Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhiều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
34 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhiều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản luôn muốn tìm ra những phương pháp cũng như các đề án trao đổi kinh nghiệm nhằm phát huy những mặt tích cực và đưa ra những định hướng, giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản vì lợi ích quốc gia và sự phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quý của quốc gia. Chính vì thế mà Việt Nam luôn là nơi các nhà tài trợ khoáng sản chọn là trong những dự án hàng đầu để đầu tư. Tuy nhiên các nhà tài trợ cũng luôn có yêu cầu riêng của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các dự án, cũng như các yêu cầu của luật bảo vệ môi trường, các nhà tài trợ đòi hỏi phải có đánh giá tác động của môi trường tới các dự án khi mà họ tài trợ chính thức.
Trong khi đánh giá tác động môi trường các nhà tài trợ đòi hỏi phải có kế hoạch quản lý môi trường. Nội dung kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động tiêu cực do dự án gây ra và được thể hiện dưới hình thức một kế hoạch tổng thể trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đã được phân tích, đánh giá. Chính vì vậy, xây dựng một kế hoạch quản lý môi trường các ngành công nghiệp nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng chính là tiền đề, công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án đầu tư khoáng sản là rất cần thiết nên chúng tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản”
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, chính vì thế công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng. Chính vì thế mà công việc lập kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản luôn là vấn đề cấp thiết đối với các nhà tài trợ cũng như của quốc gia. Để sâu hơn trong vấn đề lập kế hoạch quản lý môi trường khai thác khoáng sản. Nhóm làm đề tài đi sâu vào công việc lập kế hoạch cho một loại khoáng sản. Bản kế hoạch này được lập cho công việc bảo vệ môi trường khai thác than ở Quảng Ninh.
Khai thác khoáng sản ở Quảng Ninh, đặc biệt là nguồn khoáng sản than đang làm tổn hại nghiêm trọng đến các môi trường: Đất, nước, không khí, sinh vật. Trong công nghệ khai thác, bình quân để lấy được 1 tấn than, chúng ta phải khoan, nổ mìn làm tơi để xúc lên, rồi vận chuyển đi xa (với cung độ bình quân 3-5km) và đổ thải ra chỗ khác khoảng 5-10 m3 đất đá. Các công đoạn không thể tránh khỏi này của khai thác than ở Quảng Ninh dẫn đến việc môi trường sinh thái bị ảnh hưởng tiêu cực. Địa hình của tỉnh Quảng Ninh biến động nhanh và với qui mô lớn chủ yếu do khai thác than. Quốc lộ 14 chạy qua thị xã Hòn Gai và thị trấn Cẩm Phả nhiều đoạn đã phải dịch chuyển ra phía biển để nhường chỗ cho các bãi thải đất đá của các mỏ khai thác than bằng công nghệ lộ thiên (Hà Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu). Suối Vàng Danh và sông Mông Dương, gắn với việc phát triển các mỏ than hầm lò nổi tiếng Vàng Danh (Uông Bí) và Mông Dương (Mông Dương-Khe Chàm) cũng đã bị thay đổi (nhưng không phải vì khai thác than hầm lò, mà chủ yếu vì khai thác than lộ thiên). Trước đây, con suối chảy từ mỏ Vàng Danh ra Uông Bí từng là nguồn cung cấp nước cho cả thành phố Hải Phòng vì nước trong và sạch. Ở vùng than Uông Bí, không ai quên câu ca dao từ thời Pháp “nước Vàng Danh, canh Hải Phòng”.
