Đề tài Lịch sử nước ai cập

Ai Cập là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại .Nhờ vào những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, ngay từ rất sớm, nơi đây đã hình thành và phát triển một nền văn minh vô cùng rực rỡ.Những thành tựu mà cư dân Ai Cập cổ đại đạt được không những là niềm tự hào của đất nước Ai Cập nói riêng mà còn là của thế giới nói chung. Việc tìm hiểu ,khám phá những thành tựu ấy là vô cùng cần thiết ,nó giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nền văn minh này.Trong đề tài này ,chúng tôi đã nghiên cứu một cách khái quát về tổng quan và những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại ,mặt khác cũng đề cập đến sự phát triển của Ai Cập hiện nay. Trên cơ sở những kiến thức đã thu thập được từ những nguồn tài liệu khác nhau chúng tôi hi vọng rằng phần nghiên cứu của chúng tôi sẽ mang lại những tri thức bổ ích cho người đọc.Tuy đã cố gắng chọn lọc ,nghiên cứu nhưng chúng tôi không thề tránh khỏi những sai sót .Rất mong được sự góp ý của cô và các bạn để tiếp tục hoàn thiện đề tài này .

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lịch sử nước ai cập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ai Cập là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại .Nhờ vào những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, ngay từ rất sớm, nơi đây đã hình thành và phát triển một nền văn minh vô cùng rực rỡ.Những thành tựu mà cư dân Ai Cập cổ đại đạt được không những là niềm tự hào của đất nước Ai Cập nói riêng mà còn là của thế giới nói chung. Việc tìm hiểu ,khám phá những thành tựu ấy là vô cùng cần thiết ,nó giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nền văn minh này.Trong đề tài này ,chúng tôi đã nghiên cứu một cách khái quát về tổng quan và những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại ,mặt khác cũng đề cập đến sự phát triển của Ai Cập hiện nay. Trên cơ sở những kiến thức đã thu thập được từ những nguồn tài liệu khác nhau chúng tôi hi vọng rằng phần nghiên cứu của chúng tôi sẽ mang lại những tri thức bổ ích cho người đọc.Tuy đã cố gắng chọn lọc ,nghiên cứu nhưng chúng tôi không thề tránh khỏi những sai sót .Rất mong được sự góp ý của cô và các bạn để tiếp tục hoàn thiện đề tài này . A.VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI I-Tổng quan về Ai Cập cổ đại 1.Địa lý dân cư: a.Địa lý của Ai Cập cổ đại: -Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi,nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin.Phía Tây giáp sa mạc Xahara ,phía Đông giáp Biển Đỏ,phía Bắc giáp Địa Trung Hải ,phía Nam giáp Nubi. -Sông Nin là một trong những con sông dài nhất thế giới khoảng 6500 km,bắt nguồn từ vùng xích đạo của Châu Phi,nhưng vùng chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km .Hằng năm,từ tháng 6 đến tháng 11 , nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu sông Nin.