Đề tài Nghiên cứu tiêu thụ cà phê trong nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Kim ngạch xuất khẩu cà phê có ý nghĩa quan trọng đối với nhi ều nước trên thế giới. Gần 1/4 các nước thuộc tổ chức cà phê quốc tế (ICO) có kim ngạch cà phê chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều nước, kim ngạch xuất kh ẩu cà phê chiếm từ 75% đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện có khoảng 125 triệu người trên th ế giới sống phụ thuộc vào cây cà phê. Trong đó một nửa sản lượng cà phê thế giới được trồng ở các trang trại nhỏ với di ện tích nhỏ hơn 5ha. Tại Châu Phi, tỷ trọng đóng góp sản lượng cà phê chủ yếu do các hộ gia đình nhỏ đảm nhận, chiếm khoảng 95%. Cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Sự sụt giảm giá cà phê ngay lập tức ảnh hưởng đến thu nhập của người dân ở nhiều nước, tỷ lệ nghèo đói, bất bình đẳng và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Từ năm 1998 đến 2001, tỉ lệ đói nghèo của nông dân làm trong ngành cà phê ở Nicaragua tăng hơn 2% trong khi tỉ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn nước này lại giảm tới 6%, do đó, chính phủ ở nhiều nước sản xuất cà phê muốn tham gia với các nỗ lực khác nhau nhằm mang lại sự ổn đị nh lâu dài cho thị trường cà phê thông qua một số hình thức hợp tác nh ằm làm cân bằng thị trường cà phê thế giới, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và ổn đị nh thu nhập cho người trồng cà phê.

pdf52 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tiêu thụ cà phê trong nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH & QLKT ************* NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRONG NƯỚC TẠI HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH Nhóm nghiên cứu: Trần Thị Quỳnh Chi Muriel Figue Trần Thị Thanh Nhàn Hà Nội, tháng 3/2006 2 MỤC LỤC DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG LỜI TỰA CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1. Bối cảnh và ý nghĩa của nghiên cứu 2. Mục tiêu của nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp 3.2. Phương pháp phân tích 3.2.1. Phân tích thống kê mô tả 3.2.2. Phương pháp phân tích kinh tế lượng 4. Hạn chế của nghiên cứu CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI II. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM 1. Tình hình tiêu thụ cà phê Việt Nam thông qua số liệu điều tra mức sống dân cư VHLSS năm 2002 1.1. Khác biệt giữa nông thôn và thành thị 1.2. Khác biệt giữa các nhóm thu nhập 1.3. Khác biệt giữa các vùng 2. Tiêu thụ cà phê Việt Nam - nhận định từ các nguồn thông tin khác CHƯƠNG III: XU THẾ VÀ TIỀM NĂNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TẠI HAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ HỒ CHÍ MINH I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH 1. Đặc điểm hộ gia đình 1.1 Độ tuổi 3 1.2 Trình độ giáo dục 1.3 Việc làm 1.4 Thu nhập 2. Tình hình tiêu thụ cà phê trong gia đình 2.1. Tình hình tiêu thụ cà phê trong gia đình của các hộ điều tra. 2.1.1. Tình hình mua cà phê cho tiêu thụ gia đình. 2.1.2. Tình hình cà phê được cho/tặng năm 2004 2.1.3 Cà phê mua để tặng 2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê trong gia đình của từng cá nhân 3. Tình hình tiêu thụ ngoài gia đình 4. Kết quả phân tích quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và lượng cà phê tiêu thụ tại hai Thành phố 4.1. Phân tích cà phê tiêu thụ trong gia đình 4.2. Phân tích tiêu thụ cà phê ngoài gia đình II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUÁN 1. Đặc điểm quán 2. Tình hình mua cà phê 3. Tình hình bán cà phê CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Điều tra hộ gia đình 1.2. Điều tra quán cà phê 2. Khuyến nghị SÁCH THAM KHẢO 4 DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG 5 LỜI TỰA Nghiên cứu “Nghiên cứu tiêu thụ cà phê trong nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh" được hoàn thành với sự đóng góp của nhiều tổ chức cá nhân. Trước hết, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Đại Sứ quán Pháp - Dự án “Tăng cường năng lực thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp” (MISPA) đã hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp đã gợi ý tưởng, đóng góp ý kiến nhận xét và hỗ trợ nhóm nghiên cứu hoàn tất báo cáo này. Ngoài ra, cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Trung tâm Tư vấn Chính sách & QLKT, Trung tâm Thông tin Chiến lược, Dự án MISPA và một số phòng ban khác trong Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN-NT, đặc biệt là cơ sở phía Nam của IPSARD đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến cho nhóm nghiên cứu. Báo cáo này cũng không thể hoàn thiện nếu thiếu sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các chuyên gia thuộc tổ chức CIRAD-Pháp, đặc biệt là TS. Muriel Figue. Báo cáo này được hoàn thiện trong thời gian ngắn (6 tháng) và điều kiện kinh phí hạn hẹp, vì vậy không thể tránh được thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện báo cáo này. Xin chân thành cảm ơn. 6 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1. Bối cảnh và ý nghĩa của nghiên cứu Kim ngạch xuất khẩu cà phê có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Gần 1/4 các nước thuộc tổ chức cà phê quốc tế (ICO) có kim ngạch cà phê chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều nước, kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm từ 75% đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện có khoảng 125 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào cây cà phê. Trong đó một nửa sản lượng cà phê thế giới được trồng ở các trang trại nhỏ với diện tích nhỏ hơn 5ha. Tại Châu Phi, tỷ trọng đóng góp sản lượng cà phê chủ yếu do các hộ gia đình nhỏ đảm nhận, chiếm khoảng 95%. Cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Sự sụt giảm giá cà phê ngay lập tức ảnh hưởng đến thu nhập của người dân ở nhiều nước, tỷ lệ nghèo đói, bất bình đẳng và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Từ năm 1998 đến 2001, tỉ lệ đói nghèo của nông dân làm trong ngành cà phê ở Nicaragua tăng hơn 2% trong khi tỉ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn nước này lại giảm tới 6%, do đó, chính phủ ở nhiều nước sản xuất cà phê muốn tham gia với các nỗ lực khác nhau nhằm mang lại sự ổn định lâu dài cho thị trường cà phê thông qua một số hình thức hợp tác nhằm làm cân bằng thị trường cà phê thế giới, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và ổn định thu nhập cho người trồng cà phê. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về kinh tế và chính trị mà còn vượt xa hơn là biểu tượng và niềm đam mê của nhiều người, nhiều nơi trên thế giới. Người trồng cà phê ở nhiều nơi trên thế giới coi cà phê là biểu tượng của quê hương mình, nơi mình sinh sống. Cây cà phê là vật trang trí cho các trang trại giầu có. Trong thời kỳ khủng hoảng giá, nhiều người dân đã được kêu gọi chặt bớt cây cà phê và chuyển sang các loại cây trồng khác. Nhiều người đã thực hiện nhưng nhiều người đã không làm theo. Một câu nói nổi tiếng và gây xúc động mạnh của một người trồng cà phê ở Colombia khi được khuyến cáo chặt bỏ cây cà phê "Tôi đã làm việc ở trang trại này hơn 20 năm và thà cắt đứt tay mình còn hơn chặt những cái