Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực, cho phép phát triển sản xuất nhiều loại rau quả xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 - Bộ Chính trị ngày 05 tháng 04 năm 1989 về đổi mới quản lý Nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 - 4,5%/năm). Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nông sản lên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng rau quả.
Rau quả là cây có giá trị cao của nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời có giá trị đối với nền văn hoá - xã hội và môi trường sinh thái của đất nước. Trong những năm gần đây, rau quả đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới và khu vực, mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn. Phát triển rau quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho tiêu dùng và xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Mặc dù đây mới là những kết quả ban đầu nhưng đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao. Những kết quả và thành tựu về sản xuất và xuất khẩu rau quả trong thời gian qua cũng đã giúp nâng cao vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với những thành tựu to lớn mà ngành rau quả Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, không thể không kể đến vai trò của đơn vị đầu ngành là Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo, Tổng công ty luôn nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thích nghi với cơ chế mới, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành cũng như của đất nước.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của đất nước thì kim ngạch xuất khẩu rau quả như hiện nay vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là do các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty chưa đủ sức cạnh tranh, chất lượng không đồng đều, giá thành cao. Bên cạnh đó, giá rau quả trên thị trường thế giới lại thường xuyên biến động, dẫn đến việc Tổng công ty bị thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Do vậy, việc phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhóm hàng rau quả xuất khẩu là hết sức cần thiết, mang tính thời sự và cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc. Xuất phát từ quan điểm này, em đã lựa chọn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài:
"Hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".
Ngoài mục lục, lời mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận này được chia thành 3 chương:
Chương I: "Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam", nêu những nét khái quát về nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới trong những năm gần đây và dự đoán nhu cầu tiêu thụ rau quả trong tương lai. Đồng thời, phân tích khả năng sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Chương II: "Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam", nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.
Chương III: "Phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam" chủ yếu đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở phương hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả đến năm 2010.
118 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY
RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Phạm Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Tuyết Nhung
Lớp : A14 - K38D – KTNT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................
1
Chương 1. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam ..................................................................
3
I. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới ..........................................
3
1. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới ............................................
4
2. Nhu cầu tiêu thụ quả của thế giới ...........................................
8
II. Khả năng sản xuất rau quả xuất khẩu của Việt Nam ...............
12
1. Điều kiện thuận lợi .................................................................
12
2. Khả năng sản xuất rau quả của Việt Nam ..............................
17
3. Chế biến và bảo quản rau quả .................................................
21
III. Khả năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam .............................
25
1. Một số quan điểm về thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam ............................................................................................
25
2. Khả năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam ............................
25
3. Một số nhận xét về hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam
31
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ..................................................................
33
I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ...........................................................................
33
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ............................................................
33
2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ..............................................................................
36
3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ....................................................................
37
II. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam............................................................................
41
1. Mặt hàng xuất khẩu ................................................................
41
2. Kim ngạch xuất khẩu .............................................................
47
3. Thị trường xuất khẩu ..............................................................
48
4. Giá rau quả xuất khẩu .............................................................
55
5. Chất lượng rau quả xuất khẩu ................................................
58
6. Các đơn vị tham gia xuất khẩu ...............................................
60
III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ...................................................................
62
1. Kết quả đạt được .....................................................................
62
2. Tồn tại ....................................................................................
64
Chương 3. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam....
68
I. Phương hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới ............................
68
1. Phương hướng phát triển .........................................................
68
2. Mục tiêu xuất khẩu rau quả đến năm 2010 ............................
70
II. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới ........................
73
1. Quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm .................................
73
2. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng mặt hàng rau quả trên thị trường ................................................
78
3. Đẩy mạnh công tác thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại ..............................................................................................
80
4. Thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả ...............................................................................
82
5. Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm kiểm tra chất lượng và cung ứng rau quả sạch, chất lượng cao ..................................
83
III. Kiến nghị với Nhà nước .............................................................
83
1. Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh tế trang trại ................
84
2. Quy hoạch các vùng chuyên canh rau quả phục vụ xuất khẩu.............................................................................................
84
3. Hỗ trợ về mặt tài chính và tín dụng để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả .......................................................................
86
4. Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu.....
89
5. Hỗ trợ Tổng công ty về thông tin thị trường ...........................
91
6. Một số kiến nghị khác ............................................................
92
KẾT LUẬN.........................................................................................
94
PHỤ LỤC .........................................................................................
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực, cho phép phát triển sản xuất nhiều loại rau quả xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 - Bộ Chính trị ngày 05 tháng 04 năm 1989 về đổi mới quản lý Nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 - 4,5%/năm). Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nông sản lên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng rau quả.
