Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng , đường lối
phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quết định sự thành bại trong quá trình phát
triển kinh tế của một đất nước. Thực tế cho thấy rằng, Chính phủ các nước Nics
Châu á, sau gần một thập kỉ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, đã nhận ra
nhưng mặt hạn chế của nó, và ngay đầu thập kỉ 60 đã có sự chuyển hướng chiến
lược. Với khoảng thời gian ngắn họ đã đưa đất nước trở thành: “ những con rồng
Châu á”
Đối với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là, chúnh
ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong quá trình phát triển mới. Nhưng để đạt được
tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. Việt
Nam đang trong quá trình chuyển biến nền kinh tế từ nền koinh tế tự nhiên sang
nền kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật khách quan của nó. Do vậy mà việt
nam đang đứng trước các thuận lợi cũng như các khó khăn cần được giải quyết.
Nhận thức được vấn đề cấp bách của xã hội, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
Lý luận của Mác- Lênin về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và sự vận dụng ở Việt nam.
Bài tiểu luận này gồm 3 phần:
Phần I: Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường
Phần II: Thị trường và cơ chế thị trường
Phần III: Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt nam
19 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý luận của Mác-Lênin về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng ở Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Lý luận của Mác- Lênin về kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
và sự vận dụng ở Việt nam
Lời nói đầu
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng , đường lối
phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quết định sự thành bại trong quá trình phát
triển kinh tế của một đất nước. Thực tế cho thấy rằng, Chính phủ các nước Nics
Châu á, sau gần một thập kỉ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, đã nhận ra
nhưng mặt hạn chế của nó, và ngay đầu thập kỉ 60 đã có sự chuyển hướng chiến
lược. Với khoảng thời gian ngắn họ đã đưa đất nước trở thành: “ những con rồng
Châu á”
Đối với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là, chúnh
ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong quá trình phát triển mới. Nhưng để đạt được
tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. Việt
Nam đang trong quá trình chuyển biến nền kinh tế từ nền koinh tế tự nhiên sang
nền kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật khách quan của nó. Do vậy mà việt
nam đang đứng trước các thuận lợi cũng như các khó khăn cần được giải quyết.
Nhận thức được vấn đề cấp bách của xã hội, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
Lý luận của Mác- Lênin về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và sự vận dụng ở Việt nam.
Bài tiểu luận này gồm 3 phần:
Phần I: Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường
Phần II: Thị trường và cơ chế thị trường
Phần III: Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt nam
Nội dung
Phần I: Sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường
1/ Quá trình phát triển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá
1.1/ Một số khái niệm về kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá
Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá là hai hình thức tổ chức kinh tế - xã hội đã
tồn tại trong lịch sử. Hai hình thức này được hình thành trên cơ sở trình
độ phát triển của lự lượng sản xuất xã hội, trình độ phân công lao động xã hội,
trình độ phát triển và phạm vi quan hệ trao đổi
Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất đồng thời là người tiêu dùng. Tự
sản xuất và tự tiêu dùng là đặc trưng cơ bản của kinh tế tự nhiên. Mục đích của sản
xuất là tạo ra giá trị sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân
người sản xuất. Vì thế có thể nói quá trình sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chỉ
gồm hai khâu : Sản xuất và tiêu dùng
Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất là để trao đổi hay là
để bán. Mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất và có tính khách quan.
Sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất đều gắn vối thị trường
So với kinh tế tự nhiên kinh tế hàng hoá có những ưu thế cơ bản sau:
Một là : trong kinh tế hàng hoá do sự phát triển của phân công lao động xã
hội cho nên sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng
mở rộng. Điều đó tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị
xsản xuất thúc đẩy việc cải tiến công cụ lao động, nâng cao trình độ kĩ thuật, mở
rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển .
Hai là : Trong kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất không phải là để
tiêu dùng cho chính bản thân người sản xuất mà là để thoả mãn ngày càng cao về
nhu cầu của thị trường. Chính nhu cầu ngày càng cao của thị trường là động lực
mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá.
Ba là : trong kinh tế hàng hoá , cạnh tranh ngày càng gay gắt . Yêu cầu của
cạnh tranh đòi hỏi những đơn vị sản xuất phải thường xuyên quan tâm tới tăng
năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu được lợi nhuận ngày
càng nhiều hơn. Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận siêu ngạch đã làm cho lực lượng
sản xuất có những bước tiến bộ dài.
