Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế khu vực
và thế giới. Đường lối phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định là phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tính đúng đắn và sáng
suốt thông qua sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và không
ngừng nâng cao. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập và phát triển này chúng ta cũng còn
phải đương đầu và cần vượt qua những rào cản trước những yếu tố kinh tế cũ vẫn còn tính
bao cấp, lạc hậu và trước những yếu tố kinh tế mới còn mầy mò hoặc chưa có kinh nghiệm.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế tôn trọng sự tồn tại và phát triển của nhiều
thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và giám sát của Nhà
nước thông qua các thế chế và hệ thống luật pháp kinh tế. Mặc dù vậy, để cho mọi thành
phần kinh tế nhận thức được đầy đủ hệ thống luật pháp nói chung cũng như những đạo luật
điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nói riêng
là điều không dễ dàng thực hiện ngay. Lẽ đương nhiên là trong thực tiễn đã nảy sinh nhiều
vụ tranh chấp, kiện tụng ở tất cả các loại hình doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh những
vấn đề về nhận thức, tuân thủ trong pháp luật và thực tế quản lý điều hành sản xuất, kinh
doanh trong đó loại hình công ty cổ phần là một mẫu ví dụ rất điển hình.
Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp đang phát triển và ngày
càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động quản lý và điều hành của loại hình công ty này, trong đó văn bản cơ bản
nhất là Luật doanh nghiệp mới được chính thức áp dụng từ năm 2005 đến nay nên còn
nhiều điểm cần bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển mạnh mẽ của loại
hình doanh nghiệp này; bởi vì, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần
thường có nhiều ưu thế trong việc huy động tiền nhàn rỗi công chúng; linh hoạt, năng động
trong quản lý, điều hành; và là loại hình doanh nghiệp chuyển đổi của các doanh nghiệp
nhà nước theo theo chủ trương của Chính phủ.
92 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật cộng hòa Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương
năm 2010
Tên công trình:
Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành
công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật
Cộng hòa Pháp
Thuộc nhóm ngành : Khoa học xã hội 2b
Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Liên Nam/nữ:…Nữ…. Dân tộc:..Kinh….
Lớp: Pháp 3… Khoá:…46… Khoa: Kinh tế đối ngoại.. Năm thứ : .3../ số năm đào tạo.
Ngành học : ..Kinh tế đối ngoại.....
Đỗ Thùy Dương Nam/nữ:…Nữ…. Dân tộc:..Kinh….
Lớp: Pháp 3… Khoá:…46… Khoa: Kinh tế đối ngoại.. Năm thứ : .3../ số năm đào tạo.
Ngành học : ..Kinh tế đối ngoại.....
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Hằng
Hà Nội – 2010
2
MỤC LỤC
Lời mở đầu ....................................................................................................................... 3
Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần ............................... 8
1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần ........................................................... 8
1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần ..................................................................... 8
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên thế giới .............. 18
1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam ............ 12
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần ............................................... 16
1.1.3. Phân loại công ty cổ phần ............................................................................ 17
1.1.4. Sự khác biệt giữa các loại hình công ty cổ phần của Việt Nam và của
Cộng hòa Pháp .................................................................................................................. 18
1.2. Quản lý và điều hành công ty cổ phần ........................................................ 21
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý và điều hành công ty cổ phần ............................... 21
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần ..................... 22
Chƣơng 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
phần tại Việt Nam trong thời gian qua ..................................................................................... 25
2.1. Cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông .................................................. 25
2.1.1. Quy định của pháp luật về triệu tập Đại hội đồng cổ đông ......................... 25
2.1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 25
2.1.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 29
2.1.2. Thực trạng về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam ............ 33
2.1.3. Đánh giá về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam và vận
dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam ....................................................................... 38
2.2. Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số ................................. 42
2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông
thiểu số .............................................................................................................................. 42
2.2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 42
2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 44
2.2.2. Thực trạng về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu
số tại Việt Nam .................................................................................................................. 47
2.2.3. Đánh giá về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số
tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam ..................................... 50
2.3. Vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát ............................... 52
2.3.1. Quy định của pháp luật về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban
kiểm soát ........................................................................................................................... 52
2.3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 52
2.3.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 54
2.3.2. Thực trạng hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam ............................... 56
2.3.3. Đánh giá về hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam và vận dụng
kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam ................................................................................ 59
2.4. Sự minh bạch trong công bố thông tin ........................................................ 61
2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề công bố thông tin ................................... 61
2.4.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 61
3
2.4.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 64
2.4.2. Thực trạng về vấn đề minh bạch trong công bố thông tin tại Việt Nam ..... 65
2.4.3. Đánh giá về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam và vận dụng kinh
nghiệm của Pháp cho Việt Nam ........................................................................................ 68
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
hành công ty cổ phầnở Việt Nam .............................................................................................. 70
3.1. Định hƣớng hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
hành công ty cổ phần ...................................................................................................... 70
3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý
và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam .................................................................... 72
3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý ........................ 72
3.2.1.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông .......................................... 72
3.2.1.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ ............................... 73
3.2.1.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát ........................ 74
3.2.1.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin ............................................... 76
3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm thực hiện đúng luật ............................................ 78
3.2.2.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông .......................................... 78
3.2.2.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ ............................... 79
3.2.2.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát ........................ 80
3.2.2.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin ............................................... 81
3.3. Một số giải pháp khác .................................................................................... 83
3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ................................................................................... 83
3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô ................................................................................... 85
Kết luận ............................................................................................................................ 87
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục: Vụ án tranh chấp trong công ty cổ phần ....................................................... 94
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế khu vực
và thế giới. Đường lối phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định là phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tính đúng đắn và sáng
suốt thông qua sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và không
ngừng nâng cao. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập và phát triển này chúng ta cũng còn
phải đương đầu và cần vượt qua những rào cản trước những yếu tố kinh tế cũ vẫn còn tính
bao cấp, lạc hậu và trước những yếu tố kinh tế mới còn mầy mò hoặc chưa có kinh nghiệm.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế tôn trọng sự tồn tại và phát triển của nhiều
thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và giám sát của Nhà
nước thông qua các thế chế và hệ thống luật pháp kinh tế. Mặc dù vậy, để cho mọi thành
phần kinh tế nhận thức được đầy đủ hệ thống luật pháp nói chung cũng như những đạo luật
điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nói riêng
là điều không dễ dàng thực hiện ngay. Lẽ đương nhiên là trong thực tiễn đã nảy sinh nhiều
vụ tranh chấp, kiện tụng ở tất cả các loại hình doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh những
vấn đề về nhận thức, tuân thủ trong pháp luật và thực tế quản lý điều hành sản xuất, kinh
doanh trong đó loại hình công ty cổ phần là một mẫu ví dụ rất điển hình.
Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp đang phát triển và ngày
càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động quản lý và điều hành của loại hình công ty này, trong đó văn bản cơ bản
nhất là Luật doanh nghiệp mới được chính thức áp dụng từ năm 2005 đến nay nên còn
nhiều điểm cần bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển mạnh mẽ của loại
hình doanh nghiệp này; bởi vì, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần
thường có nhiều ưu thế trong việc huy động tiền nhàn rỗi công chúng; linh hoạt, năng động
trong quản lý, điều hành; và là loại hình doanh nghiệp chuyển đổi của các doanh nghiệp
nhà nước theo theo chủ trương của Chính phủ.
Trong thực tiễn, công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần ở nước ta đã và đang
có nhiều vướng mắc về pháp lý tạo nên các vụ tranh chấp xuất phát chính từ sự không am
hiểu luật pháp hoặc lợi dụng sự chưa hoàn thiện của pháp luật để trục lợi. Một số vụ tranh
chấp được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí được coi là
những vụ án điển hình để đưa vào sách giáo khoa, sách tham khảo như: Vụ kiện họp Hội
5
đồng quản trị không đúng trình tự theo quy định của luật tại Công ty cổ phần Từ Liêm năm
2005; vụ kiện đòi hủy bỏ Bản điều lệ và việc tăng vốn tại Công ty cổ phần Nhiếp ảnh Hà
Nội năm 20051; hoặc vụ việc phát hành 25.000 cổ phần không đúng quy định và xảy ra
tranh chấp giữa các cổ đông năm 2006 của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh
Xuân
2
... Trong các tranh chấp này, vấn đề quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan quản lý hay
từng chức danh quản lý trong công ty cổ phần, pháp luật và Điều lệ công ty đều có những
quy định cụ thể nhưng đôi khi không được tôn trọng, bên cạnh đó các quy định của luật
pháp và Điều lệ công ty vẫn còn những kẽ hở hoặc không bao quát hết các vấn đề phát sinh
từ thực tiễn nên việc xảy ra tranh chấp và phát sinh kiện tụng là điều không tranh khỏi.
