Vì vậy, việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh của chi nhánh
để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế là vấn đề quan trọng
hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này và quá trình thực tập tại Chi nhánh hoá
dầu Hải Phòng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và với sự chỉ bảo nhiệt
tình của đơn vị thực tập em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanhcủa Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng“ làm khoá
luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu được trình bày ở 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh hoá dầu
Hải Phòng .
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh ở Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng .
82 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
Tình hình sản xuất kinh
doanh tại chi nhánh hoá
dầu Hải Phòng
1
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi đảng và nhà nước ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với
nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh, đã có nhiều
doanh nghiệp bắt kịp với cơ chế mới làm ăn phát đạt và khẳng định được vị trí
của mình trên thương trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp do
không thích ứng với cơ chế này dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh thua
lỗ, gặp nhiều khó khăn và dẫn đến đào thải.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất là họ không tìm được cho mình một con đường
đi đúng đó là họ chưa phân tích được hiệu quả kinh tế đã đạt được, để từ đó có
sự đầu tư quản lý đúng đắn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương
lai.
Hiệu quả kinh tế đạt được sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là
thước đo phản ánh trình độ tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực
(lao động, vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ ...) của doanh nghiệp.
Điều này đã giải thích lý do một số doanh nghiệp mặc dù có đội ngũ lao động
lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn nhưng vẫn không sản
xuất kinh doanh có lãi. Do đó, việc sử dụng các nguồn lực phải được xem là
công tác quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đầu vào và đầu ra thường
xuyên biến động, việc sử dụng thường xuyên các nguồn lực tổ chức sản xuất
kinh doanh chính xác hợp lý mới bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Như vậy, có thể xem trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn
lực là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng ra
đời trong cơ chế bao cấp, bước sang cơ chế thị trường trong những năm đầu
2
chi nhánh tưởng chừng như không thể đứng vững lâm vào tình trạng khó
khăn. Song trong quá trình đổi mới chi nhánh dần thay đổi bộ mặt ổn định dần
và đến nay đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, quy mô của chi nhánh ngày
càng được mở rộng hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, chi
nhánh đã tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh của chi nhánh
để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế là vấn đề quan trọng
hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này và quá trình thực tập tại Chi nhánh hoá
dầu Hải Phòng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và với sự chỉ bảo nhiệt
tình của đơn vị thực tập em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng “ làm khoá
luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu được trình bày ở 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh hoá dầu
Hải Phòng .
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh ở Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng .
Với thời gian thực tế chưa nhiều và với khả năng và trình độ có hạn
những thiếu xót trong bài viết này là không thể tránh khỏi, em mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được tốt hơn.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo
Hoàng Thị Thanh Vân cũng như các cô chú, anh chị trong Chi nhánh hoá dầu
Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 - Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với
doanh nghiệp :
1.1.1- Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh :
Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp . Một số cách hiểu được diễn đạt như sau :
- Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh là một mức độ đạt được lợi ích từ sản
phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng cửa nó (Hoặc là doanh thu và nhất là
lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh ). Quan điểm này lẫn lộn giữa
hiệu quả và mục tiêu kinh doanh .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua
nhịp độ tăng của chỉ tiêu kinh tế ,cách hiểu này còn phiến diện vì chỉ đứng
trên mức độ biến động của các chỉ tiêu này theo thời gian .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí so với mức tăng
kết quả . Đây là biểu hiện của các số đo chứ không phải là khái niệm về hiệu
quả sản xuất kinh doanh .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh
giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy là chỉ muốn nói về cách xác lập
các chỉ tiêu chứ không toát nên ý niệm của vấn đề .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh
trên mỗi lao đông hay mức danh lợi của vốn sản xuất kinh doanh .Quan điểm
4
này muốn quy hiệu quả về một số chỉ tiêu tổng hiệu quả sản xuất kinh doanh
cụ thể nào đó .
Bởi vậy cần có một số khái niệm cần bao quát hơn :
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu , phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực
trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh . Nó là thước
đo ngày càng quan trọng để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp .
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh :
Thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội .
Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả sản xuất kinh
doanh . Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh
tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải
khai thác , tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực . Để đạt được mục tiêu
kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại , phát
huy năng lực , hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí .
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải
đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu , hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối
đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt hiệu quả nhất định vơí chi phí tối
thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và
chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí
cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của việc
hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. chi
phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán thực sự. Cách hiều như vậy
sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất,
các mặt hàng có hiệu quả.