Đất đai màu mỡ ,cây cối tốt tươi,các loài động thực vật và tài nguyên thiên nhiên phong phú ,nên ngay từ thời nguyên thủy con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn ở các khu vực xung quanh. Chính vì vậy ,nhà sử học Hy Lạp Hêrôđôt nói rằng:Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. -Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc:miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp ,miền hạ Ai Cập(miền Bắc)là một đồng bằng hình tam giác. -Con người ở đây đã sớm biết sử dụng những công cụ,vũ khí bằng đồng.Từ đó,con người ở đâychuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông ,thoát khỏi cuộc sống săn bắn ,hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh. b.Dân cư: - Ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ đã có con người sinh sống .Người Ai Cập thời cổ là những thổ dân Châu Phi,hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc.Do đi lại săn bắn trên lục địa,khi đến vùng thung lũng sông Nin,họ định cư ở đây và phát triển nghề nông và nghề chăn nuôi từ rất sớm . - Về sau,một chi của bộ tộc Hamites từ Tây Á xâm nhập vào vùng hạ lưu sông Nin,chinh phục thổ dân người Châu Phi ở đây.Trải qua quá trình hỗn hợp lâu dài ,người Hamites và thổ dân đã đồng hóa lẫn nhau,hình thành ra một bộ tộc mới,đó là người Ai Cập cổ đại. 2.Các thời kì lịch sử chính của Ai Cập cổ đại : Lịch sử Ai Cập cổ đại có thể chia ra làm 5 thời kì chính sau : •         Thời kì TảoVương quốc ( khoảng 3200 - 3000 năm TCN ) •         Thời kì Cổ Vương quốc ( khoảng 3000 - 2200 năm TCN ) •         Thời kì Trung Vương quốc ( khoảng 2200 - 1570 năm TCN ) •         Thời kì Tân Vương quốc ( khoảng 1570 - 1100 năm TCN  ) •         Thời kì Hậu Vương quốc ( khoảng 1100 - 31 năm TCN ) II Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại 1.Chữ viết: Khoảng hơn 3000 nămTCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình . Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Thí dụ để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu ( vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau ). Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cậpđể ghi lại các ngôn ngữ của mình. Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B ...Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier ...Năm 1822, một nhà ngôn ngữ học người Pháp là Sampôliông ( Champollion ) đã tìm cách đọc được thứ chữ này. 2.Văn học: Những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình , Người nông phu biết nói những điều hay ... Văn học Ai Cập trong suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ của mình là một sự thống nhất về ngôn ngữ nhưng đa dạng về chữ viết. Người ta viết bằng ngôn ngữ Ai Cập trong một thời kỳ vô cùng dài không ít hơn ba thiên niên kỷ rưỡi, và hoàn toàn đương nhiên ngôn ngữ đó phải biến đổi. Các tác phẩm thành văn đã minh chứng rằng sau ba mươi lăm thế kỷ tồn tại, tiếng Ai Cập đã trải qua một số giai đoạn phát triển, gắn liền với truyền thống bắt nguồn từ thời cổ đại và gắn với sự phân kỳ lịch sử của bản thân đất nước Ai Cập đã được khoa học thiết lập. Những giai đoạn đó là: I. Ngôn ngữ cổ Ai Cập thời đại Cổ vương quốc (thế kỷ XXX – XXII trước công nguyên); II. Ngôn ngữ cổ điển (trung Ai Cập) thời đại Trung vương quốc (thế kỷ XXII – XVI trước công nguyên); III. Ngôn ngữ tân Ai Cập thời đại Tân vương quốc (thế kỷ XVI – VIII trước công nguyên); IV. Ngôn ngữ demotic (bình dân) (thế kỷ VIII trước công nguyên – thế kỷ III sau công nguyên); V. Ngôn ngữ Coptic (từ thế kỷ III sau công nguyên). Văn học Ai Cập là một phần của văn hóa Ai Cập và cùng mất đi với nó, đã trải qua một cuộc sống lâu hơn nhà nước độc lập Ai Cập. Ai Cập vào năm 332 trước công nguyên đã thần phục Alexander Macedonia và đến năm 30 trước công nguyên trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã. Văn