Ngày nay, khi khu mỏ Vàng Danh (trước đây, Liên Xô chỉ thiết kế khai thác bằng công nghệ hầm lò với công suất tối đa có 1,8 tr.t/năm) nay được mở rộng ra bằng các công nghệ khai thác than lộ thiên, tổng công suất các mỏ than đã lên tới gần 5 triệu tấn/năm, thì nước suối Vàng Danh đã không thể dùng để dẫn về Hải Phòng. Lớn hơn suối Vàng Danh là con sông Mông Dương (hợp lưu của nhiều con suối xuất phát từ khai trường của những mỏ than lộ thiên trong vùng). Trước đây, người Pháp đã dùng con sông này làm đường thủy chở than Mông Dương ra biển để xuất khẩu. Ngày nay, con sông này đã bị loại ra khỏi danh sách các tuyến vận tải thủy.Ô nhiễm môi trường giống như một căn bệnh nan y khó chữa. Trong khi đó, ngành than vẫn chưa có một chiến lược tổng thể để giảm thiểu các tiêu cực đến môi trường. Các giải pháp đang được triển khai về bảo vệ môi trường chỉ mang tính đối phó. Viancomin chỉ tập trung xử lý phần “ngọn” của căn bệnh nan y này theo kiểu “công tử Bạc Liêu”. Kết quả của những giải pháp thuộc về “phần ngọn” thường thể hiện nhanh, đáp ứng được cho việc tổng kết hay báo cáo thành tích, nhưng nguy cơ về môi trường hay nguy cơ về tai nạn lao động thì vẫn như cũ. Rất tiếc, những giải pháp kỹ thuật cơ bản có liên quan đến bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ đã và đang tiếp tục bị vi phạm. Việc cải thiện môi trường chủ yếu nhờ các giải pháp mang tính tổ chức và quản lý của các cơ quan cấp trên và của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các giải pháp đó chỉ mang tính “tạm thời”. Bởi lẽ việc khai thác than là để phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế quan trọng (điện, xi măng, phân bón, hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng) của đất nước. Khi “Tổ quốc cần than như con thơ cần sữa mẹ”, sự hy sinh về môi trường của Quảng Ninh được chấp nhận như một sự đánh đổi cần thiết. Quảng Ninh đã biết và quen chấp nhận sự “đánh đổi” này là vì sự nghiệp phát triển của các ngành kinh tế và các địa phương khác của đất nước. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác than dường như bị lãng quên nhưng khi khí hậu đang bị biến đổi, thiên nhiên bị hủy hoại, con người mới nhận ra sực chịu đụng của mẹ Trái Đất là có giới hạn.
Vì vậy vấn đề môi trường cần được nhận thức khoa học, tư duy đúng, cần được quản lý thực hiện một cách bài bản, và đòi hỏi cán bộ điều hành phải có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án đầu tư khai thác khoáng sản là một vấn đề cấp thiết hiện nay để thực hiện chiến lược phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng sản.
Để thực hiện một dự án đầu tư khai thác khoáng sản, theo các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì các dự án cần có chương trình quản lý và giám sát môi trường (Mục 6 điều 20). Các dự án khai thác khoáng sản để được phê duyệt bao giờ cũng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc một hình thức rút gọn khác theo quy định, tùy theo quy mô của dự án). Các dự án này chỉ được phê duyệt khi bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan có chức năng thẩm định và phê duyệt. Khi thực hiện dự án không cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động môi trường lại nữa, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng kế hoạch cần phải xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho mỗi dự án.
2. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.1. Kế hoạch quản lý môi trường là gì?
a. Môi trường.
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong đó có những khái niệm đáng chú ý sau:
Định nghĩa về môi trường của S.V.Kalesnik (1959, 1970): “Môi trường chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có có quan hệ gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”.
Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau: “ Môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.
Trong tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là “ toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”.
Theo luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.
Như vậy, môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với cộng đồng con người và cả xã hội loài người:
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình.
- Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên.
Nhận thấy vai trò quan trọng của môi trường, cần phải có những biện pháp quản lý môi trường một cách đúng đắn. Đặc biệt là quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản.
b. Kế hoạch quản lý môi trường.
Khái niệm quản lý môi trường: “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển kinh tế - xã hội quốc gia”.