1.1.2- Ý nghĩa :
5
Đối với doanh nghiệp ,hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là
thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là
vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự chủ động trong
kinh doanh , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp
phát triển và mở rộng thị trường, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường , thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ , giảm được các chi
phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa
với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu , nâng cao đời sống người lao động
, góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước .
Tóm lại cơ chế thị trường và đặc trưng của nó đã khiến việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải . Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và nền
kinh tế.
1.2- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh :
Trong điều kiện kinh tế thị trường với cơ chế lấy thu bù chi , cạnh tranh
trong kinh doanh ngày càng tăng , các doanh nghiệp phải chịu sức ép từ nhiều
phía . Đặc biệt đối với doanh nghiệp của nước ta khi bước vào cơ chế thị
trường đã gặp không ít những khó khăn , sản xuất kinh doanh bị đình trệ , hoạt
động kém hiệu quả là do chịu tác động của nhiều nhân tố . Song nhìn một
cách tổng quát có 2 nhân tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp :
1.2.1- Nhóm nhân tố chủ quan:
Mỗi biến động của một nhân tố thuộc về nội tai doanh nghiệp đều có thể
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh , làm cho mức độ hiệu qủa của
quá trình sản xuất của doanh nghiệp thay đổi theo cùng xu hướng của nhân tố
đó .
6
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ta thấy nổi lên tám
nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh , mức độ hoạt
động hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào sự tác động của tám
nhân tố này . Để thấy rõ được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan ta
đi phân tích chi tiết từng nhân tố .
1.2.1.1- Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức lao động :
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho qúa trình sản
xuất kinh doanh . Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo
dục có sẵn tạo cho một cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất
lao động. Như vậy, nguồn vốn nhân lực của Doanh nghiệp là lượng lao động
hiện có, cùng với nó là kỹ năng, tay nghề, trình độ đào tạo, tính sáng tạo và
khả năng khai thác của người lao động. Nguồn nhân lực không phải là cái sẽ
có mà là đã có sẵn tại Doanh nghiệp, thuộc sự quản lý và sử dụng của Doanh
nghiệp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh thì
Doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm tới nhân tố này. Vì nó làm chất xám, là
yếu tố trực tiếp tác động lên đối tượng lao động và tạo ra sản phẩm và kết quả
sản xuất kinh doanh , có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự tồn tại và
hưng thịnh của Doanh nghiệp.
Trong đó, trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm, do đó với trình độ tay nghề của người lao động và ý
thức trách nhiệm trong công việc sẽ nâng cao được năng suất lao động. Đồng
thời tiết kiệm và giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh .
Trình độ tổ chức quản lý của cán bộ lãnh đạo, nghiệp vụ, tại đây yêu cầu
mỗi cán bộ lãnh đạo, nghiệp vụ phải có kiến thưc, có năng lực và năng động
trong cơ chế thị trường. Cần tổ chức phân công lao động hợp lý giữa các bộ
phận, cá nhân trong Doanh nghiệp; sử dụng đúng người, đúng việc sao cho tận
dụng được năng lực, sở trường, tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhân viên.
7
Nhằm tạo ra sự thống nhất hợp lý trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ chung
của Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp cũng cần áp dụng các hình thức trách nhiệm
vật chất, sử dụng các đòn bẩy kinh tế thưởng phạt nghiêm minh để tạo động
lực thúc đẩy người lao động nỗ lực hơn trong phạm vi trách nhiệm của mình,
tạo ra được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch đã
đề ra từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh .
1.2.1.2- Công tác tổ chức quản lý:
Đây là nhân tố liên quan tới việc tổ chức, sắp xếp các bộ phận, đơn vị
thành viên trong Doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất
kinh doanh thì nhất thiếu yêu cầu mỗi Doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ
chức quản lý phù hợp với chức năng cũng như quy mô của Doanh nghiệp
trong từng thời kỳ. Qua đó nhằm phát huy tính năng động tự chủ trong sản
xuất kinh doanh và nâng cao chế độ trách niệm đối với nhiệm vụ được giao
của từng bộ phận, từng đơn vị thành viên trong Doanh nghiệp.
Công tác quản lý phải đi sát thực tế sản xuất kinh doanh , nhằm tránh
tình trạng “khập khiễng”, không nhất quán giữa quản lý (kế hoạch) và thực
hiện. Hơn nữa, sự gọn nhẹ và tinh giảm của cơ cấu tổ chức quản lý có ảnh
hưởng quyết định đến hiệu quả của qúa trình sản xuất kinh doanh .