Rau quả là cây có giá trị cao của nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời có giá trị đối với nền văn hoá - xã hội và môi trường sinh thái của đất nước. Trong những năm gần đây, rau quả đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới và khu vực, mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn. Phát triển rau quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho tiêu dùng và xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Mặc dù đây mới là những kết quả ban đầu nhưng đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao. Những kết quả và thành tựu về sản xuất và xuất khẩu rau quả trong thời gian qua cũng đã giúp nâng cao vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với những thành tựu to lớn mà ngành rau quả Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, không thể không kể đến vai trò của đơn vị đầu ngành là Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo, Tổng công ty luôn nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thích nghi với cơ chế mới, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành cũng như của đất nước.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của đất nước thì kim ngạch xuất khẩu rau quả như hiện nay vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là do các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty chưa đủ sức cạnh tranh, chất lượng không đồng đều, giá thành cao. Bên cạnh đó, giá rau quả trên thị trường thế giới lại thường xuyên biến động, dẫn đến việc Tổng công ty bị thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Do vậy, việc phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhóm hàng rau quả xuất khẩu là hết sức cần thiết, mang tính thời sự và cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc. Xuất phát từ quan điểm này, em đã lựa chọn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài:
"Hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".
Ngoài mục lục, lời mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận này được chia thành 3 chương:
Chương I: "Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam", nêu những nét khái quát về nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới trong những năm gần đây và dự đoán nhu cầu tiêu thụ rau quả trong tương lai. Đồng thời, phân tích khả năng sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Chương II: "Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam", nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.
Chương III: "Phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam" chủ yếu đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở phương hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả đến năm 2010.
Chương 1
NHU CẦU TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THẾ GIỚI VÀ
KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
I. NHU CẦU TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THẾ GIỚI:
Rau quả là nguồn dinh dưỡng quý giá và không thể thiếu đối với con người ở mọi lứa tuổi để có thể duy trì cuộc sống khoẻ mạnh. Rau quả cung cấp các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể con người. Trong rau quả có nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, khoáng chất, lipit và các chất khác.
Rau quả là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của con người từ thời xa xưa khi nền sản xuất chưa phát triển và hiện nay rau quả vẫn được coi là nguồn thực phẩm quan trọng ở mọi quốc gia trên thế giới. Ngày nay, khi trình độ phát triển về dân trí và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu bữa ăn, người dân có xu hướng giảm tiêu dùng các loại thức ăn nhiều chất béo mà tăng tiêu dùng các loại rau, quả, rượu, bia và nước giải khát. Nhu cầu tiêu dùng rau quả sạch có chất lượng cao ngày càng tăng do đời sống của nhân dân các nước không ngừng được cải thiện.
Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), trong thời kỳ 2001 - 2010, nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới tăng nhanh vì tốc độ tăng dân số thế giới là 1,5%/năm, đến năm 2005 đạt 6,5 tỷ người, năm 2010 đạt 7 tỷ người, tốc độ phát triển kinh tế thế giới tăng 3 - 4%/năm, tốc độ phát triển thương mại tăng 6 - 7%/năm, nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng 3,6%/năm.
Về dài hạn, nhu cầu nhập khẩu rau quả sẽ tăng mạnh tại các nước đang phát triển, bao gồm Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi và Trung Đông. Do tốc độ tăng thu nhập trên đầu người cao và nhu cầu tăng nhanh khi thu nhập tăng nên các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với mức tăng trưởng chung về nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó, ở các nước phát triển mức tiêu dùng cao và bão hoà cùng với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ làm cho tốc độ tăng cầu giảm xuống.
Mới đây, một dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trong những năm tới sẽ cao - hứa hẹn nhiều tiềm năng xuất khẩu cho ngành rau quả của Việt Nam.
1. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới:
Số lượng và tổng giá trị rau tươi xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới trong những năm gần đây không có biến động lớn, giao động ở mức 1,6 triệu tấn/năm với trị giá khoảng 1 tỷ USD/năm. Trong những năm qua, số lượng rau nhập khẩu của thế giới tăng bình quân 1,8%/năm. Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), với tốc độ này, đến năm 2010 số lượng rau nhập khẩu của toàn thế giới sẽ đạt khoảng 1,7 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Pháp, Đức, Ca-na-đa khoảng trên 155 ngàn tấn mỗi nước; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Kông, Xingapo khoảng trên 120 ngàn tấn mỗi nước; Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Bê-la-rus khoảng 50 ngàn tấn mỗi nước. Hiện nay, diện tích trồng rau của thế giới khoảng 15 triệu ha, năng suất 35 - 40 tấn/ha, sản lượng đạt 590 triệu tấn, tiêu thụ bình quân đầu người là 85 kg rau/năm (riêng Châu Á đạt 90 kg rau/người/năm).