Bốn là : Trong kinh tế hàng hoá , do sản xuất xã hội ngày càng phát triển , quan
hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng mở rộng, cho nên sản phẩm hàng hoá ngày càng đa
dạng, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ngày càng được nâng cao
1.2/ Những tiền đề của quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền
kinh tế hàng hoá
Sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá là quá trình kinh tế khách quan. Nó
bắt đầu khi kinh tế tự nhiên phát triẻn đến trình độ làm xuất hiện những tiền đề của
kinh tế hàng hoá. Trong lịch sử, những quan hệ hiện vật và tiền tệ tồn tại đan xen
và mâu thuẫn với nhau. Sự xuất hiện của kinh tế hành hoá cũng chính là sự xuất
hiện những tiền đề phủ định kinhtế tự nhiên và khẳng định kinhtế hàng hoá. Mỗi
bước phát triển của kinh tế hàng hoá là một bước đẩy lùi kinh tế tự nhiên. Như
vậy, trong quá trình vận động và phát triển, kinh tế hàng hoá đã phủ định dần kinh
tế tự nhiên và khẳng định mình là một tổ chức kinh tế độc lập.
Quá trình vận động và phát triển của kinh tế hàng hoá diễn ra với sự tác
động mạnh mẽ của các tiền đề sau đây :
- Phân công lao động xã hội
- Sự độc lập tương đối giữa những người sản xuất hàng hoá
-Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ
-Hệ thống thông tin và giao thông vận tải
Phân công lao động xã hội đã tạo ra những ngành nghề sản xuất khác nhau.
Do phân công lao đọng xã hội cho nên mỗi người chuyên làm một việc trong một
ngành với một nghề nhất định và chuyên sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm
nhất định. Nhưng nhu cầu tiêu dùng của họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Để thoả mãn nhu cầu của mình, những người sản xuất phải nương tựa vào nhau,
trao đổi sản phẩm cho nhau. Phân công lao động xã hội làm nẩy sinh những quan
hệ kinh tế giữa nhưng người sản xuất với nhau.
Trong điều kiện tư hữu về tư liệu sản xuất, những người sản xuất độc lập
với nhau và có lợi ích kinh tế khác nhau.
Do có phân công lao động xã hội và sự độc lập tương đối về kinh tế giữa
những người sản xuất, cho nên quan hệ giữa những người sản xuất là quan hệ mâu
thuẫn: Họ vừa liên hệ, vừa độc lạp với nhau. Giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn
này tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ trao đổi dựa trên cơ sở giá trị, nghĩa là dựa trên
cơ sở trao đổi ngang giá.
Khi trao đổi trở thành tập quán và là một mụch đích của sản xuất thì sản
xuất hàng hoá ra đời
Phân công lao động xã hội phát triển thì quan hệ trao đổi cũng được mở
rộng và ngày càng phức tạp. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều phương tiện
trao đổi mới, thị trường ngày càng mở rộng, xuất hiện nhiều tiền đề cho quá trình
biến đổi về chất của tiến trình phát triển kinh tế hàng hoá . Kinh tế hàng hoá giản
đơn dần dần chuyển sang kinh tế thị trường.
2- Bước chuyển từ kinh tế giản đơn sang kinh tế thị trường.
2.1 Kinh tế thị trường và điều kiện hình thành .
Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá . Kinh tế
hàng hoá phát triển đồng nghĩa với phạm trù hàng hoá, phạm trù tiền tệ, phạm vi
thị trường được mở rộng. Hàng hoá không chỉ bao gồm những sản phẩm đầu ra
của sản xuất mà còn bao gồm cả các yếu tố đầu vào. Dung lượng thị trường và cơ
cấu thị trường được mở rộng và hoàn thiện. Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều
được tiền tệ hoá. Khi đó người ta gọi kinh tế hàng hoá là kinh tế thị trường
2.2- Điều kiện hình thành kinh tế thị trường.
Điều kiện cơ bản để hình thành kinh tế thị trường là phải có một nền kinh tế
hàng hoá phát triển cùng với sự xuất hiện của một số điều kiện sau:
Một là, sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động
Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt, khác hẳn so với hàng hoá
thông thường bởi ngoài thời gian lao động càn thiết còn có thời gian lao động
thặng dư. Khi lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động xã hội nâng cao thì
sức lao động trở thành đối tượng của quan hệ mua bán , kéo theo sự ra đời thị
trường sức lao động, và thị trường yếu tố sản xuất. Mọi yếu tố sản xuất và đời
sống đều được thị trường hoá.