Thực tiễn này ở Việt Nam cũng là những vấn đề đã từng tồn tại của nhiều
nước trên thế giới có phát triển và phổ biến loại hình công ty cổ phần trong nền kinh
tế. Trong đó, Cộng hòa Pháp là quốc gia có hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt
động quản lý và điều hành công ty cổ phần khá hoàn thiện nên có thể học tập và rút
ra được nhiều kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề pháp
lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam - có so sánh với pháp
luật cộng hoà Pháp” làm công trình nghiên cứu khoa học của mình. Sở dĩ nhóm
chọn hệ thống luật pháp Cộng hoà Pháp mà cụ thể là Luật Công ty của Pháp bởi
nhiều điểm tương đồng mà từ đó nhóm hy vọng có thể rút ra những đề xuất nhằm
góp phần hoàn thiện một số quy định pháp lý trong Luật doanh nghiệp 2005.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến các vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
phần, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của Việt Nam và
của Pháp.
Đối với các công trình nghiên cứu của Việt Nam, một số bài báo trong Tạp
chí “Pháp lý” (như bài “Những bất cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật
Doanh nghiệp”, Thanh Nghị, 08/2008, Tạp chí Pháp lý, tr.9) đã phản ánh những bất
cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật doanh nghiệp, các vi phạm pháp luật mà
1
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty: vốn , quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp
2005, Nxb. Tri thức, 2009.
2
Xem tại Phụ lục của đề tài
6
doanh nghiệp thường mắc phải trong quản lý và điều hành công ty cổ phần. Một số
bài báo nghiên cứu của các tác giả như Trương Thanh Đức (“Những nhầm lẫn và
bất cập về thủ tục họp đại hội đồng cổ đông”, Tạp chí Nhà quản lý, số 73, tháng
07/2009), TS. Nguyễn Quốc Vinh (“Thỏa thuận cổ đông: Một nội dung mới cho
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số tháng 11/2009)
cũng đề cập tới những sai sót và nhầm lẫn về trình tự, thủ tục tiến hành việc quản lý
và điều hành công ty cổ phần. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã tham khảo trong
một số tài liệu chuyên khảo như Chuyên khảo luật kinh tế của PGS.TS. Phạm Duy
Nghĩa, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2004 hay Hỏi đáp Luật đầu tư và Luật
doanh nghiệp, của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, NXB Tài chính, Hà Nội
2006 cũng đã rút ra được nhiều thông tin bổ sung cho vấn đề nghiên cứu.
Đối với các công trình nghiên cứu của Pháp, tác giả Francis Lemeunier trong
công trình nghiên cứu “Société anonyme, constitution-gestion” đã nêu lên các vấn
đề pháp lý trong việc hình thành, quản lý, điều hành công ty cổ phần. Các tác giả M.
Cozian – A.Viandier – F. Deboissy trong công trình nghiên cứu có tên “Droit des
sociétés” (2001, 4e édition, Édition Libraire de la Cour de Cassation 27 place
Dauphines, 75001 Paris) đã phân tích các quy định trong Luật công ty của Pháp
nhằm chỉ ra các quy định trong việc thành lập, quản lý và điều hành các loại hình
công ty ở Pháp.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu khoa học, nhóm nghiên
cứu cho rằng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được tiến hành với nội
dung như đề tài đã chọn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động
quản lý và điều hành công ty cổ phần
- Mục tiêu nghiên cứu: Các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý
điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phầnở Việt Nam trên cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty cổ phầntiếp cận từ góc độ
pháp lý trong quản lý và điều hành, đồng thời nghiên cứu và vận dụng các kinh
nghiệm của Cộng hòa Pháp về các vấn đề có liên quan.