hóa đặc sắc của Ai Cập tiếp tục sống và phát triển trong những điều kiện chính trị mới. Nhưng, mặc dù như vậy và mặc dù từ lâu việc nghiên cứu văn học Ai Cập đã trở thành một lĩnh vực độc lập trong bộ môn Ai Cập học, các chuyên gia khi phân kỳ lịch sử của nó vẫn thích dựa vào những đặc điểm bên ngoài và phát xuất từ sự phân kỳ lịch sử ngôn ngữ và lịch sử đất nước mà chúng ta đã làm quen để phân biệt các nền văn học Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và văn học demotic. Sự phân kỳ văn học Ai Cập được thừa nhận như vậy là bất đắc dĩ,  chủ yếu do tình hình tư liệu và việc không thể theo dõi liên tục từng bước sự phát triển của bản thân tiến trình văn học. Văn học cổ đại Ai Cập, cũng như mọi nền văn học khác, gắn liền với đời sống xã hội và với hệ tư tưởng của xã hội đó. Và bởi vì ở Ai Cập cổ đại, tôn giáo là hình thức tư tưởng chủ đạo, nên không có gì lạ rằng văn học Ai Cập chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn giáo, và nhiều tác phẩm của nền văn học này đã thấm nhuần thế giới quan tôn giáo, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên không nên từ đó mà cho rằng văn học Ai Cập chỉ là những văn bản tôn giáo hay thần thoại. Ngược lại, nó rất phong phú đa dạng về thể loại. Bên cạnh những truyện cổ dân gian được tái chế (như Papyrus Westcar, Truyện về hai anh em, Truyện chàng hoàng tử phải chết, …), trong văn học Ai Cập còn có những tác phẩm mô tả cuộc sống hiện thực (các truyện Sinuhe và Un-Amon), những văn bia của các vua và quan lại mang tính lịch sử, những tác phẩm mang nội dung tôn giáo (tụng ca thần linh) và triết học (“Bài ca của người chơi đàn hạc”, “Cuộc trò chuyện của một người tuyệt vọng với linh hồn”); những truyện thần thoại (“Cuộc chiến giữa Horus và Seth”), các truyện ngụ ngôn, thơ tình yêu. Người Ai Cập đã biết đến trình diễn sân khấu, không chỉ dưới hình thức kịch tôn giáo, mà cả dưới hình thức kịch thế tục ở một chừng mực nào đó. Và sau rốt, tồn tại một bộ phận lớn văn học giáo huấn dưới hình thức được gọi là các “châm ngôn”, chứa đựng những lời răn dạy đạo lý và những quy định hành xử trong xã hội. Tóm lại, văn học Ai Cập chứng minh rõ ràng rằng xã hội Ai Cập thời cổ đại đã sống một cuộc sống tinh thần phong phú và đa diện. Những thư tịch từ thời đại cổ xưa còn lại đến nay và được lưu giữ trong các bảo tàng và các bộ sưu tập trên toàn thế giới chỉ là những mảnh di tích nhỏ bé của cả một nền văn học lớn mà tiếc thay đã mãi mãi mất đi. Nhưng chỉ chúng thôi cũng đã tạo ra một bức tranh rực rỡ, phong phú và thú vị lạ thường. Nói về một nền văn học thì không thể không nói đến những người sáng tạo ra nó. Tất cả các văn bản Ai Cập còn truyền lại đến nay đều được người nào đóvào thời gian nào đó sáng tạo nên, hay nói cách khác, đều có tác giả của mình. Tất nhiên ở Ai Cập, cũng như ở những nước khác, văn học dân gian phổ biến rất rộng rãi, nhưng những tác phẩm còn truyền lại đến nay rõ ràng không phải là sản phẩm của sáng tác dân gian trong nghĩa nghiêm ngặt của từ này, thậm chí nếu như chúng là bản ghi lại những câu chuyện truyền miệng. Tuy nhiên, trong phần lớn các văn bản đó không có một chỉ dẫn nào, dù là nhỏ nhất, hay một lời ám chỉ nào về tác giả. 3.Tôn giáo: Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris ). Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. Khi con người chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển. Tôn giáo Ai Cập cổ đại bao gồm các niềm tin tôn giáo và nghi thức khác nhau tại Ai Cập cổ đại qua hơn 3.000 năm, từ thời kỳ Tiền Triều Đại cho đến khi du nhập Kitô giáo trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Những niềm tin này tập trung vào thờ cúng các vị thần đại diện cho nhiều khía cạnh, ý tưởng và chức năng quyền lực khác nhau của thiên nhiên, thể hiện qua các nguyên mẫu phức tạp và đa dạng. Vào thời kỳ của triều đại thứ 18, người Ai Cập đã có nâng vị thế một số đơn vị thần như Amun lên hàng đấng sáng tạo vũ trụt với nhiều biểu hiện, tương tự như khái niệm kinh tế cũng được tìm thấy trong đạo Ki-tô: niềm tin rằng một Thượng đế có thể tồn tại trong nhiều hơn một người. Những vị thần được tôn thờ với các nghi lễ và cầu nguyện, trong các ngôi đền địa phương và đền thờ gia đình cũng như trong ngôi đền chính thức quản lý bởi các giáo sĩ. Các vị thần khác nhau đã được nổi bật ở giai đoạn khác nhau của lịch sử Ai Cập, và các huyền thoại liên quan đến họ thay đổi theo thời gian, do đó, Ai Cập chưa bao giờ có một hệ thống thứ bậc các vị thần chặt chẽ hay một thần thoại thống nhất. Dù vậy, trong tôn giáo Ai Cập có nhiều niềm tin bao quát. Trong số đó có sự tôn thờ của pharaon - đã giúp thống nhất quốc gia về mặt chính trị, và niềm tin phức tạp về một thế giới bên kia, mà đã dẫn đến việc gia tăng tục chon cất công phu của người Ai Cập. Các vị thần: Truyền thuyết về các vị thần của Ai Cập cổ đại khá đặc biệt. Thần Mặt Trời, hay Thần Thái Dương là Ra, sinh ra hai vị thần, nam thần Shu - thần không khí và nữ thần Tefnut, thần hơi nước. Shu và Tefnut cưới nhau rồi sinh ra đôi thần trai gái là Nut và Geb. Nut và Geb cũng yêu nhau, nhưng bị cha cấm hẹn hò vì vậy họ phải lén lút với nhau. Một hôm, thần Shu bắt gặp, ném Nút lên trời, đạp Gép xuống sâu trong mặt đất. Từ đó, Nút là nữ thần bầu trời, Gép là nam thần mặt đất. Nhưng nhờ có thần trí tuệ Thot, cả hai cũng được cưới nhau và bên nhau chỉ trong năm ngày (thần Shu làm cho lịch thành 360 ngày, thần Thot thắng 72 ván cờ với thần Shu nên đã làm cho lịch chuyển thành 365 ngày nhờ ánh sáng của thần Thái dương). Nút sinh ra năm vị thần là: Osiris, Isis, Seth, Nephthis và Haeroit. Cả năm vị thần đều là những vị thần quan trọng trong thế giới Ai Cập, được ghi chép lại trong cuốn "Book of The Dead" nghĩa là Sách của Người Chết. Thần Ra: Thần Ra là Thần Mặt trời của Ai Cập. Trong Sách của Người Chết có miêu tả thần Ra vào buổi sáng biến thành một em bé, buổi trưa trở thành một thanh niên lực lưỡng và về chiều tối, thần trở thành một ông cụ. Truyền thuyết kể lại rằng, Isis, vợ của Osiris, ghen tỵ với thần Ra, nàng liền nặn một con rắn bằng đất ở chỗ thần Ra vẫn thường đi lại. Khi thần Ra tới, nàng núp sau một tảng đá, hóa phép cho con rắn thức dậy, con rắn liền cắn thần Ra một nhát chí mạng. Thế là, mọi quyền của thần Ra đều thuộc về Isis. Osiris và Seth: Osiris cưới Isis rồi Isis sinh ra Horus. Osiris được nối ngôi Thần thái dương, trở thành thần nông nghiệp, thần sinh đẻ và thần hạnh phúc đem hạnh phúc cho nhân loại, cải tạo nông nghiệp, dạy dân trồng nho, làm rượu, trồng ngũ cốc và chăn gia súc. Osiris cũng dạy con người cách xây đền thờ, xây kim tự tháp nguy nga, tráng lệ. Osiris đi đâu cũng được mọi người kính trọng và yêu quý. Tuy