Hai là, phải tích luỹ được một số tiền nhất định và số tiền đó phải trở thành
vốn để tiến hành sản xuât kinh doanh nhằm mục đích có lợi nhuận.
Ba là , phải có hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng tương đối phát triển
đáp ứng được nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh.
Bốn là, phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, đảm bảo
cho lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ được thuận lợi dễ dàng, tăng phương
tiện vật chất nhằm mở rộng quan hệ trao đổi.
Nămlà, tăng cường vai trò kinh tế nhà nước nhằm tạo ra môi trường và
hành lang pháp lí cho thị trường phát triển lành mạnh, mở rộng hình thức kinh tế,
tăng sức cạnh tranh, thực hiện chính sách phân phối và điều tiết trên cơ sở nguyên
tắc kết hợp công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế, phát huy ưu thế và hạn chế
những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường .
3-Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ
nghĩa của kinh tế thị trường ở Việt nam
3.1-Những đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường:
Do kinh tế thị trường là sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá và mọi
yếu tố của sản xuất đều được thị trường hoá cho nên kinh tế thị trường có những
đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. Các chủ thể kinh tế tự bù
đắp những chi phí và tự chiu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh của
mình, được tự do liên kết, tự do liên doanh theo luật định. Kinh tế hàng hoá không
bao dung hành vi bao cấp. Nó đối lập với bao cấp và đồng nghĩa với tự chủ năng
động.
Hai là, hàng hoá trên thị trường rất phong phú, phản ánh trình độ cao của
năng suất lao động xã hội , trình độ phân công lao động xã hội, sự phát triển của
sản xuất và thị trường.
Ba là, giá cả được hình thành ngay trên thị trường, vừa chịu tác động của
quan hệ cạnh tranh và quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ.
Bốn là, cạng tranh là mmột tất yếu của kinh tế thị trường, có nhie4èu hình
thức phong phú vì mục tiêu lợi nhuận.
Năm là, kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở.
3.2 Định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường ở Việt nam.
Kinh tế thị trường của Việt nam mới được hình thành và phát triển kể từ sau
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), được phát triển theo định hường XHCN
. Đólà nền kinh tế dự trên nền tảng xã hội không còn chế độ người bóc lột người
"nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột , bất
công, làm theo năng lực hưởng theolao động, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện cá nhân "1
Các định hướng bao gồm những nội dung chính như sau:
Một là: hai nmặt kinh tế và xã hội của nền kinh tế thị trường nước ta được
chủ động kết hợp với nhau ngay từ đầu thông qua pháp luật, chính sách kinh tế và
chình sách xã hội trên cả tầm quản lí kinh tế vi mô và vĩ mô .
Hai là, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường sinh thái
của đất nước được chủ động bảo vệ.
Ba là, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh
tế có trình độ phát triển cao.
Bốn là : kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo, cùng với hợp
tác với các thành phần kinh tế khác là nền tảng của nền kinh tế
Năm là : nhà nước XHCN quản lí nền kinh tế thị trường vì mục tiêu dân
giầu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh.
Sáu là, nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế dân tộc hoà nhập với
kinh tế quốc tế.
II thị trường và cơ chế thị trường.
1-Thị trường.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường tuy nhiên có thể hiểu theo
nghĩa đầy đủ thì nó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ làm môi giới,
tại đây người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số
lượng hàng lưu thông trên thị trường, hình thành các quan hệ hàng hoá - tiền tệ,
mua- bán, cung - cầu và giá cả hàng hoá.
Có thể phân loại thị trường thành thị trường hàng tiêu dùng - dịch vụ và thị
trường các yếu tố sản xuất. Sự phân chia này căn cứ vào chủng loại hàng hoá đầu
vào và đầu ra của sản xuất . Sản xuất gắn với thị trường. Do đó, thị trường chính là
lực lượng hướng dẫn , điều tiết sản xuất và là động lực của sản xuất kinh doanh, là
nơi cuối cùng để chuyển lao động tư nhân cá biệt thành lao động xã hội . thị
trường nói chung và kinh tế thị trường nói riêng đều hoạt động theo cơ chế thị
trường.
