Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đạibắt đầu giữa những năm 40
thế kỉ 20. Những phát minh trong khoa học -kĩ thuật cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ
20 là tiền đề của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuậthiện đạinày. Cuộc cách
mạng trong giai đoạn này chủ yếu về công nghệ. Việc áp dụng những công
nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theochiều sâu,
giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của
sản xuất. Một trong hai đóng góp to lớn cho khoa học kỹ thuật của ngành vật lý
trong thế kỷ 20là laser. Bất kì danh sách nào điểm lại những thành tựu công
nghệ chủ yếu của thế kỉ 20 cũng có tên laser đầu tiên.Năm 1960, chiếc laser
đầu tiên ra đời do nhà bác học Maiman (Mỹ) chế tạo. Laser là một nguồn phát
ánh sángcó tầm quan trọng ngày càng cao trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta. Nó là nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ sự khuếch đại ánh sáng
bằng bức xạ phát ra khi kích hoạt caonồngđộ các phần tử của một môi trường
vật chất tương ứng. Laser là ánh sáng có nhiều tính chất đặc biệt hơn hẳn ánh
sáng tự nhiên hay nhân tạo khác và có những công dụng rất hữu ích có thể áp
dụng trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống, tạo nên cả một
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau khi nó ra đời.
84 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số laser rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Một số laser rắn”
GVHD: Hoàng Hữu Hòa
SVTH: Lê Thị Bích Liên
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................8
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................8
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................9
NỘI DUNG .................................................................................................... 10
Chương 1: Cơ sở lý thuyết ............................................................................ 10
1.1. Quá trình hấp thụ, phát xạ tự phát và phát xạ cưỡng bức theo quan
điểm lượng tử ........................................................................................ 10
1.1.1. Quá trình hấp thụ .................................................................... 11
1.1.2. Quá trình phát xạ tự phát ........................................................ 12
1.1.3. Quá trình phát xạ cưỡng bức................................................... 13
1.2. Hiện tượng khuếch đại ...................................................................... 15
1.3. Sự nghịch đảo mật độ cư trú ............................................................. 16
1.4. Ngưỡng phát ..................................................................................... 16
Chương 2: Tổng quan về Laser .................................................................... 18
2.1. Khái niệm ......................................................................................... 18
2.2. Lịch sử nghiên cứu Laser .................................................................. 19
2.3. Cơ chế phát Laser ............................................................................. 22
2.4. Cấu tạo của máy phát laser................................................................ 28
2.4.1. Môi trường hoạt chất .............................................................. 29
2.4.2. Nguồn bơm của Laser............................................................. 30
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
2
2.4.3. Buồng cộng hưởng Laser........................................................ 31
2.4.3.1 Cấu tạo.......................................................................... 31
2.4.3.2 Chức năng ..................................................................... 32
2.4.3.3. Hệ số phẩm chất trong buồng cộng hưởng ................... 33
2.4.3.4 Các Mode trong buồng cộng hưởng .............................. 34
2.5. Đặc điểm của chùm tia Laser ............................................................ 35
2.5.1. Tính chất vật lý....................................................................... 35
2.5.1.1. Độ định hướng cao ....................................................... 35
2.5.1.2. Tính đơn sắc rất cao ..................................................... 36
2.5.1.3. Có khả năng phát xung cực ngắn.................................. 36
2.5.1.4. Độ rộng phổ ................................................................. 36
2.5.1. 5. Cường độ sáng lớn ...................................................... 37
2.5.1.6. Tính kết hợp của Laser. ................................................ 38
2.5.2. Tính chất sinh học .................................................................. 38
2.5.2.1. Hiệu ứng kích thích sinh học. ....................................... 38
2.5.2.2. Hiệu ứng nhiệt.............................................................. 39
2.5.2.3. Hiệu ứng quang ion. ..................................................... 39
Chương 3: Một số laser rắn .......................................................................... 40
3.1. Khái niệm laser rắn ........................................................................... 40
