Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật máy
tính đã cho ra đời các thiết bị điều khiển số như CNC, PLC… các thiết bị này cho
phép khắc phục được rất nhiều các nhược điểm của hệ thống điều khiển trước đó và
đáp ứng được yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật trong sản xuất.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì việc ứng dụng
thiết bị logic khả trình PLC để tự động hoá quá trình sản xuất, nhằm mục tiêu tăng
năng xuất lao động, giảm sức người, nâng cao chất lượng sản phẩm đang là một vấn
đề cấp thiết và có tính thời sự cao.
Luận văn với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng PLC trong công nghệ sản
xuất tại nhà máy xi măng Thái Nguyên” nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu ứng
dụng của bộ điều khiển PLC trong sản xuất. Đối tượng để luận văn đề cập đến là lò
quay trong nhà máy xi măng La Hiên – Thái Nguyên, đây là một nhà máy hiện nay
đã có mức độ tự động hoá được nâng lên rất cao với việc sử dụng thiết bị điều khiển
PLC S7-300 cùng với các thiết bị khác của hãng SIEMENS.
Luận văn bao gồm những nội dung chính như sau:
Chương 1: Công nghệ sản xuất và hệ thống tự động hoá của nhà máy xi
măng La Hiên Thái Nguyên
Chương 2: Tổng quan về PLC và PLC S7-300
Chương 3: Ứng dụng PLC cho quá trình công nghệ
Chương 4: Mô phỏng hoạt động của hệ thống
71 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng plc trong công nghệ sản xuất ở nhà máy xi măng Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
----------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGÀNH : TỰ ĐỘNG HOÁ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN
THÁI NGUYÊN
TRẦN THỊ TUYẾT LAN
THÁI NGUYÊN 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
----------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGÀNH : TỰ ĐỘNG HOÁ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN
THÁI NGUYÊN
Học viên: Trần Thị Tuyết Lan
Người HD Khoa Học: TS. Nguyễn Thanh Hà
THÁI NGUYÊN 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
THUYẾT MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN
THÁI NGUYÊN
Học viên: Trần Thị Tuyết Lan
Lớp: TĐHK8
Chuyên ngành: Tự động hoá
Hướng dẫn khoa học: T.S. Nguyễn Thanh Hà
Ngày giao đề tài: 01/10/2007
Ngày hoàn thành: 30/04/2008
KHOA ĐT SAU ĐẠI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐHKT CÔNG NGHIỆP
***
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------o0o-----------
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Mục lục
Mục Tên đề mục Trang
Trang phụ bìa 1
Lời nói đầu 2
Mục lục 5
Chương 1 Công nghệ sản xuất và hệ thống tự động hoá
của nhà máy xi măng la hiên thái nguyên
7
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và cấu trúc tổ
chức của nhà máy xi măng La Hiên Thái Nguyên
7
1.2 Giới thiệu chung về sơ đồ tổ chức của nhà máy xi
măng La Hiên Thái Nguyên
8
1.3 Tóm tắt công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy 9
1.4 Hệ thống tự động hoá trong quá trình sản xuất 16
1.5 Kết luận 23
Chương 2 Tổng quan về PLC và PLC S7-300 24
2.1 Mở đầu 24
2.2 Các thành phần cơ bản của một PLC 25
2.3 Lập trình cho PLC 30
2.4 Đánh giá ưu nhược điểm của PLC 32
2.5 PLC S7-300 33
Chương 3 Ứng dụng PLC cho quá trình công nghệ 38
3.1 Thuật toán 38
3.2 Cấu hình cứng 43
3.3 Cấu hình mạng 43
3.4
3.5
Địa chỉ hoá các đầu vào ra
Chương trình thu thập dữ liệu với phần mềm
STEP7
44
46
Chương 4 Mô phỏng hoạt động của hệ thống 47
4.1 Khái niệm cơ bản về WinCC 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
4.2 Những đặc điểm chính của WinCC 48
4.3 Các thành phần của WinCC 50
4.4 Hệ thống WinCC (The basic WinCC system) 54
4.5 Cách thức làm việc với WinCC 55
4.6 Sơ đồ chức năng của WinCC 56
4.7 Giao tiếp trong WinCC 57
4.8 Tạo các Funtion và các Action 60
4.9 Thiết kế các trang trên wincc cho việc giám sát
hệ thống điều khiển lò quay
61
Kết luận 68
Tài liệu tham khảo 69
Phụ lục 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Lời nói đầu
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật máy
tính đã cho ra đời các thiết bị điều khiển số như CNC, PLC… các thiết bị này cho
phép khắc phục được rất nhiều các nhược điểm của hệ thống điều khiển trước đó và
đáp ứng được yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật trong sản xuất.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì việc ứng dụng
thiết bị logic khả trình PLC để tự động hoá quá trình sản xuất, nhằm mục tiêu tăng
năng xuất lao động, giảm sức người, nâng cao chất lượng sản phẩm đang là một vấn
đề cấp thiết và có tính thời sự cao.