- Đậu tương (Gycine max (L)): So với các loại rau khác thì đậu tương hơn hẳn về giá trị dinh dưỡng và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Triều Tiên... Đậu tương có hàm lượng protein trung bình khoảng 38 - 40%, lipit 18 - 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng.
Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của nhiều nước Châu Á trong những năm qua tăng vững. Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều đậu tương nhất ở khu vực Châu Á. Năm 2003, nhu cầu tiêu thụ đậu tương trong nước của Trung Quốc đứng ở mức 32 triệu tấn, trong khi sản lượng chỉ đạt 15,1 triệu tấn, do vậy cầu cao hơn cung nên Trung Quốc dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 16,9 triệu tấn để làm cân bằng cung cầu. So với mức nhập khẩu năm 2002 thì năm 2003 nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc tăng mạnh ở mức 35%. Trong 8 tháng đầu năm 2003, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 14,72 triệu tấn đậu tương. Đồng thời với quy định tạm thời đối với nhập khẩu đậu tương biến đổi gien (GMO) của Trung Quốc hết hiệu lực vào ngày 20 tháng 09 năm 2003 sẽ càng tạo đà đẩy nhập khẩu đậu tương tăng mạnh. Dự tính mức tiêu thụ đậu tương ở Trung Quốc đến năm 2005 sẽ đạt 33 triệu tấn, trong đó các giống đậu tương cao sản sẽ chiếm 25 triệu tấn. Nước có nhu cầu tiêu thụ đậu tương lớn thứ hai ở khu vực Châu Á là Nhật Bản. Năm 2001, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 4,8 triệu tấn đậu tương phục vụ tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, Thái Lan cũng là nước phải thường xuyên nhập khẩu đậu tương vì sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Năm 2002, Thái Lan tiêu thụ 1,8 triệu tấn đậu tương.
Đậu tương cũng được tiêu thụ nhiều ở các nước Châu Âu. Cụ thể, năm 2002, Pháp nhập khẩu 36 ngàn tấn, Bỉ 34 ngàn tấn... Ngoài ra, Canađa, Hoa Kỳ cũng là những nước có nhu cầu tiêu thụ khối lượng lớn đậu tương và đỗ các loại hàng năm.
Bên cạnh đó, trên thị trường thế giới đang có nhu cầu tiêu thụ một khối lượng lớn dầu đậu tương. Tổng mức tiêu thụ dầu đậu tương tiếp tục tăng và dự báo sẽ đạt trên 60% tổng mức tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới trong năm 2004.
- Bắp cải: Bắp cải là một loại rau phổ biến được nhiều người dân trên thế giới sử dụng trong các bữa ăn. Nhu cầu tiêu thụ bắp cải của thế giới khá ổn định trong những năm qua (khoảng 1 - 1,2 triệu tấn/năm). Năm 2002, Tổng lượng bắp cải nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 1 triệu tấn với trị giá 610 USD. Các nước nhập khẩu bắp cải chủ yếu là Đức 171 ngàn tấn, trị giá 116 triệu USD; Canađa 125 ngàn tấn, trị giá 67 triệu USD, Nhật Bản 90 ngàn tấn, trị giá 135 triệu USD. Tiếp đến là các nước Áo, Hồng Kông, Pháp, Hà Lan, Liên bang Nga, Anh, Hoa Kỳ... Giá nhập khẩu bắp cải trung bình trên thị trường thế giới khoảng 650 - 700 USD/tấn.
- Dưa chuột: Tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 1,2 triệu tấn/năm với trị giá 848 triệu USD. Các nước nhập khẩu dưa chuột chủ yếu là Đức 242 ngàn tấn, trị giá 333 triệu USD; Hoa Kỳ 300 ngàn tấn, trị giá khoảng 141 triệu USD; Nhật Bản 50 ngàn tấn, trị giá khoảng 60 triệu USD. Ngoài ra, dưa chuột còn được tiêu thụ nhiều ở các quốc gia Châu Âu như Anh, Hà Lan, Cộng hoà Séc, Áo, Canađa, Pháp... Giá nhập khẩu dưa chuột bình quân trên thị trường thế giới khoảng 707 USD/tấn.
