Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Việc thực hiện đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên đây là nghiệp vụ đa dạng, phức tạp, nhất là trong thời đại kinh tế thông tin và kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế nên nó còn có nhiều tồn tại cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn.
Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung (Seaprodex Đà Nẵng) là công ty cổ phần hóa, là đơn vị xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm thuỷ sản ở dạng đông lạnh. Thị trường của công ty khá đa dạng với thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các khoa học công nghệ và sự hội nhập của nền kinh tế thế giới, công ty cần phải có những bước đi mới để tận dụng cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Trong quá trình học tập và nghiên cứu trên thực tế tại Seaprodex Đà Nẵng, nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán quốc tế, em đã chọn đề tài :
“Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Seaprodex Đà Nẵng ”.
Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần :
Phần I : Lý luận chung về rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Phần II : Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Seaprodex.
Phần III : Phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Seaprodex.
85 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 3518 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại seaprodex Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Việc thực hiện đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên đây là nghiệp vụ đa dạng, phức tạp, nhất là trong thời đại kinh tế thông tin và kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế nên nó còn có nhiều tồn tại cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn.
Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung (Seaprodex Đà Nẵng) là công ty cổ phần hóa, là đơn vị xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm thuỷ sản ở dạng đông lạnh. Thị trường của công ty khá đa dạng với thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các khoa học công nghệ và sự hội nhập của nền kinh tế thế giới, công ty cần phải có những bước đi mới để tận dụng cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Trong quá trình học tập và nghiên cứu trên thực tế tại Seaprodex Đà Nẵng, nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán quốc tế, em đã chọn đề tài :
“Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Seaprodex Đà Nẵng ”.
Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần :
Phần I : Lý luận chung về rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Phần II : Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Seaprodex.
Phần III : Phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Seaprodex.
Đây là đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các vấn đề chung nhất về tín dụng chứng từ và những giải pháp để thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ khi thanh toán theo phương thức này.
Với phạm vi của một khóa luận, đề tài tập trung nghiên cứu và trình bày cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến tín dụng chứng từ, bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600). Và thực tiễn về thanh toán tại Seaprodex trong những năm gần đây (2007 – 2009).
Trong đề tài này chủ yếu sử dụng các phương pháp sau : Phương pháp thống kê – tổng hợp, Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích… cùng với việc tham khảo các sách, tài liệu có liên quan.
Với kiến thức còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong nghiệp vụ nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến, đánh giá của thầy cô giáo và các cô, chú trong ban Xuất khẩu (Seaprodex Đà Nẵng) để chuyên đề được hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Nghiệp, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú trong Ban Xuất khẩu.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bé
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
I. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ có thể được áp dụng trong nội thương và ngoại thương. Trong ngoại thương, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu tuân thủ những điều kiện quy định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng để thanh toán.
Thuật ngữ “tín dụng- credit” ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là “tín nhiệm”, chứ không phải để chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường. Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị của L/C, thì thực chất ngân hàng không cấp bất cứ một khoản tín dụng nào, mà chỉ cho người nhập khẩu “vay” sự tín nhiệm của mình. Ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hề ký quỹ, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ có thể xảy ra khi ngân hàng phát hành L/C tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu và ghi nợ nhà nhập khẩu. Như vậy, thuật ngữ “tín dụng” trong phương thức TDCT chỉ thể hiện khoản “tín dụng trừu tượng” bằng lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì ngân hàng có tín nhiệm hơn nhà nhập khẩu.
Như vậy, trong phương thức TDCT, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng. Đồng thời, ngân hàng còn là người đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng và chất lượng hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ và số tiền mình bỏ ra. Rõ ràng là, nhà nhập khẩu có cơ sở để tin chắc rằng, ngân hàng sẽ không trả tiền trước khi nhà xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chừng từ gửi hàng.Trong khi đó, nhà xuất khẩu tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng xuất khẩu nếu anh ta trao cho ngân hàng phát hành L/C bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp theo như qui định trong L/C.
1.2. Quy trình nghiệp vụ
(7)
(6)
(2)
(1) (9) (10) (8) (5) (3)
(4)
Sơ đồ 1.1 : Quy trình mở L/C
(1) Người yêu cầu (đối với L/C thông thường là nhà nhập khẩu) làm "yêu cầu phát hành thư tín dụng" (Application for documentary credit) và làm các thủ tục cần thiết khác để yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người hưởng lợi (thông thường là người xuất khẩu).