cây mà tôi đã yêu quí và chăm sóc chúng bao nhiêu năm nay”, đã được kể đi kể lại hàng trăm lần ở các trung tâm thương mại cà phê trên toàn thế giới.1 Khi thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng trong 4 năm gần đây. Giá cà phê thế giới giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 40 năm qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích ngành cà phê nói chung và các đối tượng tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê nói riêng. Trên thế giới có khoảng 20-25 triệu hộ gia đình, phần lớn là hộ nông dân nhỏ trên tổng số trên 50 nước đang phát triển sản xuất và bán cà phê. Nhiều người trong số họ đã phải đối mặt với những khó khăn lớn do giá cà phê giảm mạnh. Theo nghiên cứu của ICARD, OXFAM Anh và OXFAM Hong Kong năm 2001, mức sống của hầu hết người trồng cà phê Đăk Lăk đều có xu hướng giảm, hộ giầu chuyển 1 7 xuống khá, khá xuống trung bình, trung bình xuống nghèo và nghèo xuống đói. Nhiều hộ không đủ lương thực để ăn và nợ ngân hàng do vay tiền đầu tư vào trồng cà phê trong những năm trước đó, bình quân 4,5 triệu đồng. Nhiều cơ sở thu gom và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đang nợ đọng ngân hàng, bình quân hơn 5 tỷ đồng. Việt Nam là một trong số những nước chịu thiệt hại nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng giá. Một trong những giải pháp được đưa ra để giảm thiểu tác hại của cuộc khủng hoảng là tăng cường tiêu thụ cà phê trong nước. Tăng tiêu thụ cà phê sẽ giúp điều chỉnh lại cân bằng cung cầu thị trường, giúp tăng giá cà phê trả cho người sản xuất, tạo cơ hội tăng giá trị gia tăng, tạo công ăn việc làm, tăng thuế và phát triển kinh tế nói chung. Trong vòng 35 năm qua, cầu cà phê tăng tới 11 lần trong những năm giá cà phê lên cao. Tuy nhiên, mức tăng này không vượt quá hai năm. Hàng năm lượng tiêu thụ cà phê thế giới tăng trung bình khoảng 1 triệu bao (Surendra, 2001) Về vấn đề này, đã có một số nghiên cứu đề cập đến, nhưng chủ yếu tập trung vào tiêu thụ trong nước của các nước trên thế giới. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể tình hình tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam như bình quân tiêu thụ cà phê đầu người của Việt Nam, xu thế tiêu thụ, khó khăn trong quá trình khuyến khích tiêu thụ cà phê ... Đặc biệt, nghiên cứu về tâm lý người mua và người tiêu dùng cà phê và các nghiên cứu marketing khác chưa được các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam quan tâm thoả đáng (Hoàng Thúy Bằng, 2003). Năm 2003, công ty cà phê Trung Nguyên, một trong những công ty chế biến và buôn bán cà phê trong nước lớn nhất Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu (i) tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu; (ii) vị trí thương hiệu Trung Nguyên trong thị trường cà phê hiện nay; (iii) nghiên cứu sở thích tiêu dùng thức uống của khách hàng, (iv)từ đó xây dựng kế hoạch cho sản phẩm mới” cà phê nước uống liền”. Tuy đưa ra những nhận định rất hiệu quả về thương hiệu, đặc biệt là sở thích tiêu dùng thức uống của người Việt Nam tại 4 thành phố lớn, nhưng do phục vụ mục đích kinh doanh nên nghiên cứu không khái quát tình hình tiêu thụ cà phê và đánh giá được những thói quen tiêu dùng cà phê nói chung của người dân thành thị. Những số liệu và nhận định trong báo cáo không thể khái quát hoá để làm cơ sở cho việc hoạch định một chiến lược tiêu thụ cà phê trong nước. Vì vậy, nghiên cứu về tình hình tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, do nguồn lực và thời gian hạn chế nên nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đánh giá tiêu thụ cà phê tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu của nghiên cứu  Đánh giá tiêu thụ cà phê trong nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phân theo loại cà phê và theo vị trí địa lý. 8  Xác định các xu thế, thói quen tiêu thụ cà phê khác nhau và tiềm năng tiêu thụ cà phê.  