7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích, tổng hợp, so sánh luật
học, điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia).
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho đến nay.
- Về không gian: Việt Nam và cộng hòa Pháp.
- Về nội dung: hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phầnhiện nay đặt
ra rất nhiều vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu sâu, nhóm nghiên cứu
chỉ giới hạn công trình nghiên cứu của mình ở bốn vấn đề sau đây: cách thức triệu
tập Đại hội đồng cổ đông, quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số, vai
trò, chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát, sự minh bạch trong công bố thông
tin.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Báo cáo khoa học với các đề xuất nhằm hoàn thiện một số quy định pháp lý
điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam.
7. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần
Chương 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
phần tại Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và
điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam.
8
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần.
1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên thế giới
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát
triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Nó được xem là phương thức
phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và
qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển. Sự hình thành và phát triển
của công ty cổ phầngắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền
tệ.
Ở các nước khác nhau, công ty cổ phần có thể có những tên gọi khác nhau. Ở Pháp
là công ty vô danh (Société Anonyme), ở Anh là công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn
9
(Company limited by shares), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Corporation), và ở
Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha)…3.
Từ thế kỷ XVIII, XIX đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp
hoá ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ là nhu cầu tích tụ vốn tái sản xuất của các nhà tư bản.
Sự phát triển vượt bậc của Chủ nghĩa Tư bản đòi hỏi phải có quy mô sản xuất kinh doanh
ngày càng lớn, cạnh tranh giữa các hãng sản xuất và độc quyền ở mức độ ngày càng gay
gắt. Các chủ tư bản đi đến thoả hiệp với nhau nhằm thu được lợi nhuận tối đa và bành
trướng hơn nữa thế lực kinh tế của mình. Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh được ra
đời nhằm thoả mãn những nhu cầu này, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và tập
trung tư bản, như nhận định của Các Mác “Qua các công ty cổ phần, sự tập trung đã thực
hiện được việc đó trong nháy mắt”4.
Về mặt lịch sử hình thành, tuy công ty cổ phần ra đời sau các loại công ty đối nhân
nhưng là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn. Khác với sự ra đời của hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn – là sản phẩm của các nhà lập pháp xuất phát từ nhu cầu của
thực tiễn kinh doanh, công ty cổ phần được hình thành trong hoạt động kinh doanh và do
nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận và được hoàn
thiện thành một chế định pháp lý. Đơn cử như ở Anh, Luật công ty được ban hành lần đầu
tiên năm 1844 nhưng trước đó hơn 100 năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần.
Và phải đến năm 1856, ở Anh mới có Luật về công ty cổ phần.
Việc doanh nghiệp bán cổ phiếu để gom vốn đã có từ thế kỷ XIII. Khắp châu Âu
người ta đã từng bán cổ phiếu của các doanh nghiệp khai mỏ và đóng tàu. Công ty Đông
Ấn (East India Company) của Anh (1600-1874) là công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên
thế giới. Công ty này được thành lập ngày 31/10/1860 bởi một nhóm có 218 người, và
được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và
hải cảng ở châu Á, châu Phi và được đi lại từ tất cả các hải cảng của các đảo, thị trấn và địa
điểm ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ ngoài Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) và Eo
biển Magellan. Sau khi được cấp phép, công ty đó đã cử một đoàn tàu gồm năm chiếc lên
đường, nó đã chinh phục được Ấn Độ. Ngày 01/6/1874, Công ty bị giải thể khi giấy phép
lần sau cùng không được gia hạn. Công ty đầu tiên này hoạt động hết sức lỏng lẻo: “Người
đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển và sau mỗi chuyến đi biển nhận lại vốn cổ phần và tiền
3
Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb. Trẻ, 2003, tr.18.
4
Các Mác, Tư bản, quyển 1, tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1975, tr.199.
10
lãi”5. Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các công ty cổ phầ