Đề tài Một số vấn đề xung quanh bảo hiểm vận tải đường biển Việt Nam

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. Với đặc điểm địa lý của nước ta có hơn 3.000 km là bờ biển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Vì vậy vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mỗi năm có gần 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển theo phương thức này, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Cũng như bất kỳ một phương thức vận tải nào, vận tải bằng đường biển cũng không thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn của các doanh nghiệp. Do đó,để đảm bảo tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh phá sản khi có rủi ro xảy ra. Dấu hiệu đáng mừng này hứa hẹn một mảnh đất lý tưởng cho thị trường bảo hiểm hàng hải Việt Nam nương mình và phát huy. Tuy nhiên, ngành bảo hiểm nước nhà cần phát huy tất cả nguồn lực có thể và khắc phục những khiếm khuyết hiện tại để hoạt động hiệu quả hơn, để thích nghi và tồn tại trước sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ngoài Dưới đây là bài phân tích của nhóm chúng tôi về đề tài:”Một số vấn đề xung quanh bảo hiểm vận tải đường biển Việt Nam

doc25 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề xung quanh bảo hiểm vận tải đường biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. Với đặc điểm địa lý của nước ta có hơn 3.000 km là bờ biển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Vì vậy vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mỗi năm có gần 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển theo phương thức này, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Cũng như bất kỳ một phương thức vận tải nào, vận tải bằng đường biển cũng không thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn của các doanh nghiệp. Do đó,để đảm bảo tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh phá sản khi có rủi ro xảy ra. Dấu hiệu đáng mừng này hứa hẹn một mảnh đất lý tưởng cho thị trường bảo hiểm hàng hải Việt Nam nương mình và phát huy. Tuy nhiên, ngành bảo hiểm nước nhà cần phát huy tất cả nguồn lực có thể và khắc phục những khiếm khuyết hiện tại để hoạt động hiệu quả hơn, để thích nghi và tồn tại trước sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ngoài Dưới đây là bài phân tích của nhóm chúng tôi về đề tài:”Một số vấn đề xung quanh bảo hiểm vận tải đường biển Việt Nam” MỤC LỤC Chương 1.Tình hình chung về bảo hiểm đường biển Việt Nam 1.1.Tình hình chung về thị trường 3 1.2.Các công ty bảo hiểm Việt Nam 4 Chương 2.Các tình huống thực tế xảy ra đối với vấn đề bảo hiểm hàng hải 2.1.Trục lợi bảo hiểm 9 2.2.Một số vụ kiện tiêu biểu liên quan đến bảo hiểm hàng hóa đường biển 14 Chương 3.Một số kinh nghiệm rút ra 21 NỘI DUNG Tình hình chung về bảo hiểm đường biển Việt Nam Tình hình chung về thị trường Số lượng tàu biển Theo thống kê đến cuối năm 2009, đội tàu biển Việt Nam gổm 1.588 tàu, tổng GT 3.865.702, tổng trọng tải DW 6.242.677. Đội tàu do VR phân cấp là 1.620 tàu tổng GT 4.281.469, tổng trọng tải DW 6.991.394, trong đó có 58 tàu treo cờ nước ngoài. Đội tàu biển Việt Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động khắp thế giới, nhiều tàu cho thuê định hạn dài ngày ở nước ngoài không về nước yêu cầu phải thực hiện kiểm tra phân cấp tại nước ngoài, một số tàu phải sửa chữa và kiểm tra tại nước ngoài do trong nước không đủ nhà máy sửa chữa tàu. Chất lượng công tác giám sát kỹ thuật tiếp tục được cải thiện tốt hơn, công tác thanh tra, tổng kiểm tra với các tàu đóng mới chạy tuyến Quốc tế và tàu cao tuổi tại các đợt kiểm tra định kỳ được duy trì đều đặn: Phát hiện và ngăn ngừa khiếm khuyết tránh lưu giữ tàu, đào tạo và nâng cao được chất lượng, ý thức của đăng kiểm viên hiện trường, nâng cao được ý thức của chủ xưởng, chủ tàu trong việc đóng mới và sửa chữa tàu, tạo được kênh thông tin nhanh chóng, chặt chẽ giữa bộ phận xét duyệt thiết kế, chỉ đạo giám sát kỹ thuật với công tác kiểm tra hiện trưòng để có những điều chỉnh nhanh chóng cần thiết trong mọi khâu của công tác giám sát kỹ thuật. Tỷ lệ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại các Cảng nước ngoài giảm xuống còn 6% so với 10% năm 2008. Trong năm 2009 toàn ngành đã thực hiện 1.603 lượt kiểm tra tàu biển. Với việc gia tăng các đội tàu biển, rõ ràng thị trường bảo hiểm cho lĩnh vực hàng hóa đường biển cũng đang có xu hướng mở rộng dần. Bên cạnh đó hàng hóa xuất cảng đang tăng dần qua các năm, cũng là một nhân tố quan trọng bổ sung vào sự phát triển chung cho thị trường này. Tình hình hàng hóa xuất cảng Cho đến nay Việt Nam hiện có 266 cảng biển lớn nhỏ tại 24 tỉnh, thành vùng duyên hải. Trong đó, 9 cảng có khả năng cải tạo, nâng cấp để tiếp nhận tàu 50.000 DWT (loại tàu trung bình của thế giới) hoặc tàu chở container đến 3.000 TEU. Ở khu vực miền Bắc, hàng hoá chủ yếu được vận chuyển qua cảng Hải Phòng và Cái Lân. Cảng Hải Phòng hiện có quy mô lớn gấp 8 lần cảng Cái Lân, có thuận lợi là gần thủ đô Hà Nội. Một chuyên gia nước ngoài cho rằng Chính phủ Việt Nam cần tập trung đầu tư hơn nữa cho cảng Hải Phòng, nhất là nâng mức mớn nước lên trên 20m để các tàu có trọng tải lớn có thể cập cảng. Tại miền Trung, hai cảng lớn Đà Nẵng và Quy Nhơn chỉ đáp ứng 2% lượng hàng hoá vận chuyển của cả nước. Con số này chứng tỏ lượng hàng hoá vận chuyển qua hệ thống cảng miền Trung là không nhiều. Tại miền Nam, hệ thống cảng gồm: Cát Lái, VICT, Sài Gòn, Bến Nghé, ICP Phước Long, New Port ICP, Cái Mép - Thị Vải, Vũng Tàu, Hiệp Phước... hiện đang bị quá tải. Dưới đây là bảng thống kê số lượng hàng hóa xuất cảng ở Việt Nam qua các năm Bảng 1: Sản lượng hàng hoá xuất cảng ở Việt Nam qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001- 2005 2006 2007 2008 Lượng hàng qua cảng Triệu tấn 575 154,498 181,116 176,124 Các công ty bảo hiểm Việt Nam Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài Chính: Thị trường bảo hiểm nước ta phát triển rất nhanh, nếu như năm 1995 cả nước mới chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm thì đến nay đã có tới 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 công ty tái bảo hiểm… Thị trường bảo hiểm vận tải hằng hải Việt Nam hiện có 11 công ty, tổ chức tham gia thị trường bảo hiểm (Trên thực tế chỉ có 7 công ty hoạt động chiếm thị phần chính với khoảng 15% - khoảng 6% hàng xuất được bảo hiểm trong nước và 24% với hàng nhập) thị phần bảo hiểm như : tập đoàn bảo việt, Công ty bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh (Bảo Minh) – tách ra từ chi nhánh Bảo Việt TP. Hồ Chí Minh, Công ty môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm Ichinbrok (Liên doanh giữa Bảo Việt và tập đoàn bảo hiểm Inchcape), Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), và một số công ty cổ phần như Bảo Long, PVIC, Pjico… Bên cạnh đó các văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng đã có mặt hoạt động tại Việt Nam như AGF (Assurance Général De France), Tokyo Marine And Fire Ins, Yasuada Marine And Fire Ins, Mitsui Marine And Fire Ins, Jardine Broker… trong đó nổi hơn cả và chiếm thị phần nhiều nhất là Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico chiếm thị phần lớn nhất Kết quả năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm đạt 25.473 tỉ đồng, trong đó: doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 13.616 tỉ đồng tăng 2.738 tỉ đồng đồng so với năm 2008 (tương đương 25,16%), doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 11.857 tỉ đồng (tăng 14%) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển năm 2008 đạt doanh thu 955 tỉ đồng, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu là Bảo hiểm Bảo Việt 267 tỉ đồng, PJICO 137 tỉ đồng, Bảo Minh 135 tỉ đồng Sang Năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bảo hiểm hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp vẫn tích cực khai thác để đạt doanh thu toàn thị trường được 952 tỉ đồng (giảm .314 %) so với 2008. Top đầu doanh thu Bảo Việt 267 tỉ đồng, tiếp đến PJICO 130 tỉ đồng, PVI 90,3 tỉ đồng, Bảo Minh  90,2 tỉ đồng, VIA 49 tỉ đồng. Toàn thị trường đã bồi thường 494 tỉ đồng tương đương 51,86%. (Thị phần bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 2005-2008 ) năm 2005 2006 2007 2008 2009 Bảo Minh 20 18 20 14.34 9.5 Bảo Việt 28 25 27 28 28.05 Pjico 20 24 12 14.35 13.7 khác 32 33 41 43.31 48.75 ( đơn vị tính %) Bảo Việt Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt ngày nay tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964. Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới 7 rộng khắp trên toàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh, uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm. Với khả năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị trường trong nước, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt đã được công nhận là một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời, được tin cậy đối với đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.   Năm 1989 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Bảo Việt khi Công ty bảo hiểm Việt Nam được Chính phủ chuyển đổi thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số 27-TCQĐ-TCCB ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 17/2/1989. Sự chuyển biến quan trọng trên có được là nhờ vào việc thực hiện thành công chủ trương mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tạo ra sự phát triển vượt bậc về qui mô kinh doanh. Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng của Bảo Việt, đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thức trở thành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ngày 15/10/2007, Tập đoàn Bảo Việt đã hoàn thành Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần có sự tham gia của đối tác chiến lược là các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước (Vinashin) và nước ngoài (HSBC Insurance (Asia - Pacific) Holdings Limited); hình thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Bảo Việt đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập Hạng Ba, Chính phủ xếp hạng Doanh nghiệp Nhà nước hạng Đặc biệt và nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức uy tín của trong và ngoài nước trao tặng. Bảo Việt được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 từ tháng 8/2001. Về hoạt động kinh doanh, trong quá trình phát triển, Bảo Việt liên tục đạt được những thành tích vượt trội, doanh thu, lợi nhuận và các khoản đóng góp ngân sách Nhà nước liên tục tăng, doanh thuphí bảo hiểm tăng bình quân trên 20% trong 5 năm qua. Năm 2007, tổng doanh thu kinh doanh của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt đạt 7.800 tỷ đồng, tăng trưởng 13,5% so với năm 2006. Tổng tài sản đạt 28.581 tỷ đồng (tính đến ngày 15/10/2007). Về nhân sự, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất của Việt Nam có quy mô với các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, thu hút một lực lượng đông đảo cán bộ nhân viên lên tới trên 5.000 người, với khoảng 34.000 đại lý tận tâm với khách hàng, tận tình với công việc trải đều trên khắp các tỉnh thành. Trong số đó, nhiều cán bộ có kinh nghiệm am hiểu thị trường bảo hiểm Việt Nam và nhiều cán bộ trẻ được đào tạo chuyên ngành chính quy có trình độ chuyên môn cao, tạo ra một lực lượng đan xen đồng bộ nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Là một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt có công ty mẹ - “Tập đoàn Bảo Việt” và các công ty con: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 tổng doanh thu trong linh vực bảo hiểm đạt 7.377 tỉ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 3.718 tỉ đồng. Đứng đầu bảo hiểm vận chuyển hàng hóa tại thị trường Việt Nam. Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ đứng thứ hai chỉ sau Prudential 4.730 tỉ đồng) bảo hiểm thân tàu , bảo hiểm Tài sản thiệt hại ( sau PVI), thứ ba thị phần về Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản. Bảo Minh Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc của Nhà nước đầu tiên được thành lập sau Nghị định 100/CP. Ra đời trên cơ sở là một chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, được phép hoạt động trên phạm vi cả nước và quốc tế, đảm nhận kinh doanh mọi loại hình nghiệp vụ bảo hiểm. Từ 1995 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều thay đổi khi có chính sách mở cửa hoàn toàn, đặc biệt là thị trường bảo hiểm. Thách thức lớn đối với các công ty bảo hiểm trong nước là phải có đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Nhằm mục tiêu tạo ra một tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ mạnh nhất thị trường có đủ khả năng đó, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) đã chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27 GP/KDBH ngày 08/9/2004 của Bộ Tài chính. Đây là một công ty cổ phần gồm 11 cổ đông sáng lập gồm các Tổng Công ty lớn của Nhà nước như: Tổng Công ty Hàng không, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam .v.v.. Tiếp đó, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Bảo Minh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Minh Hà Nội) là công ty thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Tổng Công ty) theo số 1063/2004 - BM/HĐQT ngày 01/10/2004. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2009. Kết qủa đạt được như sau: - Tổng doanh thu đạt 2.012 tỷ đồng, bằng 103,8% kế hoạch. - Lợi nhuận kế toán đạt 167,64 tỷ đồng bằng 103,8% kế hoạch, tăng trưởng 10,25% so với cùng kỳ. - Lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng. Trong đó : doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 188 tỉ đồng, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 1.824 tỉ đồng (giảm 3,19%) trong đó : 583 tỉ đồng bảo hiểm xe cơ giới là 583 tỉ đồng ( thứ 3 về thị phần), bảo hiểm tai nạn và chăm sóc y tế 364 tỉ đồng ( thứ 2 về thị phần), bảo hiểm thân tàu chiếm 245 tỉ đồng ( thứ 3 về thị phần), bảo hiểm Tài sản thiệt hại 209 tỉ đồng ( thứ 3 về thị phần),  Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản 282 tỉ đồng ( thứ 2 về thị phần) và Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 90,2 tỉ đồng ( thứ 4 về thị phần) Nguyên nhân chinh năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ giảm 3,19% so với năm 2008 là do lần lượt mất hai mảng bảo hiểm hàng không Việt Nam và than khoáng sản (bán bảo hiểm cho hơn 40 DN thuộc TKV, và bảo hiểm toàn bộ chín triệu lượt hành khách và đội bay của Vietnam Airlines) Petrolimex (PJICO) Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thành lập ngày 15/6/1995, gồm 7cổ đông: tổng công ty xăng dầu Việt (PETROLIMEX) ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), tổng công ty thép Việt Nam (VSC), công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (MATEXIM), công ty điện tử HANEL, công ty thiết bị an toàn (AT) sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhà nước, có tiềm năng, uy tín ở cả trong và ngoài nước. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là Công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, được thành lập năm 1995 theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà nước, là sự tập hợp sức mạnh kinh tế và uy tín của các tổng công ty lớn của nhà nước như Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty thép Việt Nam, Tổng Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty điện tử Hà Nội HANEL..... Sau 15 năm phát triển, PJICO được đánh giá là một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường và hiện tại PJICO là một trong 4 nhà bảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Hiện PJICO chiếm khoảng 11% tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường, đứng thứ tư về thị phần. Ở một số nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng, PJICO vươn lên vị trí hàng đầu thị trường như đứng đầu thị trường về bảo hiểm xe máy, đứng thứ hai về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển; đứng thứ ba về bảo hiểm con người. Theo báo cáo kêt quả hoạt kinh doanh năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt PJICO 1.271 tỉ đồng (tăng 19,84% so với năm 2008), bảo hiểm vận chuyển hàng hóa vận chuyển đạt 130 tỉ đồng chiếm (10,23 % tổng doanh thu phí bảo hiểm) Các tình huống thực tế xảy ra đối với vấn đề bảo hiểm hàng hải Trục lợi từ bảo hiểm Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, gây thất thoát lớn về tài chính của Nhà nước. Mục đích của trục lợi bảo hiểm là nhằm chiếm đoạt tài sản của các công ty bảo hiểm mà nguồn tài sản này do sự đóng góp của nhiều người. Hành vi này trước mắt gây bất lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến người mua bảo hiểm vì phải chịu khoản phí cao hơn từ các nhà kinh doanh bảo hiểm. Trên thực tế, trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, không những có tác động xấu đến xã hội, làm giảm lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn. Nếu những hành vi trên bị phát hiện và được chứng minh thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải chi trả bồi thường và ngược lại nếu không có bằng chứng về hành vi gian lận kia thì chắc chắn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đền bù cho những thiệt hại được coi là “hợp pháp” đó. Ở Việt Nam, tuy chưa có những thống kê cụ thể, nhưng tình trạng trục lợi bảo hiểm đã xuất hiện từ lâu và đang có xu hướng gia tăng. Các quy định hiện nay đối với trục lợi bảo hiểm còn một số bất cập và các biện pháp chế tài còn yếu. Trục lợi bảo hiểm, hiểu một cách đơn giản, là tìm cách để kiếm lợi bất hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm; thường được biểu hiện dưới một số dạng sau: Khai tăng trị giá tổn thất Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm. Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn là có sự “bắt tay… bẩn” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra là hợp đồng này vô hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng hóa) không còn tồn tại (Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm). Bảo hiểm trùng Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng. Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biể
Tài liệu liên quan