1.2.1.3- Quản lý và sử dụng nguyên liệu :
Nếu dự trữ nguyên liệu, hàng hoá quá nhiều hay quá ít đều có ảnh hưởng
không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh . Vấn đề đặt ra là phải dự trữ một
lượng nguyên liệu hợp lý sao cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián
đoạn. Bởi vì, khi thu mua hay dự trữ quá nhiều nguyên liệu, hàng hoá sẽ gây ứ
đọng vốn và thủ tiêu tính năng động của vốn lưu động trong kinh doanh. Còn
dự trữ quá ít thì không đảm bảo sự liên tục của qúa trình sản xuất và thích ứng
với nhu cầu của thị trường. Điều này dĩ nhiên ảnh hưởng không tốt đến qúa
trình sản xuất cũng như công tác tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp.
8
Hơn nữa, về bản chất thì nguyên liệu là một bộ phận của tài sản lưu
động, vậy nên tính năng động và tính linh hoạt trong sản xuất kinh doanh là
rất cao. Do vậy tính hợp lý khi sử dụng nguyên liệu ở đây được thể hiện qua:
Khối lượng dự trữ phải nằm trong mức dự trữ cao nhất và thấp nhấp nhằm
đảm bảo cho qúa trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hoá được thông suốt
; cơ cấu dự trữ hàng hoá phải phù hợp với cơ cấu lưu chuyển hàng hoá, tốc độ
tăng của sản xuất phải gắn liền với tốc độ tăng của mức lưu chuyển hàng hoá.
Ngoài ra, yêu cầu về tiết kiệm chi phí nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh
cũng cần được đặt ra đối với mỗi Doanh nghiệp. Qua đó nhằm giảm bớt chi
phí cung trong giá thành sản phẩm, mà chi phí về nguyên liệu thường rất lớn
chiếm 60 - 70% (đối với các Doanh nghiệp sản xuất). Như vậy ta thấy, việc
tiết kiệm nguyên liệu trong qúa trình sản xuất là hết sức cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh
.
1.2.1.4- Nguồn vốn và trình độ quản lý , sử dụng vốn :
Nguồn vốn là một nhân tố biểu thị tiềm năng, khả năng tài chính hiện có
của Doanh nghiệp. Do vậy, việc huy động vốn, sử dụng và bảo toàn vốn có
một vai trò quan trọng đối với mỗi Doanh nghiệp. Đây là một nhân tố hoàn
toàn nằm trong tầm kiểm soát của Doanh nghiệp vì vậy Doanh nghiệp cần
phải chú trọng ngay từ việc hoạch định nhu cầu về vốn làm cơ sở cho việc lựa
chọn phương án kinh doanh, huy động các nguồn vốn hợp lý trên cơ sở khai
thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình. Từ đó tổ chức chu chuyển, tái tạo
nguồn vốn ban đầu, đảm toàn và phát triển nguồn vốn hiện có tại Doanh
nghiệp.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý vĩ mô của Nhà
nước thì việc bảo toàn và phát triển vốn trong các Doanh nghiệp là hết sức
quan trọng. Đây là yêu cầu tơ thân của mỗi Doanh nghiệp, vì đó là điều kiện
cần thiết cho việc duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
9
xuất kinh doanh . Bởi vì, muốn đạt hiệu quả kinh tế và phát triển nguồn vốn
hiện có thì trước hết các Doanh nghiệp phải bảo toàn được vốn của mình.
Xét về mặt tài chính thì bảo toàn vốn của Doanh nghiệp là bảo toàn sức
mua của vốn vào thời điểm đánh giá, mức độ bảo toàn vốn so với thời điêm cơ
sở (thời điểm gốc) được chọn. Còn khi ta xét về mặt kinh tế, tức là bảo đảm
khả năng hoạt động của Doanh nghiệp so với thời điểm cơ sở, về khía cạnh
pháp lý thì là bảo đam tư cách kinh doanh của Doanh nghiệp.
Từ việc huy động sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn được thực hiện có
hiệu quả sẽ góp phần tăng khả năng và sức mạnh tài chính của Doanh nghiệp,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo hiệu quả kinh tế của
Doanh nghiệp.
1.2.1.5- Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật:
Thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện quy mô và là yếu tố cơ bản đảm
bảo cho sự hoạt động của Doanh nghiệp. Đó là toàn bộ nhà xưởng, kho tàng,
phương tiện vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị... nhằm phục cụ cho qúa
trình sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp. Nhân tố này cũng có ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh , vì nó là yếu tố vật chất ban
đầu của qúa trình sản xuất kinh doanh . Tại đây, yêu cầu đặt ra là ngoài việc
khai thác triệt để cơ sở vật chất đã có, còn phải không ngừng tiến hành nâng
cấp, tu bổ, sữa chữa và tiến tới hiện đại hoá, đổi mới công nghệ của máy móc
thiết bị. Từ đó nâng cao sản lượng, năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả
kinh tế ngày càng được nâng cao.