Luận văn với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng PLC trong công nghệ sản
xuất tại nhà máy xi măng Thái Nguyên” nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu ứng
dụng của bộ điều khiển PLC trong sản xuất. Đối tượng để luận văn đề cập đến là lò
quay trong nhà máy xi măng La Hiên – Thái Nguyên, đây là một nhà máy hiện nay
đã có mức độ tự động hoá được nâng lên rất cao với việc sử dụng thiết bị điều khiển
PLC S7-300 cùng với các thiết bị khác của hãng SIEMENS.
Luận văn bao gồm những nội dung chính như sau:
Chương 1: Công nghệ sản xuất và hệ thống tự động hoá của nhà máy xi
măng La Hiên Thái Nguyên
Chương 2: Tổng quan về PLC và PLC S7-300
Chương 3: Ứng dụng PLC cho quá trình công nghệ
Chương 4: Mô phỏng hoạt động của hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Trong quá trình tiến hành làm luận văn, mặc dù được sự hướng dẫn tận tình
của giáo viên hướng dẫn T.S. Nguyễn Thanh Hà và bản thân tác giả cũng đã cố
gắng tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực tế trong nhà máy nhưng do thời gian và
kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét đánh giá quí báu của
các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của giáo viên
hướng dẫn T.S. Nguyễn Thanh Hà đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Học viên
Trần Thị Tuyết Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
CHƢƠNG 1
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ
CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
1.1 Sơ lƣợc về quá trình hình thành và cấu trúc tổ chức của nhà máy xi măng
La Hiên Thái Nguyên
Quá trình phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam nói chung
luôn phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: một mặt gắn với điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội chung của đất nước, một mặt khác cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển
công nghệ, kỹ thuật và thiết bị sản xuất xi măng trên thế giới.
Nhà máy xi măng La Hiên Thái Nguyên được xây dựng ở nơi có nguồn
nguyên liệu dồi dào và thuận lợi cho việc vận chuyển nhiên, nguyên liệu bằng
đường bộ.
Nhà máy xi măng La Hiên được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995. Ban
đầu nhà máy có một dây chuyền sản xuất lò đứng với công suất 60 nghìn tấn sản
phẩm/năm. Năm 1996 nhà máy đưa thêm 01 dây chuyền lò đứng thứ 2 với công
suất 80 tấn sản phẩm/năm. Năm 2005 đưa thêm 01 dây chuyền lò quay công suất
300 nghìn tấn sản phẩm/năm. Nhà máy là một đơn vị thành viên của Công ty Than
nội địa thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam.
Quá trình xây dựng nhà máy từ thiết kế kỹ thuật, lắp đặt thiết bị và vận hành
chạy thử do các chuyên gia của Trung Quốc đảm nhiệm. Cán bộ, công nhân Việt
Nam được tiếp nhận công nghệ và tổ chức thực hiện.
Hiện nay, nhà máy cách trung tâm thành phố Thái nguyên 18km nằm trên
quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Giao thông thuận tiện, các nguồn nguyên
liệu chính cung cấp cho nhà máy ( quặng, sắt, đá vôi, đất sét...) ở trong phạm vi
không quá 30km.