Với nội dung trên quản lý môi trường cần phải hướng đến các mục tiêu cơ bản:
- Phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
- Quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia với nội dung cơ bản là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
- Xây dựng các công cụ có hiệu quả quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) là một khái niệm mới trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt nam. Kế hoạch quản lý môi trường có thể được hiểu là một bản kế hoạch cụ thể để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Kế hoạch quản lý môi trường là công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án. Kế hoạch quản lý môi trường được xuất phát từ các kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do đó một kế hoạch quản lý môi trường cần phải là sự tiếp tục của một ĐTM
2.2. Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường các dự án.
Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường:
- Đảm bảo phòng tránh ảnh hưởng xấu (trực tiếp hay gián tiếp) đến môi trường, dân cư và những người thực hiện dự án.
- Đảm bảo xác định, đánh giá đầy đủ các rủi ro và chuẩn bị các biện pháp giảm thiểu.
- Đảm bảo là các công việc được tiến hành sẽ chỉ ảnh hưởng tối thiểu tới môi trường trong phạm vi cho phép.
- Duy trì việc trao đổi thông tin với tất cả các bên có liên quan.
2.3. Khi nào lập kế hoạch quản lý môi trường.
Kế hoạch quản lý môi trường chỉ thực hiện sau khi dự án đã được phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị triển khai dự án việc mà người cán bộ quản lý môi trường phải làm là xác định xem khi nào lập kế hoạch quản lý môi trường. Khi xây dựng dự án khả thi cơ quan xây dựng dự án thường đã có tiến hành đánh giá tác động môi trường cho cả dự án, và dự án chỉ được phê duyệt khi bản đánh giá tác động môi trường đã được thông qua.
Để đi đến quyết định lập khoa học quản lý môi trường cần.
- Xem lại kế hoạch triển khai dự án.
Kiểm kê các hoạt động tài chính của dự án.
Đối chiếu các hoạt động đó với điều kiện thực tế của khu vực dự án.
Cân nhắc các tác động có thể của các hoạt động này đối với môi trường tự nhiên, dân cư trong khu vực dự án.
Quyết định về việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường.
Việc này có thể thực hiện được thông qua việc tham khảo cây quyết định ( hình 1)
Khi các hoạt động của dự án không có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và dân cư trong khu vực dự án thì mới lập kế hoạch quản lý môi trường. Các vấn đề phát triển sinh thêm phải được giải quyết trao đổi với chủ đầu tư và nhà tài trợ.
2.4. Cấu trúc kế hoạch quản lý môi trường.
Cấu trúc một kế hoạch quản lý môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu về KHQLMT
- Kết quả của ĐTM
- Tác động tiềm năng và các biện pháp giảm nhẹ
- Quá trình tham vấn cộng đồng
- Kế hoạch giảm nhẹ tác động
- Kế hoạch quan trắc môi trường
- Trách nhiệm thể chế & nhu cầu năng lực cho KHQLMT Hoàn cảnh hiện tại
- Nhu cầu đào tạo và nhân lực
- Kế hoạch công việc của KHQLMT và lịch trình
- Nhu cầu mua sắm
- Dự toán kinh phí cho KHQLMT
2.4.1. Giới thiệu về KHQLMT.
Cần giới thiệu và làm rõ cho người đọc bối cảnh của KHQLMT. Bối cảnh của KHQLMT được trình bày trong mô tả tóm tắt về ĐTM và về dự án mà KHQLMT đang lập. Bởi KHQLMT thường là một tài liệu độc lập so với ĐTM gốc, do đó, điều quan trọng là KHQLMT cần được gắn kết với dự án gốc và ĐTM. Như một phần giới thiệu về KHQLMT, tên của chủ dự án và địa điểm tiến hành dự án cần phải có.