nhiên, thần Seth, em trai của thần Osiris, lại ghẻ lạnh và căm ghét Osiris chỉ vì anh được nối ngôi, được mọi người kính trọng. Rồi Seth đã nghĩ ra kế hiểm độc đó là giết chết anh trai bằng cách dụ Orisis nằm vào quan tài rồi đóng đinh và thả xuống biển. Sau đó, Seth chiếm đoạt ngôi vị của anh trai và làm bao điều bạo tàn, ác độc khiến cho dân chúng và các vị thần khác bất bình. Isis biết chuyện, đau khổ vô cùng và tìm mọi cách để tìm thân thể Osiris. Sau khi tìm thấy thân thể chồng, Isis kể lại cho con trai Horus nghe. Từ đó, Horus nung nấu ý định giết Seth, trả thù cha. Câu chuyện về âm phủ và thế giới bên kia: Người Ai Cập tin rằng ở thế giới bên kia, các vị thần chờ những người đã mất ở đó để đón lên thiên đàng hoặc đày xuống địa ngục. Khi qua thiên đường, phải gặp thần Anubis, Anubis dẫn người chết đi đến chiếc cân trái tim, để cân xem người đó ác hay tốt. Nếu anh ta nói dối, chứng tỏ anh ta là người xấu, sẽ bị Ammit, con quái vật hình cá sấu ăn trái tim và bị đày đi địa ngục. Còn nếu trả lời đúng, anh ta sẽ được tiếp đón hậu hĩnh bởi thần Osiris, thần âm phủ. Người Ai Cập rất mê tín nên họ chả dám làm gì sai trái vì câu chuyện trên. Nhưng không phải tất cả đều làm điều tốt. Và tất nhiên là xã hội bao giờ mả chả thế! 4.Kiến trúc và điêu khắc: Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo. Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh tới 230m. Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”. Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua các công trình điêu khắc. Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. Bức tượng mình sư tử với gương mặt Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người và sức mạnh của sư tử. a.Kim tự tháp: -Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng từ thời vua Giêde thuộc vương triều III (Cổ vương quốc).Đây là một ngôi tháp gồm 6 bậc, cao 60 m,đáy hình vuông,mỗi cạnh đáy là 71 m.Hầm mộ đặt quan tài nằm sâu dưới mặt đất 28m,mỗi cạnh 7m.Xung quanh tháp Giêde có đền thờ và mộ những thành viên trong gia đình và những người thân cận. -Trong số kim tự tháp ở Ai Cập,cao lớn nhất,tiêu biểu nhất là kim tự tháp Kêôp: +Kim tự tháp Kêôp xây thành hình tháp chóp,có đáy là hình vuông mỗi cạnh 230 m,bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng Đông,Tây,Nam,Bắc.Đỉnh chóp nhọn cao 146,6 m.Thể tích của kim tự tháp 2,5 triệu m3 đá và có trọng lượng khoảng 6,5 triệu tấn . +Toàn bộ kim tự tháp được xây dựng bằng những tảng đá vôi mài nhẵn,mỗi tảng nặng 2,5 tấn,có tảng nặng 30 tấn. +Để xây dựng kim tự tháp người ta đã dùng đến 2.300.000 tảng đá vôi với một khối lượng là 2.408.000 m3 . +Một số nhà Ai Cập học đã lấy chiểu dài các cạnh cuả kim tự tháp Kêôp chia cho số ngày trong một nămđã thu được một đơn vị đo chiều dài bằng 0,635 m và họ đặt tên là thước đo kim tự tháp ,đơn vị độ dài đung1 bằng 1/10 triệu bán kinh trái đất ,đúng bằng 1/tỉ khoảng cách giữa trái đất và mặt trời +Phương pháp xây dựng kim tự tháp là ghép những tảng đá mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa,thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được. +Kim tự tháp không phải là khối đá đặc mà bên bên trong có những đường hầm ,lăng mộ ,phòng chứa quan tài…Cửa vào hướng về phía Bắc.Phòng chứa quan tài của pharaong Kêôp trên độ cao 42,28 m so với mặt nền ,chiều dài 10,47 m,chiều ngang 5,23 m… Giữa phòng có một quan tài bằng đá hoa trang trí rất đẹp nhưng đã bị mất nắp có chiều dài 2,29 m,chiều ngang 0,99m ,chiều cao không kể nắp là 1,05m. +Ở phía Bắc của kim tự tháp cách mặt đất 13 m có một cái cửa thông với hầm mộ,kim tự tháp Kêôp có hai hầm mộ:một hầm mộ ở sâu 30 m dưới lòng đất và một hầm mộ nằm ở giửa kim tự tháp cách mặt đất 40 m.Người ta cho rằng theo thiết kế ban đầu ,hầm mộ ở sâu dưới đất,nhưng khi đã làm xong Kêôp thay đổi ý kiến bắt phải xây ở trên cao. +Các nhà Ai Cập đã làm một thí nghiệm nhỏ là:đem những đồng tiền bằng kim loại đã bị hoen rỉ vào trong tháp ;sau hơn một tháng ,những đồng tiền đó trở nên sáng loáng.Hai cốc sữa tươi,một cốc để ở bên ngoài,một cốc đem vào trong tháp.Sau một thời gian,cốc sữa bên ngoài bị biến chất ,còn cốc sữa bên trong vẫn không thay đổi mùi vị ,màu sắc.Có hai cây cà chua ,một cây trồng ở ngoài trời ,một cây đem trồng ở trong tháp,cây bên ngoài chưa ra hoa kết trái thì cây bên trong đã ra hoa kết trái. +Để giải thích những hiên tượng kì lạ trên,các nhà bác học đã cho rằng các cửa và lỗ thông hơi của kim tự tháp đều hướng về phía Bắc,đã hấp thụ được các loại ‘‘sóng vũ trụ”nào đó ,do đó đã ảnh hưởng đến các đồ vật ,cây cỏ,cơ thể và cả tinh thần của con người trong kim tự tháp. +Việc xây dựng kim tự tháp đã huy động biết bao kiến trúc sư ,hàng vạn thợ thủ công,nông dân và thợ thủ công,nô lệ trong vòng ba chục năm trời .Tốn nhiều công sức và tiền bạc nhưng nó đã đánh dấu một nền văn hóa rực rỡ của nhân dân Ai Cập cổ đại. b.Tượng Xphanh: -Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại có những thành tựu lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu. -Trong các tượng của Ai Cập cổ đại tiêu biểu nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nêfectiti ,vợ của vua Ichnatôn . -Tượng Xphanh là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê.Những bức tượng này thường được đặt trước các cổng đền miếu ,có những tượng lên đến 500 tượng như vậy . -Trong số những tượng Xphanh của Ai Cập cổ đại ,tiêu biểu nhất là tượng Xphanh,là tượng của vua Kêphen , ở gần kim tự tháp Kêphen ở Ghidê.Tượng này cao dài 55 m,cao 20 m,chỉ riêng cái tai đã dài 2 m.Tượng này được tạc vào cuối thế kỉ XXIX TCN. 5.Khoa học tự nhiên : a.Thiên văn học: -Được nghiên cứu từ rất sớm với những công cụ thô sơ với như dây dọi ,mảnh ván cá khe hở -Họ vẽ hình các thiên thể lên các trẩn các đền miếu .biết mười hai cung hoàng đạo ,biết được các hệ hành tinh:kim, mộc, thủy ,hỏa ,thổ. -Để đo được thời gian,từ thời cổ vương quốc người AI Cập phát minh ra cái nhật khuê .Nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và khi có nắng . -Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước ,nhìn vào mực nước người ta có thể biết được thời gian -Thảnh tựu lớn nhất trong lĩnh vực thiên văn của Ai Cập cổ đại là việc đặt ra lịch +Lịch Ai Cập được đăt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin.Họ nhận thấy rằng buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng.Hơn nữa,khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày.Họ lấy khoảng thời gian ấy là một năm.Một năm được chia làm 12 tháng ,mỗi tháng có 30 ngày,5 ngày còn thừa để cuồi năm ăn tết.Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng(bắt đầu tháng 7 dương lịch).Một năm được chia là 3 mùa,mỗi mùa 4 tháng.Đó là mù
Tài liệu liên quan