(2) Ngân hàng sau khi kiểm tra đơn và các điều kiện mở L/C của nhà nhập khẩu, nếu đồng ý sẽ căn cứ vào đơn để phát hành L/C và chuyển đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo (thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi và có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành).
(3) Ngân hàng thông báo, sau khi làm các công việc cần thiết (kiểm tra, dịch thuật...) sẽ chuyển toàn bộ nội dung của L/C đến người hưởng lợi (Trên tất cả các trang của L/C đều phải có đóng dấu tên của ngân hàng thông báo và chữ ký của thanh toán viên).
(4) Người hưởng lợi sau khi kiểm tra nội dung L/C, nếu cần thiết có thể đề nghị đối tác tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp nhận toàn bộ nội dung của L/C thì mới thực hiện L/C (giao hàng hoặc thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo L/C)
(5) Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ theo L/C (chẳng hạn sau khi hoàn thành việc giao hàng), người hưởng lợi sẽ lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và xuất trình lên ngân hàng chỉ định thường là ngân hàng đã thông báo L/C)
(6) Ngân hàng chỉ định chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C (trường hợp này L/C không được thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu tại ngân hàng chỉ định).
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán được xuất trình, nếu chấp nhận sự phù hợp của chứng từ thì sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất trình (trường hợp trả ngay) hoặc cam kết trả chậm, hoặc chấp nhận hối phiếu và trả tiền khi đáo hạn. Nếu chứng từ không phù hợp có thể từ chối không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo L/C.
(8) Ngân hàng thông báo chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc thông báo về tình trạng chứng từ cho người hưởng lợi.
(9) Ngân hàng phát hành yêu cầu người đề nghị mở L/C thanh toán hoặc nhận nợ để được nhận bộ chứng từ gốc.
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý sẽ thực hiện đề nghị của ngân hàng phát hành để được nhận bộ chứng từ gốc.
Quy trình trên chỉ có tính tổng quát, tùy thuộc vào nội dung của L/C, tình trạng bộ chứng từ được xuất trình, hành động của các ngân hàng mà quy trình thực tế có thể thay đổi.
1.3. Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) - Công cụ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng mở thiết lập theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở L/C), trong đó cam kết của ngân hàng phát hành và những điều kiện cụ thể đặt ra cho người hưởng lợi thực hiện.
L/C do ngân hàng mở chuyển cho ngân hàng thông báo bằng thư, điện hay Swift. Tùy vào hình thức chuyển mà hình thức của L/C có thể khác nhau, còn nội dung về cơ bản là giống nhau vì nó được lập trên cơ sở của "Đơn yêu cầu mở L/C" do người nhập khẩu lập. Nội dung cơ bản của L/C như sau:
Phần đầu của L/C thường bao gồm các nội dung như: Số tham chiếu (khi phát hành L/C bộ phận phát hành sẽ đăng ký mã số tham chiếu); Số trang của L/C và tổng số trang của L/C; Thời gian phát hành.
Vào phần sau của L/C sẽ có các nội dung chủ yếu sau :
Số hiệu của L/C: Do ngân hàng phát hành thiết lập. Tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán như ghi vào hóa đơn, hối phiếu ...
Địa điểm mở L/C : là nơi ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao L/C
Ngày mở L/C : là căn cứ để xác định
+ Ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở với người xuất khẩu
+ Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C
+ Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu và đó là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trrong hợp đồng hay không.
Loại L/C : mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau,quyền lợi nghĩa vụ của các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác nhận loại thư tín dụng cần mở.
Tên và địa chỉ các bên liên quan đến L/C gồm : người yêu cầu mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi L/C.
Đồng tiền và giá trị thanh toán của L/C : Số tiền của L/C vừa ghi bằng số, vừa ghi bằng chữ và thống nhất với nhau họăc có thể chỉ cần số tiền bằng số. Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được. Những từ “khoảng chừng, độ khoảng hoặc những từ ngữ tương tự được dùng để chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó.
Thời hạn hiệu lực(Expiry date) : là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với L/C.
Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date) : là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký phát. Thời hạn về giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có thể có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
Thời hạn giao hàng (shipment date) : là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.
Những nội dung về hàng hoá (Description of goods) : tên hàng, số lượng, trọng lượng (có cả sai lệch cho phép) , giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu..cũng được ghi vào thư tín dụng.
Những nội dung về vận tải (Shipment term) : giao nhận hàng hoá như điều kiện có sở giao hàng, nơi gửi, giao hàng từng phần..nơi giao hàng cũng được ghi vào thư tín dụng.
Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents for payment): là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là môt bằng chứng của người xuất khẩu chứng mình rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.
Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Những điều kiện đăc biệt khác:như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng…
Chữ ký của ngân hàng mở L/C : L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. L/C mở bằng thư phải được ký bằng chữ ký đã được lưu ký tại ngân hàng đại lý. L/C mở bằng điện phải có sự đồng ý của ngân hàng và căn cứ vào mã khóa (textkey) của L/C.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ và của các bên có liên quan. Có nghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.
Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, ngân hàng cũng không có nghĩa vụ xem xét việc giao hàng hoá thực tế có khớp đúng với chứng từ hay không mà chỉ căn cứ vào chứng từ do người bán xuất trình, nếu thấy các chứng từ đó bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C thì trả tiền cho người bán.
Chính những tính chất quan trọng của L/C khiến cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ mau chóng trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu đặc biệt trong ngoại thương.
1.4. Một số loại L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.4.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C):Là một L/C mà ngân hàng phát hành có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Như vậy, nếu không có sự nhất trí của người xuất khẩu, của ngân hàng xác nhận (nếu có) thì ngân hàng mở không được phép thực hiện theo yêu cầu của bên nhập khẩu thay đổi L/C. Do đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Tín dụng không thể huỷ ngang tuy ít linh hoạt nhưng khá an toàn và có thể cân bằng được quyền lợi của các bên tham gia nên nó được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, rủi ro cũng vẫn có thể xảy ra khi ngân hàng mở L/C mất khả năng thanh toán, người xuất khẩu sẽ không thu được tiền và trong khi người nhập khẩu đã thanh toán. Loại này ít được sử dụng, bởi vì nó là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết.
1.4. 2. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): là loại L/C sau khi mở ra và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung.. trong thời hạn hiệu lực của nó. Loại này đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến.
1.4. 3. Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (confirmed irrevocable letter of credit): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người hưởng lợi không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C. Tuy đây là loại L/C tạo cho người bán một sự đảm bảo hai lần trong việc sẽ được thanh toán tiền hàng - vậy là rất an toàn - nhưng nó lại thường không nhận được sự hưởng ứng nhiều của ngân hàng mở L/C do nó gián tiếp làm giảm uy tín của họ. Đôi khi việc thoả thuận lựa chọn ngân hàng xác nhận cũng gây chậm chễ, khó khăn với các bên liên quan: bên bán chậm thu được tiền để nhanh chóng tiếp tục đầu tư tái sản xuất; bên mua chậm nhận được hàng vì bên bán không giao hàng khi L/C chưa được xác nhận, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh; ngân hàng mở L/C cũng có thể bị mất uy tín trên thị trường khi các khách hàng khác nắm được thông tin này và cũng không còn tin tưởng vào khả năng thanh toán của họ nữa...
1.4.4. Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi(irrevocable without recourse letter of credit): là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng không còn quyền đòi lại tiền dù trong bất ký trường hợp nào..
1.4.5. Thư tín dụng tuần hoàn (revolving letter of credit):là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy cho đến khi nào hoàn tất hợp đồng. Loại này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi.
1.4.6. Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được, mỏe ra căn cứ vào một L/C khác làm bảo đảm theo L/C này tổ chức xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu mở, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng. thư tín dụng giáp lưng được sử dụng trong một số trường hợp:
+ L/C gốc không cho phép chuyển nhượng
+ Khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ của L/C thứ hai.
+ Khi người trung gian muốn bí mật một số thông tin.
1.4.7. Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C):Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Điều đó có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả hai bên đều là người mua , người bán của nhau
1.4.8. Thư tín dụng ứng trước (packing L/C):Là loại L/C mà trong đó quy định một khoản tiền ứng trước cho người xuất khẩu vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hóa được xuất trình. Đối với khoản ứng trước này, người ta quy định trong một điều khoản đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong L/C.
1.4.9. Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit SBLC)
+L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:
+Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.
+Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.
+Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.
1.4.10. L/C có thể chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)
+Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.
+ Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể được sử dụng theo như L/C gốc.
+Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhượng bằng hóa đơn của mình.
1.5. UCP - Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức TDCT
Khi thanh toán bằng phương thức TDCT, các bên xuất nhập khẩu phải thoả thuận với nhau về việc sử dụng UCP (The Uniform Customs and Practice for Documentary credit). UCP là bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại Pari công bố lần đầu tiên vào năm 1933. Từ đó đến nay UCP đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1994. UCP đã được hơn 175 nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, UCP không tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT mà mang tính chất pháp lý tuỳ ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhưng một khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP thì các điều khoản áp dụng của UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia. Một điểm cần lưu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của UCP trước đó. Do đó các bên có th