Bắt đầu
Xem xét dự án
Nằm gần các khu vực bảo tồn, vùng nhạy cảm
Không
Nằm trong khu vực lịch sử, di tích văn hóa được bảo vệ
Không
Cần di chuyển nhiều dân cư
Ảnh hưởng tới dân bản địa hoạc sinh kế của họ
Không
Không
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Có
Ảnh hưởng đáng kể
Có
Thảo luận với chủ đầu tư
Không
Có
Ảnh hưởng đáng kể
Có
Thảo luận với chủ đầu tư
Thảo luận với chủ đầu tư
Có
Thảo luận với chủ đầu tư
Có
Hình 1: Sơ đồ cây quyết định lập kế họach quản lý môi trường.
2.4.2. Kết quả của ĐTM.
Những kết quả của ĐTM là đầu vào quan trọng cho KHQLMT bao gồm:
- Những tác động tích cực và tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội của dự án cần được quản lý bằng KHQLMT.
- Những biện pháp giảm nhẹ bắt buộc để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tác động tiêu cực, các biện pháp để hoàn thiện kế hoạch, hoặc tạo ra các tác động tích cực của dự án.
Các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực, và tăng cường tác động tích cực cần được tổng hợp cùng với các hoạt động cụ thể của dự án ở ba giai đoạn, gồm:
- Giai đoạn tiền xây dựng.
- Giai đoạn xây dựng.
- Giai đoạn vận hành sau xây dựng.
2.4.3. Quá trình tham vấn cộng đồng.
Quá trình tham vấn cộng đồng là trao đổi thông tin chính thức giữa cộng đồng có khả năng bị tác động, các bên liên quan và chủ dự án. Tham vấn cộng đồng là một cơ chế để các ý kiến và thông tin đầu vào của cộng đồng và các bên liên quan về dự án được đưa vào trong ĐTM và tác động đến thiết kế cuối cùng của dự án.
Tham vấn cộng đồng cần phải được tiến hành khi bắt đầu ĐTM và cần được tiếp tục thực hiện trong quá trình ĐTM và thực hiện KHQLMT. Trong quá trình thực hiện KHQLMT, cộng đồng liên quan và những người bị tác động được tham vấn trong quá trình ĐTM lại được tiếp tục tham vấn trong quá trình KHQLMT để cung cấp đầu vào liên tục cho dự án.
Tham vấn cộng đồng và trao đổi thông tin giữa bên chủ dự án và cộng đồng thường được tiến hành trong các cuộc họp cộng đồng tổ chức ở cấp xã đối với nông thôn hoặc phường đối với thành phố. Có một hướng dẫn riêng cho việc thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM/KHQLMT.
2.4.4. Kế hoạch giảm nhẹ tác động.
Kế hoạch giảm nhẹ (& tăng cường) là một kế hoạch bộ phận cơ bản của KHQLMT. Kế hoạch giảm nhẹ này quản lý các tác động tiêu cực (& tích cực) tiềm năng của dự án. Một biện pháp giảm nhẹ hoặc tăng cường là sự điều chỉnh một hoạt động dự kiến của dự án sử dụng các loại tiêu chí hành động khác nhau.
Có sáu loại hành vi dự án được áp dụng riêng biệt hoặc đồng thời để tạo ra một biện pháp giảm nhẹ:
- Loại bỏ hoạt động;
- Thay đổi địa điểm hoạt động;
- Thay đổi thời gian hoạt động;
- Thay đổi cường độ hoạt động;
- Cô lập hoạt động với rào cản vật lý hoặc hoá học; và
- Bồi thường môi trường hoặc xã hội
2.4.5. Kế hoạch quan trắc môi trường.
Kế hoạch quan trắc môi trường là kế hoạch bộ phận cơ bản khác của KHQLMT. Kế hoạch quan trắc môi trường có mục đích kép:
Đo lường, hoặc quan sát kế hoạch giảm nhẹ hoạt động hiệu quả như thế nào.
Lập hồ sơ các tác động ngoài ý muốn của dự án.
Để phục vụ cho mục đích này, kế hoạch quan trắc môi trường thường được cấu trúc như sau:
Giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ.