Dựa trên những đánh giá này, xác định các chính sách giúp tăng tiêu thụ cà phê trong nước và xác định các yếu tố tihết lập hệ thống thông tin theo dõi nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước. 3. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Nguồn số liệu Số liệu thứ cấp Nghiên cứu này trước hết khai thác bộ số liệu của Điều tra Mức sống Dân Cư Việt Nam năm 1998 và 2002 (VHLSS). Cuộc điều tra năm 1998 tập trung vào 6002 hộ và năm 2002 điều tra 30000 hộ. Mặc dù số mẫu khác nhau nhưng hầu hết các hộ được điều tra năm 1998 cũng được điều tra lại vào năm 2002, vì vậy cũng có thể so sánh tiêu thụ và chi tiêu bình quân đầu người của hai điều tra này. Từ hai bộ số liệu này, nhóm nghiên cứu có thể khai thác một số thông tin sau: lượng và giá trị tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tại hộ gia đình chia theo thành thị, nông thôn, 8 vùng sinh thái và nhóm thu nhập. Ngoài ra, thông tin về nhu cầu tiêu thụ của đồ uống thay thế như chè cũng được khai thác. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ có cơ sở để xác định tiếp những thông tin cần thu thập trong điều tra thực địa. Số liệu sơ cấp Điều tra được tiến hành 1 lần tại một số hộ gia đình được chọn, phỏng vấn trực tiếp những người chịu trách nhiệm mua lương thực cho gia đình bằng một bảng hỏi đã được đánh mã.  Cách lấy mẫu: phương pháp chọn mẫu, chỉ tiêu chọn mẫu Điều tra hộ Cuộc điều tra mang tính chất mô tả cần một số lượng mẫu lớn, ít nhất là 350 mẫu/thành phố. Việc lấy mẫu dựa trên phương pháp lấy mẫu hai lần theo nhóm - The two stage cluster sampling procedure (from Ginhoux, 2001). Phương pháp cụ thể như sau: - Chọn các quận có những điều kiện đa dạng về vị trí, mức sống. - Trong mỗi quận, phường, tổ và hộ được chọn ngẫu nhiên như sau: só lượng hộ được chọn tương ứng với % dân cư trong quận so với thành phố. Trong mỗi quận này, nhóm điều tra chọn 1-3 tổ trong một phường, 8-12 hộ trong một tổ. Trước khi điều tra, trưởng nhóm nghiên cứu cung cấp tên quận, số lượng hộ, tổ, phường cho các điều tra viên. 9 - Ở cấp hộ, người điều tra có thể căn cứ trên danh sách do tổ trưởng cung cấp hoặc xuống địa bàn, cứ 5 hộ, chọn 1 hộ để điều tra. Nếu hộ đó đi vắng hoặc không thể tiếp cận được thì chọn ngay hộ bên cạnh. Các hộ sau đó vẫn tiếp tục lặp lại phương pháp trên. Số mẫu được phân bổ như trong hình dưới đây. Điều tra quán cà phê Điều tra này mang tính chất phân tích nhiều hơn là mô tả. Việc chọn mẫu phụ thuộc vào vào một số một số đặc điểm về vị trí và quy mô của quán. Ở mỗi thành phố tiến hành điều tra 20 quán cà phê, phân ra các loại như sau: - Quán cà phê nhỏ: bàn nhỏ, chỉ bán rất ít chủng loại cà phê (đen, nâu, nóng và đá), có bán thêm chè và ít loại nước quả. - Các quán cà phê đặc biệt (Highland Coffee, Trung Nguyen,…): diện tích rộng, bàn cao, nhiều loịa đồ uống và có kèm đồ ăn. - Loạt quán cà phê/nhà hàng lớn - Quán cà phê kèm rang xay.  