Sản phẩm của nhà máy hiện nay được tiêu thụ trên các thị trường thuộc các
tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.2 Giới thiệu chung về sơ đồ tổ chức của nhà máy xi măng La Hiên
Thái Nguyên
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT QMR
PHÓ GIÁM ĐỐC
CƠ ĐIỆN
PHÓ GIÁM ĐỐC
HC-BV
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
PHÒNG KỸ THUẬT
SX XI MĂNG
Phân xƣởng liệu
sống
Phân xƣởng lò
nung
Phân xƣởng
thành phẩm
Phòng
cơ điện
PX
vận tải
PX
cơ điện
Phòng
TCNS
Phòng
KDTT
Phòng
KHVT
Phòng
TCKT
phòng
TCKTTK
Phòng
thanh tra
P
HC
Đội
bảo vệ
Trạm Y tế
Phòng
an toàn
PX
cấp liện
PX
lò quay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.3 Tóm tắt công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy
Xi măng poolăng hỗn hợp là loại chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách
nghiền mịn hỗn hợp clanker với các loại phụ gia khoáng và một lượng thạch cao
cần thiết hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng đã nghiền mịn với xi măng
poolăng không chứa phụ gia khoáng.
Clanhker xi măng poolăng dùng để sản xuất xi măng poolăng hỗn hợp có
hàm lượng magiê oxits (MgO) không lớn hơn 5 %.
Phụ gia khoáng bao gồm phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia đầy:
- Phụ gia khoáng hoạt tính gồm các loại vật liệu thiên nhiên nhân tạo ở dạng
nghiền mịn có tính chất puzôlan và tính chất thủy lực.
- Phụ gia đầy gồm các loại vật liệu khoáng thiên nhiên hoặc nhân tạo, thực tế
không tham gia vào quá trình hyđrat hóa xi măng, chúng chủ yếu đóng vai trò cốt
liệu mịn, làm tốt thành phần hạt và cấu trúc đá xi măng.
Phụ gia công nghệ gồm các loại phụ gia có tác dụng cải thiện tính chất của xi
măng nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng hoặc để tăng cường quá trình nghiền và vận
chuyển đóng bao và bảo quản xi măng.
Tùy theo chất lượng xi măng và phụ gia, tổng lượng các loại phụ gia khoáng
( không kể thạch cao) trong xi măng poolăng hỗn hợp, tính theo khối lượng xi măng
không lớn hơn 40% trong đó phụ gia đầy không lớn hơn 20%, phu gia công nghệ
không lớn hơn 1%.
*Yêu cầu chất lượng của xi măng poolăng hỗn hợp:
- Mác của xi măng poolăng hỗn hợp gồm: PCB 30 và PCB 40, trong đó:
+) PCB là kí hiệu qui ước cho xi măng poolăng hỗn hợp.
+) Các trị số 30,40 là giới hạn cường độ nén của mẫu vữa xi măng sau 28
ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2, xác định theo TCVN 6016: 1995 (ISO 679:
1999(E)).
- Các chỉ tiêu chất lượng qui định trong bảng 1.1:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Bảng 1.1
Chỉ tiêu Mức
PCB 30 PCB40
1. Cường độ nén(N/mm2), không nhỏ hơn
-72 giờ 45 phút (R3)
- 28 ngày 2 giờ (R28)
14
30
18
40
2. Thời gian đông kết
- Bắt đầu (phút) không nhỏ hơn
- Kết thúc (giờ) không lớn hơn
45
10
3. Độ nghiền mịn:
- Phần còn lại trên sàng 0,09mm, % không lớn hơn
- Bề mặt riêng xác định theo phương pháp Blaine,
cm
2
không nhỏ hơn
12
2700
4. Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp
Le Chatelier, mm không lớn hơn
10
5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3)% không lớn
hơn
3,5
1.3.1 Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng của nhà máy
Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng của nhà máy là: đá vôi, đất sét, than,
quặng sắt, phụ gia điều chỉnh và phụ gia khoáng hóa (nếu có). Sau khi được đồng
nhất sơ bộ và gia công đạt kích thước về cỡ hạt và độ ẩm, Chúng được đưa vào các