3.2. Đặc điểm của Laser rắn..................................................................... 40
3.3. Laser Ruby........................................................................................ 40
3.3.1. Khái niệm ............................................................................... 40
3.3.2 Cấu tạo của Ruby .................................................................... 40
3.3.3 Cấu tạo của Laser Ruby ........................................................... 41
3.3.3.1. Môi trường hoạt chất .................................................... 42
3.3.3.2. Buồng cộng hưởng ....................................................... 43
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
3
3.3.3.3. Nguồn bơm .................................................................. 44
3.3.4. Nguyên lý hoạt động của Laser Ruby ..................................... 45
3.2.5. Ưu và nhược điểm của Laser Ruby......................................... 51
3.2.5.1. Ưu điểm ....................................................................... 51
3.2.5.2. Nhược điểm ................................................................. 51
3.4. Laser Ti: sapphire ............................................................................. 52
3.4.1. Khái niệm ............................................................................... 52
3.4.2. Cấu tạo của Sapphire .............................................................. 52
3.4.3. Cấu tạo của Laser Ti: sapphire................................................ 52
3.4.3.1. Môi trường hoạt chất .................................................... 52
3.4.3.2. Buồng cộng hưởng ....................................................... 53
3.4.3.3. Nguồn bơm .................................................................. 56
3.4.4. Nguyên lý hoạt động của Laser Ti: sapphire ........................... 56
3.4.5. Ưu và nhược điểm của Laser Ti: sapphire .............................. 59
3.5. Laser dùng nguyên tố đất hiếm ......................................................... 59
3.5.1. Laser Nd:YAG ....................................................................... 59
3.5.1.1. Khái niệm .................................................................... 59
3.5.1.2. Cấu tạo của Nd:YAG ................................................... 60
3.5.1.3. Cấu tạo của Laser Nd:YAG.......................................... 60
3.5.1.4. Nguyên lý hoạt động của Laser Nd:YAG ..................... 62
3.5.1.5. Ưu và nhược điểm của Laser Nd:YAG ........................ 65
3.5.2. Laser Yb: YAG ...................................................................... 66
3.5.2.1. Khái niệm .................................................................... 66
3.5.2.2. Cấu tạo của Yb:YAG ................................................... 66
3.5.2.3. Cấu tạo của Laser Yb:YAG.......................................... 66
3.5.2.4. Nguyên lý hoạt động của Laser Yb:YAG..................... 68
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
4
3.5.2.5. Ưu và nhược điểm của Laser Yb:YAG ........................ 69
3.5.3. Laser rắn sử dụng một số nguyên tố đất hiếm khác................. 69
3.6. Laser Tm:Ho: YAG .......................................................................... 70
3.7. Ứng dụng của Laser rắn .................................................................... 72
3.7.1 Gia công vật liệu...................................................................... 72
3.7.2 Trong quân sự.......................................................................... 78
3.7.3 Dùng trong y học ..................................................................... 79
KẾT LUẬN.................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 83
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bắt đầu giữa những năm 40
thế kỉ 20. Những phát minh trong khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ
20 là tiền đề của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại này. Cuộc cách
mạng trong giai đoạn này chủ yếu về công nghệ. Việc áp dụng những công
nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu,
giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của
sản xuất. Một trong hai đóng góp to lớn cho khoa học kỹ thuật của ngành vật lý
trong thế kỷ 20 là laser. Bất kì danh sách nào điểm lại những thành tựu công
nghệ chủ yếu của thế kỉ 20 cũng có tên laser đầu tiên. Năm 1960, chiếc laser
đầu tiên ra đời do nhà bác học Maiman (Mỹ) chế tạo. Laser là một nguồn phát
ánh sáng có tầm quan trọng ngày càng cao trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta. Nó là nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ sự khuếch đại ánh sáng
bằng bức xạ phát ra khi kích hoạt cao nồng độ các phần tử của một môi trường
vật chất tương ứng. Laser là ánh sáng có nhiều tính chất đặc biệt hơn hẳn ánh
sáng tự nhiên hay nhân tạo khác và có những công dụng rất hữu ích có thể áp
dụng trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống, tạo nên cả một
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau khi nó ra đời.