2-Cơ chế thị trường.
Nói tới cơ chế thị trường là nói tới bộ máy tự điều tiết quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hoá , điều tiết sự vận động của nền kinh tế thị trường
Hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm cơ chế thị trường. Có
thể xem xét một vài khái niệm sau:
" Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi trường, động lực
và qui luật chi phối sự vận động của thị trường."2
"Cơ chế thị trường là thiết chế kinh tế chi phối ý chí và hành động của
người sản xuất và người tiêu dùng, người bán và người mua thông qua thị trường
và giá cả"3
Sự hoạt động của qui luật giá trị có biểu hiện: Giá cả thị trường lên xuống
xoay quanh giá trị của hàng hoá, nghĩa là sự hình thành giá cả thị trường phải dựa
trên cơ sở giá trị thị trường. Ngoài giá trị thị trường, sự hình thành giá cả thị
trường còn chịu sự tác động của qui luật cung cầu hàng hoá.
1 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH - NXB Sự
thật
2 Kinh tế chính trị học- NXB Sự thật
Tính qui luật của quan hệ giữa giá cả thị trường với giá trị trong sự tác
động của quan hệ cung cầu được biểu hiện:
-Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ nhỏ hơn giá trị thị trường và
ngược lại. Quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trườnglà biểu hiện của quan hệ giữa
người bán và người mua cũng như quan hệ của người sản xuất và người tiêu dùng.
Trên cơ sở giá trị thị trường, giá cả thị trường là kết quả của sự thoả thuận giữa
người mua và người bán. Giá cả thị trường điều hoà được quan hệ giữa người mua
với người bán.
Thông qua sự biến động của giá cả thị trường, qui luật giá trị có tác dụng
điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết sản xuất hàng hoá được hiểu theo nghĩa là điều tiết tư liệu sản xuất
và sức lao động vào từng ngành kinh tế. Điều này tạo ra động lực kinh tế thúc đẩy
người sản xuất hàng hoá khai thác những khả năng tiềm tàng, tranh thủ giá cao,
mở rộng qui mô sản xuất và ngược lại.
Như vậy, lợi nhận là động lực thúc đẩy hoạt động của cơ chế thị trường.
Theo C.Mác, những nhà kinh doanh dưới CNTB "Ghét cay ghét đắng tình trạng
không có lợi nhuận hay lợi nhuận quá ít, chẳng khác gì thế giới tự nhiên chân
không."
Trong những giai đoạn khác nhau của sản xuất và lưu thông hàng hoá, qui
luật giá trị cũng có những biểu hiện khác nhau.
Trong giai đoạn tự do cạnh tranh thì giá cả thị trường lên xuống xung quanh
giá cả sản xuất.
Trong giai đoạn độc quyền thì giá cả thị trường lên xuống xung quanh giá
cả độc quyền.
Giới hạn thấp nhất của giá cả thị trường chính là chi phí sản xuất. Giới hạn
cao của giá cả thị trường chính là nhu cầu có khả năng thanh toán của người mua.
Giá cả thị trường có những chức năng sau:
- Chức năng thông tin.
- Giá cả làm cân bằng cung cầu nên các nguồn lực được sử dụng hợp lí.
3 Nghiên cứu lí luận- Số 4
- Giá cả làm chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập của các tầng
lớp dân cư trong xã hội.
- Giá cả là phương tiện nối liền hàng hoá với tiền tệ, người sản xuất và
người tiêu dùng. Nói tơí cơ chế thị trường là nói tới cơ chế tự vận động
theo những qui luật nội tại của nó: Qui luật gái trị, qui luật cung cầu, qui
luật lưu thông tiền tệ...
Nói đến cơ chế thị trường cần phải nói tới cạnh tranh. Nó đòi hỏi mỗi chủ
thể kinh tế phải chuẩn bị cho mình khả năng cạnh tranh thắng lợi.
Sự tồn tại và phát triển của cơ chế thị trường là yêu cầu khách quan đối với
những xã hội còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá. Coi nhẹ hay bỏ qua vai trò của kinh
tế thị trường là một trong những nguyên nhân thất bại trên lĩnh vực kinh tế.
Cơ chế thị trường có những ưu điểm và khuyết tật sau đây:
a) Cơ chế thị trường có những ưu thế sau đây:
Một là: Kinh tế thị trường lâý lợi nhuận siêu ngạch làm động lực hoạt động.