kho chứa riêng biệt. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm các nguyên liệu
chính để sản xuất xi măng cần đạt được các yêu cầu sau:
Các yêu cầu kỹ thuật đối với các nguyên liệu chính để sản xuất xi măng
của nhà máy:
Đá vôi:
- Thành phần hóa học của hỗn hợp đá vôi phải thỏa mãn các qui định sau:
+) Hàm lượng canxi ôxit (CaO) không nhỏ hơn 51%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
+) Hàm lượng manhê ôxit (MgO) không lớn hơn 3,0%
+) Kích thước lớn nhất đá vôi khi nhập không lớn hơn 450mm
+) Kích thước đá vôi khi nhập không nhỏ hơn 100mm
+) Kích thước đá vôi sau đập búa không lớn hơn 25mm
Đất sét:
- Thành phần hóa học của hỗn hợp đất sét phải thỏa mãn qui định sau:
+) Hàm lượng silic đioxit (SiO2) từ 64% đến 72 %
+) Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3) từ 14% đến 18%
+) Hàm lượng mất khi nung không lớn hơn 8%
- Đất sét không lẫn dị vật thép và các dị vật có hại
- Độ ẩm đất sét khi nhập không lớn hơn 15%
- Độ ẩm đất sét sau sấy không lớn hơn 3%
Đá cao silíc:
- Thành phần hóa học của hỗn hợp đá cao Silíc phải thỏa mãn các qui định
sau:
+) Hàm lượng silíc đioxit (SiO2) trên 82%
+) Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3) từ 8% đến 14 %
+) Hàm lượng mất khi nung không lớn hơn 5 %
- Đá cao si líc không lẫn dị vật thép và các vật có hại
- Độ ẩm đá cao Silíc khi nhập không lớn hơn 5%
Quặng sắt: Tiêu chuẩn này qui định cho việc sử dụng quặng sắt để làm phụ
gia điều chỉnh thành phần hóa học của phối liệu sản xuất xi măng.
- Thành phần hóa học của quặng sắt phải thỏa mãn qui định: Hàm lượng ôxit
sắt (Fe2O3) không nhỏ hơn 60%
- Độ ẩm tự nhiên (%) không lớn hơn 9%
- Kích thước hạt từ 0 đến 8mm
Cát non: Tiêu chuẩn này qui định cho việc sử dụng cát non làm phụ gia điều
chỉnh thành phần hóa học của phối liệu để sản xuất Clinke ximăng Poolăng.
- Thành phần hóa học của cát non phải thỏa mãn qui định:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
+) Hàm lượng điôxít (SiO2) không nhỏ hơn 85%
+) Hàm lượng nhôm ôxít (Al2O3) không lớn hơn 5%
- Độ ẩm tự nhiên của cát non khi nhập không lớn hơn 15%
- Độ ẩm tự nhiên của cát non sau khi sấy không lớn hơn 2%
Quặng barít: Tiêu chuẩn này qui định cho việc sử dụng quặng barít làm phụ
gia khoáng hóa để nung clinker xi măng poolăng.
- Hàm lượng sulfat bari (BaSO4) không nhỏ hơn 75%.
- Kích thước hạt khi nhập không lớn hơn 250mm.
- Kích thước hạt sau khi đập nhỏ hơn 20mm.
Than cám: Tiêu chuẩn này qui định cho việc sử dụng than cám làm nhiên
liệu để nung Clinker xi măng poolăng và làm nhiên liệu để sấy đất sét, cát.
- Than Quảng Ninh dùng để sản xuất xi măng poolăng:
+) Hàm lượng tro trong than (Ak) không lớn hơn 24%.
+) Hàm lượng chất bốc trong than (Vk) từ 5% đến 10%
+) Độ ẩm tự nhiên trong than không lớn hơn 7,5%(trong quí I,II,IV). không
lớn hơn 11,5% (trong qúi III).
- Than Khánh Hòa, than Bá Sơn, Trường CNKT mỏ dùng để nung Clinker xi
măng poolăng:
+) Hàm lượng tro trong than (Ak) không lớn hơn 22%
+) Hàm lượng chất bốc trong than (Vk) từ 6% đến 13%
+) Độ ẩm tự nhiên trong than không lớn hơn 10%
- Than Núi Hồng dùng để sấy đất sét, cát non:
+) Hàm lượng tro trong than (Ak) không lớn hơn 30%
+) Hàm lượng chất bốc trong than (Vk) từ 8% đến 15%
+) Độ ẩm tự nhiên trong than không lớn hơn 20%
Thạch cao: Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc sử dụng thạch cao làm phụ gia
điều chỉnh thời gian ninh kết của hồ xi măng:
- Hàm lượng SO3 trong thạch cao không nhỏ hơn 37%.