Laser trở thành một vật thiết yếu trong công việc hàng ngày, và thông
dụng đến mức có thể mua ở những cửa hàng tạp hóa. Sự thâm nhập của laser
vào mọi mặt đời sống hiện nay có thể được đánh giá đúng nhất phạm vi ứng
dụng của công nghệ laser. Laser được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:
trong quân sự, kể cả việc sử dụng laser làm vũ khí chống lại sự tấn công bằng
tên lửa, ngay cả những hoạt động thường nhật như nghe nhạc trên đĩa CD, và in
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
6
ấn hoặc in sao các văn bản giấy cũng sử dụng đến laser. Đặc biệt laser được sử
dụng rộng rãi trong điều trị y khoa và phẫu thuật, và trong gia công vật liệu.
Hay mạng viễn thông trên thế giới phần lớn được truyền dẫn bằng việc gởi
những tín hiệu laser dạng xung đi hàng dặm đường trong các sợi cáp quang, và
những đồ tạo tác mang ý nghĩa văn hóa như những bức tranh thời cổ đại thường
được thẩm định sự rạn nứt, hỏng hóc và phục hồi với sự hỗ trợ của laser. Cùng
với máy tính điện tử, mạch tích hợp, và vệ tinh nhân tạo, công nghệ laser phát
triển ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta,
biến những giấc mơ nhiều năm trước đây của loài người thành sự thật.
Laser đầu tiên được chế tạo là laser Ruby, laser này sử dụng Ruby làm
môi trường hoạt chất. Ngay sau đó các nhà khoa học nghiên cứu và chế tạo ra
nhiều laser khác sử dụng nhiều chất khác làm môi trường hoạt chất. Từ đó công
nghệ laser trở nên đa dạng với nhiều lĩnh vực: laser rắn, laser khí, laser bán dẫn,
laser lỏng... Ban đầu laser tạo ra có công suất thấp ứng dụng không nhiều, các
nhà khoa học đã nghiên cứu và dùng nhiều cách đã tạo ra được laser công suất
cao với nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế. Công nghệ laser phát triển
mạnh mẽ nữa sau thế kỷ 20, nhưng hiện nay công nghệ laser được nghiên cứu
theo những hướng mới. Đặc biệt là trào lưu sử dụng đơn nguyên tử vào công
nghệ laser.
Tùy vào môi trường hoạt chất mà công nghệ laser phân thành nhiều
ngành khác nhau: laser rắn, laser lỏng, laser bán dẫn, laser khí... Trong đó laser
rắn được phát minh đầu tiên mở màn cho các loại laser sau này phát triển. Laser
rắn sử dụng môi trường hoạt chất là chất rắn. Laser rắn được ứng dụng rất nhiều
trong các lĩnh vực y học, gia công vật liệu, quân sự...
Ở Việt Nam công nghệ laser được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
và đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhất là triển khai ứng dụng công nghệ laser
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
7
vào cuộc sống. Ở nước ta có Trung tâm công nghệ Laser ở Hà Nội đã đạt được
rất nhiều thành tựu to lớn về công nghệ laser góp phần không nhỏ trong chương
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như:
- Laser trong công nghiệp. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Laser
trong xử lý vật liệu (cắt, hàn, khắc,...). Tư vấn chuyển giao công nghệ cho các
cơ sở, đơn vị trong lĩnh vực trên.
- Laser trong Y tế. Chế tạo các loại Laser He-Ne trị liệu 2-50mW; Các
loại Laser CO2 phẫu thuật 10-40W; Laser Diode châm cứu; Laser He-Cd, Laser
Nd: YAG, Laser Ruby.