Giám sát hiệu quả môi trường.
Mục tiêu quan trắc kể cả hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ và cả tác động môi trường ngoài ý muốn của dự án cần được xác định là trọng tâm của kế hoạch quan trắc. Các mục tiêu quan trắc biểu hiện thông tin cần thiết từ chương trình quan trắc.
2.4.6. Trách nhiệm pháp lý & nhu cầu năng lực.
Xây dựng và thực hiện một KHQLMT cần các kỹ năng và nhân lực kỹ thuật và quản lý cho việc:
Thực hiện kế hoạch giảm nhẹ.
Thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường.
Tương tác với cộng đồng.
Lập các báo cáo môi trường.
Chủ DÁ chịu trách nhiệm đảm bảo việc hoàn thành toàn bộ KHQLMT. Vì vậy, chủ dự án cần có khả năng đảm bảo chuyên môn để thực hiện KHQLMT. Tuy nhiên, do bên chủ dự án thường không hiểu trách nhiệm của họ đối với KHQLMT, vì vậy: Bước đầu tiên cần thực hiện là làm rõ các trách nhiệm pháp lý về KHQLMT. Bước thứ hai là đánh giá năng lực và kỹ năng của bên chủ dự án cho việc thực hiện KHQLMT.
Thông thường ở Việt Nam, chuyên gia tư vấn bên ngoài được thuê để thực hiện tất cả hoặc một số phần cơ bản của KHQLMT cho chủ dự án. Các biện pháp giảm nhẹ và các biện pháp tăng cường nếu có trong giai đoạn xây dựng dự án, thường được công ty xây dựng dự án triển khai. Sau khi xây dựng xong, bên chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm nhẹ/tăng cường trong giai đoạn vận hành sau xây dựng.
2.4.7. Kế hoạch công tác và tiến độ của KHQLMT.
Kế hoạch tổng thể và tiến độ công việc chuẩn bị và triển khai KHQLMT là một vấn đề quan trọng giúp cho chủ dự án. Kế hoạch và tiến độ công việc thể hiện tổng hợp các bước cơ bản, bao gồm kế hoạch bộ phận về giảm nhẹ và kế hoạch bộ phận về quan trắc kể cả tham vấn cộng đồng đưa vào kế hoạch công việc được lập một cách kỹ càng dành cho chủ dự án
2.4.8. Nhu cầu mua sắm.
Bất kỳ nhu cầu thiết bị hoặc nhân sự cần thiết nào cho việc chuẩn bị và triển khai KHQLMT đều được xác định trong phần này. Nhu cầu này bao gồm cả việc có được các chuyên gia tư vấn môi trường bên ngoài. Phần này không bao gồm những người được hợp đồng triển khai dự án.
2.4.9. Dự toán kinh phí cho KHQLMT.
Cần có dự toán kinh phí tổng thể cho EMP. Giống như kế hoạch và tiến độ công tác của KHQLMT, các khoản dự toán chi phí từ kế hoạch bộ phận về giảm nhẹ, kế hoạch bộ phận về quan trắc và các chi phí cho tham vấn cộng đồng sẽ được đưa vào trong dự trù chi phí tổng thể của KHQLMT.
3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
3.1. Các bước thực hiện.
3.1.1. Lên chi tiết về dự án.
Lập một bản mô tả ngắn gọn về dự án, quy mô và phạm vi của dự án và khu vực dự án, thời gian tiến hành dự án.
Cần có một bản đồ khu vực dự án bao gồm các thông tin về: vị trí của dự án, các thành phố và thị trấn chính, các trục đường chính và đường tàu, các sông và hồ chính, và các vùng bảo vệ, khu vực nhậy cảm sinh học và các di sản văn hoá và lịch sử. Nếu dự án được thực hiện tại các khu vực có dân tộc thiểu số cũng cần cung cấp rõ thông tin về nhóm dân tộc, số lượng người và điều kiện sinh