1.2.1.6- Hiểu biết về thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, các Doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh
hàng hoá của mình thông qua thị trường. Thị trường thừa nhận hàng hoá đó
chính là người mua chấp nhận nó phù hợp với nhu cầu của xã hội. Còn nếu
người mua không chấp nhận tức là sản phẩm của Doanh nghiệp chưa đáp ứng
đúng nhu cầu của người mua về chất lượng, thị hiếu, giá cả... và như vậy tất
nhiên Doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Bởi vậy để hoạt động tốt hơn, tiêu thụ được
10
nhiều hàng hoá, tăng lợi nhuận thì các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
hàng hoá bắt buộc phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khả năng cung của
thị trường, cầu của thị trường về hàng hoá bao gồm cơ cấu, chất lượng, chủng
loại. Tác dụng của việc nghiên cứu thị trường là cơ sở để dự đoán, cho phép
Doanh nghiệp đề ra hướng phát triển, cạnh tranh đối với các đối thủ, sử dụng
tốt các nguồn lực của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp lựa chọn phương án
tối ưu của mình và biết được thế đứng trong xã hội, tìm ra và khắc phục
những nhược điểm còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh .
1.2.1.7- Văn minh phục vụ khách hàng:
Việc nâng cao văn minh phục vụ khách hàng là yêu cầu cần khách quan
của môi trường cạnh tranh, cũng như sự phát triển nền kinh tế thị trường.
Nhưng chính nhu cầu khách quan này thể hiện quan điêm và văn hoá riêng
của mỗi Doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh , cũng như nét đặc trưng
của nền kinh tế thị trường. Văn minh phục vụ khách hàng được biểu hiện
thông qua việc thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với những phương
tiện phục vụ hiện đại và với thái độ nhiệt tình, lịch sự... Từ đó góp phần thu
hút khách hàng, tăng nhanh doanh số tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh tế của
sản xuất kinh doanh .
1.2.1.8 Trình độ phát triển của kỹ thuật công nghệ:
Ngày nay, mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều thấy ảnh hưởng của khoa
học kỹ thuật đối với tất cả các lĩnh vực (nhất là lĩnh vực kinh tế). Trước thực
trạng đó để tránh tụt hậu, một trong sự quan tâm hàng đầu của Doanh nghiệp
là nhanh chóng nắm bắt được và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nhằm đạt hiệu quả chính trị - xã hội cao. Trong cơ chế thị trường, Doanh
nghiệp muốn thắng thế trong cạnh tranh thì một yếu tố cơ bản là phải có tính
trình độ khoa học công nghệ cao, thỏa mãn nhu cầu của thị trường cả về số
lượng, chất lượng, thời gian. Để đạt được mục tiêu này yêu cầu cần đặt ra là
ngoài việc khai thác triệt để cơ sở vật chất đã có (toàn bộ nhà xưởng, kho
11
tàng, phương tiện vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị) còn phải không ngừng
tiến hành nâng cấp, tu sửa, sữa chữa và tiến tới hiện đại hoá công nghệ máy
móc, thiết bị từ đó nâng cao sản lượng, năng suất lao động và đảm bảo hiệu
quả ngày càng cao.
1.2.2- Nhóm nhân tố khách quan:
1.2.2.1- Sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, của ngành:
Đây là một nhân tố có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh tế.
Mỗi Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Do vậy doanh nghiệp muốn
tồn tại, phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao thì nhất thiết phải có một môi
trường kinh doanh lành mạnh .
Tuy nhiên, trong một nền sản xuất công nghiệp có trình độ phân công và
hiệp tác lao động cao thì mỗi ngành, mỗi Doanh nghiệp chỉ là một mắt xích
trong một hệ thống nhất. Nên khi chỉ có sự thay đổi về lượng và chất ở bất kỳ
mắt xích nào trong hệ thống cũng đòi hỏi và kéo theo sự thay đổi của các mắt
xích khác, đó là sự ảnh hưởng giữa các ngành, các Doanh nghiệp có liên quan
đến hiệu quả kinh tế chung. Thực chất một Doanh nghiệp, một ngành muốn
phát triển và đạt hiệu quả kinh tế đơn lẻ một mình là một điều không tưởng.
Bởi vì, quá trình sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư - sản xuất - tiêu thụ là
liên tục