Từ khai thác, làm chủ hệ laser CO2 công suất lớn, laser bán dẫn, Trung
tâm đã chế tạo thành công nhiều hệ laser và đưa vào ứng dụng trong gia công
cắt gọt, và sử dụng trong phẫu thuật. Thành công trong nghiên cứu theo phương
pháp chuẩn trực công nghiệp chùm tia laser bán dẫn, đã chế tạo thành công
những hệ đo laser không tiếp xúc với cự ly từ 30m đến 1500m, phục vụ hiệu
quả trong công nghiệp, xây dựng và nhất là trong an ninh quốc phòng. Đặc biệt
thiết bị laser He- Ne đã đem lại kết quả tốt trong điều trị các bệnh ngoài da, dị
tật phong, nội tĩnh mạch và cai nghiện ma tuý.
Ngoài Trung tâm công nghệ laser ra nước ta còn có Phân viện quang học
và quang phổ cũng khảo sát các tính chất vật lý của laser bán dẫn, laser công
suất cao. Đã phát triển, chế tạo và ứng dụng các laser công suất cao. Ngoài ra
có rất nhiều nhà khoa học, nhiều trung tâm khoa học vật liệu như Trung tâm
khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, nhiều Viện khoa học đang nghiên
cứu, chế tạo và ứng dụng laser vào cuộc sống.
Cùng với những thành tựu đạt được của công nghệ laser vào cuộc sống
của Việt Nam cũng như trên thế giới. Laser không còn là lĩnh vực mới lạ đối
với nước ta. Khi đi ra đường hay bất kỳ đâu chúng ta đều nghe nhắc đến laser
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
8
như dao laser, máy in laser, bút laser, và ngay cả trò chơi của trẻ em... Rất rất
nhiều và bạn có thể mua bút laser bất kỳ đâu. Với những ứng dụng rất rộng rãi
của laser ngày nay thì việc tìm hiểu hoạt động, cấu tạo, cơ chế phát laser cũng
rất cần thiết đối với mỗi chúng ta. Laser rắn cũng là một trong những laser được
biết đến nhiều nhất và được ứng dụng nhiều nhất trong y học, gia công vật liệu.
Với những ứng dụng quan trọng đó laser rắn cũng phần nào trở thành một thành
phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đó chính là lý do tôi chọn
đề tài này: “Một số laser rắn”. Để tìm hiểu rõ hơn một số loại laser rắn về cấu
tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng.
2. Mục đích nghiên cứu
Với tầm quan trọng của laser cũng như laser rắn trong cuộc sống của con
người ngày nay, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích đặt ra như sau:
- Nắm vững được cơ sở lý thuyết của laser rắn.
- Nêu được một số loại laser rắn về nhiều phương diện như cấu tạo, cơ chế
hoạt động, ứng dụng, và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống.
- Đề tài phân biệt được laser rắn với các loại laser khác.
- Đề tài nêu được những ứng dụng của laser rắn trong cuộc sống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài này nhiệm vụ cụ thể đặt ra là:
- Nghiên cứu và nắm vững cơ sở lý thuyết của laser cũng như laser rắn.
- Thu thập tài liệu ở các sách và trên mạng Internet.
- Tổng hợp, phân tích, so sánh, khái quát tài liệu thu thập được.
- Dịch tài liệu tiếng anh để đề tài được phong phú hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tôi xác định đối tượng
nghiên cứu như sau:
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
9
- Cơ sở lý thuyết của laser.
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất của laser.
- Phân biệt laser rắn với các loại laser khác.
- Cấu tạo, đặc điểm, cơ chế phát của laser rắn.
- Các loại laser rắn: laser Ruby, Laser Nd: YAG, laser Sapphire, laser Yb:
YAG, laser Tm:Ho:YAG, một số laser dùng một số nguyên tố đất hiếm khác.
- Ứng dụng của laser rắn trong cuộc sống.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu sơ lược cơ sở lý luận của laser và cấu tạo, cơ chế
hoạt động của laser. Đề tài nghiên cứu kỹ các loại laser rắn về cấu tạo, cơ chế
hoạt động, ưu và nhược điểm. Đề tài nêu sơ lược ứng dụng của laser rắn trong
quân sự, trong y học và trong gia công kim loại.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu trên mạng, một số sách.