Nội dung các loại bảng hỏi Bảng hỏi hộ gia đình - Các thông tin chung về từng thành viên trong hộ (tên, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn...). Những thông tin này rất cần thiết để xác định các nhóm đối tượng tiêu thụ cà phê chính. - Thông tin về thu nhập của từng thành viên và tổng thu nhập của cả hộ gia đình được thu thập để có thể đánh giá được tương quan giữa thu nhập cá nhân và hộ với lượng và giá trị tiêu thụ cà phê. Hình 2: Phân bổ mẫu tại các quận TP HCM Quận 1 Quận 3 Quận 11 Quận 6Bình Thạnh Gò Vấp Tân Phú Hình1: Phân bổ mẫu tại các quận Hà Nội Ba Đình Hai Bà Trưng Hoàn Kiếm Cầu Giấy Thanh Xuân Hoàng Mai 10 - Lượng và giá trị tiêu thụ bình quân đầu người tại hộ gia đình (cả mua về để tiêu dùng, mua để tặng và được cho tặng) phân theo từng loại cà phê được thu thập cho năm 2004, có so sánh với năm 2002 để thấy được sự biến đổi trong tiêu thụ cà phê của hộ. Ngoài ra, phần này cũng đề cập thêm những thông tin về thời gian tiêu thụ chính trong ngày, thời gian tiêu thụ chính trong năm, lý do thay đổi cà phê tiêu thụ trong 2 năm (nếu có). - Lượng và giá trị tiêu thụ bình quân đầu người bên ngoài hộ gia đình. Phần này cũng thu thập những thông tin tương tự như phần điều tra tiêu thụ trong hộ, chỉ đề cập thêm địa điểm uống cà phê chính. Đây là thông tin rất quan trọng để giúp nhóm nghiên cứu định hướng cho đợt điều tra tiếp theo. - Phần thông tin chung bao gồm những câu hỏi mở có tính chất định tính về những nguyên nhân chính khiến người trong gia đình uống cà phê, những nhận định về nhóm người uống cà phê chính và những nguyên nhân chính hạn chế tiêu thụ cà phê trong nước. Bảng hỏi quán cà phê - Các thông tin chung về quán cà phê: quy mô, địa điểm, ngày giờ mở cửa, thời gian bán cà phê chính trong ngày, loại cà phê và thức uống, doanh thu của cửa hàng năm 2002 và 2004 - Thông tin về nguồn cung cấp cà phê: tổng lượng mua cà phê hàng tháng, và lượng mua cà phê theo loại cà phê, nhãn hiệu, xuất xứ, cơ sở cung cấp. - Thông tin về tình hình bán cà phê của quán: tên cà phê trong thực đơn, lượng cà phê bán theo 4 buổi hàng ngày , giá đơn vị, % of người tiêu dùng vào quán để uống cà phê; % doanh thu từ cà phê và cà phê trong tổng doanh thu từ các loại đồ uống bán tại quán (không tính rượu bia); loại cà phê bán chạy nhất; Loại cà phê nào được tiêu thụ nhiều hơn trong thời điểm trong ngày; loại cà phê nào được bán nhiều hơn cho nhóm khách hàng nào. - Phần thông tin chung bao gồm những câu hỏi mở cũng có nội dung tương tự như điều tra hộ 3.2. Phương pháp phân tích 3.2.1. Phân tích thống kê mô tả Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để khai thác số liệu điều tra thực địa. Do đây chỉ là một nghiên cứu đánh giá tình hình nên việc sử dụng phương pháp này là rất hiệu quả nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về tình hình tiêu thụ cà phê tại hai thành phố lớn 3.2.2. Phương pháp phân tích kinh tế lượng 11 - Các công cụ kinh tế lượng được sử dụng trước hết để phân tích tình hình tiêu thụ cà phê và chè trong năm 1998 và 2002 từ bộ số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê. - Nhóm nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp này để phân tích tương quan giữa thu nhập của hộ và các thành viên trong hộ với lượng và giá trị tiêu thụ cà phê. Ngoài ra, một số tương quan khác cũng được xét đến như trình độ học vấn, tuổi, giới tính, nghề nghiệp với tình hình tiêu thụ. 4. Hạn chế của nghiên cứu: - Nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá tình hình tiêu thụ cà phê tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. - Đây là nghiên cứu mang tính chất mô tả, đánh giá tình hình nhiều hơn là phân tích. Mặt khác, đây chỉ là nghiên cứu mở đầu, làm cơ sở cho những nghiên cứu lớn sau này về phát triển tiêu thụ cà phê trong nước. Vì vậy nghiên cứu không có tham vọng đưa ra những khuyến nghị lớn về mặt chính sách. - Đối tượng phục vụ của nghiên cứu này không tập trung nhiều vào các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách mà phần lớn sẽ được phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. - Mặc dù nghiên cứu có kết hợp phân tích số liệu tiêu thụ trong nước của Cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) nhưng số liệu đó cũng chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả điều tra thực địa chưa chắc đã phản ánh đúng số liệu điều tra trong VLSS nhưng đó cũng là điều dễ hiểu do nghiên cứu này chỉ tập trung vào tiêu thụ cà phê chứ không dàn trải như VLSS. 12 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI Trong vòng 35 năm qua, cầu cà phê tăng tới 11 lần trong những năm giá cà phê lên cao. Tuy nhiên, mức tăng này không vượt quá hai năm. Gần đây, nhu cầu cà phê thế giới đã tăng khoảng 90.000 tấn/năm (1,5-1,7%/năm). Tỷ lệ tăng mạnh nhất tập trung vào Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu. Đầu tiên là thị trường Nhật Bản. Năm 1965, mức tiêu thụ bình quân chỉ khoảng 300 g/người/năm do người dân vốn quen uống trà nhưng hiện có mức tiêu thụ cà phê tương đối cao 3,17 kg/người/năm và dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê vào Nhật Bản sẽ tăng 2,5%/năm trong thập kỷ này. Tiếp theo Nhật Bản là thị trường Trung Quốc. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và việc hình thành một loạt các khu công nghiệp ven biển Thái Bình Dương, người dân Trung Quốc đã dần chuyển từ văn hoá uống chè sang uống cà phê với mức tăng tiêu thụ cà phê hàng năm đạt tới 30%. Mặc dù đây chỉ là bước nhảy vọt từ con số ban đầu quá nhỏ bé do văn hoá uống trà đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nhưng do lượng cà phê tiêu thụ bình quân tính trên đầu người dân lục địa vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác, 1g/người/năm nên dự báo thị trường nhập khẩu cà phê vào Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới.2 Tiếp theo Trung Quốc là thị trường Nga, các nước Đông và Nam Âu. Cà phê ngày càng được coi là đồ uống thời thượng ở Nga và nhu cầu tiêu thụ tăng lên rõ rệt. Theo dự báo của ICO tiêu thụ tại thị trường này sẽ tăng 10%/năm. Cà phê hoà tan hiện nay khá được ưa chuộng tại Nga và ngày càng nhiều công ty trong nước tham gia vào sản xuất loại sản phẩm này. Nhập khẩu của các nước Đông Âu khác dự báo sẽ tăng khoảng 1-1,5%/năm trong thập kỷ tới. Nhu cầu dự báo sẽ tăng nhanh ở Hy Lạp, Italia và Bồ Đào Nha. Tiêu thụ cà phê đầu người ở Mỹ có xu hướng tăng lên chút ít trong năm 2003, đạt 4,24kg/người/năm so với mức 3,94 kg/người/năm trong năm 2002 nhưng vẫn chưa vượt được mức cao của năm 1999. Hàng năm, nhu cầu của Mỹ tăng khoảng 3,5-4%. Ngoài ra, cầu cà phê cũng có chiều hướng gia tăng ở các nước sản xuất , nhất là ở Brazil. Hiện nay, Brazil, cũng như một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác, đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu dùng cà phê trong nước. Brazil không chỉ là nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới mà còn xếp thứ 2 sau Mỹ trong việc tiêu thụ cà phê. Hiện nay, Brazil tiêu thụ trên 13 triệu bao mỗi năm, chiếm khoảng 40% sản lượng. Các quan chức Braxin cho biết, sức mua của người dân đang gia tăng và sẽ còn tiếp tục tăng trong năm tới. Tiêu thụ nội địa của Braxin đang tăng nhanh hơn dự kiến. Tính đến tháng 10/04, bình quân mỗi người dân tiêu thụ 4,01 kg cà phê - mức cao 2 NguyÔn SÜ NghÞ, C©y cµ phª ViÖt Nam, NXB N«ng nghiÖp, 1982. 13 Hình 3: Tiêu thụ cà phê đầu người một số nước (kg/người/năm) 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 EC Mỹ Nước NK khác Nhật Bản Nguồn: USDA (2004) nhất kể từ thập niên 60. Ngành cà phê Brazil đã đặt mục tiêu tăng lượng tiêu thụ nội địa lên 1,5 triệu bao mỗi năm thô
Tài liệu liên quan