- Măng tây: Măng tây là một loại rau cao cấp và quý, được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Các nước trên thế giới có nhu cầu sử dụng với số lượng lớn, khoảng hơn 1 triệu tấn/năm. Trên thế giới có nhiều giống măng tây song người ta phân ra hai loại chính theo nhu cầu của thị trường là măng tây trắng và măng tây xanh. Măng tây trắng được tiêu thụ nhiều ở Châu Âu (chủ yếu ở dạng chế biến đóng hộp hoặc trong lọ thuỷ tinh). Măng tây xanh chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Mỹ và Canađa. Phần lớn khối lượng măng tây xanh xuất sang hai thị trường này ở dạng tươi, đóng hộp các - tông 5 kg/hộp. Măng tây xanh cũng được tiêu thụ ở một số nước Châu Âu. Các nước có nhu cầu nhập khẩu nhiều măng tây là: Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Anh, Côoét và mốt số nước Trung Đông khác. Mỹ đứng đầu thế giới về nhập khẩu măng tây. Trong năm 2002, Mỹ nhập khẩu 71 ngàn tấn măng tây, chủ yếu từ Mêhicô (33,9 ngàn tấn) và Pêru (33,5 ngàn tấn). Trong những năm gần đây, tiêu thụ măng tây tươi ở Nhật Bản ổn định ở mức 50 ngàn tấn. Măng tây tươi được tiêu thụ quanh năm ở Nhật Bản. Ngoài ra, Đức và Tây Ban Nha cũng là hai nước tiêu thụ nhiều măng tây. Năm 2002, mức tiêu thụ tương ứng ở hai nước này là 39 ngàn tấn và 34 ngàn tấn. Hàng năm Anh nhập khẩu khoảng 4.500 tấn măng tươi và đông lạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Cà chua: Cà chua là một loại rau quý và thông dụng trên thế giới, sản lượng cà chua chỉ đứng sau khoai tây, bắp cải và đạt gần 80 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm khoảng 30 triệu tấn. Năng suất bình quân của thế giới đạt 40 tấn/ha/vụ.
Nhu cầu tiêu thụ cà chua đang tăng lên trên phạm vi toàn cầu. Năm 2002, tổng lượng cà chua nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 3,6 triệu tấn với trị giá khoảng 3.182 triệu USD. Các nước nhập khẩu cà chua chủ yếu là: Hoa Kỳ 847 ngàn tấn, trị giá 873 triệu USD; Đức 599 ngàn tấn, trị giá 636 triệu USD; Pháp 368 ngàn tấn, trị giá 299 triệu USD; Anh 305 ngàn tấn, trị giá 315 triệu USD; Hà Lan 266 ngàn tấn, trị giá 257 triệu USD; Nga 203 ngàn tấn, trị giá 75 triệu USD. Giá nhập khẩu cà chua bình quân 891 USD/tấn.
Hiện nay, phần lớn lượng cà chua giao dịch trên thị trường thế giới là cà chua tươi. Tuy nhiên, trong tương lai, sản phẩm cà chua chế biến như cà chua cô đặc đóng hộp có xu hướng tiêu thụ mạnh.
- Khoai tây: Khoai tây là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Khoai tây có thành phần 75% là nước, 17% tinh bột, 1 - 2% protein, 0,9% đường, 0,7% axit amin. Khoai tây còn chứa một loạt các vitamin như: B1, B2, B6,... Là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng, khoai tây được coi là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm sản xuất rau quả rượu, tinh bột và dextrin. Khoai tây rất được ưa chuộng ở các quốc gia phát triển. Nhu cầu tiêu thụ khoai tây của các nước này không ngừng tăng lên. Từ năm 1998 trở lại đây, tổng lượng khoai tây nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 7,3 - 7,5 triệu tấn với trị giá 1,9 tỷ USD. Hà Lan là nước nhập khẩu nhiều khoai tây nhất. Năm 2002, Hà Lan nhập khẩu 1,3 triệu tấn, trị giá 127 triệu USD. Tiếp đến là Đức 765 ngàn tấn, trị giá 241 triệu USD. Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha trên 400 ngàn tấn.
Các nước phát triển nhập khẩu khoai tây nguyên củ để tiêu dùng trực tiếp trong các bữa ăn và làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
- Nấm: Nấm là một loại thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Nhu cầu nhập khẩu nấm đang tăng lên tại một số nước. Năm 2002, tổng lượng nấm nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt khoảng 244 ngàn tấn với trị giá 778 triệu USD.
Trên thị trường nấm thế giới, Mỹ là một trong những nước nhập khẩu nấm chính. Hàng năm Mỹ nhập khẩu nấm trị giá khoảng 193 triệu USD. Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ nấm của Mỹ tăng mạnh, đặc biệt là nấm tươi, trong khi nhu cầu nhập khẩu nấm đóng hộp và nấm đông lạnh lại c