- Tổng hợp, xử lý, khái quát, phân tích tài liệu thu được.
- Nghiên cứu lý thuyết, cơ sở lý luận.
- Dịch và nghiên cứu tài liệu tiếng Anh.
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
10
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Quá trình hấp thụ, phát xạ tự phát và phát xạ cưỡng bức theo
quan điểm lượng tử
Electron trong nguyên tử không phân bố đều mà xếp theo từng lớp, mỗi
lớp chỉ có thể có tối đa một số electron nhất định. Mỗi lớp tương ứng với mỗi
mức năng lượng riêng biệt. Các mức năng lượng tương ứng với các quỹ đạo
riêng biệt của electron xung quanh hạt
nhân. Electron ở bên ngoài sẽ có mức năng
lượng cao hơn những electron ở phía
trong. Khi có sự tác động vật lý hay hóa
học từ bên ngoài, các hạt electron này
cũng có thể nhảy từ mức năng lượng thấp
lên mức năng lượng cao hay ngược lại.
Các quá trình này có thể sinh ra hay hấp
thụ, phát xạ các tia sáng, theo giả thuyết
của Albert Einstein. Bước sóng (hay màu
sắc) của tia sáng phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng giữa các mức.
Giả sử ta có một tập hợp các nguyên tử hoặc phân tử với hai mức năng
lượng, trong đó một mức gọi là mức 1 tương ứng với năng lượng là E1 còn
mức kia gọi là mức 2 tương ứng với năng lượng là E2. Mật độ cư trú trên các
mức đó được xác định là N1 và N2. Theo định luật phân bố Boltzmann thì:
1
2
1 0
2 0
E
kT
E
kT
N N e
N N e
với N0 là mật độ cư trú của hạt ở trạng thái cơ bản,
k là hằng số Boltzmann, T là nhiệt độ của hệ hạt.
Hình 1: Mô tả phát xạ tự phát (a),
phát xạ cưỡng bức (b), hấp thụ (c)
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
11
Khi một chùm sáng gồm các photon với năng lượng 2 1h E E ( h là
hằng số Planck, là tần số của photon chiếu vào) có mật độ photon chiếu vào
tập hợp các nguyên tử đó thì các quá trình sau đây sẽ xảy ra:
1.1.1. Quá trình hấp thụ
Quá trình hấp thụ là quá trình khi có tác động của trường ánh sáng ngoài,
các nguyên tử ở mức cơ bản nhận năng lượng của photon ngoài để nhảy lên
mức kích thích.
Năm 1943 Bohr đề xuất: mỗi nguyên tử bất kỳ gồm một hạt
nhân và các điện tử quay theo các quỹ đạo nhất định xung quanh hạt nhân. Mỗi
quỹ đạo tương ứng với một mức năng lượng khác
nhau. Hạt ở mức năng lượng E1, khi được cung cấp
một nguồn năng lượng h , chúng sẽ hấp thụ và có
sự dịch chuyển lên các mức năng lượng E2 với
năng lượng mà nó nhận được (từ mức thấp E1 lên
mức E2). Năng lượng photon khi đó phải bằng hiệu
hai mức năng lượng của dịch chuyển.
2 1h E E
Quá trình hấp thụ được mô tả như sau : * **A h A ,
với : A* là hạt ở trạng thái kích thích thấp,
A** là hạt ở trạng thái kích thích cao hơn,
h là năng lượng của photon kích thích.
Xác suất hấp thụ khi hạt dịch chuyển từ mức 1 lên mức 2 trên một đơn vị
thời gian P12 được tính như sau :
12
12
dP B
dt
trong đó: B12 là hệ số Einstein của dịch chuyển hấp thụ,
Hình 2: Quá trình hấp thụ
Đề tài: Một số laser rắn
GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên
12
là mật độ photon chiếu vào.
Quá trình hấp thụ khác quá