- Hàm lượng các chất hữu cơ không lớn hơn 3%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Kích thước thạch cao khi nhập không lớn hơn 300mm.
- Kích thước thạch cao sau khi đập không lớn hơn 25mm.
Xỉ lò cao: Tiêu chuẩn này qui định cho việc sử dụng xỉ lò cao làm phụ gia
sản xuất xi măng poolăng hỗn hợp:
+-Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3) không nhỏ hơn 7%
- Hàm lượng Manhe ôxit (MgO) không lớn hơn 12%.
- Kích thước hạt khi nhập không lớn hơn 300mm (đối với xỉ cục).
- Kích thước hạt khi nhập không lớn hơn 10mm (đối với xỉ hạt nhẹ).
- Kích thước hạt sau khi đập không lớn hơn 20mm.
- Độ ẩm xỉ hạt nhẹ khi nhập không lớn hơn 20%.
- Độ ẩm xỉ hạt nhẹ sau khi sấy không lớn hơn 3%.
Đá cao silíc: Tiêu chuẩn này qui định các nguồn nguyên liệu để sản xuất xi
măng poolăng:
- Thành phần hóa học của hỗn hợp phải thỏa mãn các qui định:
+) Hàm lượng silíc đioxit SiO2 trên 82%
+) Chỉ số hoạt tính cường độ lớn hơn 80%
+) Hàm lượng mất khi nung không lớn hơn 5%.
- Đá cao silíc không lẫn dị vật và các vật có hại.
- Độ ẩm đá cao silíc khi nhập không lớn hơn quá 5%.
Bột phối liệu để nung clinker ximăng poolăng bằng công nghệ lò đứng:
- Độ mịn (lượng còn lại trên sàn 0,08mm) không lớn hơn 16%.
- Hàm lượng canxi ôxit (CaO) dao động không vượt quá
.1
- Hàm lượng sắt ôxit (Fe2O3) dao động không vượt quá 0,2.
- Các hệ số : KH = 0,931,03
n = 2,0 2,5
p = 0,9 1,5
Bột liệu sống sau nghiền được đổ vào các silô chứa theo yêu cầu của phòng
KTSXXM
Bột phối liệu để nung clinker ximăng poolăng bằng công nghệ lò quay:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Độ mịn (lượng còn lại trên sàn 0,08mm) không lớn hơn 12%
- Độ mịn (lượng còn lại trên sàn 0,08mm) không lớn hơn 16%.
- Hàm lượng canxi ôxit (Cao) dao động không vượt quá
.1
- Hàm lượng sắt ôxit (Fe2O3) dao động không vượt quá 0,2.
- Các hệ số : KH = 0,88 0,94
n = 2,3 2,7
p = 1,4 1,7
Bột liệu sống sau nghiền được đổ vào các silô chứa, đồng nhất.
Clinker xi măng poolăng sản xuất bằng công nghệ lò đứng: Tiêu chuẩn
này qui định cho việc sử dụng Clinker xi măng poolăng để sản xuất xi măng
poolăng hỗn hợp:
- Hàm lượng vôi tự do CaOtd trong clinker không lớn hơn 4%.
- Hàm lượng mất khi nung trong clinker không lớn hơn 2%.
- Màu sắc: xanh sám
- Nhiệt độ clinker ra lò không lớn hơn 1500C.
- Kích thước clinker sau máy đập hàm không lớn hơn 25mm.
Clinker ra lò được phân loại và bảo quản trong silô hoặc kho chứa, khô ráo,
tránh mưa, nước.
Clinker xi măng poolăng sản xuất bằng công nghệ lò quay : Tiêu chuẩn
này qui định cho việc sử dụng Clinker xi măng poolăng để sản xuất xi măng
poolăng hỗn hợp. PCB30, PCB40:
- Hàm lượng đá vôi tự do CaOtd trong clinker không lớn hơn 2%
- Hàm lượng mất khi nung trong clinker không lớn hơn 2%.
- Màu sắc: xanh sám
- Nhiệt độ clinker ra lò không lớn hơn 1500C.
- Kích thước clinker sau máy đập hàm không lớn hơn 25mm.
- Khối lượng thể tích của ckinker không nhỏ hơn 1200g/l.
