Đề tài Làm rõ bước ngoặt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Với cả cuộc đời ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có vai trò vô cùng to lớn trong việc đưa nước ta đến với một nền nước nhà độc lập, dân tộc hoàn toàn tự do và nhân dân ta có cơm no áo ấm. Không sợ gian nan vất vả, người đã tìm ra cho chúng ta một nền tư tưởng có tầm quan trọng sâu sắc- là tư tưởng mà sau này Đảng cộng sản Việt Nam lấy nó làm “kim chỉ nam” cho hoạt động của mình trong thời kì kháng chiến và cả trong thời kì hòa bình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để hình thành được một tư tưởng có giá trị đến như vậy, chúng ta đểu biết người đã phải kinh qua biết bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu tủi nhục. Qua mỗi một giai đoạn như thế, người đã rút ra được nhiều bài học sâu sắc cho con đường đi tìm cho đồng bào sự tự do, bình đẳng Và có những giai đoạn mang nhiều ý nghĩa to lớn, có tầm quan trọng sâu sắc và mang tính bước ngoặt trong việc hình thành tư tưởng của Người. Vậy những giai đoạn đó là khi nào, bước ngoặt to lớn ấy là gì và có ý nghĩa ra sao? Nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu đề tài “Làm rõ bước ngoặt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc” để giúp mọi người hiểu rõ hơn những vần đề trên.

docx24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Làm rõ bước ngoặt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ĐỀ TÀI: Làm rõ bước ngoặt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. STT Mã sinh viên Họ và tên Công việc Đánh giá Điểm 4170 Lê Cẩm Giang Phần 1. Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước từ chủ nghĩa yêu nước 2. Võ Hoàng Phần 2.1 Những hoạt động nổi trội của Người trong giai đoạn (1911-1920). 3. Lưu Thị Phương Dung Phần 2.2 Bước tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê nin. 4. Nguyễn Võ Phương Trang Phần 3.1 Những hoạt động cơ bản của Hồ Chí Minh giai đoạn (1920-1930) 5. 7272 Nguyễn Thị Nga (NT) Phần 3.2 Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. LỜI MỞ ĐẦU Với cả cuộc đời ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có vai trò vô cùng to lớn trong việc đưa nước ta đến với một nền nước nhà độc lập, dân tộc hoàn toàn tự do và nhân dân ta có cơm no áo ấm. Không sợ gian nan vất vả, người đã tìm ra cho chúng ta một nền tư tưởng có tầm quan trọng sâu sắc- là tư tưởng mà sau này Đảng cộng sản Việt Nam lấy nó làm “kim chỉ nam” cho hoạt động của mình trong thời kì kháng chiến và cả trong thời kì hòa bình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để hình thành được một tư tưởng có giá trị đến như vậy, chúng ta đểu biết người đã phải kinh qua biết bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu tủi nhục. Qua mỗi một giai đoạn như thế, người đã rút ra được nhiều bài học sâu sắc cho con đường đi tìm cho đồng bào sự tự do, bình đẳng Và có những giai đoạn mang nhiều ý nghĩa to lớn, có tầm quan trọng sâu sắc và mang tính bước ngoặt trong việc hình thành tư tưởng của Người. Vậy những giai đoạn đó là khi nào, bước ngoặt to lớn ấy là gì và có ý nghĩa ra sao? Nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu đề tài “Làm rõ bước ngoặt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc” để giúp mọi người hiểu rõ hơn những vần đề trên. Quá trình tìm hiểu còn mang nhiều ý kiến chủ quan và còn kế thừa nhiều vào những vấn đề đã tìm hiểu của những người đi trước, vì vậy bài tàm của nhóm chúng em không thể tránh khỏi những sai sót và trùng lặp. Mong cô xem xét và có ý kiến giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt hơn đề tài này! Chúng em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước từ chủ nghĩa yêu nước Hoàn cảnh lịch sử nước ta cuối TK XIX đầu TK XX Vào giữa thế kỷ thứ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt. Trước hành động xâm lược của đế quốc Pháp, chế độ phong kiến mà đại biểu l0à triều đình nhà Nguyễn đã chọn con đường quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Pháp. Chế độ phong kiến Việt Nam trước đây đại biểu cho dân tộc, đến nay bộc lộ rõ sự thối nát, bất lực và phản động. Mặc dù vậy, các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta với truyền thống kiên cường bất khuất đã liên tiếp nổ ra khắp Bắc, Trung, Nam. Một số phong trào yêu nước nổ ra thời kỳ này : Năm 1885, phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước phát triển rầm rộ, nhưng cũng chỉ kéo dài được đến năm 1896. Khởi nghĩa Yên Thế -Bắc Giang (1884 – 1913 ) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, nghiã quân Yên Thế đã đánh thắng nhiều trận, gây cho chúng nhiều thiệt hại, nhưng cuộc khởi nghĩa này còn nhiều hạn chế nên nhanh chóng bị Thực dân Pháp đàn áp và đến 1913 khởi nghĩa chấm dứt. Phong trào Đông Du (1906 – 1908) do Phan Bội Châu khởi xướng , ông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài ( chủ yếu là Nhật ), để đanh đuổi Thực dân Pháp nhưng không thành công và đến 1908 phong trào này kết thúc. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục do Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa. ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương... cũng có những hoạt động phối hợp. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại. Một số nguyên nhân thất bại chủ yếu như sau: - Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản không còn phù hợp với thời đại mới - Các phong trào này diễn ra lẻ tẻ không thống nhất nên dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp. - Các phong trào này quá phụ thuộc vào người lãnh đạo. Sau khi người lãnh đạo bị bắt hoặc bị hy sinh thì các phong trào này đều bị thất bại. - Chỉ hô hào cổ động không quan tâm đến vận động quần chúng, không chủ động xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Tiền đề xuất phát cho hình thành tư tưởng HCM về độc lập dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử ấy, đánh giá được tình hình khó khăn của dân tộc, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành xuống con tàu A-mi-ran La-tút-sơ Trê-vin, từ bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), thực hiện một chuyến đi lịch sử với mục đích tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Một cuộc hành trình cách mạng của người con ưu tú của dân tộc, (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã mở ra trang mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Người đã hội tụ đầy đủ các yếu tố(cả khách quan và chủ quan) tạo nên sức mạnh và động lực thôi thúc Người ra đi, chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, kể cả hiểm nguy quyết tìm cho được con đường cứu nước, cứu dân. Những yếu tố đó là: Thứ nhất: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Người thấm đượm chủ nghĩa yêu nước Việt Nam , chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng trong mỗi người Việt Nam.Chủ nghĩa yêu nước giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần, là động lực nội sinh to lớn của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm lịch sử. Đây là động lực quan trọng thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, là nhân tố khách quan nhưng chưa đủ, bởi cũng có nhiều người Việt Nam yêu nước nồng nàn nhưng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, nên không thành công, cần phải có thêm những yếu tố khác nữa. Thứ hai : Truyền thống của quê hương và gia đình Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã thấm đượm trong con người Bác, tình cảm ấy của Bác lại được nuôi dưỡng, tiếp sức và nhân lên gấp bội bởi truyền thống của quê hương và gia đình. Chế độ cai tri tàn bạo của thực dân Pháp đã tạo nên lớp sóng cồn trong xã hội Việt Nam, với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta ở khắp mọi niềm, trong đó có Nghệ Tĩnh quê hương Bác liên tiếp đứng đấu tranh anh dũng chống lại ách đô hộ thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh đó đều thất bại.Thực tiễn đó đặt ra cho Người câu hỏi: Làm thế nào để giành được độc lập cho Tổ quốc? Người luôn trăn trở suy nghĩ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân Về gia đình: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước và tiến bộ, cả nhà Bác đều là những người yêu nước, thương dân sâu sắc. Cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ của Bác là người rất giầu lòng yêu nước thương dân. Thứ ba: Với thiên tài của trí tuệ cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Người. Một hành trang hết sức quan trọng để Người lên đường, nhưng để có một thành công, một kết quả như mong muốn, đòi hỏi Người cần phải có những nỗ lực cao độ của cả trí tuệ và sức lực. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của cuộc hành trình tìm con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Ninh. Thực tế dã chứng minh rằng: Người quyết định sang phương Tây, một quyết định lịch sử thể hiện thiên tài của một trí tuệ, một hướng đi khác hoàn toàn, thậm trí còn đối lập với các nhà yêu nước đương thời, bởi mọi người đều tìm hướng sang phương Đông còn Bác, người Việt Nam duy nhất đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Người cho rằng :”Muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ”, chính từ những suy nghĩ này giúp chúng ta hiểu hơn mục đích cuộc hành trình của Bác là đi sâu vào trong lòng kẻ thù để hiểu kỹ hơn về kẻ thù, và cũng ở đây Người đã tìm gặp được nguồn trong, gốc thẳng của một lý luận khoa học và cách mạng, đó là Chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Trên cơ sở đó Người nhận ra và chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa có hai vòi” và, nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra. Như vậy, Người đã nêu ra cơ sở lý luận và thực tiễn của sự gắn kết giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng vô sản thế giới, Người cho rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới".chỉ có CNXH và CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng CNXH thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn"...