Động lực này đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuên hạ thấp chi phí lao động cá
biệt xuống thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết. Điều này đòi hỏi phải nâng
cao năng suất lao động trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ
thuật công nghệ.
Hai là: Cơ chế thị trường có tính năng động do trong kinh tế thị trường tồn
tại một nguyên tắc ai đưa ra thị trường một loại hàng hoá mới và đưa ra sớm nhất
sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Ba là: Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Do
vậy, nó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
b) Những khuyết tật mà bản thân cơ chế thị trtường không tự giảt quyết
được:
Căn bệnh nổi bật gắn liền với sự hoạt động của cơ chế thị trường: khủng
hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát , phân hoá giầu nghèo và ô nhiễm môi trường
.
Khủng hoảng " thừa là căn bệnh cố hữu của các nền kinh tế thị trường phát
triển. Do mức cung hàng hoá vượt quá sức cầu có khả năng thanh toán, cho nên
dẫn tới tình trạng "dư thừa hàng hoá " . Xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn độ
mâu thuẫn với sức mua có hạn . Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư snản và giai
cấp vô sản.
Kinh tế thị trường tạo ra sự phân hoá giai cấp, do đó nó cũng tạo thêm mâu
thuẫn giai cấp .
Một khuyết tật khác của cơ chế thị trường là gây ô nhiễm môi trường sinh
thái, tàn phá đất đai, rừng đầu nguồn do chạy theo mục đích lợi nhuận.
Tóm lại , cơ chế thị trường có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng
hoá, chi phối sự vận động của kinh tế thị trường nhưng các chủ thể tham gia thị
trường hoạt động vì lợi ních riêng của mình, cho nên sự vận động cuả cơ chế thị
trường tất yếu dẫn tới những mâu thuẫn và xung đột. Cạnh tranh khó tránh khỏi
lừa gạt, phá sản và thất nghiệp....Vì vậy, cần phải có sự kiểm tra của xã hội, đó là
lí do sự cần thiết phải thiết lập vai trò quản lí của nhà nước. Vai trò của nhà nước
trong nền kinh tế của nước ta là hướng tới sự ổn định về kinh tế xã hội, sự công
bằng và làm cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, phát triển với tốc độ cao.
III/ Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt nam:
1/ Thực trạng nền kinh tế Việt nam khi chuyển sang kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN.
1.1 / Kinh tế hàng hoá còn kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng
tính chất tự cấp tự túc.
Sự yếu kém này được thể hiện ở những điểm sau:
- Trình độ cơ sở vật chất- kĩ thuật và công nghệ sản xuất còn thấp kém.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất xã hội chưa đủ để phát triển
kinh tế trong nước và chưa có khả năng giao lưu với thị trường quốc tế.
- Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả.
Từ điểm xuất phát thấp, nền kinh tế nhỏ nên đặc trưng của nước ta là kinh
tế nông nghiệp. Hiện tượng độc canh cây lúa vẫn còn tồn tại, các ngành nghề khác
chưa phát triển.
- Chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đang được hình thành và
phát triển. Chúng ta đã từng bước có thị trường hàng hoá nói chung, trước hết là
thị trường hàng tiêu dùng thông thường. Về cơ bản, nước ta vẫn chưa có thị trường
sức lao động. Trong khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn sử dụng chế độ lao động
theo biên chế, chưa có thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Thực trạng trên đây của thị trường nước ta là hậu quả của nhiều nguyên
nhân khác nhau. Về mặt khách quan, đó là do trình độ phát triển của phân công lao
động xã hội còn thấp. Nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Về mặt
chủ quan là do những nhận thức chưa đúng đắn về nền kinh tế XHCN, do sự phân
biệt duy ý chí giữa thị trường có tổ chức và thị trường tự do.
Điều cần thiết phải rút ra từ thực trạng trên đây là: Với tất cả tính phức tạp
và các mặt tiêu cực đã xảy ra trên thị trường, việc chuyển sang nền kinh tế thị
trường vẫn chưa tới bước tiến bộ về mặt kinh tế hơn hẳn trước đây và tạo ra khả
năng dẫn tới bước ngoặt quyết định. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải tiếp tục thúc
đẩy quá trình hình thành và phát triển của thị trưoừng ngày càng đầy đủ, thông
suốt và thống nhất trên phạm vi