Clinker ra lò được phân loại và được bảo quản trong các silô hoặc kho chứa,
khô ráo, tránh mưa, nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.3.2. Quá trình nghiền bột liệu sống
1.3.2.1. Đối với 02 dây chuyền lò đứng
Từ các kho chứa các vật liệu bao gồm: Đá vôi, đất sét, than, quặng sắt, phụ
gia điều chỉnh được phối trộn theo yêu cầu của bài toán phối liệu qua hệ thống cân
băng định lượng cấp vào máy nghiền và được nghiền trong máy nghiền bi theo chu
trình kín. Hỗn hợp bột liệu có độ mịn đạt yêu cầu kỹ thuật được chuyển đến các silô
chứa nhờ hệ thống cơ học. Việc đồng nhất bột liệu được thực hiện bằng cách đảo
trộn cơ qua hệ thống vít tải, gầu nâng. Bột liệu đạt yêu cầu kỹ thuật cung cấp cho
công đoạn nung clinker.
1.3.2.2. Đối với dây chuyền lò quay.
Từ các kho chứa các vật liệu bao gồm: Đá vôi, đất sét, quặng sắt, phụ gia
điều chỉnh được phối trộn theo yêu cầu của bài toán phối liệu qua hệ thống cân băng
định lượng cấp vào máy nghiền và được nghiền trong máy nghiền đứng chu trình
kín. Việc đồng nhất bột liệu được thực hiện bằng phương pháp xục khí qua hệ thống
khí nén.
1.3.3. Quá trình nung tạo thành Clinker:
Sau khi nguyên liệu được nghiền đến cỡ hạt theo yêu cầu hỗn hợp bột liệu
sẽ được đồng nhất và chuyển sang quá trình nung.
1.3.3.1. Đối với 02 dây chuyền lò đứng
Hỗn hợp bột liệu đồng nhất được trộn ẩm cấp cho máy vê viên sau đó đưa
vào lò nung. Quá trình gia nhiệt trong lò nung tạo cho hỗn hợp bột liệu thực hiện
các phản ứng hóa lý để hình thành clinker. Clinker ra lò dạng cục màu đen, kết khối
tốt, có độ đặc chắc được chuyển vào ủ trong các silô chứa clinker và chờ chuyển tới
máy nghiền tiếp theo.
1.3.3.2. Đối với dây chuyền lò quay.
Hỗn hợp bột liệu sau đồng nhất được cấp vào tháp trao đổi nhiệt qua 5 tầng
tháp thực hiện phân hủy phần lớn cácbonnát trong nguyên liệu sau đó được chuyển
vào lò nung. Trong lò nung hỗn hợp liệu được tiếp tục gia nhiệt để thực hiện các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
phản ứng hóa lý hình thành clinker. Clinker ra lò qua hệ thống máy làm lạnh được
chuyển vào ủ trong các silô chứa clinker chờ chuyển tới máy nghiền tiếp theo.
1.3.4. Quá trình nghiền xi măng:
Clinker, thạch cao và phụ gia hoạt tính được cân băng điện tử định lượng
theo tỉ lệ đã tính đưa vào máy nghiền bi chu trình kín và đưa lên máy phân ly để
tuyển độ mịn. Bột xi măng đạt độ mịn theo yêu cầu kỹ thuật được chuyển vào các
silô chứa xi măng. Xi măng bột sau máy phân ly được kiểm tra các chỉ tiêu theo tiêu
chuẩn TCVN 6260:1997 đạt yêu cầu được đem đóng bao và xuất kho.
1.3.5. Quá trình đóng bao và lƣu kho:
Xi măng được chuyển đến máy đóng bao để đóng bao xuất thẳng hoặc xếp
thành từng lô. Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn TCVN 6260:1997 và đạt
yêu cầu mới được nghiệm thu, đánh dấu lưu giữ chuẩn bị xuất kho.
1.4. Hệ thống tự động hóa trong quá trình sản xuất
Với công nghệ như đã trình bày ở trên, phạm vi thiết kế tự động hóa của nhà
máy bao gồm 7 phần sau:
+) Đập đá vôi, đồng nhất sơ bộ đá vôi
+) Bãi chứa nguyên nhiên liệu, chứa nguyên liệu và phối liệu, sấy liệu và
nghiền mịn và đỉnh silô đồng nhất.
+) Đồng nhất liệu sống và cấp liệu, xử lý khí thải đuôi lò, khung giá đuôi lò.