Đây là cở sở lý luân của con đường cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội”, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng, một bài học lớn và là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ;Đồng thời, đây cũng là sự đóng góp vào kho tàng lý luận Mác- Lê Nin của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc trong thời đại mới. Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong thời kỷ nghiên cứu, khảo sát con đường giải phóng dân tộc (1911-1920) Những hoạt động nổi trội của Người trong giai đoạn (1911-1920). Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh v Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp đã đặt chính sách cai trị về mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam. Chính sách thống trị của Pháp đã tác động đến mọi mặt của xã hội Việt Nam (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...) trong đó đặc biệt là sự ra đời của hai giai cấp mới: tư sản và công nhân. Trong lòng xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: Nông dân >< địa chủ phong kiến (mâu thuẫn vốn có ở xã hội Việt Nam) Dân tộc Việt Nam >< đế quốc thực dân Pháp: là mâu thuẫn nổi bật, hàng đầu. Phong trào đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, chịu sự chi phối và tác động bởi hai hệ tư tưởng lớn: Hệ tư tưởng phong kiến: tiêu biểu là phong trào Cần Vương (1885 – 1896) kết thúc với thất bại của cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản: Phan Bội Châu (đại diện cho xu hướng bạo động, dựa vào Nhật để đánh Pháp, “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau), Phan Châu Trinh (đại diện cho xu hướng cải lương, đàm phán, thỏa hiệp với Pháp để đòi độc lập, chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”) Kết quả: tất cả đều thất bại. v Bối cảnh quốc tế Cuối thế kỷ XIX, CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để làm giàu cho chính quốc của mình, chúng đã đẩy nhanh quá trình xâm lược, áp bức, bóc lột thuộc địa rất dã man, làm cho hàng trăm quốc gia dân tộc trên thế giới lúc đó trở thành nạn nhân đau khổ của chúng. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa nói riêng, trong đó, có cách mạng Việt Nam, mở ra thời đại mới: “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Tháng 3.1919, theo sáng kiến của Lênin, Quốc tế III được thành lập. Điều đó có nghĩa rằng kể từ đây, phong trào cách mạng thế giới nói chung, phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa nói riêng đã có một bộ tham mưu cách mạng chân chính, một tổ chức lãnh đạo – đó là Quốc tế III. Kể từ đây, phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Tây có mối quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Những hoạt động nổi trội của Hồ Chí Minh từ 1911 – 1920 (Giai đoạn tìm tòi khảo nghiệm, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.) - Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. - Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề. - Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. F Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau. - Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Vec-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam để tố cáo đế quốc. Đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Pháp và các nước thuộc địa. - Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Từ đó Người quyết đi theo Lênin. - Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. ð Như vậy đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cứu nước đúng đắn, con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Bước tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê nin. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa và mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt trở thành trở ngại lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam. Chỉ có giải quyết những mâu thuẫn trên thì mới tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, và xã hội Việt Nam mới tiếp tục phát triển. Các nhà yêu nước đương thời đã dự lập nhiều con đường, cách thức hành động khác nhau để cứu nước và giải phóng dân tộc như: cụ Phan Chu Trinh sang nước Pháp nhờ cậy vào Hội nhân quyền của Pháp. Cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản mưu cầu vào lòng “hằng tâm hằng sản” của nhiều người trợ giúp nhưng đều thất bại. Từ đó đòi hỏi phải tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để mở đường cho dân tộc Việt Nam phát triển đi lên.Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy những hạn chế và bế tắc về mục tiêu và phương pháp cách mạng của các nhà yêu nước đương thời nên khó đi đến thành công. Người quyết định đi tìm con đường cứu nước mới: thông qua con đường “Vô sản hóa”. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (bí danh Văn Ba) rời Tổ quốc bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đường cứu nước Người đã chọn hướng con đường cứu nước của mình sang phương Tây với bến đỗ đầu tiên trong hành trình là nước Pháp. Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát của Người, mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam. Trong thời gian học ở trường Quốc Học Huế, người đã nhận thức về bối cảnh đất nước, về văn minh phương Tây, văn hóa Pháp, từ đó đã thôi thúc Người muốn tìm hiểu về nước Pháp để xem đằng sau những từ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là gì?. Hơn nữa, chính chủ nghĩa thực dân Pháp đang thống trị Việt Nam, cho nên Người quyết chí đến Pháp để trực tiếp xem xét, nghiên cứu về con đường giải phóng đất nước. Trong khoảng 10 năm (1911 - 1917), Người đã đi qua hàng chục quốc gia, từ các nước tư bản phát triển đến các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh. Người vừa phải tìm việc làm để kiếm sống, vừa tự học tập, tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội của nước sở tại và các nước tư bản chủ nghĩa khác và tham gia hoạt động yêu nước ở nước ngoài. Đến đâu Người cũng quan sát kỹ lưỡng, so sánh, nhận xét, đi sâu tìm hiểu cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, để tìm hiểu sâu về nền văn hóa của các nước tư bản phát triển thờì đó. Người hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và rút ra những nhận xét rất sâu sắc: Ở đâu, chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu, giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man. Vì thế, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn. Từ kết luận này đã đặt cơ sở cho phát triển quan điểm đúng đắn của Người về bạn, thù và sớm hình thành tư tưởng kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, về sự đoàn kết cách mạng ở chính quốc với cách mạng thuộc địa. CM tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi (11/1917) từ Luân Đôn người trở về Pari để tiếp tục hoạt động, tại đây người đã tham gia Đảng xã hội Pháp. Tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Chiến tranh thế giới I kết thúc các nước thắng trận họp hội nghị hoà bình Vecsai (1/1919) để phân chia quyền lợi sau chiến tranh. Tháng 6 năm 1919, Người đã chớp lấy cơ hội đó để cùng với một số nhà yêu nước khác tại Pháp, gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 tám điểm, tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của thự dân Pháp. Làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình hình Việt Nam và Đông Dương. Sự kiện trên đã gây tiếng vang lớn trong thế giới thuộc địa. Bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam nhưng không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc càng nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc và đã rút ra bài học vô cùng giá trị là: Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình chủ yếu phải do dân tộc mình quyết định, phải trông cậy vào lực lượng của chính mình, chứ không phải dựa chủ yếu vào bên ngoài Qua sự kiện đó càng khẳng định sự nhạy cảm về chính trị, tính chủ động, khôn khéo, sắc bén trong đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt lên trên tầm nhìn của các nhà chí sĩ yêu nước đương thời; đồng thời, đánh dấu sự tiếp cận gần hơn chủ nghĩa Mác - Lênin của Người. Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L’Humanité) Pháp, Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. Luận cương của V.I.Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho đân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu ở Người.”Luận cương về những vấn đề thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người luôn nung nấu” Tháng 12/1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII tổ chức ở thành phố Tua (Tours). Người đã trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đó là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong lịch sử cách mạng Việt Nam. đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự lựa chọn và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó hoàn toàn phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử,