Quán triệt quan điểm của Đảng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn cách mạng hiện nay và để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của
đất nước, tỉnh Thái Bình đã không ngừng xây dựng và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt
chú trọng phát triển giáo dục bởi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Từ xa xưa, Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông không những có truyền thống
thâm canh giỏi mà còn là một trong những tỉnh có nền văn hiến cao, có truyền thống
“hiếu học”.
Hơn nửa thế kỷ qua, tuy còn là một tỉnh rất khó khăn về kinh tế, nhưng Thái Bình
vẫn không ngừng đầu tư cho sự nghiệp “trồng người”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Từ ngày hoà bình lập lại, bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - xã
hội, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Bình được đặc biệt coi trọng, được coi là “chìa khoá”
để mở cửa vào lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Gắn liền với phong trào sản xuất, với khẩu hiệu “lúa xanh tươi, người biết chữ”
Thái Bình đã được tặng thưởng huân chương lao động hạng Nhì.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt nhưng sự nghiệp
giáo dục của tỉnh Thái Bình vẫn được duy trì và phát triển.
Hiện nay trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và bùng nổ về khoa học công nghệ, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hệ thống các trường chuyên nghiệp, kinh tế kỹ thuật,
trường chính trị, trường dạy nghề đã phát huy tác dụng và góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng như nguồn nhân lực cho tỉnh Thái Bình.
Nhiều năm qua, Thái Bình “được mùa” về sự nghiệp “trồng người”. “Đất học” Thái
Bình có nhiều tài năng nở rộ, hàng năm số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao
đẳng đạt từ 20% đến 30%. Các làng quê và đô thị của Thái Bình đã nuôi dưỡng nên biết bao
cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư… Họ đã và đang làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhiều
người con của Thái Bình đã và đang giữ những cương vị chủ chốt ở các địa phương và
Trung ương [2].
Những năm gần đây, Thái Bình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tiến bộ khoa học
kỹ thuật - công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của Thái Bình. Quê lúa đã dần
đổi màu, những nhà máy, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá, của sự mở cửa giao lưu, hội
nhập với thế giới… một mặt, đã tạo nhiều cơ hội học tập và việc làm cho mọi thành viên
trong xã hội. Mặt khác, cũng đem lại những nguy cơ và thách thức cho mỗi cá nhân và cả xã
hội, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên.
Truyền thống “đất học” Thái Bình đang có nguy cơ bị đe doạ bởi các hiện tượng
chán học, lười học, bỏ giờ, học đối phó, quay cóp trong thi cử. Thêm vào đó là nạn rượu
chè, cờ bạc, ma tuý… đã và đang xâm nhập vào nhà trường ở Thái Bình gây ảnh hưởng
xấu đến một bộ phận học sinh, sinh viên.
101 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong
học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quán triệt quan điểm của Đảng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn cách mạng hiện nay và để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của
đất nước, tỉnh Thái Bình đã không ngừng xây dựng và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt
chú trọng phát triển giáo dục bởi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Từ xa xưa, Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông không những có truyền thống
thâm canh giỏi mà còn là một trong những tỉnh có nền văn hiến cao, có truyền thống
“hiếu học”.
Hơn nửa thế kỷ qua, tuy còn là một tỉnh rất khó khăn về kinh tế, nhưng Thái Bình
vẫn không ngừng đầu tư cho sự nghiệp “trồng người”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Từ ngày hoà bình lập lại, bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - xã
hội, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Bình được đặc biệt coi trọng, được coi là “chìa khoá”
để mở cửa vào lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Gắn liền với phong trào sản xuất, với khẩu hiệu “lúa xanh tươi, người biết chữ”
Thái Bình đã được tặng thưởng huân chương lao động hạng Nhì.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt nhưng sự nghiệp
giáo dục của tỉnh Thái Bình vẫn được duy trì và phát triển.
Hiện nay trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và bùng nổ về khoa học công nghệ, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hệ thống các trường chuyên nghiệp, kinh tế kỹ thuật,
trường chính trị, trường dạy nghề đã phát huy tác dụng và góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng như nguồn nhân lực cho tỉnh Thái Bình.
Nhiều năm qua, Thái Bình “được mùa” về sự nghiệp “trồng người”. “Đất học” Thái
Bình có nhiều tài năng nở rộ, hàng năm số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao
đẳng đạt từ 20% đến 30%. Các làng quê và đô thị của Thái Bình đã nuôi dưỡng nên biết bao
cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư… Họ đã và đang làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhiều
người con của Thái Bình đã và đang giữ những cương vị chủ chốt ở các địa phương và
Trung ương [2].
Những năm gần đây, Thái Bình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tiến bộ khoa học
kỹ thuật - công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của Thái Bình. Quê lúa đã dần
đổi màu, những nhà máy, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá, của sự mở cửa giao lưu, hội
nhập với thế giới… một mặt, đã tạo nhiều cơ hội học tập và việc làm cho mọi thành viên
trong xã hội. Mặt khác, cũng đem lại những nguy cơ và thách thức cho mỗi cá nhân và cả xã
hội, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên.
Truyền thống “đất học” Thái Bình đang có nguy cơ bị đe doạ bởi các hiện tượng
chán học, lười học, bỏ giờ, học đối phó, quay cóp trong thi cử. Thêm vào đó là nạn rượu
chè, cờ bạc, ma tuý… đã và đang xâm nhập vào nhà trường ở Thái Bình gây ảnh hưởng
xấu đến một bộ phận học sinh, sinh viên.
Tất cả những hiện trạng tiêu cực đó đã ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập của
học sinh, sinh viên Thái Bình, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh.
Những hiện tượng trên có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên
nhân quan trọng là chúng ta chưa biết phát huy và nâng cao những mặt mạnh và tích cực của
những sinh viên, và bản thân mỗi sinh viên chưa thực sự cố gắng phát huy hết nội lực của
mình trong quá trình học tập và rèn luyện.
Trước thực trạng như vậy, cùng với yêu cầu đổi mới ở tỉnh Thái Bình và phát huy
truyền thống của quê hương, đất nước, chúng tôi thực sự thấy bức xúc và muốn góp phần nhỏ
bé để có thể giúp các em sinh viên Thái Bình có thể nâng cao vai trò nhận thức của họ trong
quá trình học tập. Chỉ có như vậy thì Thái Bình mới thực sự góp sức mình vào công cuộc phát
triển chung của đất nước.
Nhận thức được vấn đề cần phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập
của sinh viên ở Thái Bình trong thời kỳ đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của tỉnh, của đất
nước, là cần có một đội ngũ lao động có thể lực, trí lực, có tâm huyết, trung thành với lý
tưởng và nhiệt tình cách mạng. Vì lẽ đó tác giả đã chọn đề tài này với mong muốn có thể
góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề liên quan đến chủ thể nhận thức, khách thể nhận thức đã được một số tác
giả nghiên cứu như: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tiến Thủ “Quan hệ giữa chủ thể và
khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh
viên Việt Nam hiện nay”, Hà Nội 2001. Luận án tập trung nhiều vào lý luận về chủ thể và
khách thể nhận thức.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đức Hoàn “Phát huy vai trò chủ thể nhận thức
trong học tập của sinh viên cao đẳng ở Việt Nam hiện nay” (Qua thực thế một số trường cao
đẳng ở tỉnh Hải Dương), Hà Nội 2001. Luận văn tập trung vào đối tượng là sinh viên cao
đẳng khối Kinh tế kỹ thuật ở tỉnh Hải Dương.
Luận văn thạc sỹ của Phùng Minh Hải “Vấn đề phát huy vai trò chủ thể nhận thức
trong học tập của học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị ở Cần Thơ hiện nay”, Hà Nội
2003. Luận văn tập trung vào nghiên cứu đối tượng là học viên hệ Trung cấp lý luận
chính trị ở Cần Thơ.
Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng đề cập tới vai trò chủ thể và
khách thể cũng như mối quan hệ biện chứng giưã chủ thể và khách thể như: “Hệ tự tưởng
Đức”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, “Bút ký triết học”…
Tác phẩm “Phát huy tinh thần học tập cầu học, cầu tiến bộ” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh dã nhấn mạnh tới vai trò chủ thể nhận thức trong học tập.
Trong các Nghị quyết của Đảng ta, đặc biệt là các nghị quyết từ đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX luôn đề cập đến vấn đề phát huy
tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao tinh thần tự học…
Vấn đề “Nõng cao vai trũ chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viờn ở tỉnh
Thỏi Bỡnh hiện nay”, với đối tượng sinh viên đại học Y khoa, sinh viên cao đẳng Sư
phạm và sinh viên trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật ở một tỉnh thuần nông nằm trong
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một miền quê có những điều kiện tự nhiên, kinh tế,
văn hoá và xã hội rất đặc trưng vẫn là mảng đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập
của sinh viên ở tỉnh Thái Bình, đề xuất một số phương hướng và giải pháp góp phần nâng
cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện
nay.
- Nhiệm vụ
+ Phân tích tính tất yếu khách quan của việc nâng cao vai trò chủ thể nhận thức
trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
+ Khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức
trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
+ Đề xuất những phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao tính tích cực,
sáng tạo trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
+ Khảo sát sinh viên của Đại học Y khoa Thái Bình, sinh viên Cao đẳng Sư phạm
và sinh viên Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật.
+ Phạm vi nghiên cứu tập trung và trực tiếp của luận văn là vấn đề “Nâng cao vai trò của chủ
thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
- Cơ sở lý luận
+ Luận văn được viết dựa trên những quan điểm triết học Mác - Lê nin về mối
quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức, về lý luận nhận thức. Luận văn cũng dựa trên
tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Đảng và sử dụng kết quả nghiên cứu lý luận của
các công trình khoa học có liên quan đến đề tài.
+ Luận văn được viết dựa trên những nghị quyết, quyết định và thông tri về giáo
dục và đào tạo có liên quan của tỉnh Thái Bình, của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như
của Bộ Y tế.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
DVBC và CNDVLS.
+ Kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, phối hợp với các phương pháp so sánh,
thống kê… để làm rõ vấn đề mà luận văn đề cập.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Góp phần luận chứng cho vấn đề vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh
viên ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.
Qua điều tra thực tế, tổng kết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhằm nâng
cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình trong giai
đoạn hiện nay.
Đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức
trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt thực tiễn, luận văn là sự vận dụng, cụ thể hoá một số vấn đề lý luận của
Triết học Mác - Lê nin vào thực tiễn giáo dục, đào tạo ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
Vì lẽ đó, những vấn đề mà luận văn đề cập và giải quyết sẽ góp phần thiết thực về
cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng ở
Thái Bình hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
Tính tất yếu của việc nâng cao vai trò chủ thể
nhận thức trong học tập của sinh viên
ở tỉnh Thái Bình hiện nay
1.1. vai trò Chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên hiện nay
1.1.1. Vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên
* Đặc điểm tâm - sinh lý, xã hội của sinh viên
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù trong tầng lớp thanh niên, họ tồn tại đan xen
trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, dân tộc, đoàn thể.
Sinh viên đang học tập và sinh sống ở tỉnh Thái Bình thường có độ tuổi 17-18 đến
24-25, một số ít sinh viên ở độ tuổi 25-30.
- Về sinh lý: ở độ tuổi 17-25 hình thể đã đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và
phối hợp giữa các chức năng. Thời kỳ đầu của giai đoạn này, con người đạt được 9/10
chiều cao và 2/3 trọng lượng của cơ thể trưởng thành. Bộ não đã đạt được trọng lượng tối
đa (khoảng 14.000gram), số tế bào thần kinh phát triển tương đối đầy đủ. Lứa tuổi này
hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức trưởng thành. Đang trong giai đoạn “dạy
thì” các chức năng sinh sản bắt đầu quá trình hoàn thiện. Giới tính phân biệt rõ và phát
triển đầy đủ ở mỗi giới cả về hình thể đến biểu hiện nội tiết tố.
- Về tâm lý: 17-25 tuổi là thời kỳ phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự nâng cao
năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất ở khả năng tư duy sâu sắc và mở rộng, có năng lực giải
quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, cũng như có tiến bộ rõ rệt trong
lập luận lô gích, trong lĩnh hội tri thức, trí tưởng tượng, sự chú ý và nghi ngờ. Thời kỳ
này cũng là thời kỳ phát triển khả năng hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán
đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập cao. ở độ tuổi này sinh viên có tính nhạy bén cao, khả
năng giải thích và gắn ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và tri
thức có trước đây.
Sự phát triển nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng
cho lứa tuổi này biết cách lĩnh hội tối ưu tri thức và đó chính là cơ sở vững chắc cho toàn
bộ quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của mỗi một sinh viên.
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi sinh viên là sự phát triển
tự ý thức. Tự ý thức có chức năng điều chỉnh nhận thức và có thái độ với bản thân, là sự
đánh giá toàn diện về bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức chính là
điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo các yêu cầu mà xã
hội đòi hỏi.
- Về mặt xã hội: Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về đạo đức
và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Đặc biệt là họ có vai trò xã hội
của người lớn. Người sinh viên đã có kế hoạch cho lao động của riêng mình, độc lập
trong phán đoán và hành vi, bắt đầu thể nghiệm mình trong cuộc sống.
Vì ở độ tuổi sau trẻ em và bắt đầu thành người lớn, nên thế giới nội tâm của họ là
vô cùng phức tạp, phát triển nhân cách của sinh viên là một quá trình chuyển từ các yêu
cầu bên ngoài thành nhu cầu của bản thân sinh viên và là quá trình tự vận động và hoạt
động tích cực của chính bản thân họ. Những mâu thuẫn chính là:
+ Mâu thuẫn giữa ước mơ của người sinh viên với khả năng điều kiện và kinh
nghiệm để thực hiện ước mơ đó.
+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập chuyên sâu những môn ưa thích và yêu cầu
thực hiện toàn bộ chương trình học tập do nhà trường quy định.
+ Mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin vô cùng phong phú với khả năng điều kiện
để xử lý thông tin.
Về thái độ học tập của sinh viên thì có rất nhiều kiểu khác nhau. Có sinh viên học
chỉ vì nghề nghiệp mà không hề quan tâm đến các lĩnh vực trí thức cũng như hoạt động
xã hội khác. Họ luôn thực hiện bài tập theo yêu cầu và chỉ cần đạt điểm trung bình. Ngoài
sách bắt buộc phải đọc thì họ chỉ đọc theo ý thích, không liên quan gì đến sự phát triển
nghề nghiệp.
Có sinh viên lại thích các môn học mà họ coi là tri thức về cuộc sống nói chung
trên cơ sở lựa chọn riêng của mình. Họ quan tâm nhiều đến thế giới tư tưởng và sách.
Ngoài giờ học bắt buộc, họ tự nguyện tham gia vào các chuyên đề tự chọn, những giờ
phụ đạo, các buổi hoà nhạc… Họ muốn hiểu biết các lĩnh vực mà họ quan tâm, họ luôn
tham gia vào các tổ chức khoa học và né tránh các tổ chức tập thể, các công việc xã hội
không liên quan trực tiếp đến việc học tập. Với những sinh viên này thì học tập thực sự là
những khát khao tri thức và kinh nghiệm sống.
Cũng có những sinh viên vừa ham thích sách vở và học tập, nhưng vẫn tham gia
các hình thức hoạt động và đời sống tập thể, họ cố gắng đạt điểm cao trong các kỳ thi, coi
hoạt động tập thể, có ảnh hưởng tích cực đến bản thân.
Có những sinh viên luôn chú ý đến các hoạt động xã hội của nhà trường hơn là
bản thân các khoa học. Họ gắn bó với trường và tham gia tích cực vào các hoạt động bề
nổi. Với họ thời sinh viên không có nghĩa chỉ là giảng đường, mà còn có các câu lạc bộ,
các tổ chức sinh viên… Họ cũng cố gắng để có "mảnh bằng", nhưng ít khi vượt quá
ngưỡng tối thiểu.
Ngoài những đặc điểm trên, ở vào tuổi của mình sinh viên còn ít từng trải, thiếu
kinh nghiệm và vốn sống hạn chế cho nên bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì sinh viên còn
bộc lộ những hạn chế không tránh khỏi do khí chất của mình như: hấp tấp, vội vàng do
muốn sớm khẳng định mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống. Tính tự phụ, bồng bột,
chủ quan vì muốn nhập cuộc để tự khẳng định mình nên thiếu kiềm chế, nhẹ dạ, cả tin,
gặp khó khăn là dễ hoang mang, dao động, dễ bị kích thích, thiếu tự chủ do hệ tim mạch
và hệ thần kinh chưa ổn định. Khí chất của thanh niên chưa cân bằng nên dễ bốc đồng và
thường bị lợi dụng. Do đặc điểm về tuổi tác của mình nên sinh viên thường tiếp thu thông
tin ít chọn lọc, hướng tới các giá trị mới hiện đại nhưng lại nhanh quên quá khứ. Vì lẽ đó
mà trong quá trình giảng dạy cho sinh viên, bên cạnh việc giáo dục chuyên môn nghiệp
vụ thì phải giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị và giá trị truyền thống cho sinh viên.
Hiểu được đặc điểm tâm lý, xã hội của sinh viên, bản chất tốt đẹp, khả năng cách
mạng của tuổi trẻ cũng như những hạn chế của họ là một vấn đề rất quan trọng để có nhận
thức đúng, có thái độ đánh giá đúng và có quan điểm giáo dục, vận động, phát triển họ một
cách khoa học, hiệu quả và như vậy sẽ tạo ra những thành quả lớn trong sự nghiệp giáo dục,
đào tạo nguồn nhân lực mới góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới và phát
triển của đất nước.
Sau 20 năm đổi mới, do những biến đổi trong chính sách kinh tế - xã hội và ngoại
giao, kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị
trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Chính
sách ngoại giao từ chỗ chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa là chủ yếu sang đa
phương hoá, đa dạng hoá dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong thang giá trị và định hướng
xã hội của thanh niên - sinh viên. Nhiều đề tài cấp Nhà nước như đề tài KX-04-09
“Những luận cứ khoa học của việc đổi mới chính sách thanh niên hiện nay”. Đề tài KX-
07-10 “ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường đối với sự phát triển nhân cách
con người Việt Nam”… đều nhận định rằng thang giá trị và sự lựa chọn giá trị trong
thanh niên, sinh viên hiện nay đã có sự thay đổi trên cả 2 khía cạnh.
Thứ nhất: Sự biến đổi của chính các giá trị.
Hiện nay, một số các giá trị truyền thống đã được thay đổi về nội dung như, những
giá trị đề cao tinh thần hy sinh , xả thân vì nước, vì dân trong thời kỳ chiến tranh đã được
thay thế bằng nội dung mới là phải làm tất cả những gì để dân giầu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Các giá trị về ý thức cộng đồng, về truyền thống đoàn kết
không chỉ được quan niệm là hy sinh lợi ích của cá nhân mà còn là sự kết hợp giữa các
lợi ích xã hội tập thể và cá nhân, coi lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp để phát triển
kinh tế - xã hội. Trong lao động sản xuất không chỉ là cần cù, chịu khó mà cần phải lao
động có tri thức khoa học, có lương tâm trách nhiệm, có năng suất, chất lượng và hiệu quả
cao. Trong cơ chế hiện nay, đòi hỏi con người phải không chỉ dám nghĩ, dám làm mà còn
dám chịu trách nhiệm, chấp nhận cạnh tranh, liên doanh liên kết với các cá nhân, các tổ chức
kinh tế dịch vụ trong nước và quốc tế.
Thứ 2: Sự thay đổi trật tự ưu tiên trong hệ thống giá trị.
Qua điều tra 3.000 sinh viên ở 3 trường đại học Y khoa Thái Bình, cao đẳng Kinh
tế kỹ thuật Thái Bình và trường cao đẳng Sư phạm Thái Bình chúng tôi thấy các giá trị
sinh viên Thái Bình quan tâm nhất là:
Bảng 1.1: Sự biến đổi một số giá trị cơ bản của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay
STT Các giá trị Tỷ lệ (%)
1 Có việc làm và lập nghiệp 99
2 Có học vấn rộng và tư duy sáng tạo 70
3 Có cuộc sống gia đình hạnh phúc 90
4 Có nhu cầu mới, nếp sống văn minh 70
5 Có bản lĩnh, nhân cách công nhân 51
Nguồn: Qua điều tra khảo sát 3.000 snh viên của các trường đại học, cao đẳng ở
tỉnh Thái Bình từ tháng 4 - tháng 5/2005.
So với kết quả điều tra của đề tài: “Sinh viên - nhu cầu, nguyện vọng” do hội
thanh niên thực hiện thì các chỉ số tương ứng là: 83%, 64%, 56,2%, 52,4% và 51,5%.
Như vậy quan niệm của sinh viên ở tỉnh Thái Bình về trật tự ưu tiên các giá trị có những
điểm khác biệt so với sinh viên của cả nước.
Qua điều tra xã hội học, của tác giả Trần Xuân Vinh (1995) “Sự biến đổi một số
giá trị cơ bản và thanh niên hiện nay” [103, tr.40 - 43] thì chỉ có 12,1% sinh viên mong
muốn được tham gia quản lý xã hội, 26,7% xây dựng Đảng, đoàn, 12,9% lựa chọn nghề
nghiệp để được đóng góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong khi
đó 81,2% sinh viên lựa chọn cho mình nghề nghiệp có thu nhập cao là quan trọng hàng
đầu.
Như trên đã trình bày thì giá trị không hoàn toàn là cái bất biến, mà nó luôn biến
đổi để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Sự biến đổi ở đây không chỉ về nội
dung mà còn về trật tự ưu tiên và xuất hiện thêm những giá trị mới. Có sự biến đổi đó của
các giá trị là do sự biến đổi của thực tiễn xã hội và nhận thức của con người. Nền kinh tế
- xã hội của chúng ta đang có sự chuyển mình ghê gớm, tất yếu dẫn đến sự thay đổi của
thang giá trị. Từ đó dẫn đến việc chúng ta cần phải nhận thức, đánh giá và định hướng
cho sinh viên biết kết hợp một cách hài hoà giữa các giá trị, nhằm giảm thiểu những lệch
lạc, cực đoan trong việc lựa chọn của các em.
Qua kết quả điều tra