tri thức là xu hướng phát triển của
khoa học ngày nay và điều kiện này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn
hiện đại. Ngày nay, trong khoa học đang diễn ra một quá trình tương tác mạnh mẽ
giữa các khoa học, quá trình liên kết khoa học theo hướng tổng hợp tri thức của
khoa học hiện đại và đó là điều kiện quan trọng và tối cần thiết để biến khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, mà nếu biểu hiện về
mặt sản xuất thì đó chính là sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất và
hoạt động khoa học. Thực tiễn, trước đây là thực tiễn xã hội, là nguồn gốc, là động
lực của nhận thức khoa học, đồng thời cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Do vậy,
việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ là con đường ngắn nhất và
đáng tin cậy nhất để xác định độ chính xác,đúng đắn, tính chân lý của tri thức
khoa. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và hoạt động cơ bản của xã hội hiện
đại được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất hiện đại và khoa học tiên tiến.
Như vậy cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của khoa học ngày càng
được tăng cường, nhất là trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học vừa là sự biến đổi, vừa là quyền lực,
vừa là sự giàu có, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát
triển, sự thịnh suy của một công ty, một dân tộc, một đất nước, một khu vực trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt cuả thế giới hiện đại.
1.3.3. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Từ lâu khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói rằng
nó xuất hiện cùng với con người khôn ngoan tức là con người thực sự có hành vi
lao động sản xuất đầu tiên, với công cụ lao động sản xuất đầu tiên. Vấn đề chỉ là ở
chỗ xu hướng ấy ngày càng phát triển lên và trở nên đậm nét trong xã hội ngày
nay. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được biểu hiện dưới nhiều
hình thức:
Một là, tri thức khoa học được vật thể hóa thành các công cụ, máy móc
tinh vi, hiện đại như các loại máy vi tính, siêu tính, các máy công nghệ tự động
hóa, các thế hệ người máy (rôbốt). C.Mác là người đã chỉ ra cơ sở kỹ thuật của
nền kinh tế công nghiệp là máy móc mà trong đó việc đưa năng suất lao động tăng
vọt là máy công tác, nhờ đó chuyển nền kinh tế nông nghiệp thủ công lên công
nghiệp. Còn máy điều khiển tự động mà trong đó, máy tính điện tử nối mạng quốc
gia và quốc tế là quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự chuyển nền kinh tế công
nghiệp lên kinh tế tri thức (kinh tế sau công nghiệp), đồng thời tạo ra các loại công
nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...
Điều này không chỉ mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn
mà còn góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo ra các nguyên
vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên; giảm thời gian lao động phải chi phí
cho một đơn vị sản phẩm. Thực tế sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển đã
cho thấy rằng, tri thức khoa học ngày càng chiếm một hàm lượng cao trong giá trị
sản phẩm, nguồn lợi do khoa học mang lại cũng ngày càng lớn hơn. Cụ thể là, vào
những năm đầu của thế kỷ XX, khi chỉ có một bộ phận nhỏ của thế giới bước vào
công nghiệp hóa, khi mà sự phát triển của khoa học chưa được gắn chặt với kỹ
thuật và sản xuất, thì lao động chân tay, tính trung bình, chiếm một tỷ lệ rất cao,
tới 9/10 trong giá trị sản phẩm. Còn đến những năm 90, khi hầu hết các nước trên
thế giới đã bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và ở nhiều nước đang diễn ra
cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thì
tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 1/5, trong khi đó, số lượng sản phẩm tăng 10 lần. Với
đà phát triển như hiện nay của khoa học và công nghệ, tỷ lệ đó còn giảm mạnh,
theo số dự đoán đến năm 2010(thế kỷ XXI) có thể chỉ còn 1/10. Trong thời đại
thống trị của công nghệ thông tin, trí năng hóa sản xuất đang là xu hướng tất yếu
và cũng là động lực mạnh mẽ của sự phát triển xã hội. Nguồn lợi do công nghệ
thông tin mang lại càng ngày tăng. Trong những năm 90, ở Nhật Bản, nguồn lợi
do tin học mang lại chiếm tới 40% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Chính “sự
phát triển của công cụ lao động là chỉ số cho thấy những tri thức xã hội nói chung
– tức khoa học - đã biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp như thế nào?”(C.Mác.
Trích “Bách Khoa Triết học - Mátxcơva”).
Hai là,khoa học cùng với quá trình giáo dục và đào tạo đã tạo ra những
người lao động mới: những con người lao động trí tuệ sáng tạo, vừa có tri thức
chuyên sâu một ngành nghề, vừa có hiểu biết rộng, tầm nhìn xa, bao quát, nhạy
bén, vững vàng trong nghề nghiệp. Tự bản thân khoa học không thể tạo ra bất kỳ
một tác động nào mà phải thông qua sử dụng và hành động thực tiễn của con
người nó mới phát huy tác dụng. Người lao động chính là lực lượng sản xuất mạnh
mẽ nhất, to lớn nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, là động lực của mọi động
lực phát triển xã hội.
Ba là,khoa học còn trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý, điều
hành sản xuất. Đó cũng là một biểu hiện của việc biến khoa học thành lực lượng
sản xuất trực tiếp. Việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ngày nay ở bất kỳ một
cấp độ nào: trong một dây chuyền sản xuất, trong một phân xưởng, một xí nghiệp,
hay trong một liên hợp các xí nghiệp... đều cần đến tri thức khoa học, nhất là tri
thức khoa học quản lý. Cùng một thế hệ máy móc như nhau, cùng sản xuất ra một
loại sản phẩm như nhau, nếu biết tổ chức quản lý, điều hành công việc tốt thì sẽ
đem lại hiệu quả cao hơn.
Bốn là thông tin, đây là tác nhân vô cùng quan trọng đối với sản xuất trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường mang tính quốc gia và quốc tế hiện nay.
Thông tin là sản phẩm phát triển của khoa học, là sự biểu hiện của khoa học.
Trong xã hội thông tin, kẻ giàu, kẻ mạnh, kẻ chiến thắng không phải là kẻ trường
vốn, lắm lao động, mà là kẻ nắm bắt nhanh nhạy các thông tin, đặc biệt là thông
tin khoa học công nghệ và thông tin thị trường. Bởi vì, nhờ nắm bắt được thông tin
mới có thể kịp thời thay đổi công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, giúp cho việc lưu thông hàng hóa nhanh
chóng. Nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng còn giúp cho người sản xuất và
người kinh doanh mở rộng thị trường, dự báo và đón đầu nhu cầu của người tiêu
dùng, của xã hội, nhờ đó có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh gay gắt
trên thương trường. Trong thời đại công nghệ thông tin, chỉ cần chậm một bước
trong việc nắm bắt thông tin cũng có thể trả giá đắt như thua lỗ, mất bạn hàng,
thiệt hại, thậm chí đến phá sản.
Bởi vậy khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là một đặc
trưng cơ bản của nền sản xuất hiện đại, đồng thời điều đó cũng chứng tỏ rằng,
khoa học công nghệ ngày càng gắn bó và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của xã hội.
2: Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất hàng đầu trong công cuộc đổi
mới nền kinh tế ở VN
2.1 Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất trực tiếp trong quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
2.1.1Vai trò của khoa học và công nghệ đối với nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, cơ sở vật chất – kỹ thuật thấp kém. Vì vậy, trong cuộc đổi mới nền kinh tế đất
nước, công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ đi
lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và nhà nước ta
đã quan tâm hoàn thiện và đổi mới quan điểm, các chủ trương, chính sách trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa VI) đã nêu